You are on page 1of 4

1. Quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc tư thế của con người trong vũ trụ.

“Làm trai phải lạ ở trên đời,


Há để càn khôn tự chuyển dời.”
Nếu đặt trong mạch nguồn của thơ ca trung đại, cảm hứng và ý thơ của Phan Bội Châu có những
nét gần gũi với lí tưởng nhân sinh về “chí làm trai”, “chí nam nhi” của các nhà nho thuở trước:
“Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.
(Nguyễn Công Trứ)
“Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Phạm Ngũ Lão)
Hai câu thơ của Phan tiên sinh khẳng định một lẽ sống đẹp của bậc trượng phu. “Phải lạ” nghĩa
là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc kinh thiên, động địa.
Đây là một lẽ sống đẹp, cao cả, gần gũi với lý tưởng nhân sinh của các nhà Nho truyền thống
nhưng mạnh mẽ và táo bạo hơn. Bởi Phan Bội Châu đã thoát ra khỏi tư tưởng thiên mệnh của
người xưa. Xưa kia người anh hùng tiết tháo Đặng Dung chua chát nhận ra thời vận (tức ý trời)
là nhân tố quyết định nên sự thành bại. chứ không phải do tài năng của bản thân:
“Thời lai đồ điếu thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.”
Với nhà thơ họ Phan thì ngược lại, ông nâng cao tầm vóc con người vượt lên cả “càn khôn” (đất
trời), khẳng định nam nhi phải có cái chí dọc ngang trời đất, chọc trời khuấy nước, thay đổi vũ
trụ chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để con tạo xoay vần.
Cảm hứng sử thi, lãng mạn đã nâng tầm chí làm trai lên một diện mạo mới. Đặt trong bối cảnh ra
đời bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc khải hoàn
ca đầy hùng tráng, phi thường về ý chí và tinh thần yêu nước.

2. Ý thức cái tôi đầy trách nhiệm trước thời cuộc

Nếu hai câu đề gợi ra hình ảnh nam tử trong không gian kì vĩ nhất: không gian vũ trụ, thì
hai câu thực đã phát triển hình ảnh ấy trong một chiều kích thời gian thuộc tầm cỡ vĩ mô:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?”
Ở hai câu đề tuy khẩu khí cá nhân đã rõ, nhưng quan niệm vẫn là quan niệm chung. Đến hai câu
thơ thực thì con người cá nhân, ý thức cá nhân của Phan Bội Châu đã xuất hiện ngay trên bề mặt
câu chữ qua đại từ nhân xưng “ngã” (tớ). Ông đã ý thức về vai trò lịch sử của mình thật kiêu
hùng đầy tự tôn, tự tin. Mình phải trở thành một nhân vật không thể thiếu trong cái khoảng thời
gian một trăm năm nay. Nói một cách khác, ông tự lĩnh nhận sứ mạng của mình: một con người
cần thiết của thế kỉ. Đối diện với càn khôn, đối diện với cả thế kỉ, tầm vóc của bậc nam tử này
thật là tầm vóc vũ trụ. Không phải ông muốn chiếm lấy một chỗ đứng trong thời gian như một kẻ
vĩ cuồng háo danh, mà chính là làm nên cái việc trọng đại, kiệt xuất là xoay chuyển càn khôn để
làm đổi thay bộ mặt của thế kỉ. Cái tôi xuất hiện ở đây không phải là cái tôi riêng tư nhỏ bé mà là
cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm với cuộc đời. Đây là lời khẳng định dứt khoát, chắc
nịch, dựa trên một niềm tin sắt đá vào tài trí bản thân.
Chuyển từ giọng thơ khẳng định sang nghi vấn, câu hỏi tu từ thực chất là khẳng định cương
quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng để cống hiến cho đời. Cụ
Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy
liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ.
Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỷ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần
Vương chống Pháp – tâm lý buông xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh “cá chậu chim lồng”
có nguy cơ phát triển, đó là cái vạ chết lòng - thì hai câu thơ thực như hồi chuông thức tỉnh có
tác dụng rất mạnh. Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi” tích cực, một cái “tôi” trách
nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.

3. Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ.

Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của
nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự
dổi mới của tư tưởng nhận thức.
“Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.”
Hai câu luận vẫn tiếp tục được viết dưới hình thức đối ngẫu quen thuộc của thơ cổ điển, qua đó,
nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận của mỗi người. Điều này không phải đến
Phan Bội Châu mới có, nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Khi
non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xé thì thân phận dân ta chỉ là kiếp ngựa trâu,
có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử nghiền kinh, có chúi đầu vào
con đường khoa cử cũng vô nghĩa. Sách vở của thánh hiền liệu còn có ích gì trong sự nghiệp cứu
nước? Nếu như Nguyên Khuyến từng đặt bút:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy”
hay Tú Xương từng viết:
“Ông nghè ông cống cũng nằm co”
đều chỉ thể hiện niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự
phê phán đến gay gắt. Cụ Phan đã dám đối mặt với cá nền học vấn cũ để nhận thức một chân lí:
sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ lấy thì
chỉ là ngu (tụng diệc si) mà thôi. Ấy là một ý tưởng hết sức táo bạo đối với một người từng là
môn đồ của nơi “cửa Khổng sân Trình” như Phan Bội Châu.
Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết phải kể đến tấm lòng yêu nước nồng cháy,
khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa nước nhà thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Nhưng bên
cạnh đó không thể không nói tới những ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đang len lỏi vào đất
nước ngay từ mấy năm cuối thế kỉ XIX mà Phan Bội Châu đã đón nhận qua những cuốn tân thư
lưu truyền bí mật. Nhân vật trữ tình ở đây hiện lên sừng sững, oai hùng với cái khí phách ngang
tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới.

4. Khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của
một cuộc đời kiệt xuất:
“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là “trường phong” (gió dài ), “bạch lãng”
(sóng bạc ) tức sóng to gió lớn, phong ba bão táp. Người hào kiệt không những không sợ sóng
gió mà còn coi sóng gió là bạn đường những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động là đối
tượng để mình dua sức, đua tài. Chí khí của người chiến sĩ cách mạng được diễn tả qua các vị
ngữ nguyện trục (mong đuổi theo) và nhất tề phi (cùng bay lên), vừa thể hiện khao khát thiết tha,
cháy bỏng, vừa cho thất cái nhìn lạc quan, lãng mạn về một tượng lai tươi sáng.
Nếu như sáu câu trước đó gợi ra những nghĩ suy, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lí,
trong tư tưởng của một con đại bang, thì ở hai câu thơ cuối, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang
tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông
tố bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thơ Quận He- Nguyễn Hữu
Cầu:
“Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán,
Phá vòng vây bạn với kim ô”
Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông
du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những
hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng
bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càn khôn.

You might also like