You are on page 1of 3

@tranghanguyen2901

Tỏ lòng
- Phạm Ngũ Lão -

1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh tráng sĩ và ba quân

a) Câu thơ đầu: Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiên ngang, lẫm liệt, tỏa ánh hào quang
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
- Tư thế “Hoành sóc”:
+ Người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo =>> Tư thế sẵn sàng nghênh chiến, tình thế của một người đang phòng
vệ, không chủ động tấn công nhưng sẵn sàng đáp trả =>> Tư thế ấy khác với “múa giáo” thiên về sự uyển
chuyển có tính chất biểu diễn
+ Người anh hùng ngày đêm canh giữ bờ cõi, cao lớn hiên ngang nhưng cũng bình lặng khiêm nhường =>> Tư
thế tĩnh nhưng đầy nội lực, tỏa ra sức mạnh lớn lao =>> Trọng trách vệ quốc họ gánh trên vai thiêng liêng, cao
cả những cũng rất khó khăn, nặng nề
+ Bậc nam tử hết lòng vì gian sơn xã tắc, vì cuộc sống yên bình của bách tính lê dân
+ Đặc biệt, vũ khí của con người ấy lại là ngọn giáo tương ứng với tầm vóc của người anh hùng. Chiều kích của
ngọn giáo có lẽ cũng phải đo bằng kích thước của núi sông
- Không gian “Giang sơn”: Hình ảnh người tráng sĩ nổi bật trên khung cảnh của “giang sơn” rộng lớn, của “Nam
quốc sơn hà” mà nam tử ấy nhất mực bảo vệ
- Thời gian “Kháp kỉ thu”: Thời gian dài dặc gợi ra biết bao dãi dầu sương gió, bao thử thách gian nan. Vượt lên
hết thảy những chông gai ấy, người tráng sĩ vẫn kiên trì, bền bỉ, sừng sững đứng đó bảo vệ biên cương, bảo vệ
từng tấc đất máu thịt của Tổ quốc
=>> Không gian và thời gian với chiều rộng mênh mông, chiều dài dằng dặc đã tạo nền phông nền hoành tráng,
kì vĩ, khiến tầm vóc người tráng sĩ vụt lớn dậy
=>> Dáng vẻ kiêu hùng, tâm vóc lớn lao cùng một lòng yêu nước nồng nàn. Đó chính là bức chân dung tự họa
của chính tác giả - vị chủ tướng oai phong, kiêu hùng luôn mang trong tim hình hài đất nước

b) Câu thơ thứ hai: Quân đội nhà Trần với sức mạnh, khí thế hào hùng và sức mạnh bừng bừng sực sôi của đội
quân cứu nước
“Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu”
- “Tam quân”:
+ Tương ứng với kết cấu quân đội Đại Việt dưới thời Trần thường được chia làm ba đạo quân: tiền quân, trung
quân và hậu quân
+ Gợi lên số lượng đông đảo và hùng hậu của lực lượng quân đội nhà Trần
- “Tỳ”: Chữ “tỳ” trong “tỳ hưu” – một loại thú dữ trong truyền thuyết. Người xưa cũng thường mượn chữ này
để gọi các dũng sĩ
- So sánh “Tam quân tỳ hổ”: Nhấn mạnh sự dũng mãnh, tinh nhuệ, thiện chiến của đội quân Đông A với người
người đều mang sức mạnh, sự oai dũng của những hổ báo chốn rừng xanh
- Lối nói phóng đại “Khí thôn ngưu”:
+ Theo quan niệm của con người trung đại, “khí” là biểu hiện của lực. Khí càng mạnh mẽ thì sức mạnh con
người càng phi thường
+ Ý thơ có hai cách hiểu:
 Ba quân như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu
@tranghanguyen2901
@tranghanguyen2901
 Ba quân như hổ báo, khí thế át cả sao ngưu trên trời
- Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, ta đều có thể cảm nhận được sức mạnh phi thường của đội quân cứu
nước cùng khí thế ngút trời của quân sĩ Đại Việt. Khí thế ấy bừng sáng lên với ngọn lửa khát khao ngùn ngụt
cháy bỏng trong lòng mỗi tướng sĩ, luôn khắc khoải đợi chời cơ hội được ra dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.
=>> Đó chính là khí lực mạnh mẽ, khí phách hào hùng cũng ông cha ta từ biết bao đời nay

c) Mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu: Bức tranh toàn cảnh của thời đại vệ quốc
- Hai câu thơ đầu đã bổ sung cho nhau để rồi làm hiện lên trước mắt người đọc bức tranh toàn cảnh của thời
đại vệ quốc.
- Đó là sự kết hợp giữa một người và muôn người, giữa cá nhân và tập thể. Cá nhân góp phần làm nên hào khí
Đông A của thời đại và ngược lại thời đại khơi dậy phẩm chất anh hùng cho mỗi con người, tiếp lửa cho mỗi cá
nhân.
- Phản ánh thế trận toàn dân đánh giặc – cội nguồn của sức mạnh Đông A, của truyền kì Đại Việt.

2. Hai câu thơ sau: Hoài bão và nhân cách cao cả của vị chủ tướng
- Ngược lại với khí thế bừng bừng trong hai câu thơ đầu, hai câu thơ tiếp theo lại mang giọng điệu trầm lắng,
thể hiện những trăn trở, hoài bão của kẻ làm trai với chí khí, lí tưởng trong thời khắc nan nguy của lịch sử.

a) Câu thơ thứ ba: Món nợ công danh, món nợ tang bồng của đấng nam nhi
“Nam nhi vị liễu công danh trái”
- “Nam nhi”: Hai chữ “nam nhi” được đặt ngay đầu câu thơ đã gợi nhắc về chí làm trai, mộng tang bồng. Người
con trai phải có ý chí, dũng cảm, can trường, có công danh, sự nghiệp.
- “Vị liễu”:
+ Trong bản dịch thơ, từ “vị liễu” được dịch thành “vương nợ” đã khiến cho hình ảnh đấng nam nhi oai phong
mãnh liệt trở nên có phần bị động, buộc phải gánh vác món nợ tang bồng
+ Trong phần phiên âm, hai chữ “vị liễu” đã gợi lên tư thế chủ động đón nhận món nợ công danh của trang
nam tử đầu đội trời chân đạp đất, phóng khoáng, tiêu dao, sẵn sàng đặt lên mình những trọng trách khó khăn
- “Công danh trái”:
+ Theo quan niệm của nho giáo, món nợ công danh chính là món nợ mà mỗi nam nhân từ khi sinh ra đã phải
mang trong mình. Món nợ ấy không chỉ là vinh hoa phú quý đối với bản thân, gia tộc mà còn là “công lao” đối
với an nguy xã tắc, giang sơn ngàn dặm; là “danh thơm” để lại cho hậu thế.
+ Đó cũng chính là lý tưởng trung quân ái quốc, là khát vọng được xông pha chiến trường, báo đền nợ nước,
chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, vì ngàn vạn đồng bào.
+ Ẩn sâu trong đó chính là chí hướng và lí tưởng sống cao đẹp của bản thân Phạm Ngũ Lão cũng như của biết
bao kẻ sĩ đương thời.
+ Đặt trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, khi an ngay của xã tắc đang bị đe dọa, món nợ công danh,
món nợ tang bồng ấy còn là nguồn động lực, cổ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho
đất nước.

c) Câu thơ cuối: Nỗi thẹn với Vũ Hầu – với bậc tiền nhân tài đức vẹn toàn
- Dù đã góp phần rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, tiếng tăm chỉ đứng
sau Trần Quốc Tuấn, trong hai câu thơ cuối, Phạm Ngũ Lão vẫn bày tỏ nỗi “hổ thẹn” với chính bản thân khi
cảm thấy mình vẫn chưa trả trọn món nợ công danh:
“Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
@tranghanguyen2901
@tranghanguyen2901
- “Tu thính”: Hình ảnh đấng nam nhi đang khép mình, tự soi chiếu bản thân với “nhân gian” để rồi lại tự thẹn
với chính mình
- “Vũ Hầu”: Chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng – một bậc mưu thần tài năng phi thường, công trạng lớn lao, danh
tiếng lẫy lừng, tận tâm tận lực với chủ tướng, từng có công lớn giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán
=>> Soi mình vào tấm gương của người xưa, của bậc hiền tài đi trước, Phạm Ngũ Lão tự thấy xấu hổ, thẹn công
chưa đủ lớn, tài chưa đủ giỏi, làm chưa đủ nhiều, chưa thể báo đáp ơn tri ngộ và sự tin tưởng lớn lao của
Hưng Đạo Đại Vương dành cho mình giống như những gì Khổng Minh đã làm
=>> Đó cũng chính là khát khao, mơ ước cháy bỏng của tác giả để được cống hiến nhiều hơn nữa, góp phần
giữ vững nền độc lập dân tộc; là sự khiêm nhường, là vẻ đẹp cao cả trong tâm hồn con người hết lòng vì nước
vì dân; là nỗi thẹn của một tâm hồn lớn
=>> Phạm Ngũ Lão là con người có hoài bão lớn lao đồng thời cũng là con người có thái độ khiêm nhường –
con người có lý tưởng cao cả đồng thời cũng là con người có nhân cách cao đẹp.
=>> Đó là nỗi lòng tráng chí hùng tâm, báo ơn vua, đền nợ nước, xứng với lời ca ngợi: “Văn thơ thao lược,
muôn thuở ngợi hùng tài, lời răn khắc đá, biển sông ca vịnh. Nguyên – Mông, Chiêm – Lào một thời đều uy
phục, triều Trần ghi công, sử Việt ghi danh.”

@tranghanguyen2901

You might also like