You are on page 1of 4

Xuất dương lưu biệt - Phan Bội

Châu

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Làm trai phải lạ ở trên đời,


Khẳng hứa càn khôn tự Há để càn khôn tự chuyển
chuyển di. dời.
Ư bách niên trung tu hữu Trong khoảng trăm năm cần
ngã, có tớ,
Khởi thiên tải hậu cánh vô Sau này muôn thuở, há
thùy. không ai?
Giang sơn tử hĩ sinh đồ Non sông đã chết, sống thêm
nhuế, nhục,
Hiền thánh liêu nhiên tụng Hiền thánh còn đâu, học
diệc si. cũng hoài
Nguyện trục trường phong Muốn vượt bể Đông theo
Đông hải khứ, cánh gió
Thiên trùng bạch lãng nhất tề Muôn trùng sóng bạc tiễn ra
phi. khơi.

Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu 1


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề
2. Hai câu thực

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
Cuộc đời Phan Bội Châu

- Sinh ra vào thời điểm mà đất nước đã bị thực dân Pháp xâm lược, một nhà trí
thức Nho học lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan.

- Ông đã nhiều lần bôn ba sang Nhật, mong muốn học tập Nhật Bản và xây
dựng đất nước giàu mạnh (Phong trào Đông Du). Ông đã hình dung ra được
cảnh nước mất nhà tan ngay từ buổi đầu nên không đi theo con đường quan
chức dù đỗ đầu bảng kỳ thi.

- Trước khi có Hồ Chí Minh, trước khi có Tố Hữu, Phan Bội Châu được xem là
nhà thơ cách mạng lớn nhất Việt Nam.

Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng và là một cây bút xuất sắc của
văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX

Thơ văn của ông phong phú, đa dạng, sục sôi nhiệt huyết, đã làm rung động
hàng triệu con tim yêu nước.

2. Tác phẩm
Ghi chú tác phẩm

- Bài thơ được làm bằng chữ Hán với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật →
Ông vẫn chưa thoát ra những khuôn khổ văn chương Trung đại.

- Ông viết bài thơ khi đang chuẩn bị lên đường sang Nhật, mong muốn cứu lấy
đất nước.

II. Tìm hiểu văn bản

Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu 2


1. Hai câu đề
“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời.”


Hai câu đề đã thể hiện quan điểm của Phan Bội Châu về chí làm trai: Đặt ra vấn đề
về sứ mệnh của người đàn ông trong cuộc đời.

Quan niệm làm trai của Phan Bội Châu:

- Giống với quan niệm cũ: Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/Cho phỉ sức vẫy
vùng trong bốn bể.

- Khác với quan niệm cũ:

1. Chí làm trai xưa kia được quy kết lại thành công danh, công danh để đánh
giá năng lực của đấng nam nhi (Nam nhi vị liễu công danh trái)

2. Phan Bội Châu không đưa ra tiêu chí sự nghiệp công danh, những tiêu chí
rất mực thước về sự nghiệp nam nhi → Điều duy nhất ông đúc kết lại là chữ
“kỳ”

3. Người xưa thường đem cái số, cái càng khôn ra để lý giải cho những xoay
chuyển trong cuộc đời mình, “âu cũng là cái số”. Lúc sáng tác bài thơ mọi
phong trào kháng Pháp đều đã thất bại, tất cả như hình thành một tâm lý
buông xuôi, tâm lý phó thác cho số mệnh / Vậy nhưng Phan Bội Châu đã
đưa cái tư tưởng mới mẻ đề cao sức mạnh con người “chính anh phải xoay
chuyển càng khôn”. Ông khẳng định rằng một người nam nhi có thể xoay
chuyển càng khôn, một quan điểm khác hoàn toàn với tư tưởng tin vào thần
học đã ăn sâu vào tâm trí người Việt.

“kỳ”: vừa có nghĩa là “lạ”, vừa có nghĩa là lớn lao, phi thường → Theo ông sinh
ra làm nam nhi thì phải làm được những chuyện lạ thường lớn lao, thay đổi số
phận con người, thay đổi số phận đất nước.

Câu hỏi tu từ “há để…chuyển dời”: nhằm khích lệ người đàn ông phải chủ động
nắm lấy vận mệnh của mình, không được phó mặc sự sắp đặt của số phận.
Thậm chí cần phải xoay chuyển càng khôn

🌊 Tư tưởng của Phan Bội Châu đã kế thừa những nét tích cực của
Nho giáo, nhưng đã đề cao vai trò của con người, khẳng định
con người có thể thay đổi mại trật tự, chứ không chỉ lập nên
công danh sự nghiệp nhỏ hẹp.

Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu 3


2. Hai câu thực
“Trong khoảng trăm năm cần có ‘tớ’,

Sau này muôn thuở há không ai?”

Con số “trăm năm”: Trăm năm là cuộc đời người. Đó là lời khẳng định chắc nịch
của Phan Bội Châu, cuộc đời này phải có ta, cuộc đời này phải có Phan Bội
Châu. → Câu thơ phản ánh cái tôi cá nhân (Đây là lý do bài thơ được đặt trong
giai đoạn văn học Hiện đại. Dẫu cho hình thức bài thơ cũ, nhưng mà cái tôi là
cái mới)

Ông muốn nói rằng nếu ông chẳng đứng lên thì liệu có ai đứng lên, ông phải
là người tiên phong cứu nước. Nếu như ông không làm gì đó, chẳng lẽ trên
dòng chảy miên viễn của lịch sử không có ai để lại cho đời? → Những vĩ
nhân của lịch sử đều ghi lại cho đời những công lao bằng bao câu hỏi như
thế này đây.

Ông không chỉ sống cho ngày mai ngày mốt, ông còn nghĩ cho ngàn năm
sau, muôn đời sau.

Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu 4

You might also like