You are on page 1of 2

LƯU BIỆT KHÍ XUẤT DƯƠNG

( Xuất dương lưu biệt)

Phan Bội Châu

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- PBC là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng với các phong trào Duy Tân. Đông Du

- Là một nhà thơ lớn với kho tàng thơ văn yêu nước đồ sộ

2. Tác phẩm

- Hoản cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật, ông làm bài thơ này để từ biệt bạn bè,
đồng chí

-Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

-Chủ đề: chí hướng của người làm trai trong cảnh hoạn lạc

II.Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đề: Tuyên ngôn về chí làm trai

“ Làm trai phải lạ trên đời

Há đề càn khôn tự chuyển dời”

- Hai câu thơ đầu đã khặng định tuyên ngôn về ý chí làm trai của Phan Bội Châu: đã sinh ra làm kẽ
nam nhi thì phải làm được những chuyện lớn lao, kinh thiên động địa, há lại để cho càn khôn, vụ
trụ tự xoay cần lấy hay sao
- Đây là một quan điểm được Phan Bội Châu kế thừa từ tướng Nho giáo, từ những nhà Nho thời
trung đại:
“ Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vụ hầu.”
( Phạm Ngũ Lão)
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
( Nguyễn Công Trứ)
- Tuy nhiên quan điểm của Phan Bội Châu lại có những nét mới mẻ, quyết liệt hơn. Nếu các nhà
Nho như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ gắn liền chí làm trai với món nợ công danh thì Phan
Bội Châu lại khặng định chí làm trai với những hành động lớn lao, kì vĩ, phi thường xoay chuyển
càn khôn, thay đỗi số phận
 Hai câu đề đã thể hiện một tuyên ngôn làm trai đầy tiến bộ, mạnh mẽ, ngạo ngễ
2. Hai câu thực: Quan niệm về trách nhiệm của kẻ làm trai
“ Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thưở, há không ai?”
- Hai câu thực thể hiện một quan niệm về trách nhiệm của kẻ làm trai: cần phải chứng tỏ sự tồn
tại của mình trên cuộc đời này là cần thiếtm chẳng lẽ để cuộc sống trôi qua vô nghĩa hay sao
- Đây là một quan niệm tiến bộ, tích cực, vừa thể hiện ý thức trách nhiệm với xã hội, vừa cho thấy
sự tự tin của Phan Bội Châu vào năng lực chính mình
3. Hai câu luận: Thái độ trước thực tại của đất nước
“ Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
- Hai câu luận bày tỏ một thái độ dứt khoát trước thực trạng đất nước và sự lạc hậu của những
giáo điều:
+ Đất nước đã mất chủ quyền vào tay giặc: làm dân của một nước nô lệ chỉ thêm ê chề, nhục
nhã
+ Tư tưởng Nho giáo đã già nua, lỗi thời thì có đọc sách Thánh hiền cũng chỉ ngu si mà thôi
- Đây là một thái độ rất quyết liệt và đầy bản lĩnh cũa một tri thức Nhi học dám nhìn thẳng vào
thực trạng đất nước, dám phủ nhận hệ tươ tưởng đã lỗi thời
4. Hai câu kết: Tư thế buổi lên đường
“ Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng song bạc tiễn ra khơi ”
- Hai câu thơ dịch chưa làm toát lên hào khí của con người và sự hùng vị của thiên nhiên buổi lên
đường:
+ “ Nguyên trục trường phong Đông hái khứ”: muốn đuổi theo ngọn gió dài băng qua biên Đông
+ “ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”: ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên
- Thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ càng làm nổi bật tầm vóc, khát vọng lớn lao của con người

III. Tổng kết ( Sgk)

You might also like