You are on page 1of 3

DÀN Ý ĐÓNG VAI ÔNG HAI KỂ LẠI TRUYỆN NGẮN LÀNG

I. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ
Dầu từ lúc sinh ra.
(Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra
khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh
hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi)
II. Thân bài:

- Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng
thông tin bước ra.
Ở nơi tản cư, không lúc nào thôi nghĩ về làng, tưởng tượng công việc kháng chiến trong
làng, từ người già cho đến đứa trẻ đều hăng hái kháng chiến. Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm
thấy hứng khỏi, mọi mệt mỏi tan biến. Tôi phải đi khoe với tất cả mọi người về ngôi làng
đáng tự hào này.
- Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian
(Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)
+ Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc
báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống
cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông
tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra
lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng
nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống.
Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi
thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy
được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được
nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
+ Tôi như nghe tin sét đánh, người cứng lại như ngừng thở. Phải mất một khoảng
thời gian tôi mới tỉnh táo trở lại và lập tức trở về nhà. Về đến nơi, cả người như bị rút cạn
sức lực, nằm vật ra giường nhìn lũ trẻ đang chơi ngoài cổng. Tôi thấy tủi hổ, và cả nước
mắt rơi. Nhìn lũ con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Mắt mờ đi, nhạt nhòa. Mấy
đứa nhở... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Tôi nắm chặt hai tay, móng đâm vào
da thịt, đau nhói.
+ Mấy ngày sau tôi cảm thấy bất an và không ra khỏi nhà. Dù chỉ cần nhìn thấy đám
đông túm tụm lại tôi cũng trở nên hoang mang, tôi cho rằng người ta đang bàn về chuyện
làng Chợ Dầu. Còn mụ chủ nhà, mụ nói bóng nói gió, chế giễu, dọa nạt đòi đuổi cả nhà
tôi đi nơi khác vì làng tôi là Việt gian, theo Tây phản bội Tổ quốc.
+ Nước mắt tôi cứ giàn ra. Mặn chát. Về làng ư? Không... Không... Về làng tức là bỏ
kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng đồng nghĩa với việc chịu quay lại làm nô lệ cho thằng
Tây. Không thể được! Làng thì yêu. Yêu thật! Nhưng làng theo Tây mất rồi. Làng đã
phản bội lại ta thì phải thù.Trong lòng tôi cũng đấu tranh dữ dội lắm, tôi đi đến quyết
định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
+ Lòng buồn rười rượi, tôi chỉ biết trò chuyện cùng thằng con. ….Tôi nói để ngỏ lòng
mình, càng nghĩ tôi lại càng đau, anh em đồng chí biết cho bố con tôi, cái lòng của bố con
tôi là như thế đấy có bao giờ dám đơn sai, mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy trong lòng
tôi cũng vơi đi được đôi phần.

- Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.
+ Một hôm ông chủ tịch loan tin làng tôi được cải chính. Tôi vui mừng khôn siết à chạy
sang ngay nhà bác Thứ và khoe rằng cái tin làng tôi theo giặc là sai, thậm chí tôi còn
khoe nhà tôi bị Tây đốt sạch. Tôi thật sự sung sướng vì ngôi làng của mình vẫn còn theo
cách mạng, theo cụ Hồ. Nhà cửa mất có thể xây dựng lại chứ nếu danh dự của làng bị mất
thì vết nhơ ngàn năm không thể xóa nhòa.

III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ
Hồ.

Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành
tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất
quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành
cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân.
Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân
thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa ngôi làng thân yêu nhất của mình.
Dàn ý đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng
I. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái
làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.
II. Thân bài:

- Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở
phòng thông tin bước ra.
- Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt
gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)
+ Lúc mới nghe tin: cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi,
tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi, cúi gằm mặt xuống mà đi.
+ Hành động: về đến nhà nằm vật ra giường, nước, mắt ông lão giàn ra, ông nắm
chặt tay mà rít lên: cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này... ông Hai
trằn trọc không sao ngủ được, lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, trông ngực ông đập
thình thịch khi nghe tiếng nói của mụ chủ nhà...
 Tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu
nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ
quốc.

- Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.
Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy mua quà chia cho con,
lật đật đi qua nhà bác Thứ, rồi qua hết nhà này đến nhà khác, múa tay cả lên mà
khoe về sai sự mục đích của những tin đồn về cái nhà của ông bị giặc đốt trụi và
làng Chợ Dầu của ông không theo giặc.
 Đó là sự thay đổi lớn trong tâm trạng, hành động. Trước đây ông Hai buồn
đau khổ biết bao nhiêu giờ đây ông vui và sung sướng bấy nhiêu. Có lẽ
không ai nói về ngôi nhà của mình bị cháy mà hả hê vui vẻ như ông Hai, vì
ngôi nhà của ông bị cháy là bằng chứng của làng Chợ Dầu không theo
giặc, “từ ngôi nhà của ông bị cháy danh dự của làng Chợ Dầu đã được hồi
sinh”. Tình yêu làng, niềm tự hào về làng được đặt lên trên hết.

III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến,
với Cụ Hồ.

You might also like