You are on page 1of 1

TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT (Lần 3)

TỔ XÃ HỘI Môn: Ngữ văn 9


Ngày 16 tháng 3 năm 2022
Thời gian làm bài: 60 phút

Phần I (4.5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
…. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự
do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy.
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12 tập một, trang 41)
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
2. Trong câu văn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Cha ông ta đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Thế
hệ trẻ hôm nay cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha thuở trước? Hãy trình
bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi.
4. Hãy ghi lại tên một văn bản chính luận của Bác mà em đã được học trong chương
trình Ngữ văn THCS.
Phần II (5.5 điểm). Cho đoạn văn:
- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh
nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon
von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao
người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 184)
1. “Ba chúng ta” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai?
2. Xét về cấu tạo, từ “chon von” trong đoạn trích thuộc từ loại gì? Việc đặt từ “chon von”
trong văn cảnh giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật?
3. Có ý kiến cho rằng: “Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
tuy làm việc một mình nhưng không phải là người cô độc.” Hãy viết đoạn văn khoảng 12
câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ suy nghĩ của em về nhận xét trên. Trong đoạn
có sử dụng hợp lí một câu nghi vấn và thành phần khởi ngữ (gạch chân, chú thích rõ).

------ Chúc các con làm bài tốt------

Ghi chú:
Phần I (4.5 điểm): Câu 1- 0.5 điểm, câu 2- 1.5 điểm, câu 3- 2.0 điểm, câu 4- 0.5 điểm
Phần II (5.5 điểm): Câu 1- 0.5 điểm, câu 2- 1.5 điểm, câu 3- 3.5 điểm

You might also like