You are on page 1of 4

CHƯƠNG 4: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ

1. Từ trường và phản ứng phần ứng trong Máy điện đồng bộ


 Từ trường cực từ: Khi máy điện đồng bộ làm việc không tải (Iư = 0),
từ trường trong máy chỉ do dòng điện một chiều chạy trên dây quấn
kích thích đặt trên các cực từ sinh ra, gọi là từ trường cực từ.
 Từ trường phần ứng: Khi máy điện đồng bộ làm việc có tải (Iư ≠ 0)
, từ trường trong máy do cả dòng điện phần ứng Iư và dòng điện kích
từ It sinh ra, gọi là từ trường phần ứng.
 Từ trường do dòng điện phần ứng Iư sinh ra là từ trường xoay chiều,
nó sinh ra trong dây quấn phần ứng sức điện động E ư
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ là sự tác dụng giữa từ
trường phần ứng (từ trường cơ bản) với từ trường cực từ
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ phụ thuộc vào độ lớn
của tải, tính chất của tải và kết cấu cực ẩn hay cực lồi của máy
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải thuần cảm có tính
chất dọc trục khử từ
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải thuần dung có tính
chất dọc trục trợ từ
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải thuần trở có tính
chất ngang trục
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải hỗn hợp có tính
dung có tính chất ngang trục và trợ từ
 Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải hỗn hợp có tính
cảm có tính chất ngang trục và khử từ
2. Phương trình cân bằng điện áp và đồ thị véctơ của MĐĐB
 Ở tải đối xứng, phương trình cân bằng điện áp tổng quát của một
pha của máy phát điện đồng bộ có dạng U  E  I( ru '  j.x u ' )
 Ở tải đối xứng, phương trình cân bằng điện áp của một pha của máy
phát điện đồng bộ cực ẩn có dạng U  E  jIxđb  Iru '
 Ở tải đối xứng, phương trình cân bằng điện áp của một pha của máy
phát điện đồng bộ cực lồi có dạng U  E  jId x d  jIq x q  Iru '
 Phương trình cân bằng điện áp của động cơ điện đồng bộ cực lồi:
    
U  E  j. I d .xud  j. I q .xuq  I .ru
 Khi máy phát điện đồng bộ có tải mang tính cảm, ta luôn có quan hệ
φ =  - θ với φ là góc giữa các véctơ dòng điện I và điện áp U,  là
góc giữa các véctơ dòng điện I và s.đ.đ E, θ là góc giữa các véc tơ
s.đ.đ E và điện áp U

16
 Tỷ số ngắn mạch K của máy phát điện đồng bộ là tỷ số giữa dòng điện
ngắn mạch In0 ứng với dòng điện kích thích để sinh ra s.đ.đ E=Uđm khi
I n0
không tải với dòng điện định mức: K 
I đm
 Khi bỏ qua điện trở của dây quấn phần ứng (rư = 0), phương trình cân
bằng điện áp của máy phát điện đồng bộ khi ngắn mạch là 0  E  jIxd
 Khi tải của máy phát điện đồng bộ có tính cảm, do có sụt áp trong dây
quấn phần ứng và phản ứng phần ứng khử từ nên điện áp U ở đầu cực
máy phát giảm so với s.đ.đ E (U < E)
 Khi tải của máy phát điện đồng bộ có tính dung, phản ứng phần ứng
là ngang trục và trợ từ. Tùy thuộc vào mức độ trợ từ (độ lớn của tải)
mà có thể U < E, U = E hoặc U > E
 Ở máy điện đồng bộ cực lồi, vì khe hở không khí giữa stato và rôto
không đều nên tuy s.t.đ Fư là hình sin nhưng từ cảm phân bố dọc khe
hở là không hình sin. Để việc nghiên cứu được dễ dàng, người ta phân
tích s.t.đ Fư thành hai thành phần Fưd và Fưq và xét từ cảm theo hai
hướng có từ trở xác định đó

17
3. Các đặc tính của Máy phát điện đồng bộ
 Đặc tính không tải: U0 = E = f(it) khi I = 0 và f = fđm
 Đặc tính ngắn mạch: In = f(it) khi U = 0; f = fđm
 Đặc tính tải: U = f(it) khi I = const, cos φ = const và f = fđm
 Đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ là quan hệ it = f(I)
khi U = const, cosφ = const, f = fđm. Nó cho biết hướng điều chỉnh
dòng điện kích từ it của máy phát để giữ cho điện áp U ở đầu cực
máy phát không đổi
 Đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ là quan hệ U = f(I) khi
it=const, cosφ = const, f = fđm.
+ Tỷ số ngắn mạch K của máy phát điện đồng bộ là tỷ số giữa dòng điện ngắn mạch I n0
ứng với dòng điện kích thích để sinh ra s.đ.đ E = U đm khi không tải với dòng điện định
I n0
mức: K 
I dm

4. Các đặc tính góc của Máy phát điện đồng bộ


 Đặc tính góc công suất tác dụng của máy điện đồng bộ là quan hệ P
= f(θ) khi E = const, U = const, trong đó θ là góc tải giữa các véctơ
s.đ.đ E và điện áp U
 Biểu thức toán học của công suất tác dụng P = f(θ) của máy điện
đồng bộ cực lồi trong điều kiện E = const và U = const có dạng
mUE mU 2 1 1
P sin   (  ) sin 2
xd 2 xq xd
 Biểu thức toán học của công suất tác dụng P = f(θ) của máy điện
đồng bộ cực ẩn trong điều kiện E = const và U = const có dạng
mUE
P sin 
xd
 Đặc tính góc công suất phản kháng của máy điện đồng bộ là quan
hệ Q = f(θ) cực lồi trong điều kiện E = const và U = const có dạng
mUE mU 2 1 1 mU 2 1 1
Q cos   (  ) cos 2  (  )
xd 2 xq xd 2 xd xq
 Biểu thức công suất tác dụng của máy điện đồng bộ là:
mUE mU 2 1 1
P sin   (  ) sin 2  Pe  Pu . Ở máy phát điện đồng
xd 2 xq xd
bộ cực lồi, do xd  xq nên khi mất kích thích it = 0 (E = 0), máy vẫn
phát ra công suất tác dụng P = Pu  0

18
 Độ thay đổi điện áp định mức Uđm của máy phát điện đồng bộ là sự
thay đổi điện áp khi tải thay đổi từ định mức với cosφ = cosφđm đến
không tải, trong điều kiện không thay đổi dòng điện kích từ
5. Điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng của MPĐ ĐB
 Muốn điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát điện đồng bộ ta
phải thay đổi công suất cơ trên trục máy
 Khi điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát, công suất tác
dụng cực đại Pm mà máy có thể cung cấp cho hệ thống ứng với điều
dP mUE
kiện  0 . Với máy cực ẩn Pm  .
d xd
 Khi điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát điện đồng bộ,
dP
máy phát điện chỉ làm việc ổn định tĩnh khi 0 < θ < θ m hay 0.
d
 Muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng
bộ thì phải thay đổi dòng điện kích từ it của máy phát điện
6. Động cơ điện đồng bộ - Máy bù đồng bộ
 Động cơ điện đồng bộ do được kích thích bằng dòng điện một chiều
nên có thể làm việc với cosφ = 1 và không cần lấy công suất phản
kháng từ lưới điện, kết quả là hệ số công suất của lưới điện được
nâng cao, giảm được điện áp rơi và tổn hao công suất trên đường dây
 Máy bù đồng bộ có thể làm việc với dòng kích từ được điều chỉnh để
phát hoặc tiêu thụ công suất phản kháng, do đó duy trì được điện áp
quy định của lưới điện ở khu vực tập trung hộ dùng điện.
Ví dụ: Cho một máy phát điện đồng bộ cực lồi có: công suất định mức Sđm = 7500 kVA; điện áp định mức
Uđm = 11 kV; điện kháng xd = 12 Ω; xq = 2 Ω. Tính trị số xd*, xq* trong hệ đơn vị tương đối?

Giải:

xd .S dm 12.7500.103
xd *  2
  0, 74
U dm 112.106

xq .S dm 2.7500.103
xq*  2
  0,12
U dm 112.106

19

You might also like