You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ: YÊU NƯỚC.

ĐỀ: ĐÓNG VAI ÔNG 2 KỂ LẠI TRUYỆN NGẮN LÀNG.


TRUYỆN LÀNG. ÔNG 2 – CHỐNG PHÁP
+ Ôi cái làng Dầu của tôi! Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu. Mọi người thường gọi tôi là
ông Hai. Kháng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến. Nhưng
vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay
khoe về làng mình, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự
hào. Tự hào vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại
làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên.
 Trước ngày ông Hai nghe làng theo giặc:
- Giặc Pháp bắt đầu ồ ạt vào làng Chợ Dầu của chúng tôi. Các thanh niên trai tráng ở lại làng
quyết tâm bảo vệ. một ngày bình yên hãy quay trở vể.
- Tôi cùng gia đình tản cư đến vùng đất khác, những ngày ở đây tôi nhớ da diết về những buổi
cùng anh em đào được đắp ụ, xẻ hào, khuôn đá, cái chòi gác ở đầu làng giờ đây ra sao, đã được
dựng xong chưa, những đường hầm bí mật còn chưa đào xong. Tôi mong hàng xóm và ngôi làng
sớm được bình yên để tôi được quay về.
- Ở nơi tản cư, tôi luôn xem tin tức từ phòng thông tin và chạy đi thông báo cho cả vùng biết về
thông tin từ làng.
- Mỗi lần có tin tức gì vui từ làng, tôi mừng lắm, bụng dạ tôi nóng cả lên.
- Sau đó tôi đi khoe cho cả vùng biết làng tôi là một làng anh hùng, là một làng kháng chiến.
- Khi nói về làng của mình, tôi cứ như một đứa trẻ được người khác cho quà, niềm vui rạng ngời
trên nét mặt. Những tưởng cuộc sống sẽ mãi êm đềm trôi như thế nhưng không, giông tố lại ghé
qua làm lòng tôi đau như cắt.
Ông Hai biết tin làng theo giặc:
Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay.
Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Vui quá! Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông
tố ập đến. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua
quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Tôi hỏi bọn họ:
- Các ông, các bà ở đâu lên ta đấy ạ!
- Thưa ông, chúng cháu ở GIA LÂM lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên tận đây, vất vả quá!
Tôi hỏi thêm vài câu rồi đinh ninh làng mình phải giết được vài thằng. Đột nhiên, giọng người đàn
bà the thé, đầy mùi căm giận nói: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”.Cổ họng tôi nghẹn ắng
lại, da mặt tê rân rân. Ông lão Tôi lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu sau, tôi
mới rặn è è, vương vướng ở cổ, Tôi hỏi lại:
– Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ…
– Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại…
Tôi liền trả tiền nước, đơ người lảo đảo đứng dậy. Để tự trấn an mình, tôi cúi gằm mặt xuống mà
đi.
Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Mấy đứa nhỏ len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi đùa. Nhìn lũ
con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó
cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Tôi bỗng ngừng lại, tôi nhớ rằng: “Họ toàn những người có tinh thần cả mà”. Có đời nào họ chịu
nhục nhã mà đi làm cái điều kinh khủng ấy!… Nhưng không! Không có lử thì làm sao có khói? Ai người
ta đi đặt điều vu oan cho mà làm gì?… Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi. Mọi thứ rối tung lên, như tơ vò, một
mớ hỗn độn. Nhưng dường như vợ tôi cũng biết chuyện đó rồi. Chiều về, bà ấy uể oải, cái mặt nặng như
đeo chì. Mãi khuya, bà ấy mới dám lôi chuyện ấy ra. Vừa nói, hỏa khí trong tôi đã bùng lên.
Từ ngày hôm ấy, tôi Tủi hổ lắm!
CHỦ ĐỀ: YÊU NƯỚC.

Cái nhà cháy ấy là minh chứng cho việc làng tôi không theo giặc. Tôi cứ múa tay lên mà khoe cái tin vui
ấy với mọi người. Ai cũng mừng, cũng vui cho tôi…

Tiếng mấy đứa con léo réo, kéo tôi ra khỏi hồi tưởng. Tụi cười khúc khích, tiếng cười như tan vào
gió, như bao trùm lên cả làng Dầu. Tôi gói những hồi ức đó, nhét vào một nơi thật sâu rồi vững bước,
thẳng về phía trước, thẳng về phía làng tôi. Còn hồi ức kia, nó chỉ làm nồng đượm mà thôi… Tôi tin rằng,
tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi này.

You might also like