You are on page 1of 16

CHƯƠNG II.

BÀI TẬP VỀ TỪ
Bài tập 1
So sánh các từ Hán Việt và các từ được “Việt hoá” dưới đây để xem từ
nào hiện nay được dùng thường xuyên, từ nào đã bị loại bỏ; có sự khác
nhau nào về nghĩa giữa các cặp từ đó không?Những cặp từ nào được sử
dụng song song?

1. a. hỏa tiễn b. tên lửa

2. a. hỏa xa b. xe lửa

3. c. tàu lửa d. tàu hỏa

4. a. trực thăng b. máy bay lên thẳng

5. a. phi trường b. sân bay

6. a. hồng thập tự b. chữ thập đỏ

7. a. không phận b. vùng trời

8. a. hải phận b. vùng biển

9. a. mãi lực b. sức mua

10.a. áp lực b. sức ép

Bài tập 2
Giải thích nghĩa và cách dùng các từ, cụm từ in nghiêng dưới đây:

1. Hạt giống đỏ cao nguyên.


2. Chương trình làn sóng xanh trên băng FM của Đài Tiếng nói
Nhân dân TP. Hồ Chí Minh được các bạn trẻ yêu thích.
3. Cậu ta đã lọt vào mắt xanh của cô hàng xóm.
4. Tổng kết hội thi thợ giỏi ngành dệt, bảy công nhân đoạt giải bàn
tay vàng.
5. Cuộc đấu tranh với cái chết trắng quanh vùng tam giác vàng
vẫn tiếp diễn.
6. NSND Minh Lý-giọng hát vàng của sân khấu chèo.
7. Những thông điệp vàng trong ngôi mộ cổ.
8. Thế kỷ vàng của thị trường vàng thế giới.
9. Theo Peoge, lần đầu tiên áp dụng luật bàn thắng vàng được
FIFA xác nhận vào năm1959 ở Tây Ban Nha.
10. Chúng tôi rất thích chương trình những bài hát còn xanh của
VTV.

Bài tập 3
Giải thích nghĩa các từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây:

1. Chợ đen, quỹ đen, cơm đen, châu lục đen, vận đen.
2. Vận đỏ, trải thảm đỏ, trò đen đỏ.
3. Giấy trắng mực đen, tay trắng, trắng án, trắng mắt, bệnh máu
trắng.
4. Đầu xanh, tuổi xanh, bật đèn xanh, đường đua xanh, mắt xanh,
mùa hè xanh.
5. Tấm lòng vàng, trái tim vàng, đôi giày vàng, đám cưới vàng,
nhạc vàng.

Bài tập 4:

Các câu sau đây có nhiều lỗi sai hoặc không hợp lý trong cách dùng
từ. Hãy tìm, phân tích lỗi và nêu cách sửa.

1. Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống đất đai.


2. Công ty này đang có vấn đề.
3. Nhà em hoàn cảnh lắm.
4. Cơ quan này còn nhiều tồn tại.
5. Bệnh viện này dành riêng cho người có tuổi.
6. Em sẵn sàng khuất phục khó khăn.
7. Năm nay lưu lượng học sinh trường ta tăng hơn hẳn năm trước.
8. Nước ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
9. Hôm nay quận công bố công khai sơ đồ quy hoạch khu nam.
10.Trước luận điệu của địch, chúng ta phải kiên trì giữ vững lập
trường .
11.Làm gì để hạn chế tai nạn lưu thông?
12. Pho tượng cẩm thạch nổi tiếng “Hercule suy tư” được nặn vào
khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên.
13. Bác sĩ Trí đã tự bức tử mình qua cái chết treo cổ lơ lửng.
14. Phía tỉnh Khánh Hoà đã làm đơn kiện trọng tài kinh tế nhưng
ông Jame Chow vẫn giữ “lí sự cùn” không trả nợ.

Bài tập 5
Chọn câu có cách dùng từ đúng và hay, gạch chéo ở chữ a hoặc chữ b
trước câu được chọn.

1a. Trận gió thu phong làm rụng lá vàng.

1b. Trận gió thu làm rụng lá vàng.

2a. Người bảo vệ rừng đã cứu sống một chú voi con.

2b. Người bảo vệ rừng đã cứu sống một con voi con.

3a. Đây là vị thuốc duy nhất có thể chữa lành bệnh hen.

3b. Đây là vị thuốc độc nhất có thể chữa lành bệnh hen.

4a. Khi anh hai dẫn anh ba đến, chị giao tiền cho anh ba.
4b. Khi anh hai dẫn anh ba đến, chị giao tiền cho anh ấy.

5a. Ngưòi thợ săn bị một chú hổ tấn công.

5b. Ngưòi thợ săn bị một con hổ tấn công.

6a. Sức mạnh của mấy ngàn năm lịch sử đã nâng bước cho
chúng ta bay xa.

6b. Sức mạnh của mấy ngàn năm lịch sử đã nâng bước cho
chúng ta tiến xa.

7a. Tôi sẽ nói qua loa phóng thanh cho toàn thể thí sinh biết
điều lệ của cuộc thi.

7b. Tôi sẽ nói qua loa cho toàn thể thí sinh biết điều lệ của
cuộc thi.

8a.Trong trận đấu bóng đá giữa đội tuyển nước Anh và đội
tuyển Hà Lan, hàng trăm người xem đánh nhau.

8b.Trong trận đấu bóng đá giữa đội tuyển nước Anh và đội
tuyển Hà Lan, hàng trăm khán giả đánh nhau.

9a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!

9b. Hỡi đồng bào! Chúng ta hãy đứng lên!

10a. Gió phát sinh từ một đồng cỏ. Ở đó có một hoàng tử trẻ
ngủ mơ thấy một thiếu nữ đẹp, tỉnh dậy và mỉm cười.

10b. Gió phát sinh từ một đồng cỏ. Ở đó có một hoàng tử trẻ
ngủ mơ thấy một thiếu nữ đẹp, tỉnh dậy và thở dài.

11a. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chiếu qua
tim.
11b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chói qua
tim.

12a. Mỡ, nạc mà chi, em đã nghĩ kĩ rồi, đừng nói với em câu
tái giá.

12b. Mỡ, nạc mà chi, em đã nghĩ chín rồi, đừng nói với em
câu tái giá.

13a. Tiền của các bạn không nở trên cây, nhưng tiền của các
bạn sẽ nở trong ngân hàng của chúng tôi.

13b. Tiền của các bạn không nở trên cây, nhưng tiền của các
bạn sẽ nở trong các chi nhánh ngân hàng của chúng tôi.

14a. Chúng ta có thể thay đổi tương lai.

14b. Chúng ta có thể cải tạo tương lai.

Bài tập 6
Chọn từ có khả năng kết hợp tối ưu với từ in nghiêng cho trước và
gạch chéo ở chữ a, b, c hoặc d trước từ được chọn (mỗi từ chỉ chọn
một lần trong 4 câu liên tiếp).

1. mưu mô 2. miệng lưỡi 3. đầu óc 4. hóa chất

a. độc đoán a. độc đoán a. độc đoán a. độc đoán

b. độc hại b. độc hại b. độc hại b. độc hại

c. độc ác c. độc ác c. độc ác c. độc ác

d. độc địa d. độc địa d. độc địa d. độc địa

5. nước da 6. tờ giấy 7. hạt gạo 8. mặt mũi

a. trắng tinh a. trắng tinh a. trắng tinh a. trắng tinh


b. trắng ngần b. trắng ngần b. trắng ngần b. trắng ngần

c. trắng nõn c. trắng nõn c. trắng nõn c. trắng nõn

d. trắng trẻo d. trắng trẻo d. trắng trẻo d. trắng trẻo

9. gò má 10. môi son 11. hoa phượng 12. máu tươi

a. đỏ chót a. đỏ chót a. đỏ chót a. đỏ chót

b. đỏ au b. đỏ au b. đỏ au b. đỏ au

c. đỏ rực c. đỏ rực c. đỏ rực c. đỏ rực

d. đỏ lòm d. đỏ lòm d. đỏ lòm d. đỏ lòm

13. đôi mắt 14. nước da 15. vực sâu 16. mặt sắt

a. đen thui a. đen thui a. đen thui a. đen thui

b. đen láy b. đen láy b. đen láy b. đen láy

c. đen sì c. đen sì c. đen sì c. đen sì

d. đen ngòm d. đen ngòm d. đen ngòm d. đen ngòm

17. địa vị 18. tư tưởng 19. võ nghệ 20. tâm hồn

a. cao sang a. cao sang a. cao sang a. cao sang

b. cao cường b. cao cường b. cao cường b. cao cường

c. cao thượng c. cao thượng c.cao thượng c. cao thượng

d. cao siêu d. cao siêu d. cao siêu d. cao siêu

21. bước đi 22. giấc ngủ 23. ánh sáng 24. đồi núi

a. chập choạng a. chập choạng a. chập choạng a. chập choạng


b. chập chùng b. chập chùng b. chập chùng b. chập chùng

c. chập chững c. chập chững c. chập chững c. chập chững

d. chập chờn d. chập chờn d. chập chờn d. chập chờn

25. bông hoa 26. tương lai 27. cỏ cây 28. nét mặt

a. tươi tốt a. tươi tốt a. tươi tốt a. tươi tốt

b. tươi thắm b. tươi thắm b. tươi thắm b. tươi thắm

c. tươi trẻ c. tươi trẻ c. tươi trẻ c. tươi trẻ

d. tươi sáng d. tươi sáng d. tươi sáng d. tươi sáng

29. ăn nói 30. chi tiết 31. tính tình 32. thân hình

a. nhỏ nhẹ a. nhỏ nhẹ a. nhỏ nhẹ a. nhỏ nhẹ

b. nhỏ nhen b. nhỏ nhen b. nhỏ nhen b. nhỏ nhen

c. nhỏ nhắn c. nhỏ nhắn c. nhỏ nhắn c. nhỏ nhắn

d. nhỏ nhặt d. nhỏ nhặt d. nhỏ nhặt d. nhỏ nhặt

33. địa vị 34. lửa cháy 35. sóng nước 36. tiếng nói

a. bấp bênh a. bấp bênh a. bấp bênh a. bấp bênh

b. bập bùng b. bập bùng b. bập bùng b. bập bùng

c. bập bẹ c. bập bẹ c. bập bẹ c. bập bẹ

d. bập bềnh d. bập bềnh d. bập bềnh d. bập bềnh

37. con ngựa 38. tác phẩm 39. phần tử 40. quan hệ

a. bất hảo a. bất hảo a. bất hảo a. bất hảo


b. bất minh b.bất minh b. bất minh b. bất minh

c. bất kham c.bất kham c. bất kham c. bất kham

d. bất hủ d.bất hủ d. bất hủ d. bất hủ

41. bàn tay 42. mùi hương 43. gia đình 44. dòng sông

a. êm ấm a. êm ấm a. êm ấm a. êm ấm

b. êm dịu b. êm dịu b. êm dịu b. êm dịu

c. êm đềm c. êm đềm c. êm đềm c. êm đềm

d. êm ái d. êm ái d. êm ái d. êm ái

45. tấm lòng 46. khí phách 47. dáng điệu 48. ăn tiêu

a. hào hùng a. hào hùng a. hào hùng a. hào hùng

b. hào hoa b. hào hoa b. hào hoa b. hào hoa

c. hào phóng c. hào phóng c. hào phóng c. hào phóng

d. hào hiệp d. hào hiệp d. hào hiệp d. hào hiệp

49. ăn nói 50. bệnh dịch 51. đánh bằng 52. tính tình

a. bồng bột a. bồng bột a. bồng bột a. bồng bột

b. bộc trực b. bộc trực b. bộc trực b. bộc trực

c. bộc phát c. bộc phát c. bộc phát c. bộc phát

d. bộc phá d. bộc phá d. bộc phá d. bộc phá

Bài tập 7:

Chọn từ đúng nhất với ý cho trước và gạch chéo ở chữ a, b, c hoặc d
trước các từ được chọn.
1. Cảm thấy đau xót và ray rứt về lỗi lầm của mình
a. ăn năn b. ăn vã c. ăn vạ d. ăn sương
2. Kiếm ăn một cách lén lút về ban đêm
a. ăn năn b. ăn vã c. ăn vạ d. ăn sương
3. Chỉ ăn thức ăn, không ăn cơm
a. ăn năn b.ăn vã c. ăn vạ d. ăn sương
4. Nằm ỳ ra để đòi cho được hoặc bắt đền
a. ăn năn b.ăn vã c. ăn vạ d. ăn sương
5. Bướng bỉnh, hay gây sự
a. ba hoa b. ba gai c. ba que d. ba phải
6. Nói nhiều, có ý phô trương
a. ba hoa b. ba gai c. ba que d. ba phải

7. Đằng nào cũng cho là đúng


a. ba hoa b. ba gai c. ba que d. ba phải

8. Xảo trá, đểu giả


a. ba hoa b. ba gai c. ba que d. ba phải

9. Phần ghi sẵn trên các giấy tờ hành chính


a. tiêu đề b. tiêu chí c. tiêu bản d.tiêu chuẩn

10. Điều quy định làm căn cứ đánh giá


a. tiêu đề b. tiêu chí c. tiêu bản d.tiêu chuẩn

11.Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để xếp loại


a. tiêu đề b. tiêu chí c. tiêu bản d.tiêu chuẩn

12. Mẫu vật còn nguyên dạng để nghiên cứu


a. tiêu đề b. tiêu chí c. tiêu bản d. tiêu chuẩn

13. Nói chen vào chuyện của người khác khi chưa được hỏi
a. nói leo b. nói mát c. nói móc d. nói hớt
14. Nói châm chọc điều không hay của kẻ khác một cách cố ý
a. nói leo b. nói mát c. nói móc d. nói hớt

15. Nói dịu nhẹ như khen nhưng thật ra là mỉa mai chê trách
a. nói leo b. nói mát c. nói móc d. nói hớt

16. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói


a. nói leo b. nói mát c. nói móc d. nói hớt

17. Giấy có ghi số tiền, dùng để nhận tiền tại ngân hàng hoặc bưu
điện
a. ngân sách b. ngân khoản c. ngân khố d. ngân
phiếu

18. Tổng số tiền thu và chi trong một thời gian của Nhà nước
a. ngân sách b. ngân khoản c. ngân khố d. ngân
phiếu

19. Cơ quan có chức năng xuất tiền, thu tiền và bảo quản tiền dự
trữ
a. ngân sách b. ngân khoản c. ngân khố d. ngân
phiếu

20. Số tiền ghi trong ngân sách để chi dùng cho một việc
a. ngân sách b. ngân khoản c. ngân khố d. ngân
phiếu

21. Cùng làm quan một triều


a. đồng văn b. đồng song c. đồng minh d. đồng
liêu

22. Đứng chung một mặt trận


a. đồng văn b. đồng song c. đồng minh d. đồng
liêu

23. Cùng học một trường


a. đồng văn b. đồng song c. đồng minh d. đồng
liêu

24. Cùng chung chữ viết, văn hoá


a. đồng văn b. đồng song c. đồng minh d. đồng
liêu

Bài tập 8
Thay thế từ hoặc ngữ bị đánh dấu trong câu bằng từ hoặc ngữ thích
hợp, lựa chọn trong số các từ ngữ trong ngoặc đơn.

1. Ông ấy say bê bết suốt ngày. (be bét, lè nhè, bê bối, té re, loạn
xị)
2. Họ lợi dụng lễ sinh nhật để đưa quà biếu đắt tiền –một hình
thức hối lộ-và tổ chức tiệc tùng rộn ràng suốt hai ngày liền.
(rình rang, linh đình, rộn rịp, dập dìu)
3. Bóng đá là môn thể thao được mọi người yêu mến. (yêu thích,
ngưỡng mộ, ái mộ, mến mộ, hâm mộ)
4. Thằng bé bị đứt bữa hai ngày, đói mù cả mắt nhưng vẫn phải lê
la kiếm sống. (mờ, vàng, đỏ, xanh, trắng)
5. Nó đã bôi bác thanh danh của sinh viên trường chúng ta, đúng
là “một con sâu làm rầu nồi canh”. (bôi nhọ, bêu xấu, làm xấu,
hạ nhục)
Bài tập 9
Tìm lỗi dùng từ trong các câu sau, phân tích và nêu cách sửa.

1. Chị Út Tịch đã khẳng định con đường đánh giặc của mình là đúng
và tất yếu với câu nói bất hủ: “Còn cái lai quần cũng đánh”.
2. Đế quốc Mỹ là một kẻ thù có bản lĩnh.
3. Ngay từ khi bước vào năm học lớp 12, tôi đã nhất trí đi vào con
đường sư phạm.
4. Xí nghiệp Sài Gòn Video vừa hoàn tất xong hai tuồng cải lương
“Hoa đồng cỏ nội” của hai tác giả Nhị Kiều và Phương Ngọc.
5. Yếu điểm của anh ta là thường mất bình tĩnh khi khán giả la ó.
6. Bản án tương đối khá dài cho nên mời mọi người ngồi xuống.
7. Truyền hình tuy có hại nhưng cũng rất có lợi, ăn thua là chúng ta
biết sử dụng nó hay không.
8. Dưới ngòi bút hào hoa của Nguyễn Đình Chiểu, người nông dân
hiện lên như một chiến binh không biết khuất phục trước quân thù.
9. Xin chị vui lòng cho biết địa chỉ để nếu tiện, chúng tôi xin được
ghé thăm tệ xá.
10.Chồng nàng là một phi công cao to vạm vỡ, đẹp trai nức nở, kiếm
tiền như rác.
11.Cứ diễn đi diễn lại những màn kịch rẻ rúng và lố bịch ấy làm gì
không biết!
12. Những năm tháng ở chiến trường làm cho khuôn mặt anh tuy có
già nhưng cứng cáp hẳn lên.
13.Anh chàng lăn lóc ở dưới đất, định nằm ăn vạ.
14. Đấy là một lĩnh vực kinh doanh béo bổ.
15.Phải dùng những ống nghiệm đã diệt trùng vào việc cấy phôi sinh
vật.
16.Do thiếu máu não, ông bị đột tử nhưng may mắn đã được cứu sống.
17.Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ Na Uy, các chân sút
Đan Mạch đã bị chặn đứng.
18. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch là những thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Hà
Nội.
19. Anh ấy làm việc rất là năng lực.
20.Thưa công chúa, chúng em thân phận hèn mọn, những thứ trang
sức đắt tiền này không xứng với chúng em đâu.
21. Chủ trương này đến với chúng tôi rất là phấn khởi.
22. Nếu mà như vậy, chúng tôi cũng không dám miễn cưỡng hai chú.
23. Đứng đằng kia là người chồng quá cố của tôi. Chúng tôi mới li dị
nhau hồi năm ngoái.
24.Tham gia cuộc thi hoa hậu giúp chúng em ứng xử mọi người tốt
hơn.
25. Đội đang để lại cho người xem nhiều pha bóng đẹp.
26. Tôi thường hát những bài ca khúc có âm hưởng dân ca.
27.Những cánh tay rào rào giơ lên.
28. Mẹ bằng lòng cô ấy lắm.
29. Anh ấy đã chắp cánh cho tài năng của chị nở rộ.
30. Xe thường trực ra vào cổng này.
31. Ông cởi tấm áo khoác ngoài thì trơ trọi một thân hình ghẻ lở.
32. Em không làm điều gì thất lỗi với anh.
33. Ông ta đưa vị hôn phu của mình đi giới thiệu với bạn bè.
34. Những quả giao bóng đầy uy quyền của Mạnh Cường đã không hạ
gục được đối thủ.
35. Trong hoàn cảnh bị o ép đủ điều, anh phải bấm bụng sống nhường
nhịn để chờ một cơ hội.
36. Khổng Tử viết “Phu nhân nan hóa” là thành kiến với phụ nữ.
37. Thế là “giữa đường gãy cánh”, mỗi người đi một ngả.
38. Nhân dân ta sính dùng thành ngữ .
39. Lúc bấy giờ, phần đa chúng tôi còn ở tuổi 17.
Bài tập 10

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

1. Ăn chay nằm đất


2. Ăn chực nằm chờ
3. Ăn gửi nằm nhờ
4. Ăn gió nằm sương
5. Ăn chắc mặc bền
6. Ăn cháo đái bát
7. Ăn mặn khát nước
8. Ăn không nói có
9. Ăn thật làm giả
Bài tập 11
Giải nghĩa các thành ngữ sau đây và đặt câu với từng thành ngữ đó.

1. Ba mặt một lời


2. Đục nước béo cò
3. Cà cuống chết đến đít còn cay
4. Mắt thấy tai nghe
5. Cá lớn nuốt cá bé
6. Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa
7. Dai như chão rách
8. Thuận buồm xuôi gió
9. Đầu hai thứ tóc
Bài tập 12
Tìm hiểu nghĩa các thành ngữ Hán Việt sau đây:

1. An cư lạc nghiệp
2. Thâm căn cố đế
3. Cẩn tắc vô ưu -
4. Tiến thoái lưỡng nan
5. Danh bất hư truyền
6. Thập tử nhất sinh
7. Đồng cam cộng khổ
8. Thất điên bát đảo
9. Đơn thương độc mã
10.Vạn sự khởi đầu nan

Bài tập 13
Các từ sau đây cùng có yếu tố “nhân” nhưng khác nhau như thế nào
về nghĩa?

- ân nhân, bệnh nhân, thi nhân, nhân dân, nhân loại

- nhân đạo, nhân văn, nhân cách, nhân nghĩa

- nguyên nhân, nhân quả, nhân tố

- phép nhân, nhân bản, nhân giống

- nhân dịp, nhân tiện

Bài tập 14
Từ các nhóm từ sau, hãy rút ra ý nghĩa và sự khác biệt của các yếu tố
“chung” và “trung”.

- lâm chung, chung thủy, chung kết, chung khảo, chung thân,
chung quy, cáo chung
- trung tuyến, trung bình, trung cổ, trung lưu, trung lập, trung
niên

- trung thành, trung kiên, bất trung, tận trung, trung nghĩa

You might also like