You are on page 1of 20

CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA KẾT

THÚC NỘI DUNG QUÂN SỰ


(KT3)

Bài CĐ11: Đội ngũ đơn vị


Câu 1. Ý nghĩa của đội ngũ tiểu đội hàng ngang?
Đội hình tiểu đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt,
kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng.

Câu 2. Vị trí đứng của tiểu trưởng trong đội hình hàng ngang?
Tiểu đội trưởng đứng bên phải đội hình của tiệu đội, cách 70 cm

Câu 3. Vị trí chỉ huy hành tiến của tiểu đội trưởng trong đội
hình hàng ngang?
Tiểu đội trưởng đi ở 2 bên trái của đội hình của tiểu đội cách 2 – 3
bước, ngang hàng

Câu 4. Thứ tự các bước chỉ huy tập hợp đội hình tiểu đội
một hàng ngang?
1. Tập hợp
2. Điểm số
3. Chỉnh đốn hàng ngũ
4. Giải tán

Câu 5. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi tập hợp đội hình một
hàng ngang?
Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành một hàng ngang... tập hợp”, có dự lệnh và
động lệnh.
“ Tiểu đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Câu 6. Vị trí tập hợp của các số trong đội hình tiểu đội hai
hàng ngang?
Tiểu đội trưởng đứng bên phải đội hình của tiệu đội, cách 70 cm

Câu 7. Ý nghĩa của đội ngũ tiểu đội hàng dọc?


Thường vận dụng trong hành quân, trong đội hình tập hợp của trung
đội, đại đội khi tập trung học tập, sinh hoạt

Câu 8. Vị trí chỉ huy tại chỗ, đốc tập hợp của tiểu đội trưởng
trong đội hình hàng dọc?
Tiểu đội trưởng đứng ở phía trước, cách số 1 là 1 mét

Câu 9. Vị trí chỉ huy khi hành tiến của tiểu đội trưởng trong
đội hình hàng dọc?
Tiểu đội trưởng đi đầu, cách số 1 là 1 mét (chính giữa nếu là 2 hàng dọc)

Câu 10. Vị trí đứng của tiểu đội trưởng trong đội hình
hàng dọc?
Câu 8

Bài CĐ12A: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh: AK


(+ tháo lắp), B41, RPD, lựu đạn F1, LĐ-01 VN.

Câu 11. Tác dụng, cấu tạo, tính năng chiến đấu của
súng TLAK?
Tác dụng: Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng, dùng để
tiêu diệt sinh lực địch, ngoài ra còn dùng lưỡi lê, báng súng để đánh gần
Tính năng chiến đấu:
1. Súng cấu tạo gọn, nhẹ, bắn được cả liên thanh và phát một
2. Tầm bắn của súng
a) Tầm bắn ghi trên thước ngắm
- Súng AK: Ghi từ 1 đến 8 (ứng với cự ly bắn từ 100m – 800m).
- Súng AKM: Ghi từ 1 đến 10 (ứng với cự ly bắn từ 100m–1000m).
b) Tầm bắn thẳng
(Là tầm bắn trong cự ly bắn nhất định với góc bắn tương ứng, khi bắn
đỉnh cao nhất của đường đạn không cao vượt quá chiều cao của mục
tiêu)
- Mục tiêu người nằm (cao 0,5m) Tầm bắn thẳng 350m.
- Mục tiêu người chạy (cao 1,5m) Tầm bắn thẳng 525m.
c) Tầm bắn hiệu quả
400m, Hỏa lực tập trung tiêu diệt được các mục tiêu trên mặt đất, mặt
nước ở cự ly 800m. Bắn máy bay, quân dù trong vòng 500m. Ở cự ly
1.500m đầu đạn vẫn còn khả năng sát thương.
3. Tốc độ bắn
Tốc độ bắn lý thuyết khoảng 600 phát/phút.
Tốc độ bắn chiến đấu khi bắn liên thanh: 100 phát/phút, khi bắn phát
một: 40 phát/phút.
4. Tốc độ đầu của đầu đạn
AK là 710m/s; AKM là 715m/s.
5. Đạn dùng cho súng
Đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc
sản xuất. Có 04 loại đầu đạn: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường,
đầu đạn cháy và đầu đạn xuyên cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.
Súng dùng chung đạn với súng K63, CKC, RPK, RPD – cỡ đạn 7,62 mm.
6. Trọng lượng của súng
AK: 3,8kg ; AKM: 3,1kg ; AKMS : 3,3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn, khối
lượng tăng 0,5kg.

Câu 12. Tác dụng, cấu tạo, tính năng chiến đấu của trung liên
RPĐ?
A. TÁC DỤNG
Súng trung liên RPD là hoả lực mạnh của tiểu đội bộ binh, trang bị cho
một người sử dụng. Dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, và những
mục tiêu quan trọng
B. TÍNH NĂNG CHIẾN ĐẤU
1. Súng chỉ bắn được liên thanh (có thể bắn loạt ngắn từ 2÷5 viên, loạt
dài từ 6÷10 viên hoặc bắn liên tục).
2. Tầm bắn của súng
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: Từ 1 10 (tương ứng với cự ly bắn
từ 100  1.000m)
- Tầm bắn thẳng:
+ Với mục tiêu người nằm (cao 0,5m) là 365m
+ Với mục tiêu người chạy (cao 1,5m) là 540m
- Tầm bắn hiệu quả:
Tiêu diệt các M trên mặt đất, mặt nước 800m, bắn máy bay, quân dù
500m, ở 1500m đầu đạn vẫn còn khả năng sát thương.
3. Tốc độ bắn
Tốc độ bắn lý thuyết 650 viên/phút, tốc độ bắn chiến đấu 150 viên /
phút.
4. Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 735m/s.
5. Đạn dùng cho súng
Đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc
sản xuất. Có 04 loại đầu đạn: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường,
đầu đạn cháy và đầu đạn xuyên cháy. Tiếp đạn kiểu dây băng, hộp tiếp
đạn chứa được 100 viên. Súng dùng chung đạn với súng K63, CKC, AK,
RPK, cỡ đạn 7,62 mm.
6. Trọng lượng của súng
Trọng lượng súng là: 7,4kg; Khi lắp đủ 100 viên đạn có trọng lượng
9,0kg.

Câu 13. Tác dụng, cấu tạo, tính năng chiến đấu của súng diệt
tăng B41?
A. TÁC DỤNG
Súng diệt tăng B41 là loại súng có hỏa lực mạnh của tiểu đội bộ binh, do
một người hoặc một tổ sử dụng, dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu
bằng sắt thép như: Xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, ca nô, tàu thủy,
máy bay đậu tại chỗ hoặc đang đổ quân; ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực
của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.

B. TÍNH NĂNG CHIẾN ĐẤU


1. Tầm bắn
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm cơ khí & kính quang học : Từ 2 ÷ 5,
tương ứng với cự ly bắn từ 200 -> 500m.
- Tầm bắn thẳng của súng với mục tiêu cao 2,7m là 330 m.
2. Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 – 6 phát / phút.
3. Tốc độ của đầu đạn
Tốc độ ban đầu 120m/s, tốc độ lớn nhất 300m/s.
4. Đạn dùng cho súng
Cỡ đạn 85mm; cấu tạo theo nguyên lý nổ lõm, chạm nổ. Sức xuyên của
đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn, tốc độ bay, mà phụ thuộc vào góc
chạm của đạn với mục tiêu. Khi góc chạm là 900 xuyên được thép dày
280mm, bê tông 900mm, xuyên cát 800mm.
5. Trọng lượng
Súng 6,3kg; Kính ngắm 0,5kg; Đạn 2,2kg.

Câu 14. Tác dụng, cấu tạo, của đạn 7,62 mm?
2.1. Vỏ đạn
- Tác dụng: Để liên kết các bộ phận với nhau thành một viên đạn, chứa
và bảo vệ thuốc phóng, hạt lửa, bịt kín buồng đạn không cho khí thuốc
phụt ra sau khi bắn.
- Cấu tạo: Vỏ đạn làm bằng đồng thau hay thép mạ đồng.
2.2. Hạt lửa
- Tác dụng: Để phát lửa đốt cháy thuốc phóng.
- Cấu tao: Gồm vỏ và thuốc mồi. Vỏ bằng đồng, bên trong chứa thuốc
mồi Fulminat thuỷ ngân, Clorat kali.
2.3. Thuốc phóng (Nặng 1,6g)
- Tác dụng: Để sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn chuyển động.
- Cấu tạo: Là loại thuốc phóng không có khói (Nitrô xeluno).
2.4. Đầu đạn (Nặng 7,9g)
- Tác dụng: Làm sát thương, tiêu diệt mục tiêu. Làm hư hỏng hay phá
huỷ các phương tiện chiến tranh. 129
- Cấu tạo: Gồm vỏ đầu đạn và lõi. Vỏ làm bằng đồng thau, thép mạ. Lõi
đầu đạn tuỳ theo cấu tạo mà có tính chất và tác dụng khác nhau.
+ Đầu đạn thường: Dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Cấu tạo gồm vỏ, lớp
chì, lõi thép, đầu không sơn. Nặng 7,9g.
+ Đầu đạn vạch đường: Dùng để tiêu diệt sinh lực địch, sửa bắn và chỉ
thị mục tiêu ở cự ly 800m trở lại. Cấu tạo gồm vỏ, lớp chì, lõi chì, thuốc
sáng, đầu sơn màu xanh lá cây.
+ Đầu đạn xuyên cháy: Dùng để tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp sau các vật
che chắn có thép mỏng ở cự ly 300m trở lại, đốt các mục tiêu dễ cháy.
Cấu tạo gồm vỏ, lớp chì, lõi thép, mũi đầu đạn, thuốc cháy, chóp đầu
đạn sơn màu đen và đỏ.
+ Đầu đạn cháy: Dùng để tiêu diệt sinh lực địch cự ly gần, đốt các mục
tiêu dễ cháy. Cấu tạo gồm vỏ, lớp chì, lõi chì, mũi đầu đạn, thuốc cháy,
chóp đầu đạn sơn màu đỏ.

Câu 15. Tác dụng, cấu tạo, của đạn diệt tăng B41?
1. Đầu đạn
- Tác dụng: để tiêu diệt, phá hủy các loại mục tiêu.
- Cấu tạo:
+ Có thân đầu đạn phía sau có lỗ phụt khí thuốc;
+ Chóp đạn: để làm giảm sức cản của không khí khi đạn bay và giữ tiêu
cự giữa thuốc nổ với M.
+ Vỏ đạn: để chứa thuốc nổ, phễu đạn và là mạch điện ngoài.
+ Chóp dẫn điện: để truyền điện từ bộ phận sinh điện đến phễu đạn
+ Phễu đạn
+ Thuốc nổ
2. Ống thuốc đẩy
- Tác dụng: để tăng thêm tốc độ bay của đạn.
- Cấu tạo:
+ Đầu ống thuốc đẩy có 6 lỗ phụt khí phản lực.
+ Đuôi ống thuốc đẩy có bộ phận phát lửa đốt cháy ống thuốc đẩy.
3. Đuôi đạn và ống thuốc phóng
- Tác dụng: Để giữ thăng bằng cho đạn khi bay và đẩy đạn ra khỏi nòng
súng khi thuốc phóng cháy. 142
- Cấu tạo: Gồm ống đuôi, cánh đuôi, thuốc phóng, hạt lửa.
4. Đầu nổ
- Tác dụng: Để làm nổ đạn khi chạm mục tiêu.
- Cấu tạo:
+ Bộ phận sinh điện để sinh ra điện khi đạn chạm mục tiêu, được lắp ở
đầu quả đạn, gồm có: Chất sinh điện, miếng cách điện, nắp bảo hiểm,
chốt giữ, dây vải để rút chốt.
+ Bộ phận đầu nổ để làm nổ quả đạn, gồm: kíp nổ, thân đầu nổ có khối
trượt, hai bên khối trượt có bi và chốt hãm khối trượt. Bên trong khối
trượt có kíp điện để khi nổ, kích kíp mồi nổ.

Câu 16. Khái niệm chung lựu đạn?


Lựu đạn là vũ khí đánh gần, trang bị cho từng người trong chiến đấu.
Lựu đạn cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, có khả năng sát
thương sinh lực và phá huỷ phương tiện chiến đấu của địch.

Câu 17. Lựu đạn được phân loại như thế nào?
- Lựu đạn ném.
- Lựu đạn phóng ném.
- Lựu đạn đặc biệt.

Câu 18. Trình bày tác dụng của lựu đạn F1?
Lựu đạn F1 được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát
thương sinh lực và phá huỷ các phương tiện chiến đấu của đối phương
bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.

Câu 19. Tính năng, số liệu kỹ thuật lựu đạn F1?


- Khối lượng toàn bộ: 600g
- Khối lượng thuốc nổ: 60g
- Chiều cao lựu đạn:117mm
- Đường kính thân lựu đạn: 55mm
- Thời gian cháy chậm: 3 - 4 giây
- Bán kính sát thương: 20m

Câu 20. Cấu tạo chính lựu đạn F1?


1. Ngòi nổ
2. Thân lựu đạn
3. Thuốc nổ

Câu 21. Tác dụng của các bộ phận chính của lựu đạn F1?
- Thân lựu đạn
+ Tác dụng: Liên kết các bộ phận, tạo thành mảnh văng sát thương sinh
lực địch.
- Thuốc nổ
+ Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành
những mảnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu
- Ngòi nổ
+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn

Câu 22. Tính năng, số liêu kỹ thuật lựu đạn LĐ-01?


1. Tác dụng
Lựu đạn LĐ-01được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để
sát thương sinh lực và phá huỷ các phương tiện chiến đấu của đối
phương bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.
2. Tính năng, số liệu kỹ thuật
- Khối lượng toàn bộ: 365 - 400g
- Khối lượng thuốc nổ: 125 - 135g
- Chiều cao lựu đạn: 88mm
- Đường kính thân lựu đạn: 57mm
- Thời gian cháy chậm: 3,2 – 4,2 giây
- Bán kính sát thương: 5-6m

Câu 23. Loại thuốc nổ nào được nhồi trong thân lựu đạn F1?
Thuốc nhồi trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT

Câu 24. Cấu tạo của bộ phận gây nổ của lựu đạn LĐ-01?
- Thân lựu đạn
+ Cấu tạo: Vỏ bằng thép mỏng, gồm 2 nửa khối hình cầu ghép và hàn lại
với nhau, mặt ngoài trơn nhẵn, sơn màu xanh ô lưu, mặt trong có khía
để khi nổ tạo nhiều mảnh văng, bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu
có ren để liên kết bộ phận gây nổ.
- Thuốc nổ
+ Cấu tạo: Là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40% TNT và 60%
glyxeryl.
- Bộ phận gây nổ
+ Cấu tạo:
* Thân bộ phận gây nổ: Để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả,
chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.
* Búa và kim hoả: Để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp
* Lò xo kim hoả
* Kíp
* Hạt lửa
* Thuốc cháy chậm
* Cần bẩy (mỏ vịt)
* Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn

Câu 25. Quy tắc sử dụng lựu đạn?


Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn,
thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng
lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.

Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy.Tuỳ vào địa
hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.

Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để
có biện pháp xử lí kịp thời

Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.

Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.

Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

Bài CĐ12B: Ngắm bắn; Ngắm chụm và ngắm trúng


bằng súng tiểu liên AK; Tư thế (nằm) động tác bắn,
bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK.

Câu 26. Khái niệm ngắm bắn?


Ngắm bắn là xác định góc bắn, hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo của
đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

Câu 27. Khái niệm đường ngắm đúng?


Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định trên mục
tiêu, với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
Câu 28. Thực chất của lấy đường ngắm cơ bản là?
Thực chất là tạo cho súng một góc bắn về tầm và hướng

Câu 29. Khi mặt súng bị nghiêng thì điểm chạm của đạn sai
lệch thế nào?
Mặt súng nghiêng: Là hiện tượng mép trên của thành khe thước ngắm
không song song với mặt phẳng ngang. Khi bắn mặt súng nghiêng về
bên nào thì đạn đi lệch và thấp về bên đó.

Câu 30. Chọn thước ngắm, điểm ngắm với mục tiêu cao, lớn
như thế nào?
Thước ngắm tương ứng với cự ly bắn, chọn điểm ngắm chính giữa mục
tiêu

Câu 31. Ngắm sai đường ngắm cơ bản sẽ dẫn đến gì?
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (cao) hơn so với điểm
chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp
(cao) hơn so với điểm định bắn trúng.

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (phải) hơn so với
điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng
lệch trái (phải) so với điểm định bắn trúng.

Câu 32. Ảnh hưởng của ngắm sai điểm ngắm?


Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm
ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên
mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
Câu 33. Ảnh hưởng của gió đối với đầu đạn?
khi bắn trong tầm bắn thẳng của súng bộ binh có sơ tốc đầu đạn lớn,
ảnh hưởng của gió đến đầu đạn là không đáng kể, nếu người bắn làm
đúng động tác, bảo đảm đạn vẫn trúng và chụm.

Câu 34. Trong chiến đấu địa hình trống trải, xác định mục tiêu
≤ 0,5 m, nên chọn tư thế bắn nào?
Nằm

Câu 35. Khái niệm điểm ngắm đúng?


Là điểm được xác định trước, sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ
đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

Câu 36. Chuẩn bị và thực hành tập ngắm chụm như thế nào?
a) Công tác chuẩn bị
- Bảng ngắm chụm kích thước 30cm x 20cm dán giấy trắng.
- Đồng tiền di động
- Bao cát làm bệ tỳ để đặt súng.
- Bút chì đen, thước kẻ, giấy dán bia.
b) Động tác ngắm chụm
- Bảng bia cắm chắc cách miệng nòng súng 10m vuông góc với trục nòng
súng.
- Người phục vụ ngồi bên trái hoặc phải bảng ngắm chụm, một tay cầm
cán đồng tiền di động (dùng ngón trỏ và ngón cái) các ngón còn lại tỳ lên
bảng hoặc kẹp phía sau bảng để đồng tiền di động không bị rung động,
đặt đồng tiền di động vào 1 vị trí trên bảng ngắm chụm.
- Người tập ngắm: Súng tháo hộp tiếp đạn đặt lên bao cát, nằm phía sau
súng, dùng tay đỡ cằm để không bị rung khi ngắm. Kết hợp tay điều
chỉnh súng và ngắm vào giữa mép dưới vòng tròn đen. Khi đường ngắm
đã chính xác, hô “được” (súng phải giữ cố định, không để sai lệch từ lúc
hô “được”).
- Người phục vụ: Dùng bút chấm vào tâm vòng tròn đen rồi di chuyển
đồng tiền di động cách điểm vừa chấm từ 2 đến 4 cm rồi lại giữ đồng
tiền di động ở tại vị trí đó.
- Người tập lại tiếp tục ngắm và điều chỉnh đồng tiền di động (có thể
dùng miệng hoặc dùng tay ra ký hiệu) “lên”, “xuống”, “qua phải”, “qua
trái” về đúng vị trí của đường ngắm đúng. 156
- Người phục vụ làm theo điều khiển của người tập. - Người tập khi đã
điều khiển đồng tiền di động về đúng vị trí của đường ngắm đúng tiếp
tục hô chấm lần 2.
- Người phục vụ theo điều khiển của người tập chấm tiếp điểm chấm
thứ 2.
- Như cách làm của điểm chấm thứ 2, người tập và người phục vụ thực
hiện tiếp điểm chấm thứ 3. Khi đã thực hành 3 lần ngắm, người tập đã
có 3 điểm chấm trên bảng ngắm chụm.

Câu 37. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn?
Đường ngắm cơ bản sai lệch.
Điểm ngắm sai.
Mặt súng không thăng bằng.

Câu 38. Yếu lĩnh, động tác giương súng?


+ Tay trái ngửa nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn (tùy theo
tay dài, ngắn của từng người và tư thế bắn), khi nắm ốp lót tay dưới,
bàn tay ngửa, ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi
thẳng, 4 ngón tay con khép kín cùng với ngón cái nắm chắc ốp lót tay.
Khi nắm hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn, bốn ngón
con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn. Má phải cẳng tay trái áp sát má
trái hộp tiếp đạn, Cẳng tay hợp với mặt phẳng ngang một góc khoảng 40
-> 60 độ.
+ Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay đặt phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt
cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ hai vào tay cò, các ngón con còn lại và
ngón cái nắm chắc tay cầm. Kết hợp hai tay nâng súng lên giữ cho mặt
súng thăng bằng, tì đế báng súng vào hõm vai phải, hai khuỷu tay chống
xuống đất, mở rộng bằng vai. Nhìn sơ qua đường ngắm nếu thấy súng
chưa đúng thì dịch chuyển cả thân người để súng hướng về mục tiêu,
không dùng tay để điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò
bó (phải thực hiện hai tay giữ súng bằng, chắc, đều, bền).

Câu 39. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm khi bắn?
+ Chọn thước ngắm 1 (độ cao đường đạn so với đường ngắm bằng
không) thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mục tiêu.
+ Chọn thước ngắm 2 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 12cm)
thì phải chọn điểm ngắm ở giữa vòng số 8.
+ Chọn thước ngắm 3 (độ cao đường đạn so với đường ngắm là 28cm)
thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới của mục tiêu.

Câu 40. Khẩu lệnh chỉ huy bắn?


Nằm-Chuẩn bị bắn
Mục tiêu…. bắn
Thôi bắn-Tháo đạn-Khám súng-Đứng dậy

Câu 41. Động tác chọn thước ngắm khi bắn như thế nào?
Tay trái nắm ốp lót tay dưới, giữ súng để mặt súng hướng lên trên, tay
phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm xê dịch
cho mép trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khấc định lấy. Sau đó gạt
cần định vị cách bắn về vị trí đã định (trong bài học là vị trí phát một,
nấc dưới cùng).

Câu 42. Yếu lĩnh động tác bóp cò khi bắn?


+ Dùng lực độc lập của ngón tay trỏ, phần cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ
hai bóp từ từ êm đều từ trước ra sau dọc trục nòng súng cho đến khi
đạn nổ. Mặt trong ngón trỏ không áp vào tay cầm.
Chú ý: Khi đang bóp cò, nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp. Ngón
trỏ giữ nguyên vị trí và áp lực cò, chỉnh lại đường ngắm và tiếp tục bóp
cò (bóp đều, không giật cục).
+ Khi bắn điểm xạ (loạt 2 - 3 viên) bóp cò đều hết cỡ rồi thả ra ngay,
ngón tay không rời khỏi cò, tránh thả nhanh gây bắn phát một.
+ Để giảm rung động cho người và súng, trong quá trình ngắm gần
được, phải nín thở (khoảng 5-8 giây) để tăng tay cò cho đạn nổ.

Bài CĐ12C: Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng
súng tiểu liên AK

Câu 43. Căn cứ để chọn thước ngắm, điểm ngắm?


A. CHỌN THƯỚC NGẮM
* Căn cứ:
- Căn cứ cự ly bắn: 100m
- Căn cứ độ cao đường đạn so với điểm ngắm ở cự ly định bắn súng AK
ở cự ly 100m.
B. CHỌN ĐIỂM NGẮM
* Căn cứ:
- Căn cứ thước ngắm đã chọn TN3.
- Căn cứ vào độ cao đường đạn TN3 = 28cm ; AK cải tiến = 25cm.
- Căn cứ vào mục tiêu nhỏ thấp, cố định.
- Căn cứ vào điểm định bắn trúng là tâm vòng 10.
- Căn cứ vào tính toán ảnh hưởng khí tượng là 0

Câu 44. Điều kiện bắn Bài 1 mục tiêu cố định?


Mục tiêu: Bia số 4a màu đen tượng trưng cho tên địch (rộng 0,4m, cao
0,5m) có vòng tính điểm, được dán trên khung bia có kích thước 0,75m
x 0,75m.

 Cự li bắn 100m.
 Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
 Phương pháp bắn: Phát một.
 Thời gian bắn: 5 phút.
 Thành tích:
o Giỏi : Từ 25 đến 30 điểm.
o Khá : Từ 20 đến 24 điểm.
o Trung bình : Từ 15 đến 19 điểm.
o Yếu : Dưới 15 điểm.

Bài CĐ12D: Tư thế (đứng), động tác ném lựu đạn; Tập
ném lựu đạn bài 1

Câu 45. Tư thế đứng, ném lựu đạn vận dụng trong trường hợp
nào?
Trong chiến đấu khi gặp vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực bảo
đảm an toàn, bí mật cho người ném thì vận dụng động tác đứng ném để
tiêu diệt địch trong tầm ném lựu đạn xa nhất. Trong huấn luyện ném
theo điều kiện giáo trình hoặc theo khẩu lệnh của người chỉ huy

Câu 46. Cự ly ném ở các tư thế ném lựu đạn Bài 1 tập ném lựu
đạn xa trúng đích?
- Tư thế nằm 25m
- Tư thế quỳ 30m
- Tư thế đứng 35m

Câu 47. Thời cơ cách ném lựu đạn như thế nào là tốt nhất?
Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang một góc 45o.

Bài CĐ13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.


Câu 48. Nguyên tắc cầm máu tạm thời?
- Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu
- Phải sử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương
- Phải đúng quy trình kỹ thuật

Câu 49. Phân biệt các loại chảy máu?


- Chảy máu mao mạch (các mạch máu rất nhỏ)
- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ
- Chảy máu động mạch

Câu 50. Các biện pháp cầm máu tạm thời.


- Gấp chi tối đa
- Ấn động mạch
- Băng cầm máu
- Garô

Câu 51. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy?


- Nẹp phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới chỗ gãy; các xương
lớn như xương đùi, cột sống... phải cố định từ 3 khớp trở lên.
- Nẹp phải đệm, lót bằng bông mỡ, gạc hoặc vải mềm tại những chỗ tiếp
xúc giữa nẹp và cơ thể người bị thương để không gây thêm các tổn
thương khác. Khi cố định không cần cởi quần áo của người bị thương vì
quần áo có tác dụng tăng cường đệm lót cho nẹp.
- Không co kéo, nắn chỉnh chỗ gãy tránh gây tai biến nguy hiểm cho
người bị thương. Nếu điều kiện cho phép, có thể nhẹ nhàng kéo, chỉnh
lại trục chi bớt biến dạng sau khi đã được giảm đau.
- Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc chắn, không để nẹp xộc
xệch, nhưng không quá chặt gây cản trở lưu thông máu của chi

Câu 52. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy?


+ Cố định tạm thời gãy xương bàn tay, khớp cổ tay: Dùng một nẹp tre
to bản hoặc nẹp Crame.
+ Cố định tạm thời gãy xương cẳng tay: Dùng 2 nẹp tre hoặc nẹp Crame.
+ Cố định tạm thời gãy xương cánh tay: Dùng hai nẹp tre hoặc nẹp
Crame.
+ Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân: Dùng hai nẹp tre hoặc Crame
+ Cố định tạm thời gãy xương đùi: Dùng ba nẹp tre hoặc ba nẹp Crame

Câu 53. Nguyên nhân gây ngạt thở.


- Do chết đuối (ngạt nước)
- Do vùi lấp
- Do hít phải khí độc
- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên

Câu 54. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu?


- Những biện pháp cần làm ngay:
+ Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
+ Khai thông đường hô hấp trên
- Hô hấp nhân tạo
+ Thổi ngạt
+ Ép tim ngoài lồng ngực
+ Phương pháp Ninsen (Nielsen)
+ Phương pháp Xinvetstơ

Câu 55. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở?
- Tiến triển tốt
Hô hấp dần dần hồi phục, người bị nạn nấc và bắt đầu thở, nhịp thở lúc
đầu ngập ngừng, không đều và vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp
thở của người bị nạn cho đến khi thở đều, sâu, môi và sắc mặt hồng trở
lại.
- Tiến triển xấu
Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi người bị nạn đã có dấu hiệu chết xuất
hiện như:
+ Các mảng tím tái xuất hiện trên da ở những chỗ thấp.
+ Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 25o c.
+ Bắt đầu có hiện tượng cứng đờ của xác chết.

Câu 56. Mang vác bằng tay?


Vận dụng để vận chuyển người bị thương ở cự ly gần như dìu người bị
thương, bế người bị thương, cõng người bị thương.

Câu 57. Chuyển nạn nhân bằng cáng, võng


Là biện pháp phổ biến, thường dùng nhất đảm bảo thuận lợi và an toàn
cho người bị thương.

VAP NG.

You might also like