You are on page 1of 15

Lịch sử việc giải phương trình đại số và Lý

thuyết Galois

Đào Phương Bắc

Ngày 10 tháng 12 năm 2021

1 Lịch sử

1. Công thức giải phương trình bậc ba X 3 − pX = q được S.


Ferro tìm ra vào đầu thế kỷ 16, Cardano công bố công thức
này vào năm 1545. Quãng 1546, Ferrari (một học trò của
Cardano) đã tìm ra công thức giải phương trình bậc bốn.
2. Năm 1826, N. H. Abel chứng minh không tồn tại một công
thức tổng quát bằng căn thức giải các phương trình bậc từ 5
trở lên. Ít lâu sau, năm 1832, E. Galois đã đưa ra tiêu chuẩn
cho tính giải được bằng căn thức của tất cả các phương trình
đa thức (tương đương với việc nhóm Galois của các phương
trình đó là nhóm giải được).
3. Cụ thể hơn, kết luận nói rằng phương trình từ bậc 5 trở lên
không có công thức nghiệm kiểu “trừ b cộng trừ căn delta
trên hai a” đã thu được trước đó bởi N. H. Abel trong một
bài báo in ở số đầu tiên của tạp chí Crelle’s Journal (Journal
fur die reine und angewandte Mathematik) năm 1826. Đây
cũng là tạp chí đầu tiên của Toán, các bài báo Toán trước
đó thường in ở Thông báo của Viện Hàn Lâm.

1
4. E. Galois đi xa hơn kết luận của N. H. Abel bằng việc chứng
minh hai định lý:
(a) Một phương trình đa thức là giải được bằng căn thức
khi và chỉ khi nhóm Galois tương ứng cũng giải được
(khai sinh lý thuyết về các mở rộng trường).
(b) Mọi nhóm thay phiên An với n lớn hơn hay bằng 5 đều
là nhóm đơn (khai sinh lý thuyết nhóm, đặc biệt là phần
nhóm đơn hữu hạn). Nói riêng nhóm đối xứng Sn (n lớn
hơn hay bằng 5) không giải được, từ đó dùng định lý
trước cùng với việc chọn đa thức thích hợp rút ra kết
luận của N. H. Abel.
5. Tuy nhiên khoảng 15 năm sau (1846) J. Liouville mới thu
thập công trình của E. Galois và giảng một chuyên đề, người
nghe có C. Hermite. Sau đó C. Hermite cũng bắt đầu quan
tâm đến lý thuyết này. Nhưng phải đến khi Camille Jordan
viết lại một cách chính xác, hoàn chỉnh công việc của E.
Galois trong quyển sách nổi tiếng “Traite des substitutions
et des equations algebraique” năm 1876 thì Lý thuyết Galois
mới chính thức được ghi nhận (hơn 40 năm sau khi E. Galois
mất).
6. Một lưu ý nữa là có 3 người khác nhau mang họ Jordan.
Đầu tiên là Wilhelm Jordan (1842-1899) người Đức được
đặt tên cho thuật toán khử Gauss-Jordan giải hệ phương
trình tuyến tính. Người thứ hai Pascua Jordan (1922-1980)
là một nhà Vật lý người Đức, có tên đặt cho đại số Jordan
(một loại đại số không kết hợp). Người thứ ba chắc nổi
tiếng nhất là Camille Jordan (1838-1922) người Pháp. Tên
ông được đặt cho dạng chuẩn Jordan của ma trận, định lý
Jordan-Holder, và ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu

2
một cách có hệ thống các nhóm đơn hữu hạn kiểu Lie (kiểu
ma trận).

2 Định lý cơ bản của Lý thuyết Galois

Định nghĩa 2.1. Ta nói K/F là một mở rộng chuẩn tắc nếu
K là trường phân rã của một đa thức f (x) ∈ F [X] nào đó.
Định lý 2.2. Cho F ⊆ E ⊆ K ⊆ F , trong đó K/F là một mở
rộng chuẩn tắc, F là bao đóng đại số của F . Thế thì:
(a) Mọi tự đẳng cấu σ ∈ AutF (F ) đều gửi K vào chính nó,
và do đó nó cũng là một tự đẳng cấu của K trên F .
(b) Mọi đa thức bất khả quy trên F có một nghiệm nào đó
trong K thì tất cả các nghiệm đều thuộc K.
(c) K/E cũng là một mở rộng chuẩn tắc.
Định nghĩa 2.3. Ta nói α là một nghiệm bội m của f (x) nếu
f (X) = (X − α)mg(X), trong đó g(α) ≠ 0. Nếu m = 1, thì ta
nói α là một nghiệm đơn. Ta nói α ∈ K là một phần tử tách
được trên F ⊆ K nếu α là một nghiệm đơn của Irr(α, F, X). Ta
nói K/F là tách nếu mọi phần tử α ∈ K đều tách được trên F .

Định lý 2.4. (xem [1, Theorem 7.3.2]) Mọi mở rộng của một
trường đặc số 0 đều là tách được.

3
Định lý 2.5. (xem [1, Theorem 7.3.3]) Nếu K/F là một
mở rộng tách được thì số tự đẳng cấu của K cố định F
(AutF (K)) là [K ∶ F ].

Định lý 2.6. (Định lý phần tử nguyên thủy, xem [1, Theorem


7.3.4]) Nếu K/F là tách và hữu hạn, thì K/F là một mở rộng
đơn nghĩa là tồn tại một phần tử α ∈ K sao cho K = F (α).

Định nghĩa 2.7. Một mở rộng Galois là một mở rộng chuẩn


tắc, hữu hạn, tách được, hay nói cách khác nó là một mở rộng
phân rã, tách được, hữu hạn.
Nhận xét 2.8. Nếu char.F = 0 thì ta chỉ cần giả sử K/F là
một mở rộng phân rã hữu hạn.

Định nghĩa 2.9. Cho K/F là một mở rộng Galois. Thế thì
nhóm các tự đẳng cấu của K giữ nguyên F được gọi là nhóm
4
Galois của K trên F , ký hiệu là Gal(K/F ). Với H ≤ Gal(K/F )
là một nhóm con, ta đặt K H là trường các phần tử của K cố
định bởi H.
Do đó ta có
Bổ đề 2.10. (xem [1, Lemma 7.4.1]) Ta có ∣Gal(K/F )∣ = [K ∶
F ].

Bổ đề 2.11. (xem [1, Lemma 7.4.2]) Giả sử F ⊆ E ⊆ K. Thế


thì:
(a) K là Galois trên E và Gal (K/E) ≤ Gal (K/F ).
(b) Nếu H ≤ Gal(K/F ), thì E = K H là một trường trung
gian và Gal (K/E) = H.

Bổ đề 2.12. (xem [1, Lemma 7.4.2]) Giả sử F ⊆ E ⊆ K với


K/F Galois. Thế thì:
(a) K là Galois trên E và Gal (K/E) ≤ Gal(K/F ).
(b) Nếu H ≤ Gal(K/F ), thì E = K H là một trường trung
gian và Gal (K/E) = H.

5
Hệ quả 2.13. (xem [1, Corollary 7.4.1]) Ánh xạ τ ∶ H → K H
từ nhóm con H của Gal (K/F ) đến trường trung gian K H
của K và F là một song ánh.

Bổ đề 2.14. (xem [1, Lemma 7.4.3.]) Giả sử F ⊆ E ⊆ K và


K/F là Galois, E = K H . Thế thì E/F là Galois khi và chỉ
khi H ⊴ Gal (K/F ). Khi đó:
Gal (E/F ) ≅ G/H = Gal (K/F ) /Gal (K/E) .

Định lý 2.15. (Định lý Artin, xem [1, Theorem 7.4.1]) Cho


K là một trường, G là một nhóm hữu hạn các tự đẳng cấu
của K và ∣G∣ = n, F ∶= K G. Thế thì K/F là một mở rộng
Galois với nhóm Galois chính bằng G.

Định nghĩa 2.16. Cho f (x) ∈ F [x] là một đa thức bất khả
quy trên F , K là trường phân rã tương ứng. Khi đó K/F là
6
Galois và nhóm Galois Gal (K/F ) được gọi là nhóm Galois của
đa thức f .

Nhận xét 2.17. Với α ∈ K, σ ∈ Gal (K/F ), khi đó σ ánh xạ


α vào các nghiệm của Irr(α, F, x).

Bổ đề 2.18. (xem [1, Lemma 7.4.4]) Nếu K/F là Galois,


[K ∶ F ] = n, thì Gal (K/F ) là một nhóm con của Sn.

Ý chứng minh. Mở rộng K = F (α) trong đó α là nghiệm của


một đa thức bất khả quy f (X) có bậc n:
f (X) = (X − α1)(X − α2)⋯(X − αn),
trong đó α1 = α. Mỗi tương ứng α ↦ αi với i = 1, n cho một phần
tử của nhóm Galois Gal(K/F ). Do đó nhóm Galois Gal(K/F )
cũng gồm n phần tử. Mặt khác với mỗi σ ∈ Gal(K/F ) ta có
σ(αi) = αj , hay σ hoán vị các phần tử của tập hợp
{α1, . . . , αn}.
Từ đó suy ra Gal(K/F ) ≤ Sn.

7
Ví dụ 2.19. (xem [1, Example 7.4.1]) Cho K là trường phân
rã của X 4 + 1 trên Q. Khi đó nhóm Galois của X 4 + 1 (nhóm
Galois của K/Q) bằng Z/2 × Z/2.
Thật vậy ta có
x4 + 1 = (x2 + i)(x2 − i).
Phương trình có 4 nghiệm phức là
⎧ 1+i



⎪ ω1 = √
2
= i,



⎪ 1−i
⎪ω2 = √2 = ω1,




⎪ ω3 = −1+i
√ = iω1 ,
2





⎪ ω3 = −1−i
√ = ω3 .
⎩ 2

Do đó ω1 là căn nguyên thủy bậc 8 của 1 và


ω3 = ω13, ω4 = ω15, ω2 = ω17, ω18 = 1.

Do đó ω1 là phần tử nguyên thủy của K/Q và



⎪Irr(ω1, Q) = X 4 + 1,


⎩K = Q(ω1).


Do đó [K ∶ Q] = 4.
Tính nhóm Galois: Cách 1:
ω1 là phần tử nguyên thủy của mở rộng K/Q, suy ra một tự
đẳng cấu thuộc Gal(K/Q) hoàn toàn được xác định bởi σ(ω1).
Do đó nhóm Galois có 4 phần tử ứng với 4 khả năng của σ(ω1).
• σ1(ω1) = ω1 suy ra σ1 cố định K, suy ra σ1 = idK .
• σ2(ω1) = ω2 = ω17, suy ra
σ2(ω2) = σ2(ω17) = ω149 = ω1.
8
Tương tự σ2(ω3) = ω4, σ2(ω4) = ω3.
Vậy
σ2 ∶ ω1 ↦ ω2, ω2 ↦ ω1, ω3 ↦ ω4, ω4 ↦ ω3.
• Tương tự
σ3 ∶ ω1 ↦ ω3, ω3 ↦ ω1, ω2 ↦ ω4, ω4 ↦ ω2.

• Tương tự
σ4 ∶ ω1 ↦ ω4, ω4 ↦ ω1, ω2 ↦ ω3, ω3 ↦ ω2.

Vậy nhóm Galois của đa thức X 4 + 1 bằng


G = Gal(K/Q) = ⟨σ2, σ3 ∣ σ22 = σ32 = (σ2σ3)2 = 1⟩
≅ Z/2 × Z/2.

Cách 2: Nhận thấy K = K(i, 2). Mặt khác

⎪Irr(i, Q, X) = X 2 + 1,

⎨ √
2
⎩Irr( 2, Q, X) = X − 2.


√ √
Do đó với mỗi σ ∈ Gal(K/Q), ta có σ(i) ∈ {±i}, σ( 2) = ± 2.
Từ đó ta cũng rút ra nhóm Galois có 4 phần tử:
⎧ √ √


⎪ σ1 = id ∶ i ↦ i, 2 ↦ 2,


⎪ √ √
⎪ σ
⎪ 2 ∶ i ↦ −i, 2 ↦ 2,
⎨ √ √


⎪ σ3 ∶ i ↦ i, 2 ↦ − 2,


⎪ √ √

⎪ σ
⎩ 4 ∶ i ↦ −i, 2 ↦ − 2.
Hơn nữa ta cũng thấy giữa các phần tử có quan hệ và ta thu
được nhóm Galois của đa thức X 4 + 1 bằng:
G = Gal(K/Q) = ⟨σ2, σ3 ∣ σ22 = σ32 = (σ2σ3)2 = 1⟩
≅ Z/2 × Z/2.

9
Định lý 2.20. (Định lý cơ bản của Lý thuyết Galois, xem [1,
Theorem 7.5.1]) Cho K/F là một mở rộng Galois với G =
Gal (K/F ). Với mỗi trường trung gian E của F và K, đặt
τ (E) ∶= {σ ∈ G ∣ σ cố định E}. Thế thì:
1. τ là một song ánh giữa các trường trung gian của F và
các nhóm con của G.
2. Nếu H ≤ G, E = K H thì τ (E) = H.
3. K/E Galois và Gal (K/E) = τ (E).
4. ∣G∣ = [K ∶ F ].
5. [E ∶ F ] = [G ∶ τ (E)].
6. E/F là Galois khi và chỉ khi τ (E) ⊴ G. Khi đó
Gal(E/F ) ≅ G/τ (E) ≅ Gal(K/F )/Gal(K/E).

7. Dàn các trường con của K chứa F là nghịch đảo của


dàn các nhóm con của Gal (K/F ).

10
Ví dụ 2.21. (xem [1, Example 7.5.1]) Xét trường phân rã K
của phương
√ trình của phương trình x4 + 1 trên Q. Khi đó K =
Q(i, 2), và [K ∶ Q] = 4 cùng với nhóm Galois Z/2 × Z/2. Cụ
thể hơn, nhóm Galois gồm có 4 phần tử là các tự đẳng cấu
√ √
1 ∶ i ↦ i,√ 2 ↦ √2,
σ ∶ i ↦ i, √2 ↦ −√2,
τ ∶ i ↦ −i, √2 ↦ √ 2,
στ ∶ i ↦ −i, 2 ↦ − 2.
và G = Gal(K/Q) = {1, σ, τ, στ } ≅ Z/2 × Z/2. Dựa vào Định
lý 2.20 ta mô tả tất cả các trường trung gian theo các nhóm con
của G. Các nhóm con của G gồm:
• {1}.
• H1 = {1, τ }.
• H2 = {1, στ }.
• H3 = {1, σ}.
• G.
Khi đó ta lấy các trường bất động K H tương ứng:
• L = K {1} = K.

• L = K = Q( 2).
H 1

• L = K H2 = Q(i 2).
• L = K H3 = Q(i).
• L = K G = Q.

11
Ví dụ 2.22. (xem [1, Example 7.5.3]) Xét trường phân rã K
của Q bởi đa thức X 4 − 2. Đa thức này có phân tích
4 2
√ 2

X − 2 = (X − 2)(X + 2).
1
Đặt w = 2 4 , suy ra X 2 − 2 có 4 nghiệm là:
w, iw, −w, −iw.
Do đó i = iw 4
w ∈ K, suy ra K ⊇ Q(w, i). Tuy nhiên X − 2 phân
rã trong Q nên ta có
K = Q(i, w).
Vì [Q(i, w) ∶ Q(w)] = 2, [Q(w) ∶ Q] = 4, nên [K ∶ Q] = 8, suy
ra
#Gal(K/Q) = 8.
Vì 4 nghiệm liên hợp với w (các nghiệm của X 4 − 2 = 0) là
w, iw, −w, −iw,
2 nghiệm liên hợp với i là
i, −i,
nên nhóm Galois Gal(K/Q) gồm có 8 phần tử sau:
• 1 ∶ w ↦ w, i ↦ i.
• σ ∶ w ↦ iw, i ↦ i.
• σ 2 ∶ w ↦ −w, i ↦ i.
• σ 3 ∶ w ↦ −iw, i ↦ i.
• τ ∶ w ↦ w, i ↦ −i.
• στ ∶ w ↦ iw, i ↦ −i.
• σ 2τ ∶ w ↦ −w, i ↦ −i.
12
• σ 3τ ∶ w ↦ −iw, i ↦ −i.
Ta tính quan hệ của σ và τ trong nhóm Gal(K/Q) thu được:
σ 4 = 1, τ 2 = 1, τ −1στ = σ −1 = σ 3.
Do đó nhóm Galois Gal(K/Q) là nhóm dihedral
D4 = ⟨σ, τ ∣ σ 4 = 1, τ 2 = 1, τ −1στ = σ −1 = σ 3⟩.
D4 có 10 nhóm con H, tương ứng với nó sẽ có 10 trường trung
gian nhận được bằng cách lấy trường bất động K H :

1. H1 = {id}, trường trung gian tương ứng Q(i, w).


2. H2 = {id, σ, σ 2, σ 3}, trường trung gian tương ứng Q(i).

3. H3 = {id, σ 2}, trường trung gian tương ứng Q(i, 2).
4. H4 = {id, τ }, trường trung gian tương ứng Q(w).
5. H5 = {id, στ }, trường trung gian tương ứng Q(w + iw).
6. H6 = {id, σ 2τ }, trường trung gian tương ứng Q(iw).
7. H7 = {id, σ 3τ }, trường trung gian tương ứng Q(w − iw).

8. H8 = {id, σ 2, τ, σ 2τ }, trường trung gian tương ứng Q( 2).

9. H9 = {id, σ 2, στ, σ 3τ }, trường trung gian tương ứng Q(i 2).
10. H10 = D4, trường trung gian tương ứng Q.

13
3 Ứng dụng-Chứng minh định lý cơ bản của đại số

Định lý 3.1. Mọi phương trình đại số f (x) = a0xn + a1xn−1 +


⋯ + an = 0 với a0 ≠ 0, a1, . . . , an là các số phức đều có ít nhất
một nghiệm.
Chứng minh. Giả sử K là trường phân rã của đa thức f (x)
trên C. Khi đó K/C là Galois, C/R là Galois với bậc 2. Giả sử
[K ∶ R] = 2mq, trong đó q lẻ và m ≥ 1.
Khi đó số phần tử của nhóm Galois G ∶= Gal(K/R) bằng
2mq.
Theo Định lý Sylow, tồn tại một nhóm con H của G với cấp
bằng 2m (nhóm H được gọi là một 2-nhóm con Sylow của G),
chỉ số q trong G. Theo định lý cơ bản của lý thuyết Galois, tồn
tại một trường trung gian E tương ứng với H sao cho:
[K ∶ E] = 2m, [E ∶ R] = q.
Vì E/R là tách với bậc q lẻ nên tồn tại một phần tử nguyên
thủy α ∈ E sao cho E = R[α] và đa thức bất khả quy nhận α
làm nghiệm Irr(α, R, x) có bậc bằng q lẻ.
Tuy nhiên ta biết mọi đa thức bậc lẻ đều có nghiệm thực nên
Irr(α, R, x) có bậc bằng 1, hay q = 1.
Do đó [K ∶ C] = 2m−1, hay nhóm Galois Gal(K/C) có cấp
2m−1.
Nếu K ≠ C, thì nhóm Galois này có một nhóm con cấp 2m−2
với chỉ số bằng 2 (xem [1, Lemma 7.2.4]).
Lại theo định lý cơ bản của lý thuyết Galois, tồn tại một
trường trung gian E có bậc bằng 2 trên C, tức là E = C[α] với
degIrr(α, C, X) = 2. Tuy nhiên vì mọi đa thức hệ số phức bậc
hai đều phân rã trên C nên kéo theo mâu thuẫn. Do đó ta có
điều cần chứng minh.

14
Tài liệu

[1] B. Fine, G. Rosenberger: The fundamental theorem of


algebra. Undergraduate Texts in Mathematics. Springer-
Verlag, New York, 1997. xii+208 pp. ISBN: 0-387-94657-8

15

You might also like