You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT ĐỐNG ĐA ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 10

NĂM HỌC 2014-2015 MÔN HÓA HỌC


(Thời gian 120 phút)

Câu I (6 điểm)
1) Cho hai nguyên tố X, Y trong đó:
- X có 3 lớp electron và có số electron độc thân là tối đa.
- Y có 3 lớp electron và có 7 electron lớp ngoài cùng.
a) Viết cấu hình electron của X, Y. Xác định vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn.
b) Viết công thức cấu tạo, công thức electron của phân tử XY3, XY5.
2) a) A là nguyên tố kim loại hay gặp có hóa trị không đổi và tạo được oxit có 47% khối
lượng oxi trong phân tử. Xác định khối lượng nguyên tử, tên gọi của A.
b) B là nguyên tố có tổng số hạt p, n, e trong đồng vị bền là 52. Xác định khối lượng
nguyên tử, tên gọi của B.
Câu II (4 điểm)
1) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế halogen X2 theo sơ đồ phản ứng sau:
NaX(rắn) + MnO2 + H2SO4(đặc) X2 + ..........
Phương pháp trên dùng để điều chế halogen nào?
2) So sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất HF, HCl, HBr, HI. Giải thích ngắn gọn.
3) Hãy giải thích ngắn gọn tại sao nước Giaven, clorua vôi đều có khả năng tẩy trắng, viết
phương trình phản ứng.
Câu III (4 điểm)
1) Viết phương trình phản ứng khi KI trong dung dịch bị oxi hóa bởi FeCl 3, H2SO4 đặc
(tạo SO2), Br2, O3 thành I2.
2) Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ ra chất
khử và chất oxihóa.
a) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
b) CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
Câu IV ( 6 điểm)
1) Hòa tan hết 7,74g hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dd hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4
0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được
lượng muối khan là bao nhiêu?
2) Cho một lượng dư halogen X2 tác dụng với Fe thu được 16,25gam muối. Cho lượng
muối này vào dung dịch AgNO3 dư thu được 43,05gam kết tủa. Xác định halogen X2.
3) Cho một loại khí Cl2 (có 2 đồng vị 35Cl, 37Cl) tác dụng hết với H2 rồi hòa tan sản phẩm
vào H2O được dung dịch X. Trung hòa ½ dung dịch X cần vừa đủ 125ml dung dịch
Ba(OH)2 0,088M. Mặt khác khi cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO 3
dư thu được 3,157 gam kết tủa. Tính % số nguyên tử mỗi loại đồng vị.

Cho: Na=23; Cl=35,5; Br=80; I = 127; Fe=56; Cu=64; Mg= 24; Zn=65; Al=27, Ag =108.

Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.


HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM

ĐỀ THI OLYMPIC

Môn: Hoá học 10

Câu Nội dung Điểm


Câu I 6đ

1. a) – Xác định đúng X có cấu hình là 1s22s22p63s23p3 0,5đ


0,5đ
- Xác định đúng vị trí X: stt 15, chu kì 3, nhóm VA
0,5đ
- Xác định đúng Y có cấu hình là 1s22s22p63s23p5
- Xác định đúng vị trí Y: stt 17, chu kì 3, nhóm VIIA 0,5đ

b) – Viết đúng công thức electron, CTCT của PCl3, PCl5


0,25đ x
4= 1đ
(Trong PCl3 thì chỉ có liên kết cộng hóa trị, P hóa trị III, Cl hóa trị I.
Trong PCl5, P ở trạng thái kích thích có 5 e độc thân tạo 5 liên kết và có
hóa trị V, Cl ở trạng thái cơ bản có hóa trị I)
2. a. Tìm A.
0,25đ
- CT của oxit A có dạng A2On
0,5đ
- Lập được biểu thức 16n/(2MA + 16n) = 47% → MA = 9n
- Cho các giá trị n = 1; 2; 3 → MA = 9; 18; 27 0,5đ

- Chọn giá trị MA = 27 , nguyên tố nhôm (Al) 0 ,25đ

b. Tìm B.
- Lập được biểu thức 2p + n = 52 → 14,86 ≤ p ≤ 17,33 0,5đ
- Cho các giá trị p = 15; 16; 17 → n = 22; 20; 18 → A = 37; 36; 35
0,5đ
- đvị bền nên lấy A = 35, nguyên tố clo (Cl)
0,5đ

1
Câu II 4đ

1. Nêu. X2: Cl2 0,5đ


2.  – Nhiệt độ sôi của HF > HCl 0.25đ
0.25đ
Giải thích : HF tạo được liên kết hiđro còn HCl thì không
0,25đ
- Nhiệt độ sôi của HCl < HBr < HI
- Giải thích : khối lượng phân tử tăng từ HCl < HBr < HI 0,25đ
3. – Nước javen thành phần gồm: NaCl, NaClO và H2O. 0,5đ
0,5đ
- Clorua vôi có thành phần là CaOCl2
- Khi sử dụng, trong không khí có CO2 nên có ptpư :
CO2 + H2O + NaClO → NaHCO3 + HClO 0,5đ

CO2 + 2CaOCl2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO 0,5đ

HClO → HCl + [O] 0,5đ

Câu III 4đ

1) 2KI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2KCl + I2


2KI + 2H2SO4 → K2SO4 + SO2 + I2 + 2H2O 0,5x4=2đ
2KI + Br2 → 2KBr + I2
2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2

2. a) 3FeS + 12HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 9NO + 6H2O 0,5đ


1x│ 3FeS → 3Fe+3 + 3S+6 + 9ex3 0,25đ
9x│ N+5 + 3e → N+2
Chất khử là FeS, chất oxihóa là HNO3 0,25đ

b) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O 0,5đ


1x│ Cl-1 → Cl0 + 1e
1x│ Cl+1 +1e → Cl0 0,25đ
Chất khử là HCl, chất oxihóa là CaOCl 2 0,25đ

Câu IV 6

1. tính được nH2=0,39 mol và nH+ = 0,78 mol 0,5đ

Vì: nH+=2nH2 nên axit vừa đủ. 0,5đ

Tính được m muối theo bảo toàn KL hoặc tăng giảm khối lượng:
m =7,74 + (0,5.36.5+ 0,14.98)-0,39.2=38,93g 0,75đ
2. – ptpư: FeXn + nAgNO3 → nAgX↓ + Fe(NO3)n 0,5đ

(56 + nX) → (108 + X)n


0,5đ
16,25g → 43,05g
→ 43,05(56 + nX) = 16,25n(108 + X) 0,5đ
Với n = 2 thì X = 20,5.
Với n = 3 thì X = 35,5 X là Cl
0,5đ

3.– ptpư: H2 + Cl2 → 2HCl

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O 0,25x3pt=


0,75đ
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
nAgCl = nHCl = 2nBa(OH)2 = 2x 0,125x0,088 = 0,022 mol 0,5đ
MAgCl = 3,157/0,022 = 143,5 MCl = 143,5 -108 = 35,5 0,5đ
Dùng qui tắc đường chéo hoặc đặt ẩn tính ra :
0,5đ
%35Cl = 75%; %37Cl = 25%

Ghi chú : - Thí sinh làm cách khác nhưng đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa,

- Phương trình hóa học ghi thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ đi ½ số điểm.

You might also like