You are on page 1of 4

TỔNG QUAN

I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam và trên thế giới
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 25 nước sản xuất bia với tổng sản lượng trên 100 tỷ lít/năm,
trong đó: Mỹ, Đức, mỗi nước sản xuất trên dưới 10 tỷ lít/ năm, Trung Quốc 7 tỷ lít/năm.
Châu Á là một trong những khu vực có lượng bia tiêu thụ tăng nhanh, các nhà nghiên cứu
thị trường bia của thế giới nhận định rằng Châu Á đang dần giữ vị trí dẫn đầu về tiêu thụ
bia trên thế giới.
Trong khi sản xuất bia Châu Âu có giảm, thì ở Châu Á, trước kia nhiều nước có mức tiêu
thụ bia theo đầu người thấp, đến nay đã tăng bình quân 6,5%/năm. Thái Lan có mức tăng
bình quân cao nhất 26,5%/năm; tiếp đến là Philippin 22,2%/năm; Malaysia 21,7%/năm;
Indonesia 17,7%/năm. Đây là những nước có tốc độ tăng nhanh trong khu vực. Các nước
xung quanh ta như Singapor đạt 18 lít/người/năm, Philippin 20 lít/người/năm…
Thị trường bia Nhật Bản chiếm 66% thị trường bia khu vực với 30,9 tỷ USD. Lượng bia
tiêu thụ năm 2004 đã đạt trên 6500 triệu lít (theo nguồn từ Kirin news – Nhật Bản)
Thị trường bia của Trung Quốc phát triển là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự tăng
trưởng của ngành công nghiệp bia Châu Á. Đến năm 2004, tổng lượng bia tiêu thụ ở
Trung Quốc là 28.640 triệu lít, xếp thứ hạng đầu tiên trên thế giới.
Tại Mỹ và Châu Âu, do thị trường bia đã ổn định, chiến lược kinh doanh bia là dành thị
phần, giảm chi phí sản xuất. Ngược lại, tại Trung Quốc là nơi thị trường đang tăng trưởng
thì chiến lược là phát triển sản xuất, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng.
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia Việt Nam
Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự có mặt của Nhà máy Bia Sài Gòn
và Nhà máy Bia Hà Nội, như vậy ngành bia Việt Nam đã có lịch sử hơn 100 năm.
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia có
những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và mở rộng các nhà máy bia đã có
từ trước và xây dựng các nhà máy bia mới thuộc Trung ương và địa phương quản lý, các
nhà máy liên doanh với các hãng nước ngoài. Công nghiệp bia phát triển kéo theo sự phát
triển của các ngành sản xuất khác và hàng năm ngành bia đã đóng góp cho ngân sách nhà
nước một lượng đáng kể.
Hiện nay tổng năng suất của các nhà máy bia trong cả nước lên tới trên 1,7 tỷ lít/năm nhà
máy bia Hà Nội đã đạt trên 100 triệu lít/năm và đang tiếp tục tăng năng suất tới 200 triệu
lít/năm vào năm 2010, năng suất của nhà máy bia Sài Gòn đã đạt trên 350 triệu lít/năm và
dự kiến sẽ là 780 triệu lít/năm vào năm 2010. Bên cạnh đó rất nhiều thương hiệu bia
ngoại đã xuất hiện ở nước ta như Tiger, Heineken... Mức tiêu thụ bia bình quân ở Việt
Nam hiện còn thấp khoảng 20 lít/người/năm và sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng để ngành sản
xuất bia phát triển.
II. Lựa chọn loại bia sản xuất, địa điểm xây dựng, vùng nguyên liệu và thị trường
2.1 Lựa chọn loại bia sản xuất
Hiện nay ở Việt Nam lượng bia vàng được tiêu thụ mạnh nhất. Do đó nhóm em
lựa chọn loại bia vàng với 70% là bia chai và 30% là bia hơi với 20% lượng gạo thay thế.
Đây là lọai bia có chất lượng khá cao có thể dùng để xuất khẩu nếu đáp ứng được những
yêu cầu kĩ thuật đặt ra .
Sản phẩm bia sản xuất ra phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn sau:
* Các chỉ tiêu cảm quan:
- Độ bọt: Khi rót bia ra cốc, bia phải có bọt trắng mịn, từ đáy cốc luôn có các bọt khí li ti
nổi dần lên bề mặt. Chiều cao lớp bọt > 2cm, thời gian giữ bọt 5 – 15 phút.
- Mùi và vị: Bia phải có độ đắng đặc trưng và hương thơm dịu nhẹ của hoa houblon,
không quá nhạt, không có mùi vị lạ.
- Màu sắc và độ trong: Bia phải có màu vàng rơm sáng óng ánh, trong suốt, không được
có cặn hay vẫn đục.
* Các chỉ tiêu hoá học:
- Độ cồn: 4,6 ± 0,2
- Hàm lượng đường sót: 1 – 2%
- Hàm lượng CO2: 4,5 – 5 g/l
- Hàm lượng diacetyl: ≤ 0,2 mg/l
- Chất khoáng: 0,14 – 0,38%
- Đạm tổng: 3,5 – 5 g/l
- Este: 15 – 50 mg/l
- Aldehyt: 10 – 15 mg/l
2.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Địa điểm được lựa chọn cần đáp ứng được yêu cầu sau:
- Phù hợp với qui hoạch chung của tỉnh, thành phố.
- Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thuận tiện về mặt giao thông.
- Đảm bảo các nguồn điện, nước, nhiên liệu.
- Nguồn nhân lực không quá khan hiếm.
Dựa vào những yêu cầu trên em chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong khu
công nghiệp , thuộc phường Hòa Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Đây là khu
công nghiệp Vsip 2 – một trong những khu công nghiệp lớn nhất tại Bình Dương với
tổng diện tích 2045 ha được đầu tư bởi Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt
Nam – Singapore.
2.3 Vùng nguyên liệu
Các nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt đại mạch và hoa huoblon. Malt có
thể nhập từ các nước như Đức, Úc, Trung quốc... Hoa houblon nhập từ Tiệp Khắc dưới
dạng cao hoa và hoa viên. Nguyên liệu thay thế là gạo có thể mua ngay trong tỉnh là xã
Phú An với giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo vận chuyển về nhà máy chủ yếu bằng
xe tải, contanier.
Trong nhà máy còn thiết kế một hệ thống lấy nước từ giếng khoan xử lý lọc và làm mềm
nước dùng cho nấu bia và các hoạt động khác của nhà máy.
2.4 Vùng tiêu thụ sản phẩm
Việc nhà máy được đặt Bình Dương là khu vực tiếp giáp với nhiều thị trường tiêu thụ sản
phẩm lớn, nên sản phẩm bia của nhà máy sẽ được cung cấp cho các cửa hàng nội tỉnh và
các thành phố, tỉnh lân cận như Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh... Sản
phẩm sau lon, chiết chai, chiết bock được chuyên chở bằng xe tải, container.
2.5 Nguồn cung cấp điện, nước, lạnh
Nguồn điện: Sử dụng điện lưới của mạng lưới điện quốc gia chạy qua khu vực. Mạng
lưới điện này cung cấp 24/24 giờ trong ngày, nhưng để đề phòng sự cố mạng lưới, nhà
máy bố trí một trạm biến thế và sử dụng thêm máy phát điện dự phòng.
Nguồn nước: nước được lấy từ hệ thống giếng khoan. Trong nhà máy nước được dùng
vào các mục đích khác nhau: xử lý nguyên liệu, nước nấu nguyên liệu, nước rửa chai,
nước vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà máy... Nước nấu bia cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu
cho công nghệ sản xuất bia. Do đó nước phải đi qua một hệ thống xử lý đúng kỹ thuật
trước khi cấp cho sản xuất.
Bên cạnh đó cần phải xây dựng khu xử lý nước thải để xử lý nước thải của nhà máy tránh
gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.
Nhà máy cũng cần đặt hệ thống lạnh, hệ thống thu hồi CO 2 và cấp khí nén phù hợp với
công suất của nhà máy đủ để cấp lạnh cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Hệ thống
lạnh có thể sử dụng tác nhân lạnh là NH3 hay Freon, chất tải lạnh sử dụng nước glycol
hay nước muối.
Ngoài ra còn có khu chứa chất tẩy rửa, khử trùng như xút, HNO3…
2.6 Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy là cho nồi hơi phục vụ cho các mục đích khác nhau
như nấu nguyên liệu, thanh trùng... Nhà máy sử dụng nhiên liệu là than.
2.7 Nguồn nhân lực
Địa điểm xây dựng nhà máy cách không xa các khu dân cư, gần các tuyến giao thông nên
có nguồn nhân lực dồi dào. Các cán bộ, kỹ sư có trình độ tổ chức chuyên môn phải được
đào tạo đủ trình độ quản lý, điều hành. Các công nhân có thể tuyển chọn lao động phổ
thông, học nghề ở các vùng dân cư xung quanh để đảm bảo được yêu cầu về nơi ở, sinh
hoạt
2.8 Giao thông vận tải
Nhà máy nằm gần trục giao thông nên thuận tiện cho vận chuyển nguyên nhiên vật liệu
đến nhà máy, và vận chuyển sản phẩm phân phối cho các đại lý, cửa hàng tiêu thụ bằng
đường bộ.

You might also like