You are on page 1of 3

Vị tướng toàn tài Phạm Ngũ Lão như một cây cổ thụ đổ bóng xuống ngàn năm trong

lịch sử văn
học dân tộc. Chất vàng muười trong thơ ca của ông nằm ở lí tưởng cao cả, khí phách hào hùng, hình
tượng con người kì vĩ. Tất cả điều đó được thể hiện sâu sắc qua thi phẩm “Tỏ lòng”.
Đặt chân vào thế giới nghệ thuật thơ trong “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, ta bắt gặp hình tượng
con người kì vĩ với khí phách hào hùng của thời đại nhà Trần:
Phiên âm: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
Dịch thơ: “Múa giáo non sông trải mấy thu”
Ta đem so sánh bản dịch thơ với phiên âm và thấy rằng bản dịch thơ chưa sát nghĩa hai từ “múa giáo”
với “hoành sóc”. “Múa giáo” chỉ con người ở trang thái động mang tính uyển chuyển, mềm mại
thường được dùng trong biểu diễn nghệ thuật. Trái ngược hẳn với từ “Hoành sóc” chỉ người anh hùng
ở trạng thái tĩnh với tư thế oai phong lẫm liệt, hiên ngang đi bảo vệ non sông đất nước. Việc sử dụng
từ như vậy phần nào khiến tư thế, tâm thế, khí thế của người anh hùng mang trong mình khát vọng đi
bảo vệ non sông đất nước có sự thay đổi, làm mất đi ý nghĩa của bản nguyên tác. Câu thơ nguyên tác
nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng để miêu tả hình ảnh kì vĩ của cây trường
giáo. Dường như chiều dài của ngọn giáo được đo bằng cả “giang sơn” đất nước, chiều rộng được đo
bằng “kháp kỉ thu” làm nổi bật lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo hiện lên với tư thế oai
phong, hiên ngang giữa bối cảnh không gian được mở ra theo chiều rộng của sông núi. Thời gian đâu
phải một chốc một lát mà là đã cả mấy thu. Phải chăng con người kì vĩ tới mức lấn át được cả không
gian bao la xung quanh. Chỉ có những con người như vậy mới đủ sức cầm ngọn giáo được rèn bởi
“giang sơn kháp kỉ thu”. Chính thủ pháp nghệ thuật hoành tráng mà tác giả sử dụng đã để lại ấn tượng
mạnh mẽ trong lòng độc giả. Hình tượng con người cầm ngang ngọn giáo cũng được thể hiện trong thi
phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:
“Cầm ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”
Vẫn là hình ảnh cầm ngang ngọn giáo nhưng trong “Chinh phụ ngâm” ngọn giáo là ngọn giáo bình
thường, còn người cầm ngọn giáo chỉ để trừ gian tà bạo ngược. Còn hình ảnh con người cầm ngang
ngọn giáo trong thi phẩm “Tỏ lòng” lại khác. Đây là con người mang trong mình khát vọng bảo vệ
giang sơn xã tắc. Hình tượng con người ở đây kì vĩ, lớn lao hơn, khí phách hào hùng hơn. Hình ảnh
con người kì vĩ được đặt trong không gian kì vĩ. Từ thế đứng của một con người, Phạm Ngũ Lão đã
tài tình khắc họa thế đứng của cả một dân tộc kiên cường, bất khuất.
Nếu như ở câu khai đề, nhà thơ khắc họa hình tượng con người kì vĩ thì ở câu thừa
đề, nhà thơ lại làm nổi bật hình ảnh ba quân với sức mạnh vô song, khí phách hào sảng.
Phiên âm: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Dịch thơ: “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”
Một lần nữa, bản dịch thơ dịch chưa sát nghĩa với nguyên tác. Cụm từ “ba quân khí mạnh nuốt trôi
trâu” dường như chưa thể hiện hết được ý nghĩa của cụm từ “tam quân tì hổ khí thôn ngưu” trong phiên
âm. Lối diễn đạt như vậy chỉ khái quát được khí mạnh làm mất đi tính cụ thể về sức mạnh của ba quân.
Hình ảnh đội quân nhà Trần hiện lên là một đội quân hùng hậu, vững mạnh gồm tiền quân, trung quân, hậu
quân. Điều đặc biệt trong lối diễn đạt của nhà thơ nằm ở chỗ ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
ngầm “tam quân tì hổ”. Ông đem cái hình tượng- sức mạnh của ba quân so sánh với cái cụ thể - sức mạnh
như hổ báo nhằm tường minh hóa, cụ thể hóa sức mạnh của quân dân nhà Trần. Đó là sức mạnh như vũ
bão, sức mạnh của chúa tể muôn loài. Sức mạnh ấy chỉ có thể chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Để hoàn thiện bức chân dung về quân đội nhà Trần, nhà thơ còn sử dụng bút pháp nghệ thuật phóng đại
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Cụm từ “khí thôn ngưu” có thể được hiểu theo hai cách. Nếu hiểu theo
lời dịch thì sức mạnh của quân đội nhà Trần có thể “nuốt trôi trâu” – một sức mạnh thật ghê gớm. Nhưng
cũng có thể hiểu sức mạnh này có thể lấn át được cả sao Thiên Ngưu, sao Bắc Đẩu lấn át được cả sao trời
– một sức mạnh vĩ đại, to lớn, lấn át được cả vũ trụ. Thời kì hàng trăng nghìn con người xăm lên tay hai
chữ “Sát Thát” – giết giặc thể hiện khí thế, sức mạnh, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân đội
nhà Trần. Cũng chính nhờ thủ pháp phóng đại mà tác giả sử dụng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ về cảnh
tượng hoành tráng trong lòng hàng nghìn độc giả. Từ việc khái quát sức mạnh của một đội quân, nhà thơ
đã khái quát được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của cả một thời đại gắn liền với hào khí Đông
A- hào khí của lòng tự hào tự tôn dân tộc.
Nếu như ở câu thừa đề, nhà thơ khắc họa sức mạnh của ba quân thì ở câu chuyển đề và luận đề
ông lại lấy hình ảnh đấng nam nhi thời phong kiến:
Phiên âm: “Nam nhi vị liễu công danh trái
Tui thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Dịch thơ: “Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
Hình ảnh đáng nam nhi hiện lên với ý chí to lớn, khát vọng công danh, cái chí làm trai mang tư tưởng
tích cực của Nho giáo thời bấy giờ: làm trai là phải học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan để “tề gia, trị
quốc bình thiên hạ”. Làm trai là phải lấy sự nghiệp lên hàng đầu, lập công danh để lại tiếng thơm đến
muôn đời. Sau này Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ công danh vay trả trả vay”.
Công danh được coi là món nợ đời của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành
nghĩa vụ với dân với nước. Chí làm trai thời phong kiến có tác dụng cổ vũ con người bỏ lối sống ích
kỉ, tầm thường để sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Đây cũng trở thành quan niệm lý
tưởng của đấng tráng chí thời phong kiến xưa. Không chỉ vậy, chí làm trai còn được thể hiện ở cái tâm
người anh hùng qua hổ thẹn. Phạm Ngũ Lão là một vị tướng đời Trần. Ông đã từng hai lần cầm quân
đánh thắng quân Nguyên- mông. Vậy tại sao ông còn thấy thẹn? Ông thẹn với chính bản thân mình,
ông thấy rằng điều mình làm sao nhỏ bé quá. Ông thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Vũ Hầu
Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc. Phải chăng những người có nhân cách cao cả đều mang trong
mình nỗi hổ thẹn? Như Nguyễn Khuyến cũng từng bày tỏ nỗi thẹn của mình qua thơ:
“Nhân ngẫu hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
“Ông Đào” ở đây là Đào Tiềm, Đào Uyên Minh- là người có tài văn chương của thơ ca Trung Quốc.
Ở đây Nguyễn Khuyến thẹn vì mình chưa có tài thơ, tài văn chương như “Ông Đào”. Còn nỗi thẹn của
Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của ý thức trách nhiệm, của tấm lòng yêu nước thương dân vô hạn của ông.
Thơ của Phạm Ngũ Lão không vượt qua khỏi “khuôn vàng thước ngọc” của thơ ca trung đại: “ Văn dĩ
tải đạo, thơ dĩ ngôn chí”. Những vần thơ của ông ngắn gọn, súc tính mà cô đọng thể hiện quy luật kết
tinh của văn học: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Thơ ca của vị tướng toàn tài thể hiện được hoài bão
của một đời con người, của những đấng tráng chí xưa. Họ xứng đáng là trung tâm của vũ trụ. Hào khí
Đông A có khi nằm ở lòng tự hào tự tôn dân tộc nhưng cũng có khi lòng tự hào ấy nằm ở cốt cách, khí
chất con người. Nỗi thẹn không những không làm con người nhỏ bé đi, mà trái lại nó còn nâng tầm
vóc của nhà thơ.
Chữ “thẹn” được coi là nhãn tự của bài thơ, là điểm sáng nhất trong nhân cách của tác giả
Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn trong nhân cách của tác giả Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn ấy là nỗi thẹn trong cái
tâm trong sáng. Chính nỗi thẹn đã mở cửa tâm hồn nhà thơ, cho ta thấy một ý thức trách nhiệm trước
giang sơn đất nước. Phải là người yêu nước đến tột bậc thì ý thức trách nhiệm ấy mới được trưng cất
thành nỗi thẹn.
Một chữ “thẹn” nhưng có ý nghĩa bằng hai mươi bảy chữ còn lại trong bài thơ. Nó tạo ra một vế đối
cân chỉnh giữa tầm vóc giang sơn và tầm vóc nhân cách.
“Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được quan niệm về con người trong văn học phương
Đông. Hình ảnh tráng sĩ- con người Việt Nam thời Trần mang tầm vóc vũ trụ, trách nhiệm cộng đồng,
lắng sâu một nỗi lòng cao cả. Thơ vừa chở cái chí làm trai thời phong kiến, vừa mang tính giáo huấn.
Nó mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời hào khí Đông A- nét đặc trưng
trong thơ ca trung đại.

You might also like