You are on page 1of 3

1.

LỜI CHA DẶN


Ở làng nọ có một người con xưa nay vốn vâng lời cha mẹ. Nhưng mọi người lấy làm lạ là sau
khi người cha mất, người con ấy lại sinh ra nghiện ngập, uống rượu, đánh bạc, thậm chí còn ăn
trộm nữa. Hỏi tại sao lại sinh ra đổ đốn như vậy, anh ta buồn rầu trả lời: - Trước khi mất, cha
tôi có dặn: “Đừng uống chè. Uống rượu con nhé ! Đừng ăn cắp. Ăn trộm con nhé! Đừng đánh
cờ. Đánh bạc con nhé!” Thì ra lúc gần tắt hơi, lời trăng trối của người cha bị đứt quãng, làm
cho người con hiểu ý theo sự tắt hơi ấy. Vốn lời dặn là: “Đừng uống chè, uống rượu con nhé!
Đừng ăn cắp, ăn trộm con nhé! Đừng đánh cờ, đánh bạc con nhé!”
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
→ vi phạm phương châm cách thức (50%), vì lời nói ngập ngừng, đứt quãng khiến vấn đề
trở nên mơ hồ, khó hiểu.
→ Yếu tố gây cười ở chỗ chàng trai quá vâng lời bố mẹ mà hiểu nhầm lời cha dặn dò.

2. NHÂN ĐỨC
Có một người hay nói nịnh. Một hôm, đến thăm quan huyện, vừa vào dinh, đã khen rối rít:
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Hôm qua vừa bước chân vào địa
hạt ta, tận mắt tôi thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai, nhưng vẫn cười gượng. Một lúc, dân tới báo đêm qua cọp bắt mất ba
mạng người, xin quan đưa lính về bắn trừ, kẻo nó ăn hết thiên hạ.
Quan huyện quay lại hỏi người khách:
- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi?
Người kia bí quá nói liều:
- Chắc quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém quan lớn, nên chúng nó không có chỗ
trú chân, đành phải quay trở lại.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
→ vi phạm phương châm về chất (100%)
→ Yếu tố gây cười ở chỗ người đàn ông vì muốn nịnh nọt quan huyện mà bịa ra câu
chuyện bầy cọp bỏ đi.
3. MẮT TINH, TAI TINH
Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:
- Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước
mặt, tớ trông rõ mồn một cả từ sợi râu cho đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và
chân nó bước kêu sột soạt.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
→ vi phạm phương châm về chất (100%) vì cả hai nhân vật đều nói không đúng sự thật:
“Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một cả từ
sợi râu cho đến bước chân của nó.”, “Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu
nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt”.
→ Yếu tố gây cười ở chỗ kiến là loài vật rất nhỏ, mắt thường khó thấy ở khoảng cách xa
và không thể nghe tiếng bước chân hay tiếng sột soạt của kiến.

4. CHÁY
Một người sắp đi chơi xa, dặn con:
- Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ.
Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem,
chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất.
Hôm sau, có người đến hỏi:
- Thầy cháu có nhà không?
Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp:
- Mất rồi!Ông khách giật mình, hỏi:
- Mất bao giờ?
- Tối hôm qua.
- Sao mà mất?
- Cháy!
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
→ Vi phạm phương quan hệ. Hai người nói chuyện với nhau nhưng lại nói về hai chủ thể
khác nhau.
→ Yếu tố gây cười ở chỗ cậu bé lỡ làm cháy giấy tờ, không hoàn thành nhiệm vụ bố giao
cho. Màn đối đáp “Ông nói gà, bà nói vịt” khiến cho cuộc đối thoại tạo ra tiếng cười.

5. BỐ MÀY! ĐÃ CHẾT VỚI TAO CHƯA


Một anh, nhà có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu ngay lên đĩa
thịt. Chị vợ vội kêu lên:
- Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cẩn thận để ruồi nó đậu vào, làm uế
tạp mất rồi!
Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng lòng thành làm được mâm
cơm mà con ruồi nó làm ô uế, giờ có cúng, ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện
kêu:
- Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay mới làm đuợc mâm cơm cúng ông
bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ô uế cả. Xin quan lớn xử tội nhờ.
Quan nghe xong bảo:
- Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho chết.
Quan vừa buông lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan.
Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan chứi:
- Bố mày! Ðã chết với tao chưa!
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
→ Vi phạm phương châm về lượng (20%)
→ Tiếng cười trong truyện này thể hiện qua cuộc đối thoại giữa ông quan và anh chồng,
ông quan thì không biết cách giải quyết vấn đề cho triệt để mà cứ qua loa cho xong
chuyện để rồi dẫn đến tình huống trớ trêu, còn anh chồng thì có những hành động hồ đồ,
không suy xét rõ ràng

You might also like