You are on page 1of 2

Theo thông kế của những nhà xã hội học thì: “ Chưa bao giờ tình trạng ly dị tại

châu Á lại phổ biến như hiện nay. Trong 20 năm qua, tỷ lệ ly dị tăng gấp đôi ở
Trung Hoa và gấp ba ở Đài Loan. Tại Singapore, tỷ lệ ly dị tăng 1/3 so với năm
1990, tại Thái Lan tăng gần gấp đôi. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ ly dị vượt cả một số nước
châu Âu như Anh, Đan Mạch, Hungary… Thậm chí tại Ấn Độ, một đất nước còn
nặng truyền thống “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, tỷ lệ này cũng ngày một
tăng…” (Báo Thanh niên).
Ở Việt Nam chúng ta tỷ lệ ly dị cũng rất cao xấp xỉ 30%. Nguy cơ đổ vỡ hôn nhân
càng cao thì sự bất an xã hội càng tăng, để lại những dấu ấn nặng nề cho xã hội,
trong đó những đứa con mất thăng bằng về nhân cách là một ví dụ.
Sự khủng hoảng về sống chung giữa người đàn ông và người đàn bà là vấn đề
muôn thuở vì bản chất khác biệt và là vấn đề của toàn thế giới, không riêng gì Việt
Nam, chỉ có điều xã hội càng văn minh và tiến bộ thì sự khủng hoảng càng tăng,
đến nỗi triệt tiêu những giá trị của những thành quả văn minh vật chất. Nghĩa là, dù
người ta giàu có hơn nhưng không hạnh phúc hơn người xưa. Do đó, thiết lập được
những nguyên tắc sống hạnh phúc cho đời sống hôn nhân gia đình là một sự đóng
góp rất lớn cho xã hội hiện đại.
1.Quan Niệm về hôn nhân của Đạo Phật.
Đức Phật rất quan tâm đến đời sống hạnh phúc của người cư sĩ, những nguyên tắc
sống của người cư sĩ tại gia như năm giới, mười giới… chính là những nguyên tắc
chuẩn cho đạo đức và hạnh phúc. Vì vậy, một người Phật tử thọ trì những nguyên
tắc đạo đức căn bản của một người Phật tử thì đã ổn định cho đời sống hôn nhân
của mình. Đức Phật rất quan tâm đến đời sống hạnh phúc của người cư sĩ, những
nguyên tắc sống của người cư sĩ tại gia như năm giới, mười giới… chính là những
nguyên tắc chuẩn cho đạo đức và hạnh phúc. Vì vậy, một người Phật tử thọ trì
những nguyên tắc đạo đức căn bản của một người Phật tử thì đã ổn định cho đời
sống hôn nhân của mình.
Mặc dù Phật giáo không thể hiện rõ quan điểm đa thê như Nho giáo nhưng lại
khuyến khích sự chung thủy trong hôn nhân. Trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương
(còn gọi là Kinh Giáo Thọ thi ca La việt, Trường Bộ Kinh) có ghi: “Nếu một người
đàn ông có vợ mà đến với người phụ nữ khác ngoài hôn thú thì điều này có thể là
nguyên nhân về sự sa sút của anh ta và chắc chắn anh ta phải đối mặt với nhiều vấn
đề khác cùng với những phiền toái”. Như vậy, mặc dù quan niệm của Phật giáo có
cách đây mấy ngàn năm nhưng giá trị thực tiễn vẫn ảnh hưởng cho đến tận ngày
nay.
2.Quan niệm hôn nhân của hồi giáo.
Các cuộc hôn nhân của người Hồi giáo nhằm mang lại sự đồng hành, tình yêu và
sự hỗ trợ, cũng như để thiết lập một gia đình và tiếp tục chu kỳ của cuộc sống. Lễ
kết hôn thường diễn ra trong một nhà thờ Hồi giáo hoặc tại nhà của cô dâu và được
tiến hành bởi một giáo sĩ Hồi giáo hoặc imam. Trong buổi lễ, hợp đồng hôn nhân,
được gọi là “nikah nama”, được đọc và cặp đôi được tuyên bố kết hôn trước sự
chứng kiến của các nhân chứng. Trong Hồi giáo, điều quan trọng là đảm bảo rằng
sự kết hợp dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, tình yêu và sự hòa hợp. Trước khi bước
vào hôn nhân, cả hai người nên hiểu rõ về những kỳ vọng, giá trị và mục tiêu của
nhau. Các cuộc hôn nhân của người Hồi giáo thường do gia đình cô dâu và chú rể
sắp đặt, nhưng các cá nhân cũng thường chọn bạn đời của mình thông qua bạn bè
chung hoặc hẹn hò trực tuyến. Quyền và trách nhiệm của cả hai đối tác trong một
cuộc hôn nhân Hồi giáo được nêu trong luật Hồi giáo. Những điều này bao gồm
trách nhiệm của người chồng trong việc hỗ trợ tài chính cho vợ và gia đình, và
quyền của người vợ được giữ lại tài sản và thu nhập của mình. Người vợ cũng có
quyền khởi kiện ly hôn trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như bị
ngược đãi hoặc bỏ rơi. Điều quan trọng cần lưu ý là trong văn hóa Hồi giáo, các
mối quan hệ trước hôn nhân và các mối quan hệ ngoài hôn nhân được coi là haram
(bị cấm) và bị nghiêm cấm. Hôn nhân của người Hồi giáo cũng chỉ giới hạn cho
những người khác giới và người Hồi giáo bị cấm kết hôn với những người không
theo tôn giáo của họ trừ khi người phối ngẫu chuyển sang đạo Hồi. Tóm lại, hôn
nhân Hồi giáo là một sự kết hợp thiêng liêng và quan trọng trong Hồi giáo, cung
cấp một môi trường hỗ trợ và yêu thương để cả hai bên cùng phát triển và thịnh
vượng. được quy định trong luật Hồi giáo.
3.Quan niệm hôn nhân trong Công Giáo.
Giáo hội Công giáo xác định hôn nhân là một “bí tích” và vì vậy nó có tính chất
thánh thiêng, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng
đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu
giữa người nam và người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận bí tích
hôn nhân cách chính thức, đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy
với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao ước do chính Chúa Giêsu đã lập.

You might also like