You are on page 1of 5

Họ và tên: ………………………………………………….

Lớp: ………………………………………………………..
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7 NH: 2022-2023
I/ TỰ LUẬN
* PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.
- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Nguyên-Mông.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
- Bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tự cường, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Xây đắp truyền thống quân sự
- Để lại bài học về tinh thần đoàn kết.
- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác .
Câu 2: Trình bày một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly
* Chính trị: Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Cử quan lại quản mọi việc ở địa phương,
tuyển chọn quan lại thông qua thi cử, dời đô về Tay Đô…
* Kinh tế, xã hội: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, hạn nô và chính sách thuế
mới
* Văn hóa - giáo dục: Chấn chỉnh lại phật giáo, sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dùng chữ Nôm để
chấn hưng văn hóa dân tộc. Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm
* Quân sự: Chấn chỉnh lại quân đội, xây dựng phòng tuyến, chế tạo nhiều vũ khí mới (súng thần
cơ, thuyền chiến )
Câu 3: Đánh giá sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:
+ Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất.
+ Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng.
+ Thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh.
=> Việc dời đô đã mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
Câu 4: Đánh giá vai trò Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên – Mông
- Là người tổng chỉ huy quân đội trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
- Đề ra những chủ trương, kế sách đúng đắn và sáng tạo làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch
tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
* PHẦN ĐỊA LÍ
Câu 1: Khí hậu Trung và Nam Mỹ phân hoá theo độ cao (ở dãy An đet)
- Thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo độ cao rõ rệt.
- Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung thuộc đới nóng và ẩm ướt nên cảnh quan phổ biến là rừng xích
đạo; vùng phía Nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.
- Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, cảnh quan thay đổi theo, trên các đỉnh núi có băng
tuyết.
Câu 2: Biện pháp và kết quả của một số phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
a. Tài nguyên đất
- Biện pháp: Các nước Bắc Mỹ đã
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Kết hợp các phương thức khai thác đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi.
+ Tăng cường sử dụng phân bón sinh học
- Kết quả:
+ Năng suất lao động cao
+Bảo vệ và chống thoái hóa đất.
b. Tài nguyên khoáng sản
- Biện pháp: sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió,
điện nhiệt, thủy triều,…thay thế cho các nguồn nguyên liệu hóa thạch.
- Kết quả:
+ Mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Đảm bảo sự phát triển bền vững.
Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật ở Ô- xtrây-lia
* Khí hậu:
- Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Khí hậu phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và theo độ cao.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới khô và kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa phân bố rộng nhất.
* Sinh vật
- Ô- xtrây-li-a là nơi có hệ động thực vật phong phú và độc đáo: động vật có vú, chim, cá….Trong
đó có những loài đặc hữu như thú có túi (gấu túi-koala), căng-gu-ru, chuột túi (quokka), thú mỏ
vịt,…
- Các khu rừng nhiệt đới phát triển ở phía nam và trên đảo Ta-xma-ni-a. Các cây bản địa như bạch
đàn, keo hoa vàng, tràm.
II/ TRẮC NGHIỆM
* PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1. Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Lý Công Uẩn.
Câu 2: Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Lý Công Uẩn.
Câu 3: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành
A. Đại Cồ Việt. B. Đại Nam. C. Việt Nam. D. Đại Việt.
Câu 4. Người có vai trò lớn dẫn đến sự thành lập của vương triều Trần là
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Nhân Tông. C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Thái Tông.
Câu 5. Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hoàng triều luật lệ. D. Luật Hồng Đức.
Câu 6. Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là
A. quý tộc, quan lại. B. nông dân. C. thợ thủ công, thương nhân. D. nô tì.
Câu 7. Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ. B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông. D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
Câu 8. Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là
A. Hổ trướng khu cơ. B. Binh pháp Tôn Tử.
C. Binh thư yếu lược. D. Quân trung từ mệnh tập.
Câu 9. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt là
A. Đại Việt sử kí. B. Đại Nam thực lục. C. Đại Việt sử kí toàn thư. D. Đại Việt sử lược.
Câu 10. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”?
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Nhân Tông.
Câu 11. Ai là tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
A. Trần Khánh Dư. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Bình Trọng.
Câu 12. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Bình Trọng. D. Trần Quang Khải.
Câu 13. Kế sách nào đã được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
(thế kỉ XIII)?
A. Vườn không nhà trống. B. Tiên phát chế nhân.
C. Vây thành, diệt viện. D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 14. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã viết ra tác
phẩm nào?
A. Binh thư yếu lược. B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Nam quốc sơn hà.
Câu 15. Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285) của nhà Trần là
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nhân Tông.
Câu 16. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1285 đã diễn ra những trận đánh lớn
nào?
A. Bạch Đằng, Chương Dương, Phù Lỗ. B. Bình Lệ Nguyên, Phù Lỗ, Đông Bộ Đầu.
C. Thiên Mạc, Bình Lệ Nguyên, Chương Dương. D. Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử.
Câu 17. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là
A. Đại Việt. B. Đại Ngu. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Nam.
Câu 18. Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về
A. Hoa Lư (Ninh Bình). B. Phú Xuân (Huế).
C. Lam Kinh (Thanh Hóa). D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 19. Năm 1406 – 1407, nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại quân xâm lược nào?
A. Tống. B. Nam Hán. C. Minh. D. Đường.
Câu 20. Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm
2011?
A. Hoàng thành Thăng Long. B. Thành nhà Hồ.
C. Phố cổ Hội An. D. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM PHẦN LS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B D A B B C C A B D A A C C D B D C B

* PHẦN ĐỊA LÍ
Câu 1: Châu Mỹ có diện tích
A. Khoảng 41 triệu km2. C. Khoảng 43 triệu km 2.
B. Khoảng 42 triệu km2. D. Khoảng 44 triệu km 2.
Câu 2: Châu Mỹ được nhà thám hiểm nào phát hiện ra?
A. Ma-gien-lăng. B. Mac-cô-pô-lô. C. Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô. D. Vas-cô Đờ-ga-ma.
Câu 3: Sự phân hóa theo chiều đông - tây ở Nam Mỹ thể hiện rõ nét trong yếu tố tự nhiên nào?
A. Đất đai. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Sông ngòi.
Câu 4: Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực khí hậu nào?
A. Xích đạo nóng ẩm. B. Cận xích đạo. C. Nhiệt đới. D. Cận nhiệt.
Câu 5: Thiên nhiên ở dãy núi An-đet có sự thay đổi rõ rệt theo
A. Chiều bắc-nam. B. Chiều tây-đông. C. Chiều đón gió. D. Chiều cao.
Câu 6: Trung và Nam Mỹ có nền văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong phú là do
A. Có nhiều thổ dân da đỏ sinh sống.
B. Kết hợp các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa.
C. Kết hợp văn hóa Á và Âu.
D. Kết hợp văn hóa Phi và Âu.
Câu 7: Vì sao dân cư Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển?
A. Do dễ dàng định cư. C. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Do thuận lợi cho sản xuất. D. Do dễ di chuyển, đi lại.
Câu 8: Nguyên nhân làm cho đất đai ở Bắc Mỹ bị thoái hóa?
A. Do mưa lớn. C. Do sử dụng máy móc trong nông nghiệp.
B. Do sử dụng phân hóa học trong thời gian dài. D. Do trồng quá nhiều vụ trong năm.
Câu 9: Vì sao Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt dồi dào?
A. Do có nhiều băng tuyết. C. Do có nhiều hồ.
B. Do mưa nhiều. D. Do có nhiều sông và hồ lớn.
Câu 10: Tại sao các quốc gia ở Bắc Mỹ có những quy định chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số
lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể?  
A. Để đảm bảo số lượng hải sản đánh bắt.
B. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy hải sản.
C. Để đảm bảo hải sản đánh bắt có chất lượng tốt.
D. Để đảm bảo nguồn hải sản cho công nghiệp chế biến.
Câu 11: Địa hình đồng bằng nằm ở khu vực nào của Bắc Mỹ?
A. Phía bắc. B. Phía tây. C. Phía nam. D. Ở giữa.
Câu 12: Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương . B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 13: Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?
A. Lục địa Ô-xtrây-li-a. C. Lục địa Ô-xtrây-li-a và các chuỗi đảo.
B. Vùng đảo châu Đại Dương. D. Vùng đảo châu Đại Dương và đảo Mê-la-nê-di.
Câu 14: Phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a có địa hình gì?
A. Cao nguyên, hoang mạc. B. Đồng bằng. C. Sơn nguyên. D. Đầm lầy.
Câu 15: Loại thú độc đáo, chỉ có ở châu Đại Dương là
A. Tê giác. B. Thú có túi. C. Chim cánh cụt. D. Hải cẩu.
Câu 16: Rừng A-ma-dôn còn được xem là
A. Điều hòa tự nhiên. C. Khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Máy lọc không khí. D. “Lá phổi xanh” của Trái Đất.
Câu 17: Vì sao phải bảo vệ rừng A-ma-dôn?
A. Vì đây là điều hòa tự nhiên.
B. Vì đây là lá phổi xanh của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, điều hòa khí hậu.
C. Vì đây là khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Lá phổi xanh của thế giới.
Câu 18: Thành phần loài động, thực vật trong rừng A-ma-dôn như thế nào?
A. Phong phú, đa dạng. C. Chủ yếu là động vật.
B. Chủ yếu là thực vật. D. Chủ yếu là bò sát.
Câu 19: Một trong số những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở rừng A-ma-dôn

A. Bảo tồn động, thực vật B. Thiếu môi trường sống. C. Biến đổi khí hậu. D. Cháy rừng.
Câu 20: Đại bộ phận diện tích lãnh thổ Ô-xtrây-li-a có khí hậu
A. Lạnh giá. B. Khô hạn. C. Ôn hòa. D. Ẩm ướt.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM PHẦN ĐỊA
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B C B A D B C B D B D B C A B D B A D B

You might also like