You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------***----------

TIỂU LUẬN
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI


CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (OFDI)
VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH PHỦ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hạ Liên Chi


Mã lớp: ML89

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN DANH
MỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

Nhóm: 02

STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP ĐÁNH GIÁ

1 Lý Gia Huy 2011116405 K58D 100%

2 Hồ Xuân Ngọc 2011116489 K59E 100%

3 Trần Thị Kim Thoa 2011115575 K59D 100%

4 Nguyễn Ngọc Nhã Quỳnh 2011115509 K59F 100%

5 Nguyễn Văn Thoại 2011116570 K59E 100%

6 Nguyễn Trần Yến Vy 2011116632 K59F 100%

7 Trần Vân Anh 2011116313 K59D 100%

8 Phạm Nhật Mai 2011116453 K59D 100%

9 Hà Thị Thanh Xuân 2011116635 K59E 100%

10 Nguyễn Duy Hiệp 2111113077 K60D 100%

1
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN DANH
MỤC
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đặc điểm 2

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA


CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM 4

2.1. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí 4

2.1.1. Theo thời gian 4

2.1.2. Theo phân ngành 7

2.1.3. Theo hình thức đầu tư 9

2.1.3.1. Xét theo mục đích đầu tư 9

2.1.3.2. Xét về tính chất sở hữu 10

2.1.4. Theo quốc gia 11

2.2. Hệ thống pháp luật và chính sách 14

2.2.1. Chính sách thuế 15

2.2.2. Sở hữu trí tuệ 16

2
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN DANH
MỤC

2.2.3. Tài trợ vốn 16

2.3. Đánh giá và nhận xét 17

2.3.1. Nhận xét về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam 17

2.3.2. Nhận xét về hệ thống pháp luật và chính sách của Việt Nam về OFDI 18

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 20

3.1. Đề xuất giải pháp 20

3.1.1. Từ phía chính phủ 20

3.1.2. Từ phía doanh nghiệp 22

3.2. Triển vọng phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt
Nam 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

3
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN DANH
MỤC

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Luồng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hình thức thành lập công ty con
tại quốc gia khác 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Đầu tư ra nước ngoài qua các năm (triệu USD) 14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thống kê tổng số dự án mới và vốn đầu tư (triệu USD) của Việt Nam ra
nước ngoài 4

Bảng 2. Hình thức đầu tư trong các dự án OFDI của Việt Nam (tính đến 2016) 11

Bảng 3. Những quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam (tính từ 2018 đến
2/2023) 12

4
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN DANH
MỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

World Trade
1 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Organization

Foreign Direct
2 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Investment

Outward Foreign Hoạt động đầu tư trực tiếp ra


3 OFDI
Direct Investment nước ngoài

Business Cooperation
4 BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Contract

Double Taxation
5 DATT Hiệp định tránh đánh thuế kép
Avoidance Agreement

Comprehensive and
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Progressive Agreement
6 CPTPP Tiến bộ xuyên Thái Bình
for Trans-pacific Dương
Partnership

European-Vietnam Hiệp định thương mại tự do


7 EVFTA
Free Trade Agreement Liên minh Châu Âu-Việt Nam

8 GTGT Giá trị gia tăng

9 PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Hợp đồng xây dựng – kinh


10 BOT
doanh – chuyển giao

Hợp đồng xây dựng – chuyển


11 BTO
giao – kinh doanh

Hợp đồng xây dựng – chuyển


12 BT
giao

5
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là vấn đề mang
tính chất toàn cầu và là xu thế phát triển của các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế
giới. Đặc biệt hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong quá trình
tăng trưởng kinh tế của nhiều nước, đây là dấu hiệu đáng mừng vì sự bùng nổ đầu tư và
thương mại ở tất cả các quốc gia đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế lan rộng. 

Kể từ lúc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, Việt Nam đã thể hiện tốt
vị thế của mình trên thị trường. Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút vốn từ các quốc gia khác,
các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư sang nước
ngoài với số lượng dự án và vốn đầu tư tăng dần theo từng năm, cụ thể là chuyển từ quy
mô nhỏ, đơn giản sang dự án có quy mô lớn đi đôi với công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù có sự khởi sắc nhưng vẫn chưa mang lại
chỗ đứng vững chắc trên thị trường do còn tồn tại một số khó khăn nhất định. 

Để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp cũng
như phân tích những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình thực hiện, qua đó đề xuất một
số giải pháp phù hợp cho chính phủ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ phát triển trong tương lai.
Nhóm đã lựa chọn đề tài thảo luận và phân tích, đánh giá như sau:

“THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ


VIỆT NAM (OFDI) VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH PHỦ”

1
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm

Theo WTO, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Đối với nước
chủ đầu tư thì đây là dòng vốn OFDI.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020 thì OFDI được hiểu là việc
nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ
nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, OFDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản
khác giữa các quốc gia;

Thứ hai, OFDI được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng;

Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu
vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh
nghiệp và điều hành dòng vốn đầu tư;

Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường
trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các
chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao;

Thứ năm, OFDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện;

Thứ sáu, OFDI thường đi kèm với việc đào tạo, chuyển giao sử dụng và quản lý
công nghệ, kỹ thuật hiện đại, lĩnh hội phương thức quản lý tiên tiến.

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Các hình thức OFDI bao gồm: 

(i) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư; 

2
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Hình 1. Luồng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hình thức thành lập công ty
con tại quốc gia khác

Các quốc gia thường trải qua các mức OFDI tương xứng với trình độ phát triển kinh
tế của chính họ và khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước. Do đó, hiệu
quả kinh tế tốt và sự phát triển của đất nước sở tại sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Thông qua việc thành lập và vận hành một công ty con ở nước sở tại, OFDI cho phép
doanh nghiệp đa quốc gia theo đuổi tài sản và lợi thế quốc tế. Điều này lần lượt tạo ra các
loại lợi nhuận tài chính, hữu hình và vô hình. Nếu hoàn cảnh cho phép, những lợi nhuận
này có thể được chuyển trở lại quốc gia sở tại thông qua các cơ chế khác nhau, dẫn đến
lợi ích cho quốc gia sở tại ở cấp độ công ty, cấp trung (ví dụ: ngành) và cấp độ vĩ mô của
nền kinh tế. Những lợi nhuận này có khả năng hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững, điều
này có thể đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển với số lượng ngày càng
tăng các nhà đầu tư nước ngoài tích cực

(ii) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài; 

(iii) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để
quản lý, điều hành; 

(iv) Đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ hoặc tổ
chức tài chính trung gian; 

3
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

(v) Các loại hình đầu tư khác.

4
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

2.1. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí
2.1.1. Theo thời gian

Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài


Tổng số
Năm (triệu USD)
dự án mới
(bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh)

2018 149 432.1

2019 164 508.14

2020 119 590.4

2021 62 - 367 1

2022 ~ 108 2 534

2023
10 115.1
(tính đến 2/2023)

Bảng 1. Thống kê tổng số dự án mới và vốn đầu tư (triệu USD) của Việt Nam ra
nước ngoài

Theo thời gian, OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam thay đổi và biến động theo
những yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động này. Cụ thể như sau:

1
Trong tháng 12 năm 2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án
thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Lượng vốn giảm lớn đã vượt quá số vốn đầu tư mới và tăng
thêm của Việt Nam ra nước ngoài trong năm. Vì vậy tính chung trong cả năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh giảm trên 366,9 triệu USD (giảm 1,6 lần so với cùng kỳ). Nếu không tính
dự án giảm vốn lớn này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2021 sẽ đạt trên 828,7 triệu
USD.

2
Theo mpi.gov.vn, tính đến ngày 20/11/2022 thì có 101 dự án mới với 1.604 dự án còn hiệu lực.
Theo vietnamplus.vn, tính đến ngày 20/12/2022 thì có 1.611 dự án còn hiệu lực. Tạm tính tổng dự án mới đầu
tư ra nước ngoài tính đến 20/12/2022 = 101 + (1.611 - 1.604) = 108 dự án.
5
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Năm 2018, OFDI của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên, các nhà đầu tư Việt
Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức nhất định, bao gồm sự biến động của tỷ giá
và chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới.

Năm 2019, OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhưng đồng
thời cũng gặp phải một số khó khăn, bao gồm tình hình kinh tế toàn cầu chậm lại, ảnh
hưởng của các cuộc chiến thương mại và sự biến động của tỷ giá.

Năm 2020, do chịu ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn
cầu nên nhiều dự án đầu tư đã bị hoãn lại hoặc hủy bỏ do tác động của dịch bệnh và các
biện pháp phòng chống dịch.

Năm 2021 là năm mà thế giới và Việt Nam cố gắng và tiếp tục phục hồi sau đại dịch
COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như sự biến động của
tỷ giá và ảnh hưởng của các cuộc chiến thương mại trên thế giới giữa Mỹ, Trung Quốc,
Nga, châu Âu và châu Phi đang ngày càng căng thẳng. Một số vấn đề gây căng thẳng bao
gồm công nghệ 5G, quyền sở hữu trí tuệ, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia.

Một ví dụ cụ thể cho thấy những ảnh hưởng đến việc đầu tư sang nước ngoài của
Việt Nam trong năm này có thể kể đến việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã giảm
gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga
trong tháng 12/2021. Việc này đã làm tổng tiền vốn đầu tư của Việt Nam thâm hụt -367
triệu USD. Trong đó có thể kể đến một số yếu tố chính như:

● Tình hình thị trường dầu khí thế giới: Tình hình dịch bệnh và giá dầu thấp kéo
dài đã khiến cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí gặp nhiều khó khăn.
● Tình hình kinh tế toàn cầu: Tình hình kinh tế toàn cầu cũng đang chịu ảnh hưởng
rất lớn từ dịch bệnh COVID-19, khiến cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành
đang phải giảm thiểu chi phí và tối ưu hoá tài nguyên.
● Khó khăn trong việc huy động vốn: PVN đang gặp nhiều khó khăn trong việc
huy động vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là khi các ngân hàng đang thận trọng
hơn trong việc cho vay.

6
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

● Các yếu tố chính trị và pháp lý: Các yếu tố chính trị và pháp lý (như thế giới đã
sớm nhận ra âm mưu xâm chiếm Ukraine của Nga và đồng thời cũng gặp nhiều
khó khăn khi nước này phải nhận nhiều lệnh trừng phạt) cũng là một trong những
yếu tố khiến cho PVN quyết định điều chỉnh giảm vốn đầu tư của dự án, khi các
quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng đang thay đổi.

Đến năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến một năm năm tích cực cho việc
thực hiện OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu dần hồi
phục sau đại dịch COVID-19 và nhu cầu đầu tư từ các nước đang phát triển tăng cao. Bên
cạnh đó, các yếu tố khác như về chính sách hỗ trợ của chính phủ đã được cải tiến nhiều để
giúp đỡ nhiều hơn cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam.

Nhận xét:

Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển
mạnh mẽ qua các năm. Việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam chịu nhiều
yếu tố chủ quan từ bên trong đến yếu tố khách quan bên ngoài như kinh tế - chính trị - xã
hội của thế giới và nước chủ nhà. Trong đó có thể kể đến như:

Thứ nhất, chính sách đầu tư của chính phủ Việt Nam và các quốc gia đối tác: Chính
sách đầu tư của chính phủ Việt Nam và các quốc gia đối tác có thể tác động đến quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu chính sách hỗ trợ đầu tư được cải thiện, các nhà đầu
tư có thể sẽ có động lực đầu tư nhiều hơn.

Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới: Tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình
của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu có thể ảnh hưởng đến đầu tư ra
nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam. Nếu tình hình kinh tế thế giới không ổn định,
các nhà đầu tư có thể sẽ lo lắng về rủi ro và giảm đầu tư.

Thứ ba, điều kiện thị trường và cạnh tranh: Điều kiện thị trường và cạnh tranh trong
các ngành công nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu
tư Việt Nam. Nếu cạnh tranh quá khốc liệt hoặc thị trường quá khó khăn, các nhà đầu tư
có thể chần chừ trong việc đầu tư.

7
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Thứ tư, rủi ro chính trị và an ninh: Những rủi ro chính trị và an ninh ở quốc gia đầu
tư cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu tình hình chính
trị và an ninh không ổn định, các nhà đầu tư có thể không muốn đầu tư vào quốc gia đó.

Cuối cùng, khả năng tài chính của các nhà đầu tư: Khả năng tài chính của các nhà
đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Nếu các
nhà đầu tư không có đủ tài chính để đầu tư hoặc nếu các khoản vay có lãi suất cao, họ có
thể không muốn đầu tư nhiều vào nước ngoài.

2.1.2. Theo phân ngành

Trong những năm gần đây, trước những tác động khách quan từ nhiều phía, đặc
biệt là đại dịch COVID-19 vừa rồi đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư ra nước ngoài của
các nhà đầu tư Việt Nam. Việc này cũng phần nào tác động đến xu hướng chọn phân
ngành để đầu tư của Việt Nam những năm gần đây.

Trước dịch COVID-19 (2018 - 2019), OFDI của Việt Nam tăng đáng kể trong
nhiều ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất và công nghệ thông tin.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, tổng giá trị đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài (OFDI) của Việt Nam đạt 3,85 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2018. Trong
đó, lĩnh vực bất động sản và sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,2% và 25,6% lần lượt.
Những công ty lớn như Vingroup, FPT và Tập đoàn T&T đã đầu tư nhiều tại các thị
trường khác nhau trên thế giới. Cụ thể, Vingroup đầu tư nhiều trong lĩnh vực bất động sản
tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar và Lào; FPT cũng
đầu tư nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Australia
và châu Âu; Tập đoàn T&T đầu tư trong các lĩnh vực như bất động sản, năng lượng tái
tạo và vận tải tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc và châu Âu. Tuy nhiên,
nhìn chung thì tỷ lệ OFDI của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.

Trong giai đoạn trong dịch COVID-19 (2020 - 2021), OFDI của Việt Nam giảm
mạnh do tác động của đại dịch. Nhiều công ty phải tạm dừng hoặc giảm đầu tư để tập
trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước để đối phó với những thách thức do
8
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

đại dịch gây ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, tổng giá trị OFDI
của Việt Nam giảm 14,6% so với năm 2019, chỉ đạt 3,26 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực sản
xuất vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 27,9%, nhưng đã giảm so với năm trước. Trong khi đó,
lĩnh vực tài chính/bảo hiểm và khai thác khoáng sản đã tăng trưởng so với năm 2019.

Tuy nhiên, hiện nay khi đang ở giai đoạn sau dịch COVID-19 (2022 - nay), chúng ta
đang chứng kiến đồng thời việc dịch bệnh được kiểm soát và nền kinh tế đang phục hồi
cũng như xu hướng tăng cường đầu tư ra nước ngoài trở lại mạnh mẽ của các nhà đầu tư
Việt Nam. Các doanh nghiệp đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước có tốc
độ phát triển kinh tế nhanh và tiềm năng lớn, đặc biệt là tại châu Á. Nhiều ngành đang
được quan tâm, bao gồm bất động sản, sản xuất, logistics và các ngành công nghệ cao.
Theo báo cáo của Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong 11 tháng đầu
năm 2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 474,1
triệu USD, bằng 70% với cùng kỳ.

Nhận xét:

Tổng thể, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam (OFDI) theo
phân ngành đã trải qua nhiều biến động trong 3 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, với việc
dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế đang phục hồi, nhiều ngành nghề đang có tốc độ tăng
trưởng nhanh, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất và công nghệ thông tin, nên xu hướng đầu
tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời
gian tới. Dựa trên xu hướng và tình hình hiện tại, có thể dự đoán rằng trong thời gian tới,
OFDI của Việt Nam sẽ không chỉ tăng trưởng ở những lĩnh vực mà Việt Nam vốn có
nhiều kinh nghiệm như Nông, Lâm, Thủy sản mà còn tiếp tục tăng trưởng ở một số phân
ngành nổi bật như sau:

Đầu tiên là ngành công nghệ thông tin: Các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công
nghệ thông tin sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội
hợp tác với các đối tác quốc tế. Các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ
và châu Âu sẽ là điểm đến chính cho các công ty Việt Nam trong lĩnh vực này.

9
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Thứ hai là ngành bất động sản: Các thị trường có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có
nhu cầu cao và tiềm năng lớn như Nhật Bản, Singapore, Australia và châu Âu sẽ là những
nơi thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Thứ ba, các lĩnh vực công nghiệp: Các lĩnh vực sản xuất, logistics và các ngành
công nghệ cao cũng được dự đoán sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm và đầu tư của các nhà
đầu tư Việt Nam ra nước ngoài ở một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và
các nước Đông Nam Á.

Trong đó có thể kể đến trường hợp điển hình là chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023,
việc vốn OFDI tăng mạnh so với năm ngoái một phần do có dự án mua cổ phần của Công
ty Trust IQ Pte.Ltd tại Singapore, với tổng vốn đầu tư 105 triệu USD. Tập đoàn Masan,
thông qua công ty con là The Sherpa, sẽ đầu tư 105 triệu USD để sở hữu 25% vốn của
Trust IQ Pte. Ltd. Theo thỏa thuận hợp tác, Masan và công ty này sẽ cùng làm việc với
nhau để xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo trong bán lẻ (Retail AI), và trí tuệ nhân tạo
trong tiêu dùng (Consumer AI). Chuỗi bán lẻ WinCommerce (đơn vị vận hành
WinMart/WinMart+/WIN) cùng với nền tảng công nghệ cao từ Trust IQ Pte. Ltd. sẽ hợp
tác với các đối tác tài chính trong nước đẩy mạnh mở mới thẻ tín dụng, hướng tới mục
tiêu phổ cập tín dụng cho người dân Việt Nam.

2.1.3. Theo hình thức đầu tư


2.1.3.1. Xét theo mục đích đầu tư

Đầu tư theo chiều ngang (HI)

● Doanh nghiệp mở rộng sang thị trường nước ngoài đối với loại sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh ở nước ngoài, do chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kĩ
năng quản lí,...) trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
● Viettel lựa chọn đầu tư dịch vụ viễn thông di động và Internet băng thông rộng
vào Lào và Campuchia, bởi đây là hai lĩnh vực đang phát triển nhanh, có nhu cầu
rất lớn, và cũng là thế mạnh của Viettel, ưu thế có thể kể đến: có tầm nhìn dài
hạn, công nghệ hiện đại giá thành tốt cạnh tranh được với doanh nghiệp nước
bạn.
10
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Đầu tư theo chiều dọc (VI)

● Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nguyên liệu tự
nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào giá rẻ (lao động, đất đai,...) đây là các lợi
thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại sản
phẩm trong phân công lao động quốc tế.
● Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí ở Algeria, với
tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD
doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án. 

2.1.3.2. Xét về tính chất sở hữu

Hình thức doanh nghiệp liên doanh

● Tháng 8/2021, Vinamilk đã công bố đối tác liên doanh tại Philippines và chính
thức ra mắt thương hiệu chung tại thị trường này là Del Monte-Vinamilk. Đây là
liên doanh với giá trị đầu tư ban đầu là 6 triệu đô-la Mỹ giữa Vinamilk và công ty
Del Monte Philippines, Inc. (DMPI). Tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu
người đang ngày càng tăng.

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Việt Nam

● Tháng 5/2006, Viettel đầu tư 100% vốn thành lập Viettel Cambodia. Đây là dự án
đầu tư ra nước đầu tiên của Viettel. Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị
trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư
vào Campuchia là dịch vụ VoIP, đây là dịch vụ vẫn còn độc quyền ở đất nước này

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

11
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Hình thức đầu tư Tỷ lệ % về số dự án Tỷ lệ % về số vốn đầu tư

100% vốn Việt Nam 74,9% 64,65%

BCC 2,0% 1,26%

BOT 0,1% 2,21%

Hợp doanh 0,4% 0,01%

Liên doanh 21,4% 37,44%

Mua lại cổ phần 0,9% 4,35%

Mua lại 0,4% 0,09%

Tổng 100% 100%

Bảng 2. Hình thức đầu tư trong các dự án OFDI của Việt Nam (tính đến 2016)

Nhận xét:

Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn Việt Nam
bởi so với các hình thức đầu tư khác, thành lập công ty 100% vốn Việt Nam là hình thức
đầu tư mang tính bền vững, lâu dài và có tổ chức, mức vốn sở hữu chiếm tuyệt đối, doanh
nghiệp sẽ nắm toàn quyền trong việc chi phối hoạt động kinh doanh, quản lý vận hành,
chủ động thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách tối ưu. 

Bên cạnh đó, hình thức liên doanh cũng được các doanh nghiệp Việt Nam khá ưa
chuộng khi có thể tận dụng ưu thế về kĩ thuật, có thêm kiến thức chuyên môn về các thị
trường địa phương, thâm nhập vào các kênh phân phối cần thiết, giảm căng thẳng chính
trị cũng như nâng cao khả năng chấp nhận của địa phương/quốc gia đối với công ty. 

2.1.4. Theo quốc gia

Số quốc gia Tổng số vốn đầu tư


Năm Quốc gia nhận đầu tư
nhận đầu tư ( triệu USD)

2018 38 Lào 81,5

12
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Australia 55,5

Hoa Kì 52,9

Australia 154,6
2019 32
Hoa kì 93,4

Lào 181,3
2020 29
Australia 101,8

Hoa Kì 307,3
2021 26
Singapore 141,7

Singapore 79,5
2022 27
Lào 70

2023 Singapore 105,5


(tính đến 10
2/2023) Israel 5

Bảng 3. Những quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam (tính từ 2018
đến 2/2023)

Năm 2021: Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm
2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. Đứng thứ hai là
Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020.
Tiếp theo lần lượt là Campuchia, Israel, Canada, Lào, Đức với vốn đầu tư tương ứng đạt
lần lượt là: 89,4 triệu USD; 71,6 triệu USD; 57,6 triệu USD; 48,6 triệu USD; 33,5 triệu
USD.

Năm 2022: Có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 11 tháng
năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 20 dự án đầu tư mới và 03 dự án điều chỉnh vốn,
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ

13
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

hai là Lào với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo
lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan,…

Năm 2023: Trong hai tháng đầu năm 2023 có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận
đầu tư của Việt Nam, trong đó: Singapore là nước dẫn đầu với 105,5 triệu USD, chiếm
91,7% tổng vốn đầu tư; Israel 5 triệu USD, chiếm 4,3%; Thái Lan 1,6 triệu USD, chiếm
1,4%; Lào 940,4 nghìn USD, chiếm 0,8%; Hoa Kỳ 800 nghìn USD, chiếm 0,7%.

Lũy kế đến 20/11/2022, Việt Nam đã có 1.604 dự án OFDI còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư Việt Nam trên 21,68 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có
vốn nhà nước, với tổng vốn OFDI gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư cả
nước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng
(32,1%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam
nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,6); Venezuela (8,4%);…

Nhận xét:

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đầu tư vào các quốc gia đang phát triển
mà đã tự tin đã mở rộng sang các quốc gia phát triển. Tháng 7/2021, Tập đoàn Vingroup
đã có những động thái chính thức hoạt động tại Bắc Mỹ và châu Âu, chuẩn bị cho việc ra
mắt thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng ô tô điện thông
minh toàn cầu.

Doanh nghiệp không còn tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn được đánh
giá là Việt Nam có trình độ phát triển hơn tốt hơn như Lào, Campuchia, Myanmar mà gần
đây đã bắt đầu bước sang những lĩnh vực đòi hỏi về năng lực công nghệ sáng tạo cao hơn
và ở những quốc gia phát triển như Singapore, Mỹ, châu Âu. Sự chuyển biến trong hoạt
động OFDI gần đây phản ánh rất rõ thương hiệu và năng lực của doanh nghiệp Việt đã tốt
hơn. Thậm chí một số doanh nghiệp và thương hiệu có khát vọng và tầm chơi toàn cầu
hơn. Việc đầu tư sang các nước phát triển sẽ giúp Việt Nam có cơ hội học hỏi công nghệ,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

14
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn như: trình độ quản lý, nguồn
nhân lực chất lượng cao được phái cử sang các nước của doanh nghiệp Việt Nam còn
mỏng hoặc thấp hơn mặt bằng chung của các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Pháp, Đức,
Hà Lan. Độ nhận diện về thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam
còn thấp tại một số thị trường mà Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn các rủi ro về
biến động kinh tế, văn hoá, chính trị, sự thay đổi chính sách thu hút đầu tư của các nước.

2.2. Hệ thống pháp luật và chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam

Đến hết năm 2021, có 62 dự án đầu tư ra nước ngoài của 14 doanh nghiệp đã phát
sinh thu hồi vốn đầu tư, với tổng số vốn đã thu hồi lũy kế là 3,64 tỷ USD, trong đó bao
gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1,74 tỷ USD.

Năm 2022, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và
điều chỉnh đạt gần 534 triệu USD. Trong đó, có 109 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 426,6 triệu USD, số dự án tăng 78,7% so với cùng kỳ
năm ngoái và số vốn tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái; 26 dự án điều chỉnh vốn (tăng
18,2%), tổng vốn đầu tư tăng gần 107,4 triệu USD (giảm 776 triệu USD vào năm 2021).

15
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Biểu đồ 1. Đầu tư ra nước ngoài qua các năm (triệu USD)

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vào 14 ngành nghề. Trong đó, dẫn đầu là
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với với tổng vốn đăng ký gần 251,9 triệu USD,
chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký ra nước ngoài. Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất
động sản với tổng vốn đầu tư hơn 76,8 triệu USD, chiếm 14,4%; tiếp đến là bán buôn, bán
lẻ; khai thác khoáng sản,…

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích thương mại cho nhà đầu
tư mà còn mang lại những mặt tích cực cho nền kinh tế - xã hội trong nước thông qua việc
mở rộng thị trường, không ngừng tiếp thị, tiếp thu công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ
nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và dự án ngay từ giai đoạn đầu phải đáp ứng
những điều kiện nhất định của pháp luật trong nước. Việt Nam đã có nhiều văn bản quy
phạm về đầu tư, bao gồm Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020, các nghị
định, quyết định, thông tư... để hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là
những quy định tiên quyết để được phép tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

2.2.1. Chính sách thuế

Luật Đầu tư năm 2020 quy định rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu
tư, cũng như các chính sách hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, bao gồm quyền được bảo vệ
pháp lý, quyền được chuyển vốn, lợi nhuận và tiền lãi ra nước ngoài,... Ngoài ra, Luật
Đầu tư năm 2020 cũng cung cấp các chính sách hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, bao gồm
chính sách thuế, chính sách về đất đai và chính sách về hỗ trợ tài chính. Ví dụ, Luật quy
định rõ ràng về chính sách thuế, bao gồm chính sách miễn, giảm thuế, hoặc ưu đãi thuế
cho các nhà đầu tư. 

Hiệp định tránh đánh thuế kép với các nhà đầu tư đến từ các nước ký kết cũng tạo
nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đầu tư ra
nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể được hưởng

16
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

ưu đãi giảm thuế hoặc miễn thuế tương ứng với các quy định trong DTAA. Các DTAA
này cũng quy định cách thức giải quyết tranh chấp thuế giữa hai quốc gia để tránh việc
các doanh nghiệp bị áp thuế hai lần hoặc không bị áp thuế tại bất kỳ quốc gia nào.

Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài được tính
theo tỷ lệ thuế suất là 22%, theo quy định tại điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2020, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài đang được hưởng. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở
nước ngoài để tái đầu tư trong một số trường hợp quy định. Trong thời hạn quy định (6
tháng) không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư
phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ
ngày hết thời hạn quy định (Điều 67, Điều 68 Luật Đầu tư 2020).

2.2.2. Sở hữu trí tuệ

Chính phủ đã thành lập Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để thực hiện công tác quản lý
và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của mình. Ngoài ra,
Chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam đăng
ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ giải quyết vấn đề thuế trong việc hoàn thuế, giảm
thiểu rủi ro pháp lý và tài chính khi làm thủ tục thuế. 

2.2.3. Tài trợ vốn

Việt Nam cũng có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài và đóng góp vào sự phát
triển kinh tế đất nước như: Chính phủ Việt Nam có chính sách tài trợ vốn cho các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua các nguồn vốn phát triển đầu tư của
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Thời hạn cho vay do tổ
chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, khả
năng cung ứng vốn trung, dài hạn của tổ chức tín dụng, thời hạn đầu tư của dự án, thời
gian còn lại của Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc
17
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

các giấy tờ có giá trị tương đương khác (Thông tư 36/2018/TT-NHNN về hoạt động cho
vay để đầu tư ra nước ngoài).

2.3. Đánh giá và nhận xét


2.3.1. Nhận xét về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam

Tập trung và phát triển thế mạnh vào các lĩnh vực Nông Lâm Thuỷ sản, tài chính
ngân hàng hay lĩnh vực buôn bán lẻ. Trong các năm từ 2018 đến đầu năm 2023 các lĩnh
vực ngành nghề Nông Lâm Thuỷ Sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ bán lẻ đều chiếm
phần trăm lớn trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của cả nước. Đến năm 2019, lĩnh vực
hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đã vươn lên đứng thứ 3 trong tổng vốn đầu tư
nước ngoài của cả nước (13,8%), điều này cho thấy Việt Nam đã bắt đầu theo đuổi các
lĩnh vực mới, các hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ. Và qua các năm tiếp theo
cho thấy Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm và tiến bộ hơn, bắt đầu chớp lấy thời
cơ và đi theo xu thế phát triển của thế giới. 

Các nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư sang nước ngoài đa phần lựa chọn hình thức
100% vốn đầu tư nước ngoài bởi những lợi ích mà hình thức đầu tư này mang lại, đặc biệt
là sự tự do trong hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư.

Việt Nam đã mở rộng thị trường không chỉ ở các nước đang phát triển mà kể cả các
nước phát triển như Mỹ, Singapore,… thậm chí lấn sân sang các lĩnh vực công nghệ kỹ
thuật cao ở các quốc gia này cho thấy khát vọng vươn tầm thế giới của các doanh nghiệp
Việt Nam. Xu hướng đầu tư này có nhiều rủi ro nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích như
tạo điều kiện cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, học
hỏi trình độ quản lý của đối tác nước ngoài.

Kết quả đạt được:

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn
so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu
tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của

18
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc
biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.

2.3.2. Nhận xét về hệ thống pháp luật và chính sách của Việt Nam về OFDI

Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm về đầu tư, bao gồm Luật Đầu tư năm 2020,
Luật Doanh nghiệp năm 2020, các nghị định, quyết định, thông tư... để hỗ trợ cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Đó là những quy định tiên quyết để được phép tiến hành đầu
tư ra nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động thông qua
các hoạt động đầu tư ra nước ngoài và đã đạt được những thành công nhất định trong các
lĩnh vực khai khoáng, sản xuất năng lượng, sản xuất nông nghiệp… Luật đầu tư 2020 với
các quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, và cũng đã đề cập đến
các chính sách hỗ trợ đầu tư. Hiệp định tránh đánh thuế kép với các nhà đầu tư cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài để tránh việc doanh
nghiệp bị đánh thuế hai lần. Các công tác liên quan đến quản lý và bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ cũng được chú trọng, góp phần đảm bảo tính ổn định, độc quyền của sản phẩm,
thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:

Các chính sách, cơ chế hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn
chưa đồng bộ và chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan; Chưa ban hành danh
mục ngành nghề, địa bàn trọng điểm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và các chính sách
tài chính hỗ trợ cụ thể đối với lĩnh vực và địa bàn trọng điểm. Sản phẩm tín dụng chính
sách còn đơn điệu.

Không áp dụng khấu trừ số thuế thu nhập cá nhân đã nộp cho các cá nhân thực hiện
dự án đầu tư tại nước ngoài hoặc làm việc cho các dự án đầu tư tại nước ngoài mà quốc
gia này chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Ngoài ra theo điều 67 và
68 Luật Đầu tư 2020, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư ra nước ngoài nếu không được tái
đầu tư tại quốc gia đó thông qua việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước
ngoài sẽ phải được chuyển về nước trong vòng 6 tháng sau ngày quyết toán thuế (thêm 12
tháng nếu có thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư), chính sách này
19
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

giúp hạn chế thất thoát tiền ra nước ngoài trừ mục đích đầu tư, tăng nguồn thu ngoại tệ
nhưng làm mất sự tự do cho các chủ doanh nghiệp đối với chính thu nhập của mình.

Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi tài khoản và tiến độ chuyển ngoại tệ để thực hiện
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam mặc dù đã có nhiều
cải tiến, nhưng vẫn chưa thỏa mãn nhà đầu tư do hồ sơ, thủ tục hành chính; Việc bán
ngoại tệ, cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vẫn đặt
dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước, làm giảm tính chủ động và tự chịu
trách nhiệm của ngân hàng thư. Các hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, khảo
sát thị trường kết nối đầu tư còn ít, chưa được quan tâm đúng mức; các tài liệu hướng dẫn,
giới thiệu cơ hội đầu tư còn ít, chưa cập nhật.

Hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư mới chỉ đạt trọng tâm vào nội dung khảo sát, tìm
kiếm cơ hội đầu tư, mà chưa chú trọng đến hoạt động hỗ trợ đối với các dự án đã và đang
triển khai ở nước ngoài.

Mục tiêu của chính phủ nước ta hiện nay luôn là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm
hiểu cơ chế, chính sách đầu tư ở một số địa bàn cụ thể, tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư
kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm quản lý đối với đầu tư ra nước ngoài
trong từng thời kỳ, mục tiêu của việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài cũng có sự thay đổi
dẫn tới các chính sách hỗ trợ cũng có phần khác nhau. Phần lớn chính sách ưu đãi sẽ thiên
về cung cấp thông tin, định hướng như đưa ra các hội nghị xúc tiến, hợp tác đầu tư song
phương, hội thảo để giới thiệu môi trường đầu tư tại các nước. Ngoài ra nhà nước còn tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình
đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo lãnh vay vốn đối với các
dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

20
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

21
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM TRONG

VIỆC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

3.1. Đề xuất giải pháp


3.1.1. Từ phía chính phủ

Thứ nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách đào tạo và phát
triển các kiến thức, kỹ năng của nhà đầu tư. Chính phủ có thể đầu tư vào các chương trình
đào tạo và nghiên cứu phát triển để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao trình độ kỹ
thuật, tăng cường sáng tạo, củng cố sản phẩm hiện thời và không ngừng phát triển sản
phẩm mới. Bên cạnh đó cũng không quên khuyến khích các nhà đầu tư nâng cao năng lực
khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực bên trong lẫn bên ngoài và xây dựng,củng cố
các tập đoàn kinh tế thật vững chắc. Qua đó, chính phủ có thể định hướng doanh nghiệp
tập trung phát triển vào những ngành nghề Việt Nam có thế mạnh, tránh dàn trải kém hiệu
quả là điều ưu tiên.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách đầu tư. Các quy định, chính sách
phải được ban hành một cách rõ ràng, dễ hiểu nhằm đảm bảo sự thuận tiện để tiến hành
các hoạt động nghiên cứu, đầu tư của các doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó
nên có thêm những điều khoản để bảo hộ lợi ích và hạn chế rủi ro đồng thời tạo niềm tin
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một dự án được sự chấp thuận chủ trương đầu tư nước
ngoài, từ chính phủ phải có số vốn hơn 400 tỷ đồng và từ phía quốc hội là hơn 20.000 tỷ
đồng (Điều 56, luật đầu tư, 2020) Đây là một con số khá lớn đối với các doanh nghiệp lớn
và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ (tổng số vốn OFDI của Việt Nam năm 2022 là 534
triệu USD nhỏ hơn nhiều so với con số 20.000 tỷ đồng). Vì thế nhà nước có thể cân nhắc
điều chỉnh để khuyến khích hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, tăng thêm số lượng
và khả năng thực hiện từ nhà đầu tư Việt Nam.

Thứ ba, khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài bằng cách chính sách ưu đãi
cho các nhà đầu tư trong nước trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:

22
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

● Về chính sách thuế: Chính phủ có thể giảm thêm thuế đối với doanh nghiệp thực
hiện việc đầu tư ra nước ngoài bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất
khẩu,... Và khuyến khích các doanh nghiệp tái sử dụng lợi nhuận để thực hiện
tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư. Ngoài ra, đối với việc nghiên cứu, phân tích
để phục vụ mục đích đầu tư quốc tế từ doanh nghiệp, nhà nước có thể hỗ trợ
giảm một số loại thuế khác như thuế nhập khẩu, thuế GTGT,... 
● Về chính sách ngoại hối: Thị trường ngoại hối trong năm 2022 có nhiều biến
động do chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine làm cho lạm phát thế
giới tăng lên, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ lan rộng. Vì vậy tỷ giá
USD/VND tăng khoảng 2,95% (từ ngày 20/12/2021 đến ngày 23/12/2022) khiến
cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi và mua bán ngoại
tệ. Chính phủ nên đưa ra các chính sách hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ trong
nước, quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn vay nước ngoài để phục hồi và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ về tỷ
giá ngoại hối cho doanh nghiệp sẽ là những điều kiện thuận lợi cho để bắt đầu
hoặc duy trì hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế biến động
về tỷ giá ngoại hối.

Thứ tư, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với nhiều nước. Mở rộng thị trường là điều
vô cùng cần thiết cho các nhà đầu tư để có được những sự lựa chọn phù hợp cho chính
doanh nghiệp của mình. Những năm gần đây, danh mục đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam
vẫn còn nhỏ hẹp, thường tập trung vào các nước như Lào, Singapore, Mỹ trong khi đó vẫn
còn nhiều thị trường tiềm năng lớn như Trung Quốc, Canada, Mexico, EU,… Mà chúng ta
còn hạn chế cách tiếp cận thị trường. Để làm được điều này, chính phủ cần tích cực tham
gia ký kết các hiệp định đầu tư đa, song phương, đàm phán ký kết, nâng cao hiệu quả triển
khai của các hiệp định để hỗ trợ các nhà đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn có thể thỏa
thuận để đưa ra các chính sách bảo hộ đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam để giảm thiểu
rủi ro trên thị trường quốc tế.

 Thứ năm, mở rộng hình thức cung cấp vốn, vay vốn các hoạt động hỗ trợ tài chính
cho các doanh nghiệp trong nước. Nguồn vốn luôn là một vấn đề lớn đối với doanh
23
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

nghiệp trong việc đầu tư, nhất là vấn đề đầu tư ra nước ngoài. Khi đó, các doanh nghiệp
cần nhiều vốn và tài sản để triển khai, thực hiện các dự án. Việc thành lập các quỹ tiền tệ
hay các ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp từ chính phủ là một thúc đẩy lớn nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư nước ngoài.

Tổng kết lại, ta thấy sự khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ từ chính phủ là điều kiện
quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế. Thông
qua các chính sách rõ ràng, những mục tiêu cụ thể gắn liền với định hướng quản lý đầu tư
nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước có thể nâng cao việc quảng bá các thương hiệu của 
doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế bằng những chương trình quảng bá sản
phẩm mang thương hiệu Việt, tập trung vào các sản phẩm giữ thế mạnh, khuyến khích mở
rộng thị trường ra nhiều nước. Sự hỗ trợ từ chính phủ chính là tiền đề để doanh nghiệp
Việt Nam có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới.

3.1.2. Từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, nghiên cứu về thị trường đích. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng
về nơi mà họ quan tâm và đang có ý định đầu tư, bao gồm pháp luật, văn hóa và ngôn
ngữ, thị trường tiêu thụ và các yếu tố cạnh tranh. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần một chiến
lược cụ thể, hợp lý nhằm tăng cường cơ hội đầu tư cùng với khả năng cạnh tranh của họ
trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, tích cực tìm kiếm những khoản vay, hỗ trợ tài chính cần thiết cho việc đầu
tư. Việc tìm kiếm các nguồn tài chính đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng khi
thực hiện ý đồ đầu tư của mình. Vậy nên doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm các
khoản vay, hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hay các tổ chức tài chính để giảm thiểu các
rủi ro về tài chính và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, học hỏi trau dồi thêm kiến thức về vấn đề đầu tư bằng các tham gia có hội
thảo thương mại thế giới nhằm tìm kiếm cơ hội mới và mở rộng tầm nhìn cho doanh
nghiệp. Thông qua đó học hỏi thêm từ những nhà đầu tư toàn cầu sẽ tăng khả năng đưa ra
các quyết định hợp lý và chính xác hơn từ những kinh nghiệm và trải nghiệm của các nhà
đầu tư quốc tế.
24
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Kết lại, các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
là một thách thức lớn và nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đồng thời với đó là lợi nhuận và các mục
đích quốc tế mang lại là vô cùng lớn. Vậy nên, quan trọng nhất trong việc quyết định đầu
tư vẫn là từ phía các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chủ động trong việc tìm kiếm các
thị trường đầu tư thích hợp để phát triển cùng với đó tìm kiếm lợi ích của mình. Nhưng họ
không được chủ quan trong vấn đề này, cần phải có những kế hoạch chi tiết, những giải
pháp cụ thể cho các quyết định đầu tư để phù hợp với doanh nghiệp, tìm hiểu chính sách
mới nhất về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia đích. đánh giá cẩn thận về các
rủi ro tiềm ẩn,... 

3.2. Triển vọng phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam

Nhìn chung, hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đang
có quy mô nhỏ hơn nhiều so với số vốn đã thu hút được từ các nhà đầu tư quốc tế. Tuy
nhiên, với việc Việt Nam đã đang tích cực tham gia các hiệp định song phương và đa
phương, mở rộng quan hệ quốc tế như CPTPP hay EVFTA,... thông qua những hiệp định
này đã làm cho rào cản đầu tư được cải thiện đáng kể. Sản phẩm mang thương hiệu Việt
Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy được việc chúng ta dần tạo được chỗ đứng
trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, những năm gần đây với những chính sách, quy định
được ban hành trong các bộ luật như luật đầu tư (2020) và luật doanh nghiệp (2020) đã
làm rõ ý định của chính phủ về việc hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư. Những chính
sách này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cho thấy sự quan tâm sâu sắc của
nhà nước về vấn đề này. Ngoài ra, tính lũy kế đến ngày 20/02/2023, cả nước có 36.611 dự
án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 442,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự
án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 276,5 tỷ USD, bằng gần 62,5% tổng vốn đầu tư đăng
ký còn hiệu lực. Điều đó cho đang thấy được rằng triển vọng đầu tư ra nước ngoài từ các
nhà đầu tư Việt Nam là vô cùng lớn và với sự hỗ trợ của chính phủ những năm tiếp theo
hoạt động đầu tư vào thị trường nước ngoài sẽ vô cùng sôi nổi và hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư Việt Nam. 

25
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

26
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

KẾT LUẬN

Có thể thấy, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam đang trên đà phát triển và nhận được sự quan tâm rất lớn trong giai đoạn toàn cầu
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian này tập
trung nguồn lực chủ yếu cho đầu tư trực tiếp sang nước ngoài với kế hoạch đầu tư, mục
tiêu, chiến lược rõ ràng, cụ thể.   

Doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực trong việc mở
rộng quy mô một số dự án. Chúng ta cũng có thể kết luận rằng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là một hình thức đầu tư có tiềm năng vô cùng lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam,
mặc dù vẫn còn tồn tại một vài hạn chế, khó khăn nhất định. Qua quá trình phân tích và
nhận xét, nhóm cũng đã đề xuất được một số giải pháp khắc phục (đặc biệt là từ chính
phủ) nhằm mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể “cọ xát” và thúc đẩy cạnh tranh
lành mạnh, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng vị thế trên thị trường quốc tế đồng
thời cũng cần đến sự nỗ lực của các bên trong việc mở rộng và phát triển đầu tư trực tiếp
nước ngoài.

27
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đào Hoàng Tuấn. (2022). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và cán cân thu nhập
nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Malaysia [ONLINE]
Available at:
https://tapchinganhang.gov.vn/dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-ngoai-va-can-can-thu-nhap-n
hin-tu-kinh-nghiem-cua-nhat-ban-va-malaysia.htm
[Accessed 8 March 2023]
2. ACC Group. OFDI nghĩa là gì? Tác động đối với sự phát triển của doanh nghiệp
[ONLINE] Available at: https://accgroup.vn/ofdi-nghia-la-gi/
3. Artnet.unescap.org. OFDI and National Development Strategies [ONLINE]
Available at: https://artnet.unescap.org/ofdi/ofdi-and-national-development-strategies
4. Markettimes. (2023). Vốn Việt nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh do tập đoàn
của một tỷ phú đầu tư vào công ty công nghệ Singapore [ONLINE]
Available at:
https://markettimes.vn/von-viet-nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-tang-manh-do-tap-doan-cu
a-mot-ty-phu-dau-tu-vao-cong-ty-cong-nghe-singapore-18127.html
[Accessed 8 March 2023]
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2018). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2018 [ONLINE]
Available at: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=41920&idcm=208
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019). Thu hút FDI năm 2019 đạt 38,02 tỷ USD
[ONLINE]
Available at: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=44949&idcm=188
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2020). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2020 [ONLINE]
Available at: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48566&idcm=208
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2022). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
tháng năm 2022 [ONLINE]
Available at: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=56150
28
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2023). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 02
tháng đầu năm 2023 [ONLINE]
Available at: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=56875&idcm=208
10. Nhandan.vn. (2021). Doanh nghiệp Việt tăng vốn đầu tư ra nước ngoài [ONLINE]
Available at:
https://backan.gov.vn/pages/doanh-nghiep-viet-tang-von-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-c943.a
spx
[Accessed 8 March 2023]
11. TTXVN/Vietnam+. (2023). Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt gần 534 triệu USD
trong năm 2022 [ONLINE]
Available at:
https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-dat-gan-534-trieu-usd-tro
ng-nam-2022/839349.vnp
[Accessed 8 March 2023]
12. Lê Ngọc Anh, Tạp chí Khoa học. (2020). Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật
về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài [ONLINE] Available at:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/289188/CVv513S68202003
3.pdf
[Accessed 8 March 2023]
13. Lương Bằng. (2021). Đầu tư ra nước ngoài: Doanh thu tăng mạnh, chuyển về
nước 1,74 tỷ USD lợi nhuận [ONLINE]
Available at:
https://vietnamnet.vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai-doanh-thu-tang-manh-nhung-con-44-du-a
n-lo-1-3-ty-usd-2069806.html
[Accessed 8 March 2023]
14. Nguyễn Vân, Thời báo Tài chính. (2021). Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ
nhãn hiệu sản phẩm [ONLINE]

29
Bài tiểu luận môn Đầu tư quốc tế PHẦN NỘI DUNG

Available at:
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ho-tro-doanh-nghiep-xay-dung-va-bao-ho-nhan-hie
u-san-pham-97843.html
[Accessed 8 March 2023]
15. Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2020).
Available at:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-Q
H14-427301.aspx
16. Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp (2020).
Available at:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Van-ban-hop-nhat-14-VBHN-VP
QH-2020-Luat-Thue-thu-nhap-doanh-nghiep-457565.aspx
17. Luật Đầu tư (2020).
Available at:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Dau-tu-so-61-2020-QH14-32
1051.aspx
18. Chiakhoaphapluat.vn. Thông tư 36/2018/TT-NHNN về hoạt động cho vay để đầu
tư ra nước ngoài [ONLINE]
Available at: https://chiakhoaphapluat.vn/thong-tu-36-2018-tt-nhnn/
[Accessed 8 March 2023]
19. ThS. Đào Xuân Tuấn, Tạp chí Ngân hàng. (2023). Tăng cường công tác quản lý
ngoại hối để ổn định thị trường ngoại tệ và vàng trong năm 2022 và định hướng
năm 2023 [ONLINE]
Available at:
https://tapchinganhang.gov.vn/trong-giai-doan-tu-dau-nam-2022-den-nay-tinh-hinh-ki
nh-te.htm
[Accessed 8 March 2023]

30

You might also like