You are on page 1of 4

4.

HƯỚNG TỚI MỘT TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC

Tình yêu chỉ có nơi con người vì chỉ con người mới có lý trí. Tình yêu
lớn hơn nhiều so với lạc thú mà tình dục mang lại. Tình yêu cũng
không phải là cảm xúc nhất thời theo kiểu “tiếng sét ái tình”, nhưng là
một tình yêu dâng hiến, phải có trách nhiệm, phải hy sinh cho nhau,
phải thánh thiện theo đúng nghĩa của tình yêu Công giáo. Trong Hôn
nhân bền chặt luôn có tình yêu đích thực, không giả hình giả bộ, như
lời thánh Phaolô dạy: “tình yêu không giả dối (Rm 12,9).

Một cách cụ thể và dễ hiểu hơn, có người chia tình yêu thành hai dạng
thức: thứ nhất là tình yêu vị kỷ (Eros), nghĩa là chỉ biết yêu chính
mình, sử dụng người khác như một phương tiện, đồ vật để thỏa mãn
sự thôi thúc của bản năng tính dục, hoặc một mục đích vị lợi nào đó,
khi thỏa mãn xong, hoặc không được như ý thì chia tay; thứ hai là tình
yêu vị tha (Agape) là yêu người khác như chính bản chất vốn có của
họ, sẵn sàng hy sinh tất cả để mang lại hạnh phúc cho người yêu.[14]

Các bạn trẻ Kitô hữu luôn được Giáo hội mời gọi yêu theo kiểu
Agape, yêu như Chúa yêu, một tình yêu được thể hiện rõ nét qua mầu
nhiệm Nhập thể và cuộc thương khó của Chúa Giêsu, một tình yêu
mẫu mực dấn thân trọn vẹn cho người mình yêu. Thánh Phaolô đã
diễn tả cách tuyệt hảo về tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô dành cho con
người:

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống
như người trần thế” (Pl 2, 6-7).

Một vị Thiên Chúa đã tự nguyện hủy mình, chấp nhận trở thành một
tôi tớ vì tình yêu với con người. Tình yêu ấy là mẫu mực cho một tình
yêu đích thực, một tình yêu sẵn sàng chịu thiệt về phần mình,
để mang lại cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.

5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ TINH THẦN MỤC VỤ


Trong sứ vụ giáo dục đức tin, đồng hành với người trẻ chuẩn bị kết
hôn, hoặc người đang sống đời gia đình, các mục tử cần biểu lộ sự ân
cần, lòng thương xót và nhẫn nại, như chính Đức Kitô, vị Mục Tử
nhân lành đã nêu gương về đức bác ái mục tử. Chúng ta cùng lướt qua
các tiêu chí căn bản của chương trình định hướng mục vụ toàn diện do
Đức thánh cha Phanxicô nêu lên, trong Tông huấn Amoris Laetitia là:

5.1 Loan báo Tin mừng về gia đình[15]

Gia đình Kitô hữu, nhờ ân sủng của bí tích hôn phối, là những tác
nhân chính của công cuộc tông đồ gia đình. Vợ chồng là những người
loan báo Tin Mừng ngang qua “chứng tá đầy niềm vui của họ trong tư
cách là những Giáo hội tại gia”. ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc cần
thiết đào tạo các cộng tác viên giáo dân, để họ có thể hỗ trợ trong việc
săn sóc mục vụ các gia đình. Thực tế, trong giáo dân có một nguồn
lực to lớn bởi nghề nghiệp chuyên môn của họ: các nhà tư vấn, y bác
sĩ, nhân viên xã hội, luật sư, chuyên viên tâm lý, xã hội,…

5.2 Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các đôi bạn trẻ đính hôn[16]

Đây là cách thức thiết thực giúp các bạn trẻ khám phá phẩm giá và vẻ
đẹp của hôn nhân. Người trẻ cần được giúp đỡ, để ý thức về ý nghĩa
của tính dục như là quà tặng quý giá Thiên Chúa ban cho con người.
Do đó, việc chăm sóc mục vụ cho các đôi bạn trẻ đính hôn và các đôi
vợ chồng cần tập trung vào mối dây hôn phối, giúp họ đào sâu ý nghĩa
của tình yêu phu phụ, nhờ đó vượt qua những khó khăn phát sinh
trong đời sống gia đình.

5.3 Đồng hành trong những năm đầu của đời sống hôn nhân[17]

Giai đoạn đầu của đời sống hôn nhân thường gặp phải những khó
khăn khi chuyển từ cảm xúc vào thực tế. Làm thế nào để giúp đôi bạn
chấp nhận rằng không ai trong đôi bạn là người hoàn hảo. Mỗi người
cần chấp nhận người kia như sự thực người ấy là, để giúp nhau cùng
hoàn thiện. Vì vậy, đời sống hôn nhân đòi hỏi từ hai phía lòng kiên
nhẫn, cảm thông, hy sinh… để cùng giúp nhau xây dựng một sự kết
hợp trưởng thành và thành toàn qua thời gian.
5.4 Soi sáng những khủng hoảng, lo lắng và khó khăn[18]

Đức bác ái mục vụ cần được thể hiện cách kiên nhẫn và bền bỉ. Điều
này thể hiện qua việc các vị mục tử săn sóc cho cả những gia đình
đang trải qua tình huống xấu nhất do tình trạng đổ vỡ, ly thân và ly dị.

Cần bày tỏ sự lưu tâm đặc biệt đối với những đau khổ khi phải chịu ly
thân, ly dị hay người đã bị buộc phải cắt đứt đời sống chung do sự
ngược đãi từ chồng hay vợ mình. Việc săn sóc mục vụ nhất thiết phải
bao gồm những nỗ lực làm trung gian và hoà giải, xuyên qua việc
thiết lập những trung tâm tư vấn đặc biệt trong giáo phận.

Tạm kết

Yêu là trao ban, suy nghĩ, ước muốn và hành động”.[19] Tình dục là
món quà Thiên Chúa dành cho hôn nhân, để ràng buộc và củng cố
tình yêu giữa vợ và chồng. “Sống thử” ngoài hôn nhân, dù dưới hình
thức nào, cũng là một điều mà chúng ta phải tránh xa. Sống thử trước
hôn nhân sẽ giết chết lòng yêu thích những điều thiêng liêng cao đẹp
trong tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta dần dần khô héo và chết đi.

 Khi đôi bạn yêu nhau, với một tình yêu trong sáng, tôn trọng, biết
lắng nghe, biết chia sẻ, và không còn gì là riêng tư nữa; họ có cùng
một tâm tình, một ý muốn và một cách nhìn. Họ tuy hai mà một, từ
một tạo ra hai. Thiên Chúa đã tạo nên người phụ nữ đầu tiên từ xương
sườn của người đàn ông, chứ không lấy ở chỗ khác để người đàn bà
bầu bạn với đàn ông, để sống với nhau ngang hàng và phải biết yêu
thương nhau.

Chính vì thế, tình yêu trong hôn nhân là vô cùng cần thiết, là một
chiếc áo vạn năng, che khuất cả xấu xa khuyết điểm và tô đẹp cho đời
sống lứa đôi. Tình yêu trong hôn nhân là một năng lực vững bền luôn
đi trước hai người, người này hướng đến người kia. Là một cuộc hành
trình của con tim kéo dài suốt cả cuộc đời. Để đón nhận hôn nhân gia
đình như một thực tại trong suốt, lành mạnh, thánh thiện, chúng ta cần
thoát ra khỏi mọi lớp ảo tưởng bao quanh cái vẻ đẹp giả tạo của
chủ nghĩa hôn nhân cực đoan. Hôn nhân cũng giống như khu
vườn, nếu chúng ta chăm sóc nó, nó sẽ mang đến những bông hoa
thơm ngát, còn ngược lại, cỏ dại sẽ mọc đầy lấp cả lối đi về.

Ước mong sao, dưới ánh sáng của Lời Chúa, các bạn trẻ sẽ có khả
năng phân định đúng và lựa chọn đúng con đường mình sẽ đi, để có
thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc đời của các bạn.

You might also like