You are on page 1of 6

Đề 20 Chế tạo thùng chứa hóa chất ( Chemical Storage tank)

Chương 1

Cấu tạo và các đặc điểm cơ bản và ứng dụng của sản phâm trong thực tế

1. Thùng chứa hóa chất là gì ?

Bồn chứa hóa chất là vật dụng chứa đựng các loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong ngành công
nghiệp hóa chất . Chúng có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, được sử dụng để lưu trữ tĩnh , chế
biến , trộn và vận chuyển cả nguyên liệu thô và thành phẩm.

2. Cấu tạo
3. Đặc điểm

Bây giờ chúng ta hãy chuyển trọng tâm của chúng ta về các đặc điểm nổi bật của xe tăng. Dưới đây là
các tính năng nổi bật:

-Cứng cáp

-Ổn định

-Bền và lâu dài

-Chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt

-Chống thấm nước

-Chịu được hóa chất

-Chống ăn mòn.

4. Phân loại

a, Phân loại theo chất liệu

Dựa theo chất liệu mà bồn đựng hóa chất được chia thành 3 loại: bồn chứa bằng kim loại, bồn chứa
bằng nhựa, bồn chứa bằng sợi thủy tinh (FRP).

Bồn chứa bằng kim loại: bồn đựng hóa chất bằng kim loại lại được chia thành 2 loại nữa là: bồn thép và
bồn inox (thép không gỉ)
Bồn thép: được làm bằng thép hợp kim với thành phần chính là sắt ( Fe), cacbon(C) từ 0,02% đến 2,14%
theo trọng lượng và một số nguyên tố hóa học khác, bồn đựng hóa chất bằng thép bền ở nhiệt độ cao,
dễ dàng vận chuyển, dễ thi công. Tuy nhiên dễ bị ăn mòn bởi các hóa chất có tính oxi hóa mạnh như axit,
các chất thải sinh hoạt. Thường dùng để đựng xăng, dầu nhớt, khí đốt…

Bồn inox: là loại bồn được làm bằng hợp kim thép không gỉ (inox). Inox là dạng hợp kim của sắt với độ
bền vượt trội, chứa 10,5% Crom (Cr) có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, bền ở nhiệt độ cao, dễ dàng
vận chuyển, dễ thi công như bồn thép. Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn cao hơn bồn thép, thường
dùng để đựng xăng, dầu… , làm bồn gia nhiệt.

Bồn chứa bằng nhựa: là bồn chứa hóa chất làm bằng nhựa, hiện nay bồn đựng hóa chất nhựa phổ biến
có 3 loại chính: bồn Composite, bồn PVC, bồn PP.

Bồn Composite: là loại bồn hóa chất được làm bằng nhựa composite, composite là một loại nhựa tổng
hợp, nhưng nó khác hẳn các loại nhựa khác trên thị trường hiện nay. Cấu tạo gồm 2 lớp đó là nhựa nền
(matrix) hay còn gọi là pha nhựa có chức năng đảm bảo các thành phần cốt bên trong composite được
liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite; lớp vật liệu gia cường
(phần cốt), thành phần này giúp composite có các đặc điểm cơ lý tính cần thiết.

Có khả năng chống ăn mòn, ngăn các phản ứng hóa học xảy ra, bảo vệ các hóa chất bên trong, tuy nhiên
lại không bền ở nhiệt độ cao. Thường dùng để chứa các axit có tính ăn mòn cao như: axit sunfuric
(H2SO4), axit clohidric (HCl)... , các chất thải sinh hoạt.
Bồn PVC: là bồn chứa hóa chất được làm bằng nhựa PVC, chịu được các hóa chất có nồng độ rất cao vì
vậy mà có thể đựng được các hóa chất có đặc tính oxi hóa mạnh như axit sunfuric (H2SO4), axit clohidric
(HCl)... Tuy nhiên vẫn không bền ở nhiệt độ cao.

Bồn PP: là loại bồn hóa chất được làm chủ yếu từ nhựa PP, có khả năng chống ăn mòn cao, chống oxi
hóa, có hệ thống thông khí, tăng cường tuổi thọ của bồn. Tuy nhiên vẫn như các loại bồn chứa bằng
nhựa khác, bồn PP cũng không bền ở nhiệt độ cao. Thường dùng để chứa các hóa chất có tính oxi hóa
mạnh như axit, các chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý.

Bồn chứa bằng sợi thủy tinh (FRP): bồn FRP là loại bồn đựng hóa chất được sản xuất bằng vật liệu nhựa
kết hợp với sợi thủy tinh, ngoài ra để tạo thêm độ bền của bồn, các nhà sản xuất còn sử dụng thêm một
vài chất độn khác để gia tăng thêm trong kết cấu như sợi carbon, bột đá, bột gốm… nhờ đó mà tạo được
tính chịu lực, độ uốn, độ bền cho bồn.

b, Phân loại theo thể tích

Hiện nay trên thị trường các loại bồn đựng hóa chất đa dạng về mẫu mã và kích thước:

Bồn hóa chất 500 lít

Bồn hóa chất 700 lít

Bồn hóa chất 1.000 lít

Bồn hóa chất 1.500 lít

Bồn hóa chất 2.000 lít

Bồn hóa chất 2.500 lít


Bồn hóa chất 3.000 lít

Bồn hóa chất 3.500 lít

Bồn hóa chất 4.000 lít

Bồn hóa chất 4.500 lít

Bồn hóa chất 5.000 lít

Bồn hóa chất 6.000 lít

c, Phân loại theo kiểu dáng

Trên thị trường hiện nay các kiểu bồn chứa hóa chất cực kì đa dạng về kiểu dáng: đứng, nằm, khối hộp,
hình nón, hình phễu, hình vuông, hình chữ nhật, dạng không nắp, dạng có nắp… Tùy vào mục đích khác
nhau và tùy theo sở thích của từng cá nhân, doanh nghiệp mà lựa chọn những bồn hóa chất có kiểu
dáng phù hợp

5. Ứng dụng

Bồn chứa axit

Các loại hóa chất có tính ăn mòn cao như axit clohydric, axit sunfuric, axit phosphoric.

Bồn xử lý nước thải

Lưu trữ nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp trong ngành gốm sứ, giấy, dệt may in ấn…

Là nơi lưu trữ các loại hóa chất trong quy trình xử lý công nghiệp như phosphate kẽm, dung dịch điện
hóa, cromate nhôm…

Bồn PVC

Chủ yếu được sử dụng trong sản xuất hóa chất phân bón xi mạ.

Nơi lữu trữ nước sinh hoạt gia đình và nước thải công nghiệp.

Ngoài ra còn được sử dụng trong các ngành công nhiệp như chế tạo thiết bị máy móc, ô tô, xe máy, ốc
vít, mạ điện tử…

Bồn PP

Bồn chứa hóa chất trong các quy trình xi mạ như mạ crom, mạ niken, mạ kẽm.
Bồn chứa xử lý nước thải công nghiệp, bồn chứa dung dịch điện hóa inox…

6. Các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm

Khi thay thế, bổ sung các chi tiết của thiết bị làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo độ bền cơ
học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chi tiêu kỹ thuật quy định.

Thiết bị vận chuyển hóa chất (băng tải, băng nâng...) phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi
khởi động.

Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn chứa hóa chất có thể gây ra bỏng cho người làm việc phải được che
chắn cách ly.

Khi vận hành, sử dụng các thiết bị chứa hóa chất chịu áp lực phải thực hiện đúng những yêu cầu trong
hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về các thiết bị chịu áp lực và các quy định hiện hành.

Hệ thống đo lường, kiểm soát công nghệ của các thiết bị trong các quá trình sản xuất hóa chất nguy
hiểm phải được kiểm tra định kỳ, hiệu chuẩn sai số đảm bảo thiết bị vận hành ổn định.

CHƯƠNG 2: Lựa chọn vật liệu chế tạo sản phẩm

You might also like