You are on page 1of 119

Mục lục

Mục lục 1

1 MA TRẬN VÀ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ 2


1.1 Ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Hạng của ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.3 Ma trận nghịch đảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.4 Định thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.5 Hệ phương trình tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.6 Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế . . . . . . . 33
1.7 Bài tập chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

2 CẤP SỐ VÀ LÃI SUẤT 51


2.1 Phương thức lãi đơn và lãi kép . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2 Chuỗi tiền tệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.3 Bài tập chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62

3 VI PHÂN HÀM MỘT BIẾN 64


3.1 Đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
3.2 Hàm cận biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
3.3 Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận . . . . . . . . . . . . . . . 70
3.4 Hệ số co dãn điểm của nhu cầu theo giá . . . . . . . . . . 75
3.5 Bài tập chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77

4 TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG 80


4.1 Tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

1
Mục lục 2

4.2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82


4.3 Ứng dụng kinh tế của tích phân . . . . . . . . . . . . . . . 86
4.4 Bài tập chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90

5 HÀM NHIỀU BIẾN 93


5.1 Giới hạn và liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
5.2 Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
5.3 Vi phân toàn phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
5.4 Đạo hàm của hàm hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
5.5 Đạo hàm và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
5.6 Cực trị hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
5.7 Cực trị có điều kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
5.8 Giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất . . . . . . . . . . . . . . 103
5.9 Một số bài toán kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
5.10 Bài tập chương 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110

Chỉ mục 115

Tài liệu tham khảo 117


Chương 1

MA TRẬN VÀ CÁC MÔ HÌNH


KINH TẾ

1.1 Ma trận
Trong kinh tế học, có khá nhiều mô hình toán kinh tế cần dùng đến khái
niệm ma trận và các kiến thức liên quan đến khái niệm đó để xử lý và đưa
ra kết luận như mô hình cân bằng thị trường, mô hình cân đối liên ngành,
bài toán sản xuất tối ưu; bài toán vận tải, vv.... Trong chương này, chúng
tôi cố gắng đưa ra một số khái niệm căn bản nhất về mặt toán học và
một số mô hình toán kinh tế ứng dụng của chúng. Ngoài ra, một số khái
niệm cơ bản về kinh tế chúng tôi cũng không định nghĩa ở đây. Các bạn
sinh viên khi sử dụng tài liệu này nên tìm hiểu thêm các khái niệm đó ở
các tài liệu chuyên nghành.
Ví dụ 1.1.1. Một công ty điện tử có 3 nhà phân phối chính ở Việt Nam
đang phân phối 5 loại sản phẩm của công ty. Số lượng bán hàng của 3 nhà
phân phối trong quý 1 năm vừa rồi lần lượt được liệt kê như sau:
1. Ti vi: NPP1: 230 cái ; NPP2: 300 cái; NPP3: 150 cái.
2. Tủ lạnh: NPP1: 300 cái ; NPP2: 150 cái; NPP3: 350 cái .
3. Máy giặt: NPP1: 130 cái ; NPP2: 230 cái; NPP3: 250 cái.
4. Máy lạnh: NPP1: 430 cái ; NPP2: 300 cái; NPP3: 250 cái.

3
1.1. Ma trận 4

5. Máy tính bảng: NPP1: 630 cái ; NPP2: 300 cái; NPP3: 550 cái.

Dĩ nhiên, nhà quản lý có thể nhìn bảng liệt kê trên trên biết tình hình kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, nhà quản lý cần có các thông tin một cách
gọn gàng hơn để đưa ra quyết định tốt hơn trong việc cân bằng mức độ
dịch vụ, kinh doanh và đưa ra kế hoạch marketting một cách tốt hơn dựa
trên một số mô hình toán kinh tế thì phải làm như thế nào?
Chúng ta có thể liệt kê lại dữ liệu theo bảng sau:
NPP TV TL MG ML MTB
NPP1 230 300 130 430 630
NPP2 300 150 230 300 300
NPP3 150 350 250 250 550

Cách trình bày dữ liệu theo bảng như trên là một dạng của ma trận.

Định nghĩa 1.1.2. Ma trận là một bảng số gồm m dòng(hàng) và n cột.


Khi đó m × n được gọi là kích thước của ma trận, A được gọi là ma trận
cấp m × n. Ký hiệu A = (aij )m×n , i = 1, m, j = 1, n. Trong đó, aij là phần
tử nằm ở hàng i cột j của ma trận A.

Như vậy để xác định một ma trận ta cần biết kích thước và cách xây
dựng các phần tử của ma trận đó. Trong ví dụ 1.1.1, ta có thể biểu diễn
giá bán của các loại hàng hóa theo nhà phân phối bằng một ma trận cấp
3 × 5, như sau:
 
230 300 130 430 630
A =  300 150 230 300 300 .
150 350 250 250 550

Phần tử a23 = 230, a35 = 250.

Định nghĩa 1.1.3. (Hai ma trận bằng nhau)


Ma trận A = (aij )m×n và B = (bij )m×n được gọi là bằng nhau nếu aij = bij ,
với mọi i = 1, m, j = 1, n.
1.1. Ma trận 5

Định nghĩa 1.1.4. Cho A = (aij )m×n là ma trận cấp m × n, khi đó ta có


các điều sau:

1. A được gọi là ma trận không nếu aij = 0, với mọi i = 1; m, j = 1; n.

2. A được gọi là ma trận dòng nếu m = 1 và được gọi là ma trận cột


nếu n = 1.

3. A được gọi là ma trận vuông cấp n nếu m = n. Ký hiệu A = (aij )n .


Khi đó, tập hợp tất cả các phần tử có chỉ số hàng bằng chỉ số cột
được gọi là đường chéo chính, tập hợp tất cả các phần tử có tổng chỉ
số hàng và cột bằng n + 1 được gọi là đường chéo phụ.

Ví dụ 1.1.5. Ta xem xét các ví dụ sau:


 
1 4 2
1. Ma trận A =  3 2 5  là ma trận vuông cấp 3. Trong đó các
6 7 8
phần tử a11 = 1, a22 = 2, a33 = 8 tạo thành đường chéo chính, các
phần tử a31 = 6, a22 = 2, a13 = 2 tạo thành đường chéo phụ.
 
1
2. Ma trận B =  2  là một ma trận cột.
3

3. Ma trận C = 1 0 0 là một ma trận dòng.

Định nghĩa 1.1.6. Cho A = (aij )n là ma trận vuông cấp n. Khi đó, ta
có các điều sau:

1. Nếu các phần tử không thuộc đường chéo chính của A đều bằng 0
thì A được gọi là ma trận chéo.

2. Nếu các phần tử nằm dưới đường chéo chính (chỉ số hàng lớn hơn
chỉ số cột) của A đều bằng không thì A được gọi là ma trận tam giác
trên.
1.1. Ma trận 6

3. Nếu các phần tử nằm trên đường chéo chính (chỉ số hàng nhỏ hơn
chỉ số cột) của A đều bằng không thì A được gọi là ma trận tam giác
dưới.
4. Nếu A là ma trận chéo và tất cả các phần tử thuộc đường chéo chính
đều bằng 1 thì A được gọi là ma trận đơn vị cấp n. Ký hiệu In .
Ví dụ 1.1.7. Ta xem xét các ví dụ sau:
 
1 0 0
1. Ma trận B =  0 2 0  là một ma trận chéo.
0 0 8
 
1 0 0
2. Ma trận I3 =  0 1 0  là ma trận đơn vị cấp 3.
0 0 1
 
1 1 3
3. Ma trận C =  0 2 7  là một ma trận tam giác trên.
0 0 8
 
1 0 0
4. Ma trận D =  0 2 0  là một ma trận tam giác dưới.
1 1 0

Phép toán trên ma trận


Định nghĩa 1.1.8. Cho ma trận A = (aij )m×n và B = (bij )m×n là hai ma
trận bất kỳ có cùng kích thước. Khi đó, tổng của hai ma trận A và B, ký
hiệu A + B, được định nghĩa như sau:
 
a11 + b11 . . . a1n + b1n
A + B = (aij + bij )m×n =  .. ... .. .
. .
am1 + bm1 · · · amn + bmn

Định nghĩa 1.1.9. Cho ma trận A = (aij )m×n và số thực λ. Khi đó, tích
của ma trận A và số thực λ được định nghĩa như sau:
1.1. Ma trận 7

 
λa11 . . . λa1n
λA = (λaij )m×n =  ... ... ..  .
.
λam1 · · · λamn

Nhận xét 1.1.10. Từ hai định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng,
với hai ma trận A, B như trên thì A − B = A + (−1)B. Hơn nữa A × 0 =
0 × A = 0, lưu ý rằng ký hiệu 0 ở vế trái 0 × A là số 0, ký hiệu 0 ở vế phải
là ma trận không cùng cấp với A.
   
1 2 6 5 4 2
Ví dụ 1.1.11. Cho A = và B = .
3 5 8 4 3 2
Ta có
   
1+5 2+4 6+2 6 6 8
A+B = = .
3+4 5+3 8+2 7 8 10

và    
3 6 18 10 8 4
3A = , 2B = .
9 15 24 8 6 4

Định lý 1.1.12. Cho A, B, C là ba ma trận bất kỳ cùng cấp và a, b là 2


số thực bất kỳ. Khi đó, ta có một số tính chất sau:

1. A + B = B + A, bA = Ab.

2. (A + B) + C = A + (B + C).

3. A + 0 = 0 + A = A với 0 là ma trận không tương ứng.

4. A − A = 0.

5. a(A + B) = aA + aB, (ab)A = a(bA).

Chứng minh. Phần chứng minh xin được dành lại cho bạn đọc xem như
bài tập.
1.1. Ma trận 8

Định nghĩa 1.1.13. (Tích hai ma trận)


Cho hai ma trận A = (aij )m×n và B = (bjk )n×p (ma trận B có số hàng bằng
với số cột của ma trận A). Khi đó, tích của ma trận A và ma trận B, ký
hiệu A × B = AB, được định nghĩa như sau:

AB = (cik )m×p
n
P
trong đó cik = aij bjk , i = 1, m, k = 1, p.
1

Nhận xét 1.1.14. Dễ nhận thấy rằng định nghĩa toán học như trình bày
ở trên tương đối khó nhớ và áp dụng. Do đó, ta hãy xem xét tích hai ma
trận một cách trực quan hơn. Chú ý rằng tích hai ma trận A và B chỉ
thực hiện được khi ma trận B có số hàng bằng với số cột của ma trận A.
Mặt khác, kết quả phép nhân hai ma trận là một ma trận C có số hàng
bằng với số hàng của ma trận A và số cột bằng với số cột của ma trận B.
Trong đó mỗi phần tử của ma trận tích C được tính như sau:
 
b1k
 b2k 
cik = (ai1 ai2 ... ain ) . 

 = ai1 b1k + ai2 b2k + ... + ain bnk .

bnk

Qua công thức trên, ta thấy để xác định phần tử của ma trận tích AB ở
hàng i cột k, ta chỉ cần lấy vector hàng i của ma trận A nhân với vector
cột k của ma trận B theo kiểu tích vô hướng mà các bạn đã quen thuộc
ở phổ thông.
   
1 2 6 5 4 2
Ví dụ 1.1.15. Cho A = ,B= và
  3 5 8 4 3 2
1 2 3
B 0 =  3 5 7 . Ta lần lượt xem xét các trường hợp sau:
3 4 1

1. Theo định nghĩa phép nhân 2 ma trận ta không thể tính được ma
trận tích AB cũng như BA.
1.1. Ma trận 9

2. Ma trận A nhân được ma trận B 0 và ta được ma trận tích


 
c11 c12 c13
AB 0 = .
c21 c22 c23

Trong đó các phần tử của ma trận tích được xác định như sau:

• c11 (phần tử hàng 1 cột 1 của ma trận tích): ta sẽ lấy hàng 1


0
của
 ma  trận A là (1 2 6) nhân với cột 1 của ma trận B là
1
 3  suy ra c11 = 1.1 + 2.3 + 6.3 = 25.
3
• c12 (phần tử hàng 1 cột 2 của ma trận tích): ta sẽ lấy hàng 1
của ma
  trận A là (1 2 6) nhân với cột 2 của ma trận B’ là
2
 5  suy ra c12 = 1.2 + 2.5 + 6.4 = 36.
4
• Tương tự, ta tính các phần tử còn lại trong ma trận tích.

Ta có kết quả như sau:


 
0 25 36 23
AB =
42 63 52

3. Ta cũng có tích của B và B 0 là


 
23 38 45
BB 0 = .
19 31 35

Hơn nữa, chúng ta không có tích của B 0 A cũng như B 0 B theo định
nghĩa của phép nhân 2 ma trận.

Trừ một số trường hợp đặc biệt, về cơ bản, phép nhân hai ma trận
không có tính giao hoán (nghĩa là AB 6= BA). Tuy nhiên phép nhân hai
ma trận vẫn có một số tích chất sau:
1.1. Ma trận 10

Định lý 1.1.16. Cho A, B, C là 3 ma trận bất kỳ thoả các điều kiện để


nhân được trong các đẳng thức sau và a là một số thực bất kỳ. Khi đó, ta
có:

1. (AB)C = A(BC).

2. A(B + C) = AB + AC.

3. (aA)B = a(AB) = A(aB).

Chứng minh. Phần chứng minh có thể được suy ra dễ dàng từ định nghĩa,
xin được dành lại cho bạn đọc xem như bài tập.

Định nghĩa 1.1.17. Cho ma trận


 
a11 a12 ... a1n
 a21 a22 ... a2n 
A = (aij )m×n = 
 ...
.
... ... 
am1 am2 ... amn

Ma trận chuyển vị của ma trận A, ký hiệu là AT , được định nghĩa như


sau:  
a11 a21 ... am1
a12 a22 ... am2 
AT = (aji )n×m = 

.
 ... ... ... 
a1n a2n ... amn

Có thể thấy chuyển vi ma trận là phép toán chuyển hàng i của ma


trận A thành cột i của ma trận AT .
 
1 2 6
Ví dụ 1.1.18. Cho ma trận A = . Ta có ma trận chuyển vị
3 5 8
của A là  
1 3
T
A =2 5 .
6 8
1.2. Hạng của ma trận 11

Định lý 1.1.19. Cho 2 ma trận A, B bất kỳ thoả mãn phép toán cộng và
phép toán nhân hai ma trận theo các đẳng thức sau, a là một số thực bất
kỳ. Khi đó, ta có:

1. (A + B)T = AT + B T .

2. (aA)T = aAT .

3. (AT )T = A.

4. (AB)T = B T AT .

1.2 Hạng của ma trận


Ma trận bậc thang và phép biến đổi sơ cấp trên ma
trận
Định nghĩa 1.2.1. Trong một hàng của ma trận, phần tử khác 0 đầu
tiên xét từ bên trái qua được gọi là phần tử cơ sở của hàng đó.
 
1 −1 3 1
Ví dụ 1.2.2. Xét ma trận  0 0 0 0 . Phần tử a11 ở hàng 1 cột
0 0 0 −5
1 là phần tử cơ sở ở hàng 1. Hàng 2 không có phần tử cơ sở. Phần tử
a34 = −5 ở hàng 3 cột 4 là phần tử cơ sở của hàng 3.

Định nghĩa 1.2.3. Cho A = (aij )m×n là ma trận bất kỳ. Khi đó, A được
gọi là ma trận bậc thang nếu thỏa hai điều kiện sau:

1. Hàng không có phần tử cơ sở (hàng không) nằm dưới cùng trong ma


trận.

2. Phần tử cơ sở của hàng nằm dưới nằm bên phải so với phần tử cơ
sở của hàng trên nó.
1.2. Hạng của ma trận 12

Ví dụ 1.2.4.
 Xét 
các ma trận
sau:   
1 2 3 1 2 3 1 2 3
A =  4 9 6  ; B =  0 1 −6  ; C =  0 1 −6 
3 2 0  0−4 −9  0 0 −33  
1 −1 3 1 1 −1 3 1 1 −1 3 1
D =  0 1 1 2 ; E =  0 0 0 0 ; F =  0 0 1 0 .
0 0 0 1 0 0 −3 −5 0 0 0 0
Khi đó, Các ma trận C, D và F là các ma trận bậc thang, các ma trận
còn lại thì không phải.

Định nghĩa 1.2.5. Cho ma trận A = (aij )m×n là ma trận bất kỳ và hi là


một dòng thứ i trong ma trận. Khi đó, các phép biến đổi sau:

1. hi ↔ hj : Đổi vị trí hai hàng bất kỳ của ma trận.

2. hi := hi .α (α 6= 0): Nhân một hàng với một số bất kỳ khác 0.

3. hi := hi + hj .α (α 6= 0): Cộng một hàng với một hàng khác đã được


nhân với một số khác không bất kỳ.

được gọi chung là phép biến đổi sơ cấp (viết tắt là PBĐSC) theo hàng trên
ma trận A. Hơn nữa, ma trận A có được bằng cách thực hiện một số hữu
hạn các PBĐSC theo hàng trên ma trận A được gọi là ma trận tương
đương dòng với ma trận A. Ký hiệu A ∼ A.

Chú ý 1.2.6. Khi thực hiện các phép biến đổi sơ cấp trên ma trận, ta
không dùng dấu "=" để biểu diễn mà ta dùng dấu "→" để biểu diễn sự
thay đổi của ma trận. Trên "→" ta ký hiệu rõ các phép biến đổi mà ta
dùng ở bước biến đổi đó. Trong ba PBBĐSC theo hàng kể trên phép biến
đổi thứ ba hay được dùng nhất.
Bây giờ nếu định nghĩa tương tự như định nghĩa trên, ta cũng dễ dàng
định nghĩa các phép biến đổi sơ cấp theo cột trên ma trận. Tuy nhiên,
PBĐSC trên cột chưa được sử dụng trong phần này của chương.

Định lý 1.2.7. Cho A là một ma trận bất kỳ. Khi đó, luôn tồn tại ma
trận bậc thang R thỏa mãn R tương đương dòng với A.
1.2. Hạng của ma trận 13

Thật vậy, ta cùng xem xét thuật toán sử dụng PBĐSC theo hàng để
đưa một ma trận bất kỳ về dạng bậc thang.

Bước 1. Bắt đầu từ cột khác 0 đầu tiên bên trái, chọn phần tử khác 0 tuỳ
ý làm phần tử cơ sở. Tuy nhiên nếu có số 1 hoặc -1 ta nên chọn
phần tử đó làm phần tử cơ sở để những tính toán sau này đơn
giản hơn. Sau đó đổi cả hàng chứa phần tử mà ta đã chọn cho
hàng 1.
Bước 2. Dùng phép biến đổi sơ cấp trên hàng, ta khử tất cả các phần tử
thuộc cột đó ( làm cho biến thành số 0).
Bước 3. Che hàng chứa phần tử cơ sở vừa chọn và các hàng nằm trên nó.
Thực hiện lại bước 1 và 2 với ma trận còn lại (chưa bị che).

Sau một quá trình hữu hạn, ta sẽ được ma trận bậc thang. Hiển nhiên ma
trận bậc thang vừa tìm được là ma trận tương đương dòng với ma trận A.
 
  3 3 1 2
−1 1 0 0 1 2 3
Ví dụ 1.2.8. Đưa ma trận A =  0 −1 1  và B =  1 1 1 6

1 0 −2
2 −1 2 0
về dạng bậc thang bằng các phép biến đổi sơ cấp theo hàng trên ma trận.
1.2. Hạng của ma trận 14

Ví dụ 1.2.9. Thực hiện phép biến đổi sơ cấp, đưa ma trận sau về dạng
bậc thang  
1 1 −1 2 1
 2
 3 −1 4 5
 3 2 −3 7 4
−1 1 2 −3 1

Bước 1. Bắt đầu từ cột khác 0 đầu tiên bên trái, chọn phần tử khác 0 tuỳ
ý làm phần tử bắt đầu
 
{1} 1 −1 2 1
 2
 3 −1 4 5
 3 2 −3 7 4
−1 1 2 −3 1

Bước 2. Dùng phép biến đổi sơ cấp trên hàng, ta khử tất cả các phần tử
thuộc cột đó. Bằng cách sử dụng 3 cách biến đổi sau:

 h2 := h2 − 2h1
h3 := h3 − 3h1
h4 := h4 + h1

Ta được ma trận :
 
1 1 −1 2 1
0 1 1 0 3
 
 0 −1 0 1 1
0 2 1 −1 2
1.3. Ma trận nghịch đảo 15

Bước 3. Che hàng chứa phần tử cơ sở và hàng trên của nó


 
∗ ∗ ∗ ∗ ∗
0 1 1 0 3
 
 0 −1 0 1 1
0 2 1 −1 2
Tiếp tục thực hiện lại quá trình trên với phần ma trận còn lại.
Cuối cùng, ta có ma trận bậc thang là:
 
1 1 −1 2 1
0 1 1 0 3
 
0 0 1 1 4
0 0 0 0 0

Chú ý 1.2.10. Trong quá trình thực hiện, nếu chọn phần tử cơ sở ở bước
đầu tiên khác nhau hoặc dùng các phép biến đổi sơ cấp khác nhau ta sẽ
có kết quả là các ma trận bậc thang khác nhau.
Định nghĩa 1.2.11. Cho A là ma trận bất kỳ và R là một ma trận bậc
thang thỏa mãn R là ma trận tương đương dòng với A. Khi đó, hạng của
ma trận A là số hàng khác 0 (hàng có phần tử cơ sở) của ma trận bậc
thang R. Ký hiệu r(A) hoặc rank(A).
Mệnh đề 1.2.12. ([3], Mệnh đề 2.6.3, trang 46)
Cho ma trận A bất kỳ có cấp là m × n. Khi đó, ta có các điều sau:
1. Hạng của ma trận A là duy nhất.
2. 0 < r(A) ≤ min{m; n}.
3. r(A) = r(AT ).

1.3 Ma trận nghịch đảo


Định nghĩa 1.3.1. Cho A là ma trận vuông cấp n. Nếu tồn tại ma trận
A−1 sao cho AA−1 = A−1 A = In thì ta nói ma trận A khả nghịch và ma
trận A−1 được gọi là ma trận nghịch đảo của ma trận A.
1.3. Ma trận nghịch đảo 16
 
1 3 7
Ví dụ 1.3.2. Ma trận A =  2 1 2  khả nghịch và có ma trận nghich
 −7 1 4  
−2 5 1 1 0 0
đảo là A−1 =  22 −53 −12  vì AA−1 = A−1 A =  0 1 0 
−9 22 5 0 0 1

Định lý 1.3.3. ([3], Định lý 2.7.11, trang 56)


Nếu ma trận vuông A cấp n khả nghịch thì r(A) = n. Khi đó, ta có:

(A |In ) ∼ In | A−1 .


Vậy định lý trên cho ta biết dấu hiệu nhận biết một ma trận khả
nghịch. Hơn nữa, đồng thời cung cấp cho ta một cách để tìm ma trận
nghịch đảo, đó là sử dùng PBĐSC theo hàng.

Định lý 1.3.4. Cho A, B là hai ma trận khả nghịch, ta có các điều sau:
−1
1. (A−1 ) = A.

2. (AB)−1 = (B −1 )(A−1 ).
−1 T
3. (AT ) = (A−1 ) .
 
1 3 7
Ví dụ 1.3.5. Cho ma trận A =  2 1 2 , hãy tìm ma trận nghịch
−7 1 4
đảo của A nếu có.
Ta bắt đầu từ ma trận mở rộng
 
1 3 7 1 0 0
(A |I ) =  2 1 2 0 1 0 
−7 1 4 0 0 1
Thực hiện các phép biến đổi sơ cấp trên ma trận này ta có
1.4. Định thức 17

 
1 3 7 1 0 0
h2 :=h2 −2h1
−− −−−−→  0 −5 −12 −2 1 0 
h3 :=h3 +7h1
0 22 53 7 0 1


1 3 7 1 0 0
h3 :=5h3 +22h2
−−−−−−−−→  0 −5 −12 −2 1
0 
0 0 1 −9 22 5
Tới đây ta thấy r(A) = 3 nên A khả nghịch, tiếp tục thực hiện biến đổi sơ
cấp ta có:
 
1 3 0 64 −154 −35
h :=h1 −7h3
−−1−−− −−→  0 −5 0 −110 265 60 
h2 :=h2 +12h3
 0 0 1 −9 22 5

h2 :=h2 ×( −1
1 3 0 64 −154 −35

5 )
−−−−−−−→  0 1 0 22 −53 −12 
 0 0 1 −9 22 5

1 0 0 −2 5
1
h1 :=h1 −3h2
−−−−−−→  0 1 0 22 −53 −12 

0 0 1 −9 22 5
Vậy ma trận nghịch đảo của A cần tìm là:
 
−2 5 1
A−1 =  22 −53 −12  .
−9 22 5

1.4 Định thức


Định nghĩa 1.4.1. Cho A là ma trận vuông cấp n, ma trận Mij là ma
trận có được khi bỏ đi hàng i và cột j của ma trận A. Hơn nữa, đặt
Aij = (−1)i+j .det(Mij ) thì Aij được gọi là phần bù đại số của phần tử aij .
Khi đó, định thức của ma trận A (ký hiệu det(A) hoặc |A|) là một số thực
được xây dựng bằng cách quy nạp như sau:
• Với n = 1: A = (a11 )) thì det(A) = a11 .
1.4. Định thức 18

• Với n > 1, ta khai triển theo hàng 1 thì

det(A) = a11 A11 + a12 A12 + ... + a1n A1n .


 
a11 a12
Ví dụ 1.4.2. Cho A = , theo định nghĩa ta có:
a21 a22
det(A) = a11 A11 + a12 A12
= a11 (−1)1+1 .det(M11 ) + a12 (−1)1+2 .det(M12 )
=a11 (−1)1+1 .det(a22 ) + a12 (−1)1+2 .det(a21 )
=a11 (−1)1+1 .a22 + a12 (−1)1+2 .a21
=a11 .a22 − a12 .a21
Tức là để tính định thức của ma trận vuông cấp 2 ta lấy tích các phần
tử trên đường chéo chính trừ đi tích các phần tử trên đường chéo phụ.

Ví dụ 1.4.3. Ta xem xét công thức tính định thức đói với ma trận cấp 3.
Theo định nghĩa, ta có:

a11 a12 a13

a21 a22 a23 = a11 A11 + a12 A12 + a13 A13

a31 a32 a33
1+1 1+2 1+3
= a11 (−1)
det(M
11 ) + a12 (−1) det(M 12 ) + a13
(−1) det(M13 )
a a a a a a
= a11 22 23 − a12 21 23 + a13 21 22
a32 a33 a31 a33 a31 a32
Theo công thức tính định thức cấp 2 ta lại có:
= a11 (a22 a33 − a23 a32 ) − a12 (a21 a33 − a23 a31 ) + a13 (a21 a32 − a22 a31 )
= (a11 a22 a33 + a12 a23 a31 + a13 a21 a32 ) − (a11 a23 a32 + a12 a21 a33 + a13 a22 a31 )

Để dễ nhớ công thức tính định thức cấp 3 ta dùng quy tắc Sarrus như
sau: Từ ma trân A = (aij )3x3 ta xây dựng ma trận A0 = (aij )3x5 bằng cách
lần lượt ghi thêm cột 1 và cột 2 của ma trận A sau 3 cột của ma trận A.
Sau đó tính tổng của tích các phần tử trên đường chéo chính của ma trận
A và tích các phần tử trên các đường song song với nó trừ đi tổng của tích
các phần tử trên đường chéo phụ của ma trận A và tích các phần tử trên
các đường song song với nó.
1.4. Định thức 19

Chú ý 1.4.4. Chú ý rằng ký hiệu ma trận (...) và ký hiệu định thức |...|
khác nhau. Hơn nữa, từ định thức cấp 4 trở lên ta nên dùng định nghĩa
để đưa về các định thức cấp nhỏ hơn rồi tính.
Mệnh đề 1.4.5. ([3], Mệnh đề 3.3.8, trang 83)
Cho A = (aij )n là ma trận vuông cấp n. Nếu A0 có được từ A qua phép
biến đổi sơ cấp theo hàng hoặc theo cột loại 3 thì det(A0 ) = det(A).
Mệnh đề trên cho ta gợi ý để tính toán định thức dễ dàng hơn, ta xem
xét ví dụ sau:

1 2 3

Ví dụ 1.4.6. Tính định thức 1 4 9
1 8 27
Ta có

1 2 3 1 0 0
c2 :=c2 −2c1
1 4 9 ======== 1 2 6 = 1(−1)2
2 6
6 24 = 12.

c3 =c3 −3c1
1 8 27 1 6 24

Định lý 1.4.7. ([3], Định lý 3.4.3, trang 86)


Cho A là ma trận vuông cấp n, ma trận Mij là ma trận có được khi bỏ đi
hàng i và cột j của ma trận A. Đặt Aij = (−1)i+j .det(Mij ), ta có:
n
P
1. det(A) = apj Apj với p = 1, n.
j=1

n
P
2. det(A) = aip Aip với p = 1, n.
i=1

Định lý 1.4.7 cho phép ta có thể khai triển định thức theo bất kỳ đòng
nào hoặc cột nào mà không bị bó buộc như trong định nghĩa. Thật vậy,
ta hãy xem xét ví dụ sau:
1.4. Định thức 20

Ví dụ 1.4.8. Ta tính lại định thức ở Ví dụ 1.4.6 nhưng theo cách khác.

1 2 3
d2 :=d2 −d1 1 2 3

2 6
6 = 1(−1)2

1 4 9 ======== 0 2 = 12.
1 8 27 d3 =d3 −d1 0 6
6 24
24

Chú ý rằng lúc này ta không khai triển định thức theo dòng 1 như định
nghĩa mà khai triển theo cột 1.

Sử dụng định thức để tìm ma trận nghịch đảo


Định lý 1.4.9. ([3], Định lý 3.6.2, trang 91)
Ma trận A = (aij )n khả nghịch khi và chỉ khi det(A) 6= 0. Khi đó:
1
A−1 = PT
det(A)
trong đó,
 
A11 . . . A1n
P =  ... . . . ... 
An1 · · · Ann
với Aij là bù đại số của aij .
Định lý trên cho chúng ta một phương pháp khác để kiểm tra ma trận
khả nghịch và tìm ma trận nghịch đảo của nó.
 
1 3 7
Ví dụ 1.4.10. Cho ma trận A =  2 1 2 , hãy tìm ma trận nghịch
−7 1 4
đảo của A nếu có.
Áp dụng công thức tính định thức cấp 3 ta có :


1 3 7

det(A) = 2 1 2 = (1.1.4 + 3.2.(−7) + 2.1.7)−(7.1.(−7) + 1.2.1 + 4.2.3) = −1
−7 1 4
1.4. Định thức 21

Vì det(A) 6= 0 nên A khả nghịch.


Ta có:
1 2
A11 = (−1)1+1 = + (1.4 − 2.1) = 2
1 4


1+2 2 2
= − (2.4 − 2.(−7)) = −22
A12 = (−1)
−7 4

2 1
A13 = (−1)1+3 = + (2.1 − 1.(−7)) = 9
−7 1
Tương tự ta có:

A21 = −5; A22 = 53; A23 = −22; A31 = −1; A32 = 12; A33 = −5
 
2 −22 9
nên ta có P =  −5 53 −22 . Vậy
−1 12 −5
   
2 −5 −1 −2 5 1
1
A−1 = P T = −1  −22 53 12  =  22 −53 −12  .
det(A)
9 −22 −5 −9 22 5

Chú ý rằng det(A + B) 6= det(A) + det(B). Một số tính chất thông


dụng của định thức:

Mệnh đề 1.4.11. Cho A, B là các ma trận vuông bất kỳ cùng cấp n. Khi
đó, ta có các điều sau:

1. det(AT ) = det(A).

2. det(AB) = det(A)det(B).

3. Ma trận A có một hàng hoặc một cột bằng 0 thì det(A) = 0.

4. Ma trận A có 2 hàng hoặc 2 cột tỷ lệ thì det(A) = 0.

5. Nếu A là ma trận tam giác trên hoặc tam giác dưới thì

det(A) = a11 .a22 .a33 ...ann


1.5. Hệ phương trình tuyến tính 22

Chứng minh. Phần chứng minh có thể được dễ dàng suy ra từ định nghĩa
nên xin dành lại cho bạn đọc xem như bài tập (Tham khảo [3], phần 3.3,
trang 81 ).

1.5 Hệ phương trình tuyến tính


Như đã biết những khái niệm về phương trình và hệ phương trình ở cấp
học dưới nên trong phạm vi hạn hẹp của giáo trình chúng tôi không nhắc
lại về những khái niệm này. Vậy tại sao trong kinh tế ta lại phải tìm hiểu
về khái niệm này? Ta xem xét ví dụ sau:

Ví dụ 1.5.1. Một công ty bách hoá có 4 cửa hàng B1 , B2 , B3 , B4 có nhu


cầu về một loại mặt hàng tương ứng là 40, 75, 60, 70 (tấn). Công ty này
đặt mua loại hàng đó của 3 xí nghiệp A1 , A2 , A3 với khối lượng tương ứng
là 45, 90, 110 (tấn). Giá cước vận tải từ xí nghiệp đến cửa hàng (nghìn
đồng/ tấn) được cho trong bảng sau:

Bảng giá cước vận tải


Xí nghiệp/Cửa hàng B1 B2 B3 B4
A1 82 73 74 79
A2 80 75 81 79
A3 80 77 77 82

Vấn đề đặt ra là: Cần lập kế hoạch vận chuyển hàng từ các xí nghiệp
đến các cửa hàng sao cho chi phí vận tải tối ưu nhất ( tức là chi phí thấp
nhất) thoả mãn các yêu cầu của đề bài. Rõ ràng chúng ta cần dùng đến
Toán học để giải quyết vấn đề này. Để giải bài toán này ta cần lập một hệ
phương trình thể hiện các ràng buộc của đề bài và kiến thức về lý thuyết
tối ưu ( môn học này các bạn sinh viên sẽ được tìm hiểu sau) như sau:
Gọi xij là số tấn hàng được vận chuyển từ xí nghiệp Ai đến cửa hàng
Bj , i = 1; 3, j = 1; 4. Ta có xij ≥ 0 ∀i = 1; 3, j = 1; 4. Khi đó, lượng
hàng lấy từ các xí nghiệp A1 , A2 , A3 :
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 23

x11 + x12 + x13 + x14 = 45


x21 + x22 + x23 + x24 = 90
x31 + x32 + x33 + x34 = 110
Mặt khác, lượng hàng cung cấp cho các cửa hàng B1 , B2 , B3 , B4 :

x11 + x21 + x31 = 40


x12 + x22 + x32 = 75
x13 + x23 + x33 = 60
x14 + x24 + x34 = 70

Ta
 có hệ phương trình ràng buộc giữa các biến là:

 x11 + x12 + x13 + x14 = 45
x21 + x22 + x23 + x24 = 90




x31 + x32 + x33 + x34 = 110



x11 + x21 + x31 = 40
x12 + x22 + x32 = 75




x + x23 + x33 = 60

 13



x14 + x24 + x34 = 70
Chi phí vận tải: CP = 82x11 + 73x12 + 74x13 + 79x14 + 80x21 + 75x22 +
81x23 + 79x24 + 80x31 + 77x32 + 77x33 + 82x34
Vậy để giải quyết bài toán, trước hết ta cần tìm các giá trị xij thoả hệ
phương trình trên. Sau đó, xem xét trong các giá trị đó bộ giá trị nào làm
cho hàm chi phí vận tải là thấp nhất. Việc giải hệ phương trình tuyến tính
như trên là kiến thức trọng tâm của phần này.

Định
 nghĩa 1.5.2. Hệ phương trình có dạng:

 a11 x1 + a11 x2 + . . . + a1n xn = b1
 a x +a x + . . . +a x = b
21 1 22 2 2n n 2
 .
.. .
.. .
..

am1 x1 +am2 x2 · · · +amn xn = bm

được gọi là hệ phương trình tuyến tính. Trong đó
aij (i = 1; n, j = 1; m): các hệ số.
xi (i = 1; n): các ẩn số.
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 24

bj (j = 1; j): các hệ số tự do.


Hệ phương trình tuyến tính trên gồm n ẩn số và m phương trình. Khi
đó, nếu các hệ số tự do đều bằng 0 thì hệ trên được gọi là hệ phương trình
tuyến tính thuần nhất. Bộ số (α1 ; α2 ; ...; αn ) được gọi là nghiệm của hệ
phương trình nếu ta thay thế xi = αi (∀i = 1; n) thì ta được m đẳng thức
trong hệ đúng.
Đặt
   

a11

. . . a1n x 1 b1
 x2 
A =  ... . . . ...   ; B =  b2
 
;X = 
 ...   ...


am1 · · · amn m×n xn n×1 bn m×1

Khi đó hệ phương trình có thể viết lại đơn giản như sau: AX = B
Ma trận A: ma trận hệ số.
Ma trận X: ma trận ẩn số.
Ma trận B: ma trận hệ số
 tự do. 
a11 . . . a1n b1
Ma trận A = (A |B ) =  ... . . . ... ...  : ma trận mở
am1 · · · amn bm m×(n+1)

rộng.
Ví dụ 1.5.3. Ta xem xét các trường hơp sau:

2x + 3y = 5
1. Hệ phương trình là hệ phương trình tuyến tính
x − y = 6
2 ẩn số và 2 phương trình có ma trận hệ số, ma trận ẩn số, ma trận
hệ số tự do, ma trận mở rộng lần lượt là:
       
2 3 x 5 2 3 5
A= ;X = ;B = ;A =
1 −1 y 6 1 −1 6

2x + 3y − 4z = 7
2. Hệ phương trình là hệ phương trình tuyến
x − y + z =9
tính 3 ẩn số, 2 phương trình có ma trận hệ số, ma trận ẩn số, ma
trận hệ số tự do, ma trận mở rộng lần lượt là:
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 25

 
  x  
2 3 −4 7
A= ;X =  y ;B = ;
1 −1 1 9
  z
2 3 −4 7
A=
1 −1 1 9

 x1 + 2x2 − 4x3 + x4 = 1
3. Hệ phương trình 3x1 − x2 + 5x3 + 4x4 = 6 là hệ phương
2x1 + x3 − x4 = 7

trình tuyến tính 4 ẩn số, 3 phương trình có ma trận hệ số, ma trận
ẩn số, ma trận hệ số tự do, ma trận mở rộng lần lượt là:
 
  x1  
1 2 −4 1  x2  1
A=3 −1 5 4 ;X =    ;B =  6 ;
x3 
2 0 1 −1 7
  x4
1 2 −4 1 1
A=3 −1 5 4 6 
2 0 1 −1 7

 x1 + 2x2 − 4x3 + x4 = 0
4. Hệ phương trình 3x1 − x2 + 5x3 + 4x4 = 0 là hệ phương
2x1 + x3 − x4 = 0

trình tuyến tính thuần nhất 4 ẩn số, 3 phương trình có ma trận hệ
số, ma trận ẩn số, ma trận hệ số tự do, ma trận mở rộng lần lượt là:
 
  x1  
1 2 −4 1  x2  0
A=3 −1 5 4 ;X =    ;B =  0 ;
x3 
2 0 1 −1 0
  x4
1 2 −4 1 0
A=3 −1 5 4 0 
2 0 1 −1 0
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 26

5. Hệ phương trình trong Ví dụ 1.5.1 là hệ phương trình tuyến tính với


12 ẩn số, 7 phương trình có ma trận hệ số, ma trận ẩn số, ma trận
hệ số tự do lần lượt là:
 
1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 
 
 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 
 
A=  1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 ;

 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 
 
 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 
 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1
x11
 x12 
 
 x13   

 x14 
 45
   90 
 x21   
   110 
 x22   
X=  ; B =  45  ;
 x23   
   70 
 x24   
   60 
 x31 

 x32 
 70
 
 x33 
x34

6. Một số hệ phương trình không là hệ phương trình tuyến tính:


 2 
2x + 3y = 5 2x + 3y = 5
; ;
x − y = 6 x − xy = 6
  .
2x1 + 3x2 − 4x1 x3 = 5 2x + 3y = 5
;
x1 − x2 2 + 5x3 = 6 sin x − y = 6

Định lý 1.5.4. ([3], Định lý 2.6.10, trang 48)


Định lý Kronecker-Cappelli về nghiệm của hệ phương trình tuyến tính:
Xét hệ phương trình tuyến tính với ma trận hệ số A và ma trận mở rộng
A tương ứng. Khi đó, ta có:
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 27

1. Nếu r(A) < r(A) thì hệ phương trình phương trình vô nghiệm.

2. Nếu r(A) = r(A) thì hệ phương trình có nghiệm. Khi đó:

• Nếu r(A) = r(A) = n(số ẩn số) thì phương trình có nghiệm


duy nhất.
• Nếu r(A) = r(A) < n(số ẩn số) thì phương trình có vô số
nghiệm.

Nhận xét 1.5.5. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất luôn có nghiệm
vì r(A) = r(A) với mọi ma trận vuông A. Định lý 1.5.4 cho chúng ta một
cách kiểm tra sự tồn tại nghiệm của hệ phương trình tuyến tính bằng tìm
hạng của ma trận, đồng thời cũng cho chúng ta một phương pháp để giải
hệ phương trình tuyến tính.

Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính


Phương pháp Gauss
Để giải hệ phương trình tuyến tính bằng phép biến đổi sơ cấp theo hàng,
ta sử dụng phương pháp Gauss. Đây là phương pháp xây dựng dựa trên
việc áp dụng Định lý 1.5.4, và được trình bày dưới dạng thuật toán như
sau:

Bước 1. Xây dựng ma trận mở rộng A. Tìm hạng của A và ma trận A


bằng phép biến đổi sơ cấp theo hàng trên ma trận.

Bước 2. Áp dụng định lý Kronecker - Cappelli để kết luận số nghiệm của


hệ. Nếu hệ phương trình vô nghiệm thì thuật toán kết thúc, nếu
hệ có nghiệm thì ta tiếp tục các bước 3 và 4.

Bước 3. Nếu hệ phương trình có nghiệm, ta tìm các ẩn cơ sở và ẩn tự do.

• Ẩn cơ sở là ẩn số ứng với cột có phần tử cơ sở.


• Ẩn tự do là ẩn số ứng với cột không có phần tử cơ sở.
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 28

Bước 4. Tìm nghiệm của hệ phương trình như sau:


• Nếu hệ phương phương trình có nghiệm duy nhất thì không
có ẩn tự do. Khi đó, để xác định nghiệm của hệ phương
trình từ ma trận bậc thang(để tìm hạng của A và A), ta lần
lượt giải các nghiệm của hệ phương trình từ hàng dưới cùng
ngược lên trên.
• Nếu hệ phương trình có vô số nghiệm thì chắc chắn có ít
nhất một ẩn tự do. Ta đặt các ẩn tự do bằng các tham số
như m, n, t hoặc α, β, γ khác nhau (bao nhiêu ẩn tự do ta
đặt bằng bấy nhiêu tham số). Sau đó, ta giải các ẩn cơ sở
theo các ẩn tự do đã đặt từ hàng dưới cùng ngược lên trên
dựa vào ma trận bậc thang.

Chú ý 1.5.6. Ta chú ý rằng, trong trường hợp hệ phương trình có vô số


nghiệm, nghiệm của hệ còn được gọi nghiệm tổng quát. Khi thay các tham
số bằng các số thực cụ thể thì nghiệm đó được gọi là nghiệm riêng của hệ
phương trình.
Ví dụ 1.5.7. Giải các hệ phương trình sau:

 x + y − z =2
1. 2x − y + 3z = 5
x − 2y + 4z = 4

Xét ma trận mở rộng:


   
1 1 −1 2 1 1 −1 2
h2 :=h2 −2h1
A =  2 −1 3 5  −− −−−−→  0 −3 5 1 
h :=h −h
1−2 4 4  3 1
3
0 −3 5 2
1 1 −1 2
h3 :=h3 −h2
−− −−−−→  0 −3 5 1 
0 0 0 1
Để xác định chính xác hạng của ma trận A, ta che đi cột cuối cùng
của ma trận A. Ta có r(A) = 2; r(A) = 3 nên hệ phương trình vô
nghiệm theo định lý Kronecker-Cappelli.
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 29


 x1 + x2 + x3 + x4 = 4
x1 − 2x2 + 3x3 + x4 = 3

2.
x + x2 + 5x3 − 7x4 = 0
 1


x1 − 3x2 − 3x3 + 2x4 = 1
Xét ma trận mở rộng:
   
1 1 1 1 4 1 1 1 1 4
 1 −2 3 1 3  h2 =h2 −h1  0 −3 2 0 −1 
 1 1 5 −7 0  −
A=  −−−−→  
h3 =h3 −h1  0 0 4 −8 −4 
h4 =h4 −h1

1 −3 −3 2 −3 0 −4 −4 1 −7
 
1 1 1 1 4
h4 =3h4 −4h2  0 −3 2 0 −1 
−−−−−−−→   
0 0 4 −8 −4 
0 0 −20 3 −17
 
1 1 1 1 4
h4 =h4 +5h3  0 −3 2 0 −1 
−− −−−−→   0 0 4 −8 −4 


0 0 0 −47 −47
Vì r(A) = r(A) = 4 nên theo định lý Kronecker - Cappelli hệ có
nghiệm duy nhất. Từ ma trận bậc thang ta viết lại hệ phương trình:


 x1 + x2 + x3 + x4 = 4
− 3x2 + 2x3 = −1


 + 4x3 − 8x4 = −4
− 47x4 = −47

Từ phương trình thứ 4 ta giải được x4 = 1. Thay x4 = 1 vào phương


trình thứ 3 ta giải được x3 = 1. Thay x4 = 1 và x3 = 1 vào phương
trình thứ 2 ta giải được x2 = 1. Thay x4 = 1, x3 = 1 và x2 = 1
vào phương trình thứ 1 ta giải được x1 = 1. Vậy nghiệm của hệ là
(x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) = (1; 1; 1; 1).
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 30

 x + y − z =2
3. 2x − y + 3z = 5
x − 2y + 4z = 3

Xét ma trận mở rộng:


 
1 1 −1 2
A =  2 −1 3 5 
1 −2
 4
3

1 1 −1 2
h3 :=h3 −h1
−− −−−−→  0 −3 5 1 
h2 :=h2 −2h1
 0 −3 5 1

1 1 −1 2
h3 :=h3 −h2
−−−−−−→  0 −3 5 1 
0 0 0 0
Vì r(A) = 2 = r(A) nên hệ phương trình có vô số nghiệm theo định
lý Kronecker-Cappelli. Hơn nữa, ta thấy các cột 1,2 có phần tử cơ
sở; cột 3 không có phần tử cơ sở nên các ẩn x, y là các ẩn cơ sở, z là
 nên đặt z = t. Từ ma trận bậc thang ta viết lại hệ phương
ẩn tự do
x + y − z =2
trình:
− 3y + 5z = 1
Thay z = t và giải ngược từ hàng dưới lên trên ta có nghiệm tổng
quát của hệ là:
1 − 5t −2t + 7


 x = 2 − y + z = 2 − + t =
−3 3


1 − 5z 1 − 5t 5t − 1
y = = =


 −3 −3 3
z = t

Nếu thay thế tham số t bằng một số thực bất kỳ ta được một nghiệm
riêng của hệ. Hơn nữa, nhận xét thấy rằng, trong hệ trục Decarte
Oxyz phần hình học giải tích mà các bạn học ở cấp III; 3 phương
trình của hệ phương trình là 3 phương trình mặt phẳng. Việc giải hệ
có nghĩa là tìm giao điểm của 3 mặt phẳng. Theo kết quả có được, 3
mặt phẳng này đều chứa đường thẳng có phương trình tham số chính
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 31

là nghiệm của hệ mà ta giải được. Các nghiệm riêng là các điểm


thuộc đường thẳng này.

x1 + x2 − x3 + x4 = 2
4.
2x1 + 2x2 − x3 + 6x4 = 4
Xét ma trận mở rộng:
   
1 1 −1 1 2 h2 :=h2 −2h1 1 1 −1 1 2
A= −− −− − −→
2 2 −1 6 4 0 0 1 4 0
Vì r(A) = r(A) = 2 nên theo định lý Kronecker - Cappelli hệ có vô
số nghiệm. Các ẩn cơ sở là x1 , x3 , các ẩn tự do là x2 , x4 (vì các cột
1, 3 có phần tử cơ sở; các cột 2, 4 không có phần tử cơ sở) nên ta đặt
x2 = m; x4 = t. Từ ma trận bậc thang ta viết lại hệ phương trình:

x1 + x2 − x3 + x4 = 2
x3 + 4x4 = 0

Từ phương trình thứ 2 cùng với cách đặt x4 = t ta giải được x3 = −4t.
Từ phương trình thứ 1 cùng với cách đặtx2 = m; x4 = t và x3 = −4t

 x1 = 2 − m − 5t
x2 = m

ta giải được x1 . Vậy nghiệm của hệ là:
x = −4t
 3


x4 = t

Phương pháp Crammer


Trong trường hợp ma trận hệ số A của hệ phương trình tuyến tính là ma
trận vuông cấp n (số phương trình bằng số ẩn) ta có:

Bước 1. Tính det(A) và det(Di ), với i = 1, n. Trong đó, Di là ma trận có


được khi thay cột i của ma trận hệ số A bằng cột ma trận hệ số
tự do B.

Bước 2. Ta xem xét det(A):


1.5. Hệ phương trình tuyến tính 32

• Nếu det(A) 6= 0 thì hệ phương trình tuyến tính có một


nghiệm duy nhất:

det(D1 )
x1 =





 det(A)

 det(D 2)
x2 =

det(A)
...





 det(Dn )
 xn =


det(A)

• Nếu det(A) = 0, ta chuyển sang bước 3.


Bước 3. Nếu det(A) = 0 thì ta có 2 trường hợp sau:
• Tồn tại ít nhất một ma trận Di có det(Di ) 6= 0, khi đó hệ
phương trình tuyến tính vô nghiệm.
• Mọi ma trận Di đều có det(Di ) = 0, khi đó hệ phương
trình tuyến tính có vô số nghiệm hoặc vô nghiệm. Để xác
định chính xác nghiệm của hệ phương trình, ta dùng phương
pháp Gauss.
Chú ý 1.5.8. Trong trường hợp ma trận hệ số A của hệ phương trình
tuyến tính là ma trận vuông cấp n (số phương trình bằng số ẩn) mà
det(A) 6= 0 thì hệ phương trình này còn được gọi là hệ Crammer.
Ví dụ 1.5.9. Giải các hệ phương trình sau:

x − 3y + 5z = 10
1. x + 5y + 2z = 17
x − 2y + z = 0

Ta có:
 
1 −3 5 1 −3 5

A =  1 5 2  ⇒ det(A) = 1 5 2 = −29 6= 0 nên hệ có
1 −2 1 1 −2 1
nghiệm duy nhất. Ta có:
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 33
 
10 −3 5 10 −3 5

D1 =  17 5 2  ⇒ det(D1 ) = 17 5 2 = −29
 0 −2 1 0 −2 1

1 10 5 1 10 5

D2 =  1 17 2  ⇒ det(D2 ) = 1 17 2 = −58
1 0 1 
1 0 1

1 −3 10 1 −3 10

D3 =  1 5 17  ⇒ det(D3 ) = 1 5 17 = −87
1 −2 0 1 −2 0

det(D1 )
x = =1





 det(A)
 det(D1 )
Vậy nghiệm của hệ là: y= =2

 det(A)

 det(D1 )
z= =3


det(A)

2. Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình sau:



 mx1 + x2 + x3 = 1
x1 + mx2 + x3 = m
x1 + x2 + mx3 = m2

Ta có:
m 1 1

det(A) = 1 m 1 = m3 − 3m + 2.
1 1 m

m=1
det(A) = 0 ⇔
m = −2
1.5. Hệ phương trình tuyến tính 34


1 1 1

det(D1 ) = m m 1 = −m3 + m2 + m − 1.


m2 1 m


m 1 1

det(D2 ) = 1 m 1 = m2 − 2m + 1.


1 m2 m


m 1 1

det(D1 ) = 1 m m = m4 − 2m2 + 1.

1 1 m2

Trường hợp 1. m 6= −2 và m 6= 1 thì hệ có nghiệm duy nhất:


−m3 + m2 + m − 1

x1 =


m3 − 3m + 2



2
m − 2m + 1

x2 = 3
 m − 3m + 2
4 2

 x3 = m − 2m + 1



m3 − 3m + 2

Trường hợp 2. Thay m = −2 vào det(A), det(D1 ), det(D2 ), det(D3 ),


ta có:

det(A) = 0, det(D1 ) = 9, det(D2 ) = 9, det(D3 ) = 9

nên hệ vô nghiệm. Chú ý rằng chỉ cần ít nhất một


det(Di ) 6= 0 là đủ kết luận hệ vô nghiệm.
Trường hợp 3. Với m = 1 , thay vào det(A), det(D1 ), det(D2 ), det(D3 )
ta có:

det(A) = 0, det(D1 ) = 0, det(D2 ) = 0, det(D3 ) = 0

nên hệ vô nghiệm hoặc vô số nghiệm. Thay m = 1


vào hệ ta có ma trận mở rộng:
   
1 1 1 1 1 1 1 1
h2 :=h2 −h1
A= 1 1 1 1
  −−−−−−→  0 0 0 0 
h3 :=h3 −h1
1 1 1 1 0 0 0 0
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 35

Vì r(A) = r(A) = 1 nên phương trình có vô số


nghiệm. Hơn nữa, ta có ẩn cơ sở là x1 , ẩn tự do
là x2 , x3 . Do đó, ta đặt x2 = α, x3 = β. Khi đó, ta có
nghiệm tổng quát của hệ phương trình là:
(x1 ; x2 ; x3 ) = (1 − α − β; α; β).

Nhận xét 1.5.10. Phương pháp Gauss dùng để giải một hệ phương trình
tuyến tính bất kỳ. Nếu hệ phương trình tuyến tính có số ẩn số bằng số
phương trình thì ta có 2 cách để tiếp cận bài toán là phương pháp Gauss
và phương pháp Crammer.
Ngoài ra, nếu một hệ phương trình là hệ Crammer thì ta có thêm một
cách giải khác. Dùng kiến thức đã học về ma trận, các bạn hãy tìm cách
giải đó (dĩ nhiên không phải phương pháp CASIO).

1.6 Ứng dụng ma trận trong các mô hình


kinh tế
Phần tiếp theo, chúng ta ứng dụng kiến thức về ma trận, định thức và
giải hệ phương trình tuyến tính để giải quyết một số bài toán kinh tế đơn
giản.

Mô hình cân bằng thị trường


Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để
cân bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong
những tình huống mà mức giá có tính linh hoạt.
Ví dụ 1.6.1. Để bắt đầu ta xem xét thị trường lao động. Dễ thấy rằng,
trong thị trường lao động, ta có:
• Doanh nghiệp dang cần lao động đại diện cho nhu cầu thị trường.
• Tổng cung lao động cá nhân các hộ gia đình chính là mức cung lao
động trên thị trường.
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 36

• Tiền lương lao động trong trường hợp này đại diện cho yếu tố giá
thị trường.

Hợp đồng lao động thường ấn định tiền lương cố định trong 3 năm. Những
doanh nghiệp như các nhà xuất bản, tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá
sau 3-4 năm. Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của
giá là một giả định hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn. Giả sử,
mức lương tăng, chúng ta thấy những thay đổi trong các mức lương tạo ra
2 phản ứng.

• Khi mức lương cao hơn, nhiều hộ gia đình tham gia vào thị trường
lao động hơn. Do đó, tạo ra thay đổi trong mức cung lao động của
thị trường lao động.

• Điều ngược lại xảy ra với nhu cầu thị trường của doang nghiệp.

Trong dài hạn, giá phản ánh trước sự thay đổi của cầu hay cung. Thông
thường các thị trường lao động cần những khoảng thời gian tương đối dài
để thích nghi với cân bằng mới.

Ví dụ 1.6.2. Bây giờ ta xem xét thị trường có hai loại hàng hóa. Ví dụ
ta mở rộng ví dụ trên, ta xem xét thị trường lao động trong mối quan hệ
với thị trường các mặt hàng thiết yếu. Khi đó, mối quan hệ trở nên phức
tạp hơn. Ta có thể thấy, khi lương cơ bản tăng thì nhu cầu các mặt hàng
thiết yếu tăng. Giả sử, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu không thay đổi
nhiều thì giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng thường tăng theo.

Ngoài ra còn có nhiều ví dụ khác, các bạn sinh viên tự tìm hiểu thêm
về khái niệm này trong các tài liệu chuyên ngành.
Trước hết, chúng ta thống nhất một số khái niệm và ký hiệu. Trong
mô hình thị trường hàng hóa, ta có:

• Hàm cung Qs = f (P ).

• Hàm cầu Qd = g(P ).

• Giá P = (P1 ; P2 ; ...; Pn ) với Pi là giá của sản phẩm thứ i.


1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 37

Hình 1.1. Điểm cân bằng.

Điểm cân bằng thị trường (market equilibrium point) là điểm tại đó cung
bằng cầu (Qs = Qd ). Như đã đề cập trong ví dụ 1.6.1 và ví dụ 1.6.2, giá
đóng vai trò quan trọng và được điều chỉnh cho đến khi đạt được cân bằng
giữa cung và cầu.
Trong mô hình cân bằng thị trường, đường cung thể hiện hành vi của
người sản xuất. Đường cầu thể hiện hành vi của người tiêu dùng. Người
sản xuất và người tiêu dùng là các tác nhân (nhóm tham gia, người chơi)
trong nền kinh tế. Các tác nhân luôn có hành động phản ứng lại các tín
hiệu thay đổi về giá cả của thị trường. Như vậy điều kiện cân bằng là
cái gắn kết các tác nhân thông qua giá cả.
Mặt khác, đường cung-cầu có thể là đường thẳng (biểu diễn cho hàm
tuyến tính như hình trên) hoặc đường cong (biểu diễn cho hàm phi tuyến
tính). Trong phần này, chúng ta chỉ xét đường cung-cầu là hàm tuyến tính.
Ví dụ 1.6.3. (Mô hình cung cầu 1 loại hàng hoá)
Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau Qd = −0, 1P +
50, Qs = 0, 2P − 10. Hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá).
2. Giả sử thu nhập NLĐ tăng làm lượng cầu tăng 6 đơn vị số lượng ở
mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới. Lượng và giá thay đổi
như thế nào so với ban đầu?
3. Tại điểm cân bằng ở câu 1, giả sử một nhà cung cấp có hàm cung
Q0s = 0, 1P − 6 rút khỏi thị trường, xác định điểm cân bằng mới.
Lượng và giá thay đổi như thế nào so với ban đầu?
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 38

4. Tại điểm cân bằng ở câu 1, theo dự báo giả sử lượng cầu giảm 20%
,xác định điểm cân bằng mới. Lượng và giá thay đổi như thế nào so
với ban đầu?(Mô tả các trường hợp trên bằng đồ thị).
Ta giải quyết từng vấn đề:

1. Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

Qs = Qd ⇔ −0, 1P + 50 = 0, 2P − 10 ⇔ 0, 3P = 60 ⇔ P = 200.

Thế vào phương trình đường cung, hoặc cầu. Ta được Qs = Qd = 30.
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 200 và mức sản lượng
Qs = 30.
2. Khi thu nhập làm tăng lượng cầu 6 đơn vị ở mọi mức giá, đường
cầu mới sẽ thay đổi, dịch chuyển song song sang phải. Phương trình
đường cầu mới được xác định như sau:

Qd ∗ = Qd + 6 ⇔ Qd ∗ = −0, 1P + 50 + 6 ⇔ Qd ∗ = −0, 1P + 56.

Thị trường lại cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu (mới), hay

Qd ∗ = Qs ⇔ −0, 1P + 56 = 0, 2P − 10 ⇔ 0, 3P = 66 ⇔ P = 220.

Thay vào phương trình đường cung, hoặc cầu. Ta có Qs = Qd ∗ = 34.


Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 220 và mức sản lượng
Qs = 34. So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá tăng
220 − 200 = 20 đơn vị và lượng tăng 34 − 30 = 4 đơn vị.
3. Khi có nhà cung cấp với hàm cung Q0s = 0, 1P − 6 rút khỏi thị
trường, đường cung thị trường sẽ thay đổi, dịch chuyển sang trái.
Phương trình đường cung mới được xác định như sau:

Qs ∗ = Qs − Q0s = (0, 2P − 10) − (0, 1P − 6) = 0, 1P − 4.

Thị trường lại cân bằng khi lượng cung (mới) bằng lượng cầu, hay

Qs ∗ = Qd ⇔ 0, 1P − 4 = −0, 1P + 50 ⇔ 0, 2P = 54 ⇔ P = 270.
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 39

Thay vào phương trình đường cung, hoặc cầu. ta có Qs = Qd = 23.


Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 270 và mức sản lượng
Qs = 23. So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá tăng
270 − 200 = 70 đơn vị và lượng giảm |23 − 30| = 7 đơn vị.

4. Theo dự báo lượng cầu giảm 20%, khi đó đường cầu thị trường sẽ
thay đổi, xoay theo hướng vào gần gốc tọa độ. Phương trình đường
cầu mới được xác định như sau:

Qd∗∗ = Qd − 0.2Qd = 0, 8Qd ⇔ Qd∗∗ = 0, 8(−0, 1P + 50)


⇔ Qd∗∗ = −0, 08P + 40

Thị trường lại cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu (mới), hay

Qd ∗∗ = Qs ⇔ −0, 08P +40 = 0, 2P −10 ⇔ 0, 28P = 50 ⇔ P = 178, 6.

Thay vào hàm cung, hoặc hàm cầu ta có sản lượng Qs = 25, 7.
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 178, 6 và mức sản lượng
Qs = 25, 7. So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá giảm
|178, 6 − 200| = 21, 4 đơn vị và lượng giảm 25, 7 − 30 = 4, 3 đơn vị.

Ví dụ 1.6.4. (Mô hình cân bằng thị trường với 3 loại hàng hoá)
Có 3 sản phẩm với hàm cung và hàm cầu như sau:

Sản phẩm 1. Qs1 = 4P1 − P2 − P3 − 5; Qd1 = −2P1 + P2 + P3 + 8.

Sản phẩm 2. Qs2 = −P1 + 4P2 − P3 − 2; Qd2 = P1 − 2P2 + P3 + 10.

Sản phẩm 3. Qs3 = −P1 − P2 + 4P3 − 1; Qd3 = P1 + P2 − 2P3 + 14.

Hãy tìm điểm cân bằng thị trường.


Như đã biết, thị trường cân bằng khi cung bằng cầu. Khi đó, ta có hệ
phương trình:
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 40


 4P1 − P2 − P3 − 5 = −2P1 + P2 + P3 + 8
−P1 + 4P2 − P3 − 2 = P1 − 2P2 + P3 + 10
 −P1 − P2 + 4P3 − 1 = P1 + P2 − 2P3 + 14

 6P1 − 2P2 − 2P3 = 13
−2P1 + 6P2 − 2P3 = 12
−2P1 − 2P2 + 6P3 = 15

Giải hệ phương trình này ta có nghiệm: (P1 ; P2 ; P3 ) = (6, 6; 6, 5; 6, 9).


Thế vào hàm cung hoặc hàm cầu của từng sản phẩm ta có sản lượng tương
ứng là:
(Qs1 ; Qs2 ; Qs3 ) = (8, 2; 10, 5; 13, 5) .

Mô hình cân đối liên ngành I/O


Dựa trên lý thuyết tổng quát và lược đồ kinh tế của Francois Quensnay,
năm 1941 Wassily Leontief đưa ra một cách khá hoàn chỉnh mô hình cân
đối liên ngành I/O (Input/Output). Mô hình đơn giản được xây dựng như
sau:
Giả định chung: nền kinh tế của một khu vực hay một quốc gia có
nghiều ngành sản xuất.
Ngành sản xuất phải thỏa mãn 2 yếu tố sau:

1. Sản xuất ra một loại sản phẩm thuần nhất hay một số sản phẩm
hàng hoá dịch vụ phối hợp theo một tỷ lệ nhất định được gọi chung
là một mặt hàng.

2. Các yếu tố đầu vào sử dụng theo một tỷ lệ nhất định.

Tổng cầu ngành là tổng nhu cầu của một ngành sản xuất được chia
thành 2 yếu tố:

1. Cầu trung gian là sản phẩm hàng hoá của ngành này là yếu tố đầu
vào phục vụ cho ngành sản xuất khác. Nói cách khác, cầu trung gian
là nhu cầu của các ngành sản xuất khác đối với một ngành sản xuất
nào đó.
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 41

2. Cầu tiêu dùng (còn gọi là cầu cuối) là nhu cầu phục vụ các hộ gia
đình, chính phủ hay các công ty xuất khẩu.

Giả sử nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực có n ngành sàn xuất
được ký hiệu là: N1 , N2 , ..., Nn và giá trị hàng hoá dịch vụ được tính bằng
1 loại đơn vị tiền tệ nào đó ( thường là tỷ USD).
Gọi xi là tổng cầu ngành i, xij là giá trị hàng hoá của ngành i phục
vụ cho ngành j làm yếu tố đầu vào (cầu trung gian). Và bi là giá trị hàng
hoá mà ngành i phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu (cầu tiêu
dùng). Vậy tổng cầu của ngành i là:

xi = xi1 + xi2 + ... + xin + bi


x1 x2 xn
⇔ xi = xi1 + xi2 + ... + xin + bi
x x x
xi1 1 xi2 2 xin n
⇔ xi = x1 + x2 + ... + xn + bi
x1 x2 xn
xij
Bây giờ, ta đặt aij = (∀j = 1; n). Với cách đặt như vậy thì aij
xj
có nghĩa là tỷ lệ chi phí ngành j trả cho việc mua hàng hoá dịch vụ của
ngành i. Hay là để sản xuất ra 1 đơn vị tiền tệ thì ngành j phải trả cho
ngành i số tiền là aij .
Ngoài ra chúng ta có một số lưu ý sau:
∗ 0 ≤ aij < 1
∗ a1j + a2j + ... + anj ≤ 1
Giá trị 1 − (a1j + a2j + ... + anj ) cho biết tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành
j đóng góp cho nền kinh tế. Khi đó nhu cầu các ngành thoả hệ phương
trình sau:


 x1 = a11 x1 + a12 x2 +...+ a1n xn + b1
x2 = a21 x1 + a22 x2 +...+ a2n xn + b2


 ... ... ...
xn = an1 x1 + an2 x2 +...+ ann xn + bn

Hệ phương trình trên tương đương với hệ phương trình tuyến tính sau:
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 42



 (1 − a11 )x1 − a12 x2 −...− a1n xn = b1
−a21 x1 + (1 − a22 )x2 −...− a2n xn = b2

(∗I/O∗)

 ... ...
−an1 x1 − an2 x2 −...+ (1 − ann )xn = bn

Đặt:

     
a11 a12 ... a1n x1 b1
 a21 a22 ... a2n  ; X =  x2  ; B =  b2 
   
A=
 ... ... ... ...     
an1 an2 ... ann nxn xn nx1
bn nx1

thì hệ phương trình ∗I/O∗ được viết dưới dạng ma trận như sau:

(In − A)X = B

Trong đó:

1. A được gọi là ma trận hệ số kỹ thuật hay ma trận chi phí trực tiếp.
Trong ma trận A, dòng i cho biết hệ số giá trị hàng hoá ngành i bán
cho các ngành khác trong nền kinh tế, cột j cho biết giá trị hàng
hoá mà ngành j mua từ các ngành khác để sản xuất (ngay cả của
chính ngành j).

2. X được gọi là ma trận tổng cầu của nền kinh tế.

3. B được gọi là ma trận cầu tiêu dùng và xuất khẩu của nền kinh tế.

4. Ma trận In − A được gọi là ma trận Leontief.

Việc tìm hiểu và giải hệ phương trình (*I/O*) giúp ta xác định mức
tổng cầu đối với hàng hoá, dịch vụ của từng ngành sản xuất trong nền
kinh tế. Từ đó, lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp giúp nền kinh tế hoạt
động tốt, tránh được lạm phát thừa hoặc thiếu.
1.6. Ứng dụng ma trận trong các mô hình kinh tế 43

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học máy tính. Việc giải hệ (*I/O*)
với ma trận hệ số A rất lớn khá dễ dàng. Nên việc áp dụng các mô hình
Toán vào kinh tế vi mô và vĩ mô để dự đoán những tác động vào nền kinh
tế là rất cần thiết và từ đó đưa ra những chính sách phù hợp nhất.

Ví dụ 1.6.5. Giả định nền kinh tế có 3 ngành sản xuất với ma trận hệ số
kỹ thuật là:
 
0, 2 0, 3 0, 2
A =  0, 4 0, 1 0, 2 
0, 1 0, 3 0, 2
a) Giải thích ý nghĩa con số 0,4.
b) Cho biết tỷ lệ gia tăng của các ngành đóng góp cho nền kinh tế.
c) Biết cầu cuối (tiêu dùng và xuất khẩu) của 3 ngành lần lượt là:
b1 = 10, b2 = 5, b3 = 6 (tỷ Đôla Mỹ). Hãy xác định mức tổng cầu mỗi
ngành.
Giải:
a) Con số 0,4 trong ma trận A có nghĩa là: để sản xuất ra 1USD sản
phẩm hàng hoá của mình thì ngành 1 phải trả cho ngành 2 là 0,4 USD để
mua hàng hoá dịch vụ của ngành 2 làm yếu tố đầu vào.
b) Tỷ lệ giá trị gia tăng của 3 ngành lần lượt là:
Ngành 1: 1 − (0, 2 + 0, 4 + 0, 1) = 0, 3 = 30%
Ngành 2: 1 − (0, 3 + 0, 1 + 0, 3) = 0, 3 = 30%
Ngành 1: 1 − (0, 2 + 0, 2 + 0, 2) = 0, 4 = 40%
c) Ma trận Leontief và ma trận cầu cuối là:
   
0, 8 −0, 3 −0, 2 10
I3 − A =  −0, 4 0, 9 −0, 2  ; B =  5 
−0, 1 −0, 3 0, 8 6
Giải hệ phương trình (I3 −A)X = B ta được (x1 ; x2 ; x3 ) = (24, 84; 20, 68; 18, 63)
1.7. Bài tập chương 1 44

1.7 Bài tập chương 1


 
  −1 3
1 2 1
1. Cho A = và B =  2 2
3 2 5
−3 1
Thực hiện các phép tính sau:

a. A + B T
b. 2AT − 3B
c. AB và BA, sau đó so sánh 2 kết quả tính được.
d. (BA)T , AT B T và B T AT , sau đó so sánh các kết quả vừa tính
được.

2. Phép nhân hai ma trận có tính giao hoán không? Có bao nhiêu ma
trận thỏa tính giao hoán trong phép nhân với tất cả các ma trận
khác?
 
1 −2 6
3. Cho A =  4 3 8 
2 −2 5
Tìm ma trận X sao cho 3A − 2X = I3 .
   
2 −1 1
4. Cho A = ;B =
4 1 3
Tìm ma trận X thoả AX = B

5. Tính
 200
1 3
a. A200 = .
0 1
 200
2 6
b. B 200 = .
0 2
 2016
1 1
c. C 2016 = .
1 1
1.7. Bài tập chương 1 45
 
1 4
6. Cho f (x) = 3x4 − 4x2 + 5x − 7 và A = . Tính f (A).
0 1

7. Dùng phép biến đổi sơ cấp để tìm hạng các ma trận sau:
 
1 2
a. A =  −1 1  ;
2 3
 
1 2 1
b. B =  −1 1 3  ;
2 7 6
 
1 2 −1 0
c. C =  −1 2 4 2  ;
3 6 −3 0
 
3 2 1 5
0 1 2 3
d. D = 
 1 3 2 4 ;

5 −1 2 0
 
−1 0 2 1 0
 2 1 −1 2 2 
 1 1 1 3 2 .
e. E =  

−2 −1 1 −1 −1

8. Biện luận hạng của các ma trận sau theo tham số m


 
1 2 1
a. A =  −1 1 3  ;
m 7 6
 
1 2 −1 0
b. B =  −1 2 4 2  ;
3 6 −3 m
1.7. Bài tập chương 1 46
 
3 2 1 5
0 1 2 3
c. C = 
1 3 2
;
4
5 −1 m 0
 
−1 0 2 1 0
 2 1 −1 2 2 
d. D = 
 1
.
1 1 3 2 
−2 −m m −1 −1

9. Tìm điều kiện của m để các ma trận sau khả nghịch


 
1 −2 6
a. A =  4 3 8  ;
2 −2 m
 
1 2 1
b. B =  1 3 1  ;
1 m 2
 
1 2 1
c. C =  1 3 m  ;
1 m 2
 
1 1 m
d. D =  1 m 1  .
m 1 1

10. Tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau nếu có:
 
1 2
a. A = ;
3 7
 
−2 5 1
b. B =  22 −53 −12  ;
−9 22 5
 
1 2 −2
c. C =  −1 3 0  ;
0 −2 1
1.7. Bài tập chương 1 47
 
1 0 2
d. D =  −3 4 6  .
−1 −2 3

11. Tính các định thức sau:



1 4 x 4
a. ; ;
2 3 y 2

−2 5 1 2 5 9 1 1 m

b. 22 −53 −12 ; 5 −3 8 ; 1 m 1 ;

−9 22 5 9 8 1 m 1 1

1 −2 −4 1 1 −2 −4 1 1 −2 −4 1

2 0 3 −1 2 4 3 −1 2 4 3 −2
c. ; ; .
3 0 5 7 3
3 5 7 3 8 5 −4
2 1 2 8 2 −4 −8 2 2 6 2 −3

12. Sử dụng định thức, xác định m để các ma trận sau khả nghịch:
       
1 1 m 2 1 −4 17 −6 m m 1 −4
 1 m 1  ;  −3 m 5  ;  −1 4 9  ;  2 m 3 
m 1 1 m 1 3 24 1 8 9 −3 7

13. Sử dụng định thức, tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau nếu
có:      
  −2 5 1 1 2 −2 1 0 2
1 2
;  22 −53 −12  ;  −1 3 0  ;  −3 4 6 .
3 7
−9 22 5 0 −2 1 −1 −2 3

14. Giải các hệ phương trình tuyến tính sau:



 x1 + 6x2 + 4x3 = 9
a. 8x1 − 5x2 + 8x3 = 24
12x1 − 9x2 + 6x3 = 24


 x1 + 6x2 + 4x3 = 9
b. 8x1 − 5x2 + 8x3 = 24
6x1 − 17x2 = 24

1.7. Bài tập chương 1 48

 x1 + 6x2 + 4x3 = 9
c. x1 − 5x2 + 3x3 = 24
2x1 + x2 + 7x3 = 33



 x1 + x2 + x3 − x4 = 2
2x1 + x2 + 3x3 = 1

d.
3x + 4x2 + 2x3 − 2x4 = 5
 1


2x1 + 3x2 + x3 − x4 = 3


 x1 + x2 + 2x3 = 1
2x1 + 3x2 − x3 + 2x4 = 3

e.
3x + 4x2 + 5x3 + x4 = 4
 1


x1 + 2x2 − 3x3 − x4 = 0

 3x2 − 6x3 + 6x4 + 4x5 = −5
f. 3x1 − 7x2 + 8x3 − 5x4 + 8x5 = 9
3x1 − 9x2 + 12x3 − 9x4 + 6x5 = 15



 x1 + 2x2 + x3 + 2x4 = 0
2x1 + 4x2 + x3 + 3x4 = 0

g.
3x + 6x2 + x3 = 0
 1


− x3 − 5x4 = 0

15. Giải và biện luận các hệ phương trình tuyến tính sau theo tham số
m:

 x1 + x2 + x3 = 1
a. 2x1 + 3x2 + x3 = 4
3x1 + 4x2 + mx3 = m + 1


 mx1 + x2 + x3 = 1
b. x1 + mx2 + x3 = 2
x1 + x2 + mx3 = 3



 x1 + x2 + x3 + x4 = 1
2x1 + x2 + 3x3 − x4 = 2

c.

 3x1 + 4x2 + 2x3 = 6
− 2x1 − x2 + mx4 = m − 1

1.7. Bài tập chương 1 49

 2x1 + 3x2 + x3 + 4x4 = 0
d. 3x1 + 2x2 − x3 + 5x4 = 7
x1 − x2 + mx3 + x4 = m2

16. Công ty điện máy ABC có 3 cửa hàng bán các mặt hàng điện máy.
Đến cuối năm 2016, báo cáo hàng tồn kho của công ty tại 3 cửa hàng
là:
 
ABC T V 32 T V 40 M G T L ML MA MT B
 CH1 50 40 100 150 100 100 200 
 
 CH2 70 40 80 70 50 80 150 
CH3 80 50 70 100 140 100 170

Trong đó

• ABC, CH1, CH2, CH3: công ty ABC, cửa hàng số 1, 2, 3.


• TV32, TV40: tivi 32 inch và 40 inch, với giá bán trung bình lần
lượt là 7 triệu đồng và 11 triệu đồng một sản phẩm.
• MG, TL, ML: Máy giặt, tủ lạnh, mánh lạnh, với giá bán trung
bình lần lượt là 5 triệu đồng, 7 triệu đồng và 10 triệu đồng một
sản phẩm.
• MA, MTB: máy ảnh, máy tính bảng, với giá bán trung bình
lần lượt là 3 triệu đồng và 7 triệu đồng một sản phẩm.

Báo cáo doanh thu tháng 1và 2 năm 2017 của 3 cửa hàng như sau:
1.7. Bài tập chương 1 50

 
ABC T V 32 T V 40 M G TL ML MA MTB
 CH1 20 10 25 50 8 38 90 
T 01 − 2017 = 
 CH2

10 12 30 32 12 32 50 
CH3 15 20 18 38 14 40 70
 
ABC T V 32 T V 40 M G TL ML MA MTB
 CH1 15 20 35 40 12 28 80 
T 02 − 2017 = 
 CH2

12 22 32 22 14 42 60 
CH3 10 30 28 28 10 50 50

Sử dụng các kiến thức về ma trận, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xây dựng ma trận cột biểu diễn giá bán của từng loại sản phẩm.
b. Tính doanh thu của từng cửa hàng trong tháng 1, 2 năm 2017 từ
đó tính doanh thu cả 2 tháng của 3 cửa hàng.
c. Tính số lượng hàng tồn kho của từng cửa hàng đến cuối tháng 2
năm 2017.
d. Nếu bạn là trưởng phòng kinh doanh, bạn đề nghị như thế nào?

Hướng dẫn: Xây dựng các ma trận tồn kho; doanh thu tháng 1 và
2; ma trận giá từng sản phẩm. Sử dụng các phép toán trên ma trận
để tính toán rồi đưa ra kết luận.

17. Thị trường có 3 sản phẩm với hàm cung, hàm cầu được cho như sau:
Sản phẩm 1:
Qs1 = 10P1 − P2 − 30; Qd1 = −9P1 + P2 + P3 + 143
Sản phẩm 2:
Qs2 = 12P2 − P3 − 13; Qd2 = P1 − 10P2 + 80
Sản phẩm 3:
Qs3 = −P1 + 9P3 − 20; Qd3 = 2P2 − 8P3 + 79
1.7. Bài tập chương 1 51

a. Tìm điểm cân bằng thị trường.


b. Giả sử thị trường vừa xuất 37 đơn vị sản phẩm 1 và 15 đơn vị
sản phẩm 3. Trong khi đó, thị trường cũng nhập về 5 đơn vị sản
phẩm 2. Tìm điểm cân bằng thị trường mới.
c. Một nhà cung cấp sản phẩm một vì làm ăn bị lỗ nên không tham
gia sản xuất làm cho hàm cung của sản phẩm 1 bị giảm một lượng
sản phẩm là 2P1 − 5. tìm điểm cân bằng mới
d. Tìm hệ số co dãn cung, cầu của sản phẩm tại thời điểm cân bằng
thị trường ở câu a.

18. Tương tự bài tập trên; bạn hãy phát triển thành 1 ví dụ thị trường
có 4 loại hàng hoá và giải nó.

19. Trong nền kinh tế có 3 ngành sản xuất với thông tin về quan hệ trao
đổi được cho trong bảng sau:
 
I/O N1 N2 N3 CC
 N1 30 50 20 60 
 
 N2 40 20 90 20 
N3 50 40 40 50

Trong đó, mỗi dòng đứng tên một ngành sản xuất (O: output), mỗi
cột đứng tên một ngành với danh nghĩa nười mua. cột CC là cột cầu
cuối.

a. Hãy lập ma trận hệ số kỹ thuật.


b. Hãy tính tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi ngành
c. Với ma trận hệ số kỹ thuật không thay đổi. Vì biến động kinh tế
thế giới nên cầu cuối của mỗi ngành có thay đổi lần lượt như sau:
(b1 ; b2 ; b3 ) = (50; 40; 45). Hãy tính lại tổng cầu của mỗi ngành.

Hướng dẫn câu a: tính tổng cầu của mỗi ngành, từ đó xác định ma trận hệ số kỹ thuật
(xem lại lý thuyết).
1.7. Bài tập chương 1 52

20. Nền kinh tế có 4 ngành sản xuất với ma trận hệ số kỹ thuật và ma


trận cầu cuối:
   
0, 1 0, 2 0, 3 0, 2 30
 0, 3 0, 1 0, 2 0, 1 
  40 
A=  0, 2 ;B =  
0, 3 0, 2 0, 3   25 
0, 2 0, 1 0, 2 0, 1 45

a. Giá trị 0,3 ở hàng 3 cột 2 trong ma trận hệ số kỹ thuật có nghĩa


gì?
b. Hãy tính tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi ngành.
c. Tính tổng cầu mỗi ngành.
Chương 2

CẤP SỐ VÀ LÃI SUẤT

2.1 Phương thức lãi đơn và lãi kép


Đầu tiên ta nhắc lại một số kiến thức cần dùng cho phần này.

Định nghĩa 2.1.1. Cho dãy số (un ) = {u1 , u2 , ..., un , ...}, với un được gọi
là số hạng tổng quát của dãy số. Khi đó:

1. (un ) được gọi là cấp số cộng và hằng số d 6= 0 được gọi là công sai
nếu un = un−1 + d, với mọi n ∈ N.

2. (un) được gọi là cấp số nhân và hằng số q 6= 0, 1 được gọi là công bội
nếu un = un−1 .q, với mọi n ∈ N.

Định lý 2.1.2. Cho (un ) là một cấp số cộng với công sai d, khi đó ta có
các điều sau:

1. uk+1 + uk−1 = 2uk và un = u1 + (n − 1)d.


(u1 + un )n
2. Tổng n số hạng đầu tiên S = u1 + u2 + ... + un = .
2
Định lý 2.1.3. Cho (un ) là một cấp số nhân với công bội q, khi đó ta có
các điều sau:

1. uk+1 .uk−1 = u2k và un = u1 .q (n−1) .

53
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 54

(1 − q n )
2. Tổng n số hạng đầu tiên S = u1 + u2 + ... + un = u1 .
(1 − q)

Chứng minh. phần chứng minh Định lý 2.1.2, 2.1.3 xin được dành lại cho
bạn đọc xem như bài tập.
Bây giờ, để tiện cho việc trình bày, ta thống nhất một số ký hiệu cũng
như một số quy ước sẽ dùng trong phần này. Như đã biết, trong phần này
ta sẽ bàn về những yếu tố liên quan đến hoạt động đầu tư. Trong đó, chủ
thể tham gia vào hoạt động này có thể là một cá thể, một tập thể, hoặc
một doanh nghiệp. Khi đó, tiền lãi(interest) ký hiệu I là số tiền có được
dựa trên việc đầu tư một lượng tiền ban đầu(vốn) sau một khoảng thời
gian nhất định. Khoảng thời gian này được chia làm các kỳ hạn(tenor) T
ví dụ như tháng, quý, năm. Lưu ý rằng các đơn vị tháng quý năm dùng
trong kỳ hạn được hiểu theo nghĩa thời gian thương mại chứ không phải
thời gian thực tế, nghĩa là một tháng là 30 ngày, một quý là ba tháng, và
một năm có 360 ngày. Khi đó, tỷ số giữa tiền lãi trong một kỳ hạn và tiền
vốn đầu tư ban đầu được gọi là lãi suất(rate) ký hiệu là r.
Như đã biết, quy tắc cơ bản của tài chính là không bao giờ so sánh hay
đồng nhất các lượng vốn mà không quy chúng về cùng một thời điểm, gọi
là thời điểm đánh giá hay thời điểm tương đương. Do vậy, dựa vào mốc
thời gian, ta có hai khái niệm:
1) Trị giá hiện tại của lượng tiền tệ gọi là giá trị hiện tại(present value),
ký hiệu P V .
2) Giá trị của một lượng tiền ở thời điểm hiện tại cộng với tiền lãi
(ứng với một mức lãi suất xác định) sinh ra trong một khoảng thời gian
từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai được gọi là giá trị tương
lai(future value) của lượng tiền ấy, ký hiệu F V .
Chú ý rằng hai mức lãi suất r và r0 được gọi là tương đương nếu trong
cùng một khoảng thời gian và cùng một phương thức tính lãi, tiền lãi có
được là như nhau.
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 55

Phương thức lãi đơn(Simple interest)


Trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn, tiền lãi sau mỗi kỳ hạn được rút
tách ra và không nhập vào vốn để sinh lãi cho kỳ hạn sau. Do vậy, tiền
lãi được tính theo vốn gốc ban đầu và luôn bằng nhau trong mỗi kỳ hạn.
Phương thức tính lãi như trên được gọi là phương thức lãi đơn. Khi đó,
giả sử tiền vốn ban đầu là P V thì sau một kỳ hạn tiền lãi nhận được là

I = P V.r.

và sau n kỳ hạn tiền lãi nhận được là

In = n.P V.r.

Dễ thấy rằng giá trị tương lai F V của tiền vốn ban đầu sau n kỳ hạn
tạo thành một cấp số cộng với công sai d = I. Vậy

F V = P V + nI = P V + nP V r = P V (1 + nr).

Ví dụ 2.1.4. Một người cho vay 250 triệu đồng, lãi suất 10%/năm trong
thời gian từ 1/5 đến 15/9. Tính khoản lãi người đó thu được?
Ta có thời gian vay n = 137 ngày(không tính ngày 15/9) do đó lợi tức
thu được là
10%
I = P V (1 + nr) = 250(1 + 137. ) = 9, 52 triệu đồng.
360
Chú ý rằng trong ví dụ trên thời gian cho vay được tính bằng ngày,
trong khi đó lãi suất tiền gửi được tính theo kỳ hạn năm. Do đó, ta đổi lãi
suất theo kỳ hạn năm thành lãi suất tương đương tính theo ngày. Nhắc
lại rằng hai lãi suất gọi là tương đương nếu sau cùng một thời gian số tiền
lãi nhận được của hai loại là như nhau.
Phương thức lãi đơn có bốn yếu tố cơ bản đó là giá trị ban đầu P V ,
giá trị tương lai F V , thời gian đầu tư, và lãi suất. Do đó, ngoài việc tính
được lợi tức như trong ví dụ trên ta còn có thể tính toán được các đại
lượng khác.
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 56

Ví dụ 2.1.5. Một công ty vay ngân hàng một số tiền từ ngày 20/4 đến
15/7 với phương thức lãi đơn, lãi suất là 9%/năm. Khi đáo hạn công ty
phải trả cả vốn lẫn lãi là 265.590.000 VND. Tính số tiền công ty đã vay?
Ta có thời gian vay n = 86 ngày. Nhận xét rằng F V = 265.590.000 do
đó số vốn ban đầu
FV 265.590.000
PV = = 9%
= 260.000.000 VND.
(1 + nr) (1 + 86. 360 )
Ví dụ 2.1.6. Một người gửi vào ngân hàng 550 triệu đồng theo phương
thức lãi đơn từ ngày 20/4 đến 31/8 thì thu đươc một khoản tiền là 564.630.000
đồng. Hãy xác định lãi suất tiền gửi?
Thời gian vay trong trường hợp này là n = 133 ngày. Với P V =
550.000.000 đồng và F V = 564.630.000 đồng ,ta có lãi suất tiền gửi là
FV − PV 14.630.000
r= = = 0, 02%/ngày.
n.P V 550.000.000 ∗ 133
Hay r = 0, 02 ∗ 360 = 7, 2%/năm.
Bây giờ ta xem xét một khoảng vay có nhiều giai đoạn với nhiều lãi
suất khác nhau:
Ví dụ 2.1.7. Ngân hàng cho một doanh nghiệp vay một khoảng tiền ngắn
hạn với phương thức lãi đơn thay đổi như sau:
• Giai đoạn 1: Thời gian vay 68 ngày, lãi suất 1, 5%/tháng.

• Giai đoạn 2: Thời gian vay 112 ngày, lãi suất 1, 7%/tháng.

• Giai đoạn 3: Thời gian vay 45 ngày, lãi suất 1, 9%/tháng.


Khi đáo hạn, ngân hàng thu được một khoảng lợi tức là 37.790.000
đồng. Hãy xác định số tiền ngân hàng đã cho vay?
Chú ý rằng để giải quyết vấn đề trên ta cần sử dụng một lãi suất tương
đương làm đại diện cho cả ba giai đoạn trên. Gọi lãi suất của giai đoạn 1,
2, 3 lần lượt là r1 , r2 , r3 thì lãi suất tương đương được tính như sau:
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 57

68.r1 + 112.r2 + 45.r3


r= ≈ 1, 68%.
68 + 112 + 45
Khi đó,
I 37.790.000
PV = = = 300.000.000 đồng.
n.r r
225.
30
Trong ví dụ 2.1.7, ta đã sử dụng một lãi suất tương đương thay thế
cho các lãi suất giai đoạn khác nhau của một khoảng vay. Tổng quát, nếu
ta có một khoảng vay với k giai đoạn, lãi suất và thời gian vay tương ứng
với giai đoạn thứ i ký hiệu lần lượt là ri và ni thì lợi tức
I = P V n1 r1 + P V n2 r2 + ... + P V nk rk = P V (n1 r1 + ... + nk rk ).
Gọi r là lãi suất tương đương thay thế cho các lãi suất giai đoạn ri thì
I = nP V r với n = n1 + ... + nk . Như đã biết, từ định nghĩa lãi suất tương
đương I = I do đó
P V (n1 r1 + ... + nk rk ) = nP V r.
Dẫn đến
n1 r1 + ... + nk rk
r= .
n1 + ... + nk
Lãi suất r được giới thiệu ở trên là lãi suất trung bình của một khoảng
đầu tư có k giai đoạn với phương thức lãi đơn.

Phương thức lãi kép(Compound interest)


Trong phương thức lãi kép tiền lãi sau mỗi kỳ khoản không được tách ra
mà phải nhập vào vốn thành vốn mới để sinh lãi cho kỳ hạn sau. Như vậy
khác với lãi đơn, tiền lãi sinh ra ở mỗi kỳ hạn khác nhau và kỳ hạn sau
lớn hơn kỳ hạn trước.
Bây giờ xét một khoảng vay P V theo phương thức lãi kép với lãi suất
r. Khi đó, dễ thấy rằng sau một kỳ hạn, ta có:
F V1 = P V + I = P V + P V.r = P V (1 + r).
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 58

Hơn nữa, sau hai kỳ hạn:

F V2 = F V1 + I = F V1 + F V1 .r = P V (1 + r) + P V (1 + r).r = P V (1 + r)2 .

Tóm lại, sau n kỳ hạn:

F Vn = F Vn−1 + I = P V (1 + r)n .

Tổng quát, giá trị tương lai của một lượng tiền tệ đầu tư theo phương
thức lãi đơn tạo thành một cấp số nhân với công bội q = 1 + r.

Ví dụ 2.1.8. Bob tiết kiệm được 7000$ và dự định mua một chiếc xe cũ
tại đại lý S với giá 4000$. Lúc này do nhu cầu huy động vốn, đại lý S đề
nghị Bob mua chiếc xe cũ trên với giá 7000$ tuy nhiên sau 3 năm Bob sẽ
được đổi một xe mới với trị giá tương đương 8000$. Biết rằng nếu Bob gửi
ngân hàng thì lãi suất kép nhận được là 4, 5%/năm. Bob có nên nhận đề
nghị trên?
Để trả lời câu hỏi trên ta sẽ xem xét Bob sẽ được bao nhiêu nếu gửi tiết
kiệm ngân hàng sau 3 năm. Ta có P V = 7000$, n = 3, r = 0, 045. Do đó
F V = P V (1 + r)3 = 7000(1 + 0, 045)3 = 7.988, 16$. Như vậy có thể thấy
nếu chấp nhận đề nghị trên Bob lãi nhiều hơn 12$ so việc gửi tiết kiệm.

Chú ý rằng, đối với phương thức lãi kép tiền lãi sau n kỳ hạn là

In = F Vn − P V = P V (1 + r)n − P V = P V ((1 + r)n − 1).

Ví dụ 2.1.9. Hãy cho biết giá trị của một khoảng đầu tư 120 triệu đồng
có lãi suất kép 4%/quý, biết thời hạn đầu tư là 2 năm?
Ta thấy rằng số kỳ hạn n = 8 và lãi suất r = 0, 04 do đó F V =
P V (1 + r)n = 164, 23 triệu đồng.

Nhận xét 2.1.10. Bây giờ để tránh sự nhầm lẫn giữa hai phương thức
tính lãi đã trình bày ở trên, ta xem xét trường hợp sau. Với một khoảng
đầu tư có giá trị hiện tại là P V , thời hạn kỳ khoảng được tính bằng Ta
tuy nhiên lãi suất sử dụng rb lại được tính theo đơn vị %/Tb với Ta = kTb .
Khi đó:
2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 59

1. Nếu F V được tính lãi theo phương thức lãi đơn, khi đó Ia = Ta .P V.ra
và Ib = Tb .P V.rb . Mặt khác Ia = Ib suy ra Ta .P V.ra = Tb .P V.rb . Mà
ta đã biết Ta = kTb do đó ra = k.rb (xem lại ví dụ 2.1.4).

2. Nếu F V được tính lãi theo phương thức lãi kép, khi đó

Ia = P V.((1 + ra )Ta − 1) và Ib = P V.((1 + rb )Tb − 1).

Do đó
P V.((1 + ra )Ta − 1) = P V.((1 + rb )Tb − 1)
nghĩa là
(1 + ra )Ta = (1 + rb )kTa
hay
1 + ra = (1 + rb )k .

Ví dụ 2.1.11. Ngân hàng cho một doanh nghiệp vay 300.000.000 VNĐ
theo phương thức lãi kép với lãi suất thay đổi như sau:

• Giai đoạn 1: Thời gian vay 68 ngày, lãi suất 1, 5%/tháng.

• Giai đoạn 2: Thời gian vay 112 ngày, lãi suất 1, 7%/tháng.

• Giai đoạn 3: Thời gian vay 45 ngày, lãi suất 1, 9%/tháng.

Khi đáo hạn, ngân hàng thu được số tiền bao nhiêu?
Khoảng vay ta đang xét bao gồm 3 giai đoạn. Gọi F V1 , F V2 , F V3 lần
lượt là số tiền ngân hàng thu được sau giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3.
34 56 3
Ta có n1 = tháng, n2 = tháng, n3 = tháng và P V = 300.000.000.
15 15 2
Khi đó dễ dàng thấy rằng

F V1 = P V.(1 + r1 )n1 , F V2 = F V1 .(1 + r2 )n2 , F V3 = F V2 .(1 + r3 )n3

do đó, số tiền ngân hàng nhận lại sau ba giai đoạn là

F V3 = P V.(1 + r1 )n1 .(1 + r2 )n2 .(1 + r3 )n3 = 339915094, 6 V N D.


2.1. Phương thức lãi đơn và lãi kép 60

Nhận xét 2.1.12. Trong ví dụ trên, giả sử rằng ta cần sử dụng một lãi
suất trung bình r làm đại diện cho cả ba giai đoạn, hay nói cách khác là

P V.(1 + r)n1 +n2 +n3 = P V.(1 + r1 )n1 .(1 + r2 )n2 .(1 + r3 )n3 = F V3 .

Khi đó dễ dàng thấy rằng


 
1
 
n1 n2 n3 n1 + n2 + n3 
r =  (1 + r1 ) .(1 + r2 ) .(1 + r3 )  − 1.

Tương tự phương thức lãi đơn, phương thức lãi kép cũng có bốn yếu
tố cơ bản đó là giá trị ban đầu P V , giá trị tương lai F V , thời gian đầu
tư, và lãi suất.

Ví dụ 2.1.13. Trong các ví dụ sau, phương thức tính lãi được sử dụng là
phương thức lãi kép:

1. Bob muốn có một số vốn là 20 tỷ VND vào ngày 1/1/2015. Cho biết
số tiền mà Bob đã bỏ ra đầu tư vào ngày 1/1/2010, biết lãi suất đạt
được là 25%/năm.

2. Theo lãi suất nào thì Bob sẽ có được một số vốn gấp 10 lần ban đầu
sau 8 năm?

3. Bob đầu tư 120 triệu VND vào một dự án với lãi suất 20%/năm.
Sau bao lâu Bob sẽ thu được 500 triệu VND?

Bây giờ ta xem xét từng ví dụ:

1. Ta có F V = 20.000.000.000 VND và thời hạn đầu tư n = 5 năm, và


lãi suất r = 0, 25/năm. Do đó số tiền Bob đẫ bỏ ra đầu tư là
FV
PV = = 6.553.600.000.
(1 + r)n
2.2. Chuỗi tiền tệ 61

2. Dễ thấy rằng, trong trường hợp này F V = 10P V . Mặt khác F V =


P V (1 + r)n , do đó (1 + r)n = 10. Ta lại có n = 8 năm suy ra
r ≈ 0.3335 hay r ≈ 33, 35%/năm.

3. Nhận xét thấy rằng P V = 120.000.000 VND, lãi suất r = 0, 2/năm


và F V = 500.000.000 VND. Khi đó, do F V = P V (1 + r)n nên
FV
ln( )
n= P V ≈ 7, 83 năm.
ln(1 + r)

2.2 Chuỗi tiền tệ


Bây giờ ta sẽ xem xét các khoản đầu tư được chi trả bằng nhiều khoản
tiền khác nhau sau các khoản thời gian bằng nhau. Chú ý rằng trong phần
này, ta mặc định xem như tất cả các khoản đầu tư đều sử dụng phương
thức tính lãi kép.
Như đã nói ở trên, giả sử ta có một khoản đầu tư n kỳ hạn với độ dài
kỳ hạn là T , lãi suất áp dụng cho mỗi kỳ hạn là r%/T và giá trị hiện tại
của khoản đầu tư là P V . Sau mỗi kỳ hạn ta đầu tư thêm một khoản tiền
được gọi là phát sinh mỗi kỳ và ký hiệu ai với i = 1, n. Khoản đầu tư với
phương thức đầu tư như trên tạo thành một chuỗi tiền tệ.
Nhận xét thấy rằng, trong một chuỗi tiền tệ, tại thời điểm ta chi trả
phát sinh của kỳ hạn thứ n thì khoản đầu tư ak ta chi trả vào kỳ hạn thứ
k ≤ n đã sinh lãi n − k kỳ. Từ đó ta thấy rằng, tại kỳ hạn thứ n giá trị
của khoản đầu tư là
n
X
n−1 n−2
F V = a1 (1 + r) + a2 (1 + r) + ... + an = ai (1 + r)n−i .
i=1

Mặt khác, ta đã biết F V = P V (1 + r)n , do đó giá trị hiện tại của khoản
đầu tư trên là
n
X
−1 −2 −n
P V = a1 (1 + r) + a2 (1 + r) + ... + an (1 + r) = ai (1 + r)−i .
i=1
2.2. Chuỗi tiền tệ 62

Bây giờ ta tìm hiểu một dạng chuỗi tiền tệ thường gặp trong đời sống
là chuỗi tiền tệ đều. Chuỗi tiền tệ đều là chuỗi tiền tệ có phát sinh mỗi
kỳ đều bằng nhau hay a1 = a2 = ... = a. Khi đó, tại kỳ hạn thứ n giá trị
của chuỗi tiền tệ đều là
n
X
n−1 n−2
F V = a(1 + r) + a(1 + r) + ... + a = a(1 + r)n−i .
i=1

Rõ ràng F V là tổng n số hạng đầu tiên của một cấp số nhân có số hạng
1
đầu tiên là u1 = a.(1 − r)n−1 và công bội là q = do đó
1+r
1 − qn 1 − (1 + r)−n (1 + r)n − 1
F V = u1 = a.(1 − r)n−1 = a .
1−q 1 − (1 + r)−1 r
Khi đó giá trị hiện tại P V của chuỗi tiền tệ đều như đã nói ở trên là
FV 1 − (1 + r)−n
PV = = a .
(1 + r)n r
Ví dụ 2.2.1. Một người mua một máy giặt bằng cách trả góp 12 kỳ vào
cuối mỗi tháng với số tiền 1 triệu VND, với lãi suất 0, 8%/tháng. Vậy
người đó đã mua máy giặt với giá bao nhiêu?
Ta chú ý rằng, trong trường hợp này giá của sản phẩm là giá trị P V
và F V là tổng số tiền người đó phải trả. Do đó, giá của máy giặt là
1 − (1 + r)−n 1 − (1 + 0, 008)−12
PV = a = 1.000.000 = 11398614, 61.
r 0, 008
Ta chú ý rằng có năm yếu tố cơ bản cấu thành một chuỗi tiền tệ đó là
giá trị tương lai, giá trị hiện tại, phát sinh mỗi kỳ, thời hạn đầu tư và lãi
suất đầu tư.
Ví dụ 2.2.2. Ta xem xét các ví dụ sau:
1. Xác định giá trị phát sinh mỗi kỳ của một chuỗi tiền tệ đều có 8 kỳ
khoản, lãi suất áp dụng cho mỗi kỳ là 2, 2%. Biết hiện giá của chuỗi
tiền tệ là 20.000.000 VND.
2.2. Chuỗi tiền tệ 63

2. Hiện giá của một chuỗi tiền tệ đều có 12 kỳ khoảng là 40.000.000


VND với phát sinh ở mỗi kỳ khoản là 4.000.000 VND. Hãy xác định
lãi suất r áp dụng cho mỗi kỳ?

3. Xác định số kỳ khoản n của một chuỗi tiền tệ đều có phát sinh mỗi
kỳ là 2.000.000 VND, lãi suất áp dụng cho mỗi kỳ khoản là 4% và
hiện giá là 20.000.000 VND.

4. Bob muốn vay một khoản tiền 100.000.000 VND để mua xe, ngân
hàng đề nghị Bob hai phương thức trả lãi như sau:

• Trả trong vòng 3 năm với lãi suất 0, 9(%/tháng).


• Trả trong vòng 4 năm với lãi suất 0, 8(%/tháng).

Hãy cho biết số tiền Bob phải trả mỗi tháng đối với từng phương
thức?
Bây giờ ta giải quyết từng vấn đề
1. Trong trường hợp này ta thấy rằng P V = 20.000.000, r = 2, 2% và
1 − (1 + r)−n
n = 8. Mặt khác ta lại có P V = a . Do đó
r
PV P V.r
a= = = 2753780, 409 V N D.
1 − (1 + r)−n 1 − (1 + r)−n
r

2. Ta thấy rằng P V = 40.000.000, n = 12 và phát sinh mỗi ký a =


4.000.000 do đó lãi suất r là nghiệm của phương trình
P V.r 1 − (1 + r)−12
a= ⇐⇒ = 10 ⇐⇒ r ≈ 2, 92%.
1 − (1 + r)−n r

3. Số kỳ khoản n cần tìm là nghiệm của phương trình

P V.r 1 − (1 + 0, 04)−n
a= ⇐⇒ = 10 ⇐⇒ n = 13, 024 ≈ 13.
1 − (1 + r)−n 0, 04
2.3. Bài tập chương 2 64

4. Số tiền Bob muốn vay trong trường hợp này là P V = 100.000.000


VND. Ta cần tính giá trị F V mà Bob phải trả trong từng trường
hợp. Gọi a1 là số tiền Bob phải trả hằng tháng trong vòng 3 năm với
lãi suất r1 = 0, 9(%/tháng) và a2 là số tiền Bob phải trả hằng tháng
cho trường hợp còn lại thì
P V.r1
a1 = = 3.264.408, 57 V N D
1 − (1 + r1 )−36


P V.r2
a2 = = 2.517.091, 792 V N D.
1 − (1 + r2 )−48

2.3 Bài tập chương 2


1. Hãy cho biết số tiền nhận được trong các trường hợp sau:

a. Đầu tư £4000 trong 3 năm với lãi suất 5% mỗi năm.


b. Gửi tiết kiệm £525 trong vòng 6 năm với lãi suất 0, 4% mỗi tháng.
c. Đầu tư £3000 trong 6 năm với lãi suất 3 năm đầu là 10% và 3
năm sau giảm còn 8% mỗi năm.

2. Nhà đầu tư được đề nghị ba dự án như sau:

• Dự án A: Đầu tư £2000 và nhận được £3000 sau 4 năm.


• Dự án B: Đầu tư £2000 và nhận được £4000 sau 6 năm.
• Dự án A: Đầu tư £3000 và nhận được £4800 sau 5 năm.

Biết rằng lãi suất ngân hàng hiện tại là 10%/năm. Vậy T nên chọn
dự án nào?

3. Dự án đầu tư A yêu cầu nhà đầu tư trả trước £40000 và nhận lãi 3
đợt như sau:

• Nhận £10.000 trong năm đầu tiên.


2.3. Bài tập chương 2 65

• Nhận £30.000 trong năm thứ hai.


• Nhận £20.000 trong năm cuối.

Theo bạn nhà đầu tư có nên đầu tư vào dự án này không? Tại sao?

4. Bạn sẽ trả bao nhiêu để mua lại dự án đầu tư A. Biết rằng dự án


A yêu cầu mỗi nhà đầu tư phải trả £400 mỗi tháng trong vòng 12
tháng. Lãi suất nhà đầu tư nhận được là 13(%/ năm).

5. Một dự án đầu tư yêu cầu nhà đầu tư chi trả £40.000. Lợi tức nhà
đầu tư sẽ được nhận theo tháng mỗi tháng £1.500 trong vòng 12
tháng. Bạn hãy xem xét có đầu tư hay không nếu lãi suất ngân hàng
hiện tại là 3(%/tháng).

6. Một người gửi ngân hàng vào cuối mỗi quý một khoản tiền là 2.000.000
VND, với lãi suất mỗi kỳ là 8, 4% thì sau 2 năm, khoản tiền thu được
là bao nhiêu?

7. Một người thu được cả vốn lẫn lãi là 40.463.286 VND sau ba năm
đều đặng gửi vào cuối mỗi quý một khảng tiền. Hãy cho biết số tiền
người này đã gửi vào mỗi kỳ? Biết lãi suất là 4% một kỳ.

8. Xác định lãi suất tiền gửi theo quý của ngân hàng, biết rằng nếu
cuối mỗi quý ta gửi vào ngân hàng 4.000.000 VND thì sau 2, 5 năm
thu được 43.800.000 VND.
Chương 3

VI PHÂN HÀM MỘT BIẾN

3.1 Đạo hàm


Định nghĩa 3.1.1. Cho hàm số f (x) xác định trong lân cận (a, b) của x0 ,
khi đó giới hạn
∆y f (x+∆x)−f (x)
lim ∆x = lim ∆x
∆x→0 ∆x→0

nếu tồn tại được gọi là đạo hàm của y = f (x) tại x0 . Ký hiệu là f 0 (x0 )
hay y 0 (x0 ). Nếu f 0 (x0 ) tồn tại, hàm y = f (x) được gọi là khả vi tại x0 .

Nhận xét 3.1.2. Như đã thấy trong định nghĩa 3.1.1 việc tính toán đạo
hàm của một hàm số chính là tính toán giới hạn của hàm số đó khi giá trị
∆x tiến dần về 0. Tuy nhiên trong thực hành điều này gây khó khăn cũng
như làm chậm quá trình tính toán. Vì vậy để tiện cho việc tính toán, ta
sử dụng một số quy tắc tính toán để cải thiện khuyết điểm trên. Quy tắc
đầu tiên đó là sử dụng bảng các đạo hàm cơ bản:

66
3.1. Đạo hàm 67

Bảng đạo hàm các hàm sơ cấp cơ bản


α 0
(x ) = αxα−1 (ax )0 = ax ln x
√ 1 1
( x)0 = √ (ln |x|)0 =
2 x x
1
(sin x)0 = cos x (loga |x|)0 =
x ln x
1
(cos x)0 = − sin x (arcsin x)0 = √
1 − x2
1 −1
(tan x)0 = = 1 + tan 2
x (arccos x)0
= √
cos2 x 1 − x2
−1 1
(cot x)0 = (arctan x) 0
=
sin2 x 1 + x2
−1
(ex )0 = ex (arccot x)0 =
1 + x2

Định lý 3.1.3. (Các quy tắc tính đạo hàm)


Cho f (x), g(x) là hai hàm số bất kỳ, khi đó nếu f (x), g(x) là hàm khả
vi tại x, ta có các điều sau:

1. (f (x) ± g(x))0 = f 0 (x) ± g 0 (x)

2. (f (x)g(x))0 = f 0 (x)g(x) + f (x)g 0 (x)


f (x) 0 f 0 (x)g(x) − f (x)g 0 (x) k 0 −kf 0 (x)
3. ( ) = , ( ) =
g(x) g 2 (x) f (x) f 2 (x)

Định lý 3.1.4. (Đạo hàm của hàm hợp)


Cho f (x), g(x) là hai hàm số bất kỳ. Giả sử g(x) là hàm khả vi tại x
và f [g(x)] khả vi tại điểm g(x), khi đó hàm hơp f ◦ g khả vi tại điểm x và
d
f [g(x)] = (f ◦ g)0 (x) = f 0 [g(x)]g 0 (x)
dx
Ví dụ 3.1.5. Tìm đạo hàm của hàm số z = ln(arcsin x)
3.1. Đạo hàm 68

1 0 1
Đặt z = ln(y) với y = arcsin x, khi đó zy0 = , yx = √ . Suy ra
y 1 − x2
1
zx0 = zy0 yx0 = √ .
arcsin 1 − x2
Định nghĩa 3.1.6. Đạo hàm của đạo hàm của hàm số y = f (x) được gọi
00 0 0 d2 y
là đạo hàm cấp hai của hàm số y = f (x) kí hiệu là y (x) = (y (x)) = 2 .
dx
Một cách tổng quát, đạo hàm cấp n là đạo hàm của đạo hàm cấp n − 1,
tức là y (n) (x) = (y (n−1) (x))0 .

Ví dụ 3.1.7.
2x
1. Tìm y (n) của hàm số y = .
x2 − 1
1 1
Nhận xét thấy rằng y = + .
x+1 x−1
Hơn nữa, dễ dàng chứng tỏ được rằng
 (n)
1 n!
= (−1)n
x±1 (x ± 1)n+1

Vì vậy,
 
0(n) n 1 1
y = (−1) n! n+1
+
(x + 1) (x − 1)n+1

2. Tìm y (n) của hàm số y = sin x.


Dễ thấy rằng

y 0 = cos x = sin(x + π2 )
y 00 = − sin x = sin(x + 2 π2 )
y 000 = − cos x = sin(x + 3 π2 )
y (4) = sin x = sin(x + 4 π2 )
3.1. Đạo hàm 69

Do đó
π
y (n) = sin(x + n )
2
Định nghĩa 3.1.8. Nếu hàm số y = f (x) có đạo hàm f 0 (x) tại điểm x,
ta gọi vi phân của hàm số y = f (x), ký hiệu dy, là tích của đạo hàm f 0 (x)
của hàm số đó với gia số ∆x, tức là dy = f 0 (x)∆x.

Nhận xét 3.1.9. Từ định nghĩa 3.1.8, ta tính vi phân của hàm số y = x.
Trong trường hợp này, ta có y 0 = 1 do đó dy = dx = y 0 ∆x = ∆x. Điều
này có nghĩa là vi phân của biến số độc lập trùng với gia số của nó. Hơn
dy
nữa, ta còn thu được dy = f 0 (x)dx hay = f 0 (x).
dx
Trên thực tế khái niệm vi phân được trình bày ở trên phần nào đó gây
bối rối cho người đọc. Về mặt ý tưởng, vi phân của hàm số y = f (x) thể
hiện sự thay đổi của hàm phụ thuộc y khi biến độc lập x thay đổi một
lượng rất nhỏ ∆x. Phần còn lại của chương sẽ cố gắng giải thích cách vi
phân hình thành và áp dụng. Đầu tiên hãy xem xét ví dụ sau:

Ví dụ 3.1.10. Xét hàm số y = 6x + 2x2 và giả sử rằng biến độc lập x


tăng một lượng nhỏ ∆x. Khi đó dễ thấy rằng y cũng biến thiên một lượng
là ∆y. Như vậy lúc này ta có y + ∆y = 6(x + ∆x) + 2(x + ∆x)2 . Do đó,
thực hiện phép trừ
y + ∆y = 6(x + ∆x) +2(x + ∆x)2
= 6x + 6∆x +2x2 + 4x∆x + 2(∆x)2
trừ y = 6x +2x2
ta được ∆y = 6∆x +4x∆x + 2(∆x)2
Như vậy có thể thấy rằng ∆y = ∆x(6 + 4x + 2∆x). Như đã nói ở trên
dy
∆x là một lượng nhỏ do đó ∆y ≈ ∆x(6 + 4x) = (∆x) . Tóm lại, đạo
dx
hàm của hàm y thể hiện sự ảnh hưởng của biến độc lập x lên biến phụ
thuộc y khi x thay đổi một lượng nhỏ ∆x.
3.2. Hàm cận biên 70

3.2 Hàm cận biên


Doanh thu và doanh thu biên
Ta sẽ bắt đầu phần này bằng việc giới thiêu một vài ký hiệu. Về cơ bản,
một sản phẩm A có mặt trên thị trường bị chi phối bởi ba yếu tố là giá (ký
hiệu là P ), sản lượng của A (ký hiệu Qs ), và nhu cầu thị trường của A (ký
hiệu Qd ). Khi đó doanh thu T R(total revenue) của sản phẩm A được tính
bằng công thức T R = P Qs . Chú ý rằng công thức trên chỉ đúng trong
trường hợp cung của sản phẩm A chưa vượt quá cầu nghĩa là Qs ≤ Qd .
Bây giờ câu hỏi đặt ra là doanh thu sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu doanh
nghiệp tăng (hoặc giảm) một lượng nhỏ sản lượng của sản phẩm A? Ở
Chương 1, ta đã biết giá P và sản lượng Qs có mối quan hệ với nhau theo
nghĩa P có thể tính được thông qua Qs và ngược lại, do đó để đơn giản
vấn đề ta có thể xem như T R = f (Qs ) nghĩa là T R là biến phụ thuộc và
bị ảnh hưởng bởi biến độc lập Qs . Khi đó, đạo hàm của T R theo Qs được
gọi là doanh thu biên M R(marginal revenue) của sản phẩm A. Mặt khác
từ nhận xét vừa nêu ta thấy rằng khi sản lượng Qs thay đổi một lượng
nhỏ thì doanh thu T R cũng thay đổi một lượng tương ứng, lượng thay đổi
dT R
này như đã trình bày ở ví dụ 3.1.10 có thể được xấp xỉ bằng = T R0 .
dQs
Tóm lại, doanh thu biên M R của một sản phẩm chính là phần tăng (hoặc
giảm) của doanh thu khi sản lượng có thay đổi nhỏ(tăng hay giảm) và
dT R
được tính bằng công thức M R = = T R0 .
dQs
Ví dụ 3.2.1. Hãy tìm doanh thu biên M R của sản phẩm A, biết rằng nhu
cầu của sản phẩm A trên thị trường được cho bởi hàm Qd = 800 − 2P .
Theo quy luật cân bằng thị trường ta có Qd = Qs do đó Qs = 800 − 2P
Qs Qs
hay là P = 400 − . Khi đó tổng doanh thu T R = P Qs = (400 − )Qs .
2 2
0
Dẫn đến doanh thu biên M R của A là M R = T R = 400 − Qs .
Như vậy trong ví dụ trên ta đã tính được nếu doanh thu của doanh
Qs
nghiệp là T R = (400 − )Qs thì doanh thu biên M R = 400 − Qs . Hãy
2
3.2. Hàm cận biên 71

cùng xem xét ý nghĩa của điều này trong thực tế, giả sử doanh nghiệp
đang sản xuất mặt hàng A với sản lượng là 40 tấn khi đó doanh thu của
sản phẩm này là T R(40) = 15200(đvtt). Mặt khác, doanh nghiệp nhận
thấy rằng với công suất sản xuất hiện tại, doanh nghiệp vẫn có thể tăng
sản lượng của sản phẩm trên. Vậy nếu doanh nghiệp tăng sản lượng thì
doanh thu sẽ tăng hay giảm? Ta trả lời vấn đề này bằng doanh thu biên,
trong trường hợp này M R(40) = 360 > 0, điều này có nghĩa là khi sản
lượng tăng thêm một lượng nhỏ ∆Qs > 0 thì doanh thu cũng tăng một
lượng xấp xỉ 360.∆Qs (đvtt) do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng
sản lượng của sản phẩm A.

Nhận xét 3.2.2. Cuối cùng, ta nhìn nhận vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn
dưới phương diện ký hiệu toán học. Giả sử doanh nghiệp thay đổi sản
lượng của mặt hàng A, ta ký hiệu lượng thay đổi này là ∆Qs . Khi đó,
doanh thu cũng thay đổi một lượng nhỏ ký hiệu là ∆T R. Kết hợp với ví
dụ 3.1.10, ta thấy rằng ∆T R ≈ ∆Qs .M R. Bây giờ nếu như sản lượng tăng
1 đơn vị nghĩa là ∆Qs = 1 thì rõ ràng ∆T R ≈ M R. Do đó, trong thực tế
doanh thu biên M R còn được xem như lượng thay đổi của doanh thu khi
sản lượng thay đổi (tăng hay giảm) 1 đơn vị. Ta có thể kiểm chứng điều
này thông qua tính toán cụ thể bằng Excel như trong hình sau:

Hình 3.1. Minh họa doanh thu biên


3.2. Hàm cận biên 72

Chi phí biên


Tương tự như doanh thu biên, ta hoàn toàn có thể mở rộng ứng dụng đạo
hàm cho các hàm kinh tế thông dụng khác. Trước tiên ta xem xét tổng
chi phí T C và chi phí biên M C = T C 0 . Như đã nói ở trên M C thể hiện
sự thay đổi của chi phí khi sản lượng thay đổi một lượng nhỏ. Hãy xem
xét ví dụ sau:
Ví dụ 3.2.3. Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp được cho như sau
5Q3s
TC = −13Q2s +50Qs +12. Hãy cho biết chi phí biên của doanh nghiệp
2
trên?
Khi đó dễ dàng tính được chi phí biên trong trường hợp này là
15Q2s
MC = − 265Qs + 50
2
.
Nhận xét 3.2.4. Trong thực tế, mối quan hệ giữa chi phí và chi phí biên
về cơ bản phải thỏa mãn một số điều kiện kinh tế sau:
1) Sự thay đổi của chi phí(MC) thông thường giảm dần ở điểm đầu và
sau đó mới tăng dần, nghĩa là đồ thị của chi phí biên M C ban đầu hướng
xuống và sau đó mới dần đi lên theo chiều dương.
2) Chi phí T C luôn là số không âm và tỷ lệ thuận với sản lượng. Hay
nói cách khác là khi sản lượng của sản phẩm tăng thì chi phí cũng tăng
theo. Về mặt toán học điều này có nghĩa là M C là không âm với mọi Qs .
Trên thực tế hàm số đơn giản nhất có thể thỏa mãn đầy đủ hai điều
kiện vừa nêu trên chính là hàm đa thức bậc ba như đã trình bày ở ví dụ
3.2.3. Tuy nhiên để hoàn toàn thỏa mãn hai điều kiện trên vẫn cần một
số điều kiện đi kèm.
Bây giờ ta xét hàm chi phí của một doanh nghiệp có dạng

T C = aQ3s + bQ2s + cQs + d

thì dễ thấy rằng để thỏa hai điều kiện trên thì a, c, d > 0, b < 0 và b2 < 4ac.
(Lý do vì sao xin nhường lại cho bạn đọc xem như bài tập).
3.3. Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận 73

3.3 Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận


Cực trị
Định nghĩa 3.3.1. Cho f (x) là hàm số liên tục trong đoạn (a, b) và x0
là một điểm nằm trong đoạn (a, b). Khi đó ta có các điều sau:
1) Nếu f (x0 ) < f (x) với mọi x nằm trong (a, b) và khác x0 thì x0 được
gọi là điểm cực tiểu địa phương của f (x) trên (a, b) và f được gọi là đạt
cực tiểu địa phương tại x0 .
2) Nếu f (x0 ) > f (x) với mọi x nằm trong (a, b) và khác x0 thì x0 được
gọi là điểm cực đại địa phương của f (x) trên (a, b) và f được gọi là đạt
cực đại địa phương tại x0 .
Để chỉ trường hợp f đạt cực đại địa phương hoặc cực tiểu địa phương
tại x0 ta nói f đạt cực trị địa phương tại x0 .

Định lý 3.3.2. Cho f (x) là hàm số có đạo hàm bậc hai trên đoạn (a, b).
Khi đó:
1) Nếu f ”(x0 ) < 0 và f 0 (x0 ) = 0 thì f đạt cực đại địa phương tại x0 .
2) Nếu f ”(x0 ) > 0 và f 0 (x0 ) = 0 thì f đạt cực tiểu địa phương tại x0 .
3
Ví dụ 3.3.3. Cho f (x) = x4 − x2 − x + 3, hãy tìm cực trị địa phương
2
của hàm số f trên đoạn (0, 2)?
−1
Ta có f 0 (x) = 4x3 − 3x − 1, do đó f 0 (x) = 0 khi x = 1 hoặc x = .
2
Mặt khác ta có f ”(x) = 12x2 − 3 và f ”(1) = 9. Do đó f (x) đạt cực tiểu
tại x = 1.

Tối ưu hóa lợi nhuận


Đầu tiên ta xem xét một số ký hiệu, như đã biết ở trên, doanh thu và chi
phí của một doanh nghiệp được ký hiệu lần lượt là T R và T C. Khi đó, về
cơ bản lợi nhuận π có thể được tính bằng công thức π = T R − T C. Mặt
khác, ta đã biết T R và T C là biến phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của biến
độc lập Qs do đó π cũng là hàm số phụ thuộc vào Qs . Từ đó ta có thể
3.3. Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận 74

thấy rằng bài toán cần giải quyết trong phần này chính là tìm mức sản
lượng Qs sao cho lợi nhuận π đạt được là lớn nhất.
Như đã biết ở nhận xét 3.2.4, chi phí T C luôn dương và T R = P Qs
do đó dễ thấy rằng khi doanh nghiệp không sản xuất(nghĩa là Qs = 0) thì
lợi nhuận π sẽ âm. Hơn nữa, theo quy luật thị trường khi sản lượng bắt
đầu tăng dần từ 0 thì lợi nhuận cũng tăng dần. Tuy nhiên khi sản lượng
tăng đến một mức nào đó và bắt đầu vượt quá điểm cân bằng thị trường
thì lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm dần. Tóm lại, tổng kết những điều trên,
ta thấy rằng bài toán tối ưu hóa lợi nhuận chính là bài toán tìm cực đại
của hàm số π(Qs ). Ta sẽ chia bài toán cần giải quyết thành hai loại:

Doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì giá bán P do thị trường quyết
định và không phụ thuộc vào sản lượng của doanh nghiệp.

Ví dụ 3.3.4. Một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm trong điều kiện
cạnh tranh hoàn hảo. Biết giá của sản phẩm trên thị trường là P = 130
và tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm được cho bởi
1
T C = Q3s − Q2s + 10Qs + 20.
3
Hãy tìm mức sản lượng để lợi nhuận đạt được là cực đại? Tìm lợi nhuận
cực đại?
1
Ta có T R = P Qs = 130Qs do đó π = T R − T C = 130Qs − ( Q3s −
3
2
Qs + 10Qs + 20) nghĩa là
−1 3
π= Qs + Q2s + 120Qs − 20.
3
Khi đó π 0 = −Q2s + 2Qs + 120 và π” = −2Qs + 2, cho π 0 = 0 ta được
Qs = 12(do Qs > 0 nên ta loại Qs = −10). Hơn nữa π”(12) = −22 do đó
Qs = 12 chính làm điểm cực đại hay là sản lượng cần tìm đề lợi nhuận có
được là cực đại. Vậy lợi nhuận cần tìm là π(12) = 988(đvtt).
3.3. Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận 75

Doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện độc quyền


Trong điều kiện sản xuất độc quyền thì giá P của sản phẩm do doanh
nghiệp quyết định. Lượng cầu Qd do người tiêu dùng quyết định và phụ
thuộc vào P . Hãy xem xét ví dụ sau:
Ví dụ 3.3.5. Một doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm.
Biết hàm cầu về loại sản phẩm này là Qd = 1200 − P và hàm tổng chi phí
để đạt mức sản lượng Qs là

T C = 0.25Q3s − 30.625Q2s + 1528.5Qs + 20000.

Tìm mức sản lượng và giá bán để doanh nghiệp có lợi nhuận cực đại?
Đầu tiên theo quy luật cân bằng thị trường ta có Qs = Qd do đó Qs =
1200 − P hay là P = 1200 − Qs dẫn đến T R = 1200Qs − Q2s . Khi đó

π = T R − T C = −0.25Q3s + 29.625Q2s − 328.5Qs − 20000.

Từ đó
3 237
π 0 = − Q2s + Qs − 328.5
4 4

3 237
π 00 = − Qs + .
2 4
Cho π 0 = 0 ta được Qs = 73 hoặc Qs = 6. Hơn nữa, ta lại có π 00 (73) =
−201 201
và π 00 (6) = . Do đó với sản lượng Qs = 73 thì lợi nhuận cực đại
4 4
là π(73) = 16636.875.
Bây giờ ta xem xét mở rộng bài toán cho trường hợp doanh nghiệp bị
đánh thuế doanh thu. Ký hiệu T là tổng số thuế doanh nghiệp phải trả,
khi đó nếu t là mức tiền thuế tính trên một dơn vị sản phẩm thì mức thuế
doanh nghiệp phải đóng là T = tQs . Chú ý rằng, trong bài toán đang xét,
lúc này xuất hiện thêm nhân tố thư hai tham gia vào cả quá trình đó là
cơ quan thu thuế. Như vậy bài toán đặt ra là ta cần cân bằng lợi ích của
cả hai bên bao gồm lợi nhuận của doanh nghiệp và số tiền thuế cần thu.
Hãy cùng xem xét ví dụ sau:
3.3. Cực trị và tối ưu hóa lợi nhuận 76

Ví dụ 3.3.6. Một doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm,
biết hàm cầu của sản phẩm này là Qd = 800 − P . Chi phí sản xuất được
cho bằng T C = Q2s + 200Qs + 100.
1) Doanh nghiệp sẽ ấn định mức sản lượng như thế nào để lợi nhuận
sau thuế là lớn nhất?
2) Hãy tìm mức thuế doanh thu áp trên một đơn vị sản phẩm để tổng
tiền thuế thu được từ doanh nghiệp là lớn nhất?
3) Nhu cầu xã hội cần tối thiểu 125 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp.
Vậy mức thuế tối đa được áp là bao nhiêu?
Ta lần lượt giải quyết từng vấn đề:
1) Như đã trình bày ở trên, theo quy luật cân bằng thị trường ta có
Qs = Qd = 800 − P do đó P = 800 − Qs . Ta nhận thấy rằng tham gia vào
bài toán có ba đại lượng. Đầu tiên là doanh thu T R = P.Qs = 800Qs − Q2s ,
sau đó là chi phí T C = Q2s + 200Qs + 100, và cuối cùng là tổng số thuế
phải đóng T = tQs . Hiển nhiên lợi nhuận π = T R − T C − T hay là

π = 800Qs − Q2s − (Q2s + 200Qs + 100) − tQs .

Tóm lại
π = −2Q2s + (600 − t)Qs − 100.
Khi đó, dễ dàng tính được π 0 = −4Qs + (600 − t) và π 00 = −4. Cho π 0 = 0
600 − t
ta được Qs = , và do π 00 = −4 nên đây là điểm cực đại cần tìm.
4
Như vậy có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tiền
thuế phải đóng trên một đơn vị sản phẩm.
2) Ở một phương diện khác, cơ quan thuế cũng mong muốn thu được số
tiền thuế nhiều nhất và đồng thời vẫn đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận
cao nhất. Ta thấy rằng tổng tiền thuế cần thu là T = tQs , doanh nghiệp
600 − t
đạt lợi nhuận cao nhất khi Qs = . Để đảm bảo doanh nghiệp đạt
4  
600 − t
lợi nhuận cao nhất thì số tiền thuế phải là T = t. . Bây giờ ta
4
t −1
chỉ phải tìm cực đại của T theo t. Ta có T 0 = 150 − và T 00 = . Cho
2 2
T 0 = 0 ta được t = 300 và T 00 < 0 do đó t = 300 là điểm cực đại của T .
3.4. Hệ số co dãn điểm của nhu cầu theo giá 77

Và do đó tổng tiền thuế tối đa có thể thu được là T = 22500(đvtt). Khi đó


lợi nhuận của doanh nghiệp là π = 11150(đvtt).
3) Nhận xét thấy rằng mức sản lượng nhằm cân bằng giữa lợi nhuận
doanh nghiệp và số tiền thuế thu được là Qs = 75. Tuy nhiên cơ quan thuế
hoàn toàn có thể giảm thuế để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hoặc đáp
ứng một nhu cầu nào đó của xã hội.
Lấy ví dụ nhu cầu xã hội cần tối thiểu 125 đơn vị sản phẩm của doanh
600 − t
nghiệp, nghĩa là Qs = ≥ 125, hay nói cách khác là t ≤ 100. Như
4
vậy lúc này mức thuế tối đa cơ quan thuế có thể thu được trên một đơn vị
sản phẩm là t = 100(đvtt) nhỏ hơn nhiều so với mức thuế ở câu 2.

3.4 Hệ số co dãn điểm của nhu cầu theo


giá
Vấn đề tiếp theo sẽ đề cập trong chương này liên quan đến độ nhạy cảm
của người tiêu dùng đối với sự thay đổi về giá của sản phẩm. Để đo lường
độ nhạy cảm của người tiêu dùng khi giá sản phẩm có sự thay đổi, ta dùng
khái niệm hệ số co dãn ký hiệu e và được tính cụ thể như sau:
∆Qd /Qd
e = (−1) .
∆P/P

Trong đó, ∆Qd thể hiện sự thay đổi về nhu cầu của thị trường khi giá thay
đổi một lượng ∆P . Như vậy công thức hệ số co dãn e có thể hiểu một cách
đơn giản là tỷ số giữa phần trăm thay đổi của nhu cầu thị trường so với
phần trăm thay đổi về giá của sản phẩm.
Hơn nữa, như đã trình bày ở phần trước của chương, nhu cầu thị trường
Qd tỷ lệ nghịch với giá P của sản phẩm. Do đó có thể xem như Qd = f (P )
nghĩa là Qd là biến phụ thuộc và P là biến độc lập tương ứng. Khi đó, nếu
∆P đủ nhỏ ta có thể xấp xỉ
∆Qd dQd
= = Q0d .
∆P dP
3.4. Hệ số co dãn điểm của nhu cầu theo giá 78

Từ đó, hệ số co dãn e trở thành


P 1 P ∆Qd P
e = (−1) = (−1) = (−1) Q0d .
Qd ∆P/∆Qd Qd ∆P Qd

Ví dụ 3.4.1. Doanh √nghiệp sản xuất một loại sản phẩm với nhu cầu được
cho bởi Qd = 60 − 2 P . Tìm hệ số co dãn của sản phẩm trên, biết giá
của sản phẩm là 676(đvtt)?  
P 0 P −1
Ta có e = (−1) Qd = (−1) √ √ .
Qd 60 − 2 P P
Khi đó e(676) = 13
4 = 3, 25.

Nhận xét 3.4.2. Bây giờ ta cùng xem xét ý nghĩa thực tế của hệ số co
dãn. Như đã biết, giá sản phầm và nhu cầu thị trường tỷ lệ nghịch với
nhau. Mặt khác, hệ số co dãn e đơn giản là tỷ số giữa phần trăm thay đổi
về nhu cầu thị trường so với phần trăm thay đổi về giá của sản phẩm. Do
đó e là số không âm. Hơn nữa, dựa vào định nghĩa ta có thể rút ra một
vài nhận xét sau:
∆Qd ∆P
1) e > 1 khi đó > hay nói cách khác nhu cầu thị trường co
Qd P
dãn nhiều hơn giá sản phẩm.
∆Qd ∆P
2) e < 1 khi đó < hay nói cách khác nhu cầu thị trường co
Qd P
dãn ít hơn giá sản phẩm.
Như vậy khi e > 1 rõ ràng nhu cầu thị trường có dao động lớn khi giá
thay đổi, e càng lớn thì độ dao động càng cao. Khi đó doanh nghiệp cần
cân nhắc kỹ lưỡng khi tăng giá sản phẩm tránh việc mất kiểm soát thị
trường. Ngược lại, khi e < 1 chứng tỏ thị trường ít dao động khi giá tăng
và doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét đến việc tăng giá sản phẩm.
Cuối cùng hãy xem xét vấn đề một cách thực tế nhất có thể. Giả sử
bắt đầu năm học mới, sinh viên A dự định mua 4 chiếc áo đồng phục với
giá mỗi chiếc áo ban đầu là P1 = 60.000 VND. Tuy nhiên vì lý do thay
đổi đồng phục, nhà trường quyết định tăng giá đồng phục lên P2 = 80.000
VND và do đó sinh viên A chỉ mua 3 chiếc áo. Như vậy trong trường hợp
3.5. Bài tập chương 3 79

này ∆Qd = −1 và ∆P = 20.000 VND. Do đó


∆Qd /Qd −1/4
e = (−1) =− = 0, 75.
∆P/P 2/6

Như vậy trong tình huống này, rõ ràng việc tăng giá đồng phục không ảnh
hưởng quá nhiều đến nhu cầu về đồng phục của sinh viên.

3.5 Bài tập chương 3


1. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm. Biết hàm cầu
P = 120 − 3Qd . Hãy tìm doanh thu biên M R và mức sản lượng Qs
sao cho doanh thu đạt được là lớn nhất.
Qd
2. Biết nhu cầu thị trường của sản phẩm được cho bởi P = 40 − .
2
Hãy tìm doanh thu biên M R khi sản lượng doanh nghiệp sản xuất
được là Qs = 15 và cho biết ý nghĩa.

3. Tìm mức sản lượng của doanh√nghiệp sao cho M R = 0 biết hàm cầu
của sản phầm là P = 720 − 4 Qd . Mức sản lượng vừa tìm được có
ý nghĩa gì?

4. Qua khảo sát doanh nghiệp biết được rằng nhu cầu thị trường của
Qd
sản phẩm là P = 400 − . Vậy doanh nghiệp nên ấn định mức giá
2
ra sao để doanh thu đạt được là cao nhất.

5. Một doanh nghiệp có doanh thu và chi phí được xác định bởi

T R = 300Qs − 2Q2s , T C = 12Q3s − 44Q2s + 60Qs + 30.

Hãy tìm mức sản tượng để tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

6. Cho biết hàm tổng chi phí để sản xuất một loại sản phẩm là T C =
500
Q2s + 2000Qs + .
Qs
3.5. Bài tập chương 3 80

a. Tìm mức sản lượng để chi phí sản xuất là thấp nhất.
b. Với sản lượng tìm được ở câu trên hãy tìm chi phí biên, và nêu
nhận xét về chi phí biên vừa tìm được.

7. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm. Biết hàm cầu
P = 190 − 0, 6Qd và hàm tổng chi phí là T C = 0, 4Q2s + 30Qs + 40.
Hãy xác định mức sản lượng Qs để xí nghiệp đạt lợi nhuận, doanh
thu nhiều nhất. Tìm mức sản lượng nếu lợi nhuận đạt được của
doanh nghiệp là £4.760.

8. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm. Biết hàm cầu
Qd = 300 − P và hàm tổng chi phí là T C = Q3s − 19Q2s + 333Qs + 10.
Hãy xác định mức sản lượng Qs để xí nghiệp đạt

a. Doanh thu nhiều nhất.


b. Chi phí thấp nhất.
c. Lợi nhuận nhiều nhất.

9. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm. Biết hàm cầu
Qd = 2640 − P và hàm tổng chi phí T C = Q2s + 1000QS + 100. Hãy
xác định mức thuế t trên một đơn vị sản phẩm để đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế.

10. Cho doanh nghiệp độc quyền sản xuất và kinh doanh một loại hàng.
P
Biết hàm cầu của loại hàng đó trên thị trường là Qd = 656 − .
2
3 2
Hàm chi phí T C = Qs − 77Qs + 1000Qs + 100. Tìm mức sản lượng
doanh nghiệp cần sản xuất để lợi nhuận đạt cực đại.

11. Cho biết hàm cầu về một loại hàng hóa của doanh nghiệp độc quyền
sản xuất và kinh doanh loại hàng đó là Qd = 600 − P . Hàm chi phí
sản xuất của doanh nghiệp là T C = Q3s − 20Q2s + 324Qs + 10. Tìm
mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để có được lợi nhuận tối
đa.
3.5. Bài tập chương 3 81

12. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A vơi nhu cầu thị trường
khảo sát được là P = 600 − 2Qd , hàm chi phí tương ứng là T C =
0, 2Q2s + 28Qs + 200.

a. Tìm mức sản lượng Qs để doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
b. Nếu mức thế t phải nộp cho một đơn vị sản lượng Qs là £22 thì
giá bán phải là bao nhiêu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa?
Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?

13. Một doanh nghiệp sản xuất có hàm cầu cho sản phẩm A là Qd =
130 − 10P .

a. Khi giá bán P = 9$ thì doanh thu là bao nhiêu?Tính độ co giãn


của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.
b. Doanh nghiệp đang bán sản phẩm A với giá P = 8, 5$. Lúc này
doanh nghiệp có nên giảm giá để tăng doanh thu không? Tại sao?
c. Nếu cho sản lượng Qs = 80, thì giá sản phẩm A tại điểm cân bằng
thị trường là bao nhiêu? Khi đó tính độ co giãn của cầu theo giá
và cho nhận xét.

14. Tìm hệ số co dãn điểm về nhu cầu của một sản phẩm có giá P = 20
3Qd
và hàm cầu tương ứng là P = 45 − , nêu ý nghĩa hệ số.
2

15. Biết sản phẩm hàm cầu là Qd = 1200 − 2P , và sản lượng đang sản
xuất là Qs = 20. Tìm hệ số co dãn điểm về nhu cầu của sản phẩm
và nêu ý nghĩa hệ số.
Chương 4

TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

4.1 Tích phân bất định


Định nghĩa 4.1.1. Hàm số F (x) được gọi là một nguyên hàm của f (x)
trên khoảng (a, b) nếu F 0 (x) = f (x), với mọi x ∈ (a, b).

Như đã biết ở chương 3, nếu F 0 (x) = f (x) thì (F (x) + C)0 = f (x), với
C là hằng số bất kỳ. Do đó, dễ thấy rằng một hàm số f (x) có thể có vô
số nguyên hàm tương ứng.

Định nghĩa 4.1.2. Tập hợp tất cả nguyên hàm của hàm f (x) được gọi
R
là tích phân bất định của f (x) và ký hiệu là f (x)dx. Khi đó f (x) được
gọi là hàm dưới dấu tích phân.

Định lý 4.1.3. (Các tính chất của tích phân bất định)
Cho f (x) và g(x) là hai hàm số bất kỳ, ta có các điều sau:
 R 0
1. f (x)dx = f (x).
R R
2. kf (x)dx = k f (x)dx, k 6= 0.
R R R
3. (f (x) + g(x))dx = f (x)dx + g(x)dx.

82
4.1. Tích phân bất định 83

Dễ thấy rằng tương tự việc tính toán vi phân, xác định nguyên hàm
của một hàm số bất kỳ là một công việc khó và đòi hỏi một số kỹ năng
nhất định. Ta hãy bắt đầu bằng việc ghi nhớ các nguyên hàm của các hàm
số cơ bản thường gặp.
Chú ý 4.1.4. Bảng các nguyên hàm cơ bản
xn+1
R
n
1. x dx = + C, (n 6= −1).
n+1
R 1
2. dx = ln |x| + C.
x
ax
R
x
3. a dx = + C, (a > 0, a 6= 1).
ln a
R
4. ex dx = ex + C.
R
5. sin xdx = − cos x + C.
R
6. cos xdx = sin x + C.
R dx
7. = tan x + C.
cos2 x
R dx
8. = − cot x + C.
sin2 x
R dx x
9. = ln | tan | + C.
sin x 2
R dx x π 
10. = ln | tan + | + C.
cos x 2 4
R dx 1 x
11. = arctan + C.
a2 + x 2 a a
R dx x
12. √ = arcsin + C.
a2 − x2 a
4.2. Tích phân xác định 84
R dx
Ví dụ 4.1.5. Tính tích phân ?
x2 − x4
Ta thấy rằng
R dx
R dx
=
x2 − x4 x2 (1 − x2 )
R R
dx dx
= +
x2 1 − x 2
1 1 1 + x
= − + ln + C.
x 2 1 − x

4.2 Tích phân xác định


Định nghĩa 4.2.1. Xét hàm số f (x) liên tục trên đoạn [a, b]. Chia đoạn
[a, b] thành các đoạn nhỏ bởi các điểm x0 , x1 , ..., xn như sau:

a = x0 < x1 < x2 < x3 < ... < xn−1 < xn = b.

Trên mỗi đoạn nhỏ [xi−1 , xi ] lấy một điểm i tùy ý và đặt

∆xi = xi − xi−1 , i = 1, n.

Tiếp theo, ta xét tổng


n
X
In = f (1 )(x1 −x0 )+f (2 )(x2 −x1 )+...+f (n )(xn −xn−1 ) = f (i )(xi −xi−1 ).
i=1

Khi đó giới hạn I = lim In nếu tồn tại hưu hạn thì ta nói f (x) khả tích
n→inf
trên [a, b] và I được gọi là tích phân các định của f (x) trên đoạn [a, b], ký
Rb
hiệu f (x)dx.
a

Định lý 4.2.2. (Các tính chất của tích phân xác định)
Cho f (x) và g(x) là hai hàm số khả tích trên đoạn [a, b], ta có các điều
sau:
4.2. Tích phân xác định 85

Ra
1. f (x)dx = 0.
a

Rb Ra
2. f (x)dx = − f (x)dx.
a b

Rb Rb
3. kf (x)dx = k f (x)dx.
a a

Rb Rb Rb
4. [f (x) + g(x)]dx = f (x)dx + g(x)dx.
a a a

5. Với a ≤ c ≤ b bất kỳ, ta có


Zb Zb Zc
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
a c a

Định lý 4.2.3. (Công thức Newton-Leibniz)


Nếu hàm số f (x) liên tục trên [a, b] và F (x) là một nguyên hàm của
f (x) trên [a, b] thì
Zb
f (x)dx = F (x)|ba = F (b) − F (a).
a

Các phương pháp tính tích phân xác định


Phương pháp đổi biến số
Rb
Dạng 1: Xét tích phân f (x)dx với f (x) liên tục trong [a, b].
a
Đặt t = ϕ(x) suy ra dt = ϕ0 (x)dx, trong đó:
4.2. Tích phân xác định 86

1. ϕ(x) có đạo hàm liên tục trên [a, b].

2. f (x)dx = g(ϕ(x))ϕ0 (x)dx = g(t)dt trong đó g(t) là một hàm liên tục
trên đoạn có hai đầu là ϕ(a) và ϕ(b).

Khi đó
Zb Zϕ(b)
f (x)dx = g(t)dt.
a ϕ(a)

R3 √
Ví dụ 4.2.4. Tính I = x 1 + xdx.
0

Đặt t = 1 + x suy ra x = t2 − 1 do đó dx = 2tdt. Đổi cận
x 0 3
t 1 2
3 2
 5 
R2 2 t t
Khi đó I = 2(t − 1)t2 dt = 2 − = 116 .
1 5 3 1 15
Rb
Dạng 2: Xét tích phân f (x)dx với f (x) liên tục trong [a, b].
a
Đặt x = ϕ(t) thỏa:

1. ϕ(t) có đạo hàm liên tục trong [α, β].

2. a = ϕ(α), b = ϕ(β).

3. Khi t biến thiên trong [α, β] thì x biến thiên trong [a, b]

Khi đó
Zb Zβ
f (x)dx = f [ϕ(t)]ϕ0 (t)dt.
a α
4.2. Tích phân xác định 87

R2 √
Ví dụ 4.2.5. Tính I = 4 − x2 dx.
0
−π π √
Đặt x = 2 sin t( ≤ t ≤ ) suy ra dx = 2 cos t và 4 − x2 = 2 cos t.
2 2
Đỏi cận
x 0 2

π
t 0
2
π π
2
R R2  π
1 + cos 2t sin 2t 2
Khi đó I = 4 cos2 tdt = 4 dt = 2 t + = π.
0 0
2 2 0

Phương pháp từng phần


Giả sử u(x), v(x) là hai hàm khả vi trên [a, b] và các đạo hàm u0 (x), v 0 (x)
liên tục trên [a, b]. Ta có

Zb Zb
udv = (uv)|ba − vdu.
a a

R2π
Ví dụ 4.2.6. Tính x cos xdx.
 0 
u=x du = dx
Đặt suy ra .
dv = cos xdx v = sin x + C
Khi đó
Z2π
I = x sin x|2π
0 − sin xdx = cos x|2π
0 = 0.
0
4.3. Ứng dụng kinh tế của tích phân 88

4.3 Ứng dụng kinh tế của tích phân


Trong thực tế, về cơ bản có thể xem tích phân như phép tính ngược lại
của phép tính vi phân. Hơn nữa, ta có thể nhìn thấy tích phân được ứng
dụng rộng rãi trong xã hội nói chung và nhiều ngành khoa học nói riêng.
Tuy nhiên, trong giới hạn hạn hẹp của giáo trình, ta chỉ xem xét ứng dụng
của tích phân dựa trên những khái niệm ứng dụng đã trình bày ở Chương
3. Như đã biết ở chương trước:
dT C TR
= M C, = M R.
dQs dQs

Do vậy, về cơ bản tích phân các hàm cận biên nói chung có thể cho ta
biết được các hàm tổng tương ứng. Ta hãy xem xét ví dụ sau:

Ví dụ 4.3.1. Tìm hàm tổng chi phí T C biết hàm chi phí biên

M C = 25 − 12Qs + 2, 4Q2s .
R
Dễ thấy rằng M CdQs = T C = 25Qs − 6Q2s + 0, 8Q3s + C.

Nhận xét thấy rằng trong ví dụ trên ta chưa hoàn toàn tìm được hàm
T C. Kết quả của việc tích phân hàm chi phí biên M C chia hàm tổng chi
phí T C thành hai phần, phần phụ thuộc sản lượng TVC(total variable
cost) và phần không phụ thuộc sản lượng TFC(total fixed cost). Dễ dàng
nhận thấy rằng T V C = 25Qs −6Q2s +0, 8Q3s biểu hiện sự thay đổi của tổng
chi phí khi sản lượng Qs thay đổi. Mặt khác T F C là hằng số không đổi
và biểu hiện chi phí cố định khi chưa sản xuất(Qs = 0) của doanh nghiệp.
Do vậy, trong thực nghiệm, để hoàn toàn xác định được tổng chi phí từ
chi phí biên ta cần biết thêm chi phí cố định của doanh nghiệp đang xét.

Ví dụ 4.3.2. Một doanh nghiệp có doanh thu biên sau khi khảo sát được
cho bởi hàm số M R = 360 − 2, 5Qs , hãy tìm hàm tổng doanh thu T R của
doanh nghiệp trên.
4.3. Ứng dụng kinh tế của tích phân 89

Dễ thấy rằng
Z
TR = M RdQs = 360Qs − 1, 25Q2s + C.

Mặt khác, chú ý rằng, không giống chi phí, khi doanh nghiệp không
sản xuất (Qs = 0) thì tổng doanh thu bằng không do đó C = 0 trong mọi
trường hợp. Như vậy khác với chi phí, để tìm hàm doanh thu T R từ hàm
doanh thu biên M R ta không cần biết thêm thông tin gì khác.

Ví dụ 4.3.3. Hãy tìm tổng doanh thu của doanh nghiệp biết giá của sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất là P = £715 và doanh thu biên được cho
bởi M R = 960 − 0, 15Q2s .
Như đã biết
Z
T R = M RdQs = 960Qs − 0, 05Q3s .

TR
Mặt khác T R = P Qs do đó P = = 960 − 0, 05Q2s = 715 suy ra
Qs
Qs = 70. Khi đó T R = P Qs = 715(70) = £50.050.

Ví dụ 4.3.4. Một doanh nghiệp có hàm doanh thu biên và chi phí biên
được cho bởi:

M R = 540 − 0, 6Q2s , M C = 180 + 0, 3Q2s .

Biết T F C = £65, hãy tìm mức sản lượng để lợi nhuận doanh nghiệp thu
được là nhiều nhất.
Như đã biết ở trên
R
TR = M RdQs = 540Qs − 0, 2Q3s .
R
TC = M CdQs = 180Qs + 0, 1Q3s + T F C = 180Qs + 0, 1Q3s + 65.

Do đó lợi nhuận π = T R − T C = 360Qs − 0, 3Q3s − 65. Suy ra


4.3. Ứng dụng kinh tế của tích phân 90

π 0 (Qs ) = 360 − 0, 9Q2s và π 00 (Qs ) = −1, 8Qs .


Cho π 0 (Qs ) = 0 ta tìm được Qs = 20 > 0 đồng thời π 00 (20) = −36 < 0 do
đó để lợi nhuận đạt được là lơn nhất thì sản lượng cần tìm là Qs = 20 và
lợi nhuận thu được là π = £4.735.
Nhận xét 4.3.5. Nhận xét thấy rằng trong phần trên của bài học này,
ta chủ yếu xem xét tác dụng của tích phân trong kinh tế thông qua tích
phân bất định. Bây giờ ta cùng xem xét vai trò của tích phân xác định
trong các ứng dụng kinh tế vừa xét. Qua ví dụ trên dễ dàng nhận thấy
rằng:
Rb
M RdQs = T R(b) − T R(a).
a
Rb
M CdQs = T V C(b) + T F C(b) − T V C(a) − T F C(a) = T C(b) − T C(a).
a

Rb Rb
Như vậy rõ ràng M RdQs , M CdQs thể hiện sự chênh lệch về doanh
a a
thu cũng như chi phí giữa hai mức sản lượng a < b của cùng một doanh
nghiệp. Hơn nữa, xét trường hợp a = 0, khi đó:
Rb
M RdQs = T R(b).
0
b
R
M CdQs = T V C(b) + T F C(b) − T V C(0) − T F C(0) = T V C(b).
0

Cuối cùng trong phần này ta xem xét khái niệm sau sau:
Giả sử doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm với sản lượng sản xuất
được là Q1 , đồng thời sản phẩm có giá là P không đổi và do thị trường
quyết định. Khi đó rõ ràng người tiêu dùng đã chi trả khoảng tiền P.Q1
để sử dụng sản phẩm trên. Tuy nhiên, theo khảo sát, trên thực tế mức giá
4.3. Ứng dụng kinh tế của tích phân 91

mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm trên phụ thuộc vào nhu
cầu của sản phẩm và tuân theo hàm số P = f (Qd ) được minh họa trong
hình 4.1.

Hình 4.1. Thặng dư tiêu dùng CS

Trong hình 4.1, ta xem xét hàm cầu P = f (Qd ) được biểu diễn bằng
đường demand và khoảng tiền người tiêu dùng thật sự trả được minh họa
bởi phần đường đứt OACQ1 . Khi đó để đo lường mức độ hài lòng của
người tiêu dùng với giá của sản phẩm, ta sử dụng khái niệm thặng dư tiêu
dùng CS(consumer surplus) được định nghĩa là chênh lệch giữa số tiền
của một người tiêu dùng thực tế phải trả để có hàng hoá hay dịch vụ và
số tiền mà họ sẵn lòng trả. Hay nói rõ ràng hơn trong trường hợp ta đang
xét thì CS chính là phần tam giác ABC trong hình 4.1. Dễ nhận thấy
rằng CS = SABC = SOBCQ1 − SOACQ1 . Tổng quát

ZQ1
CS = f (Qd )dQd − P.Q1 .
0
4.3. Ứng dụng kinh tế của tích phân 92

Dễ thấy rằng, ta có thể kết luận người tiêu dùng hài lòng với giá sản phẩm
khi CS > 0 và kết luận ngược lại khi CS < 0. Hơn nữa, ta hoàn toàn có
thể xem xét tăng giá sản phẩm khi CS > 0.

Ví dụ 4.3.6. Doanh nghiệp sản suất một sản phẩm với nhu cầu thị trường
khảo sát được là P = 1800 − 0, 6Q2d và doanh thu biên tương ứng là M R =
1800 − 1, 8Q2d .
1) Hãy tìm T R khi Qs = 10.
2) Hãy tìm mức chênh lệch về doanh thu khi tăng sản lượng từ 10 lên
20 đơn vị.
3) Hãy tìm thặng dư tiêu dùng khi sản lượng Qs = 10.
Bây giờ ta xem xét từng vấn đề:

1. Ta có
Z10 Z10
T R(10) = M RdQs = (1800 − 1, 8Q2d )dQs = £17.400.
0 0

2. Mức chênh lệch về doanh thu khi tăng sản lượng từ 10 lên 20 đơn vị

Z20 Z20
T R(20) − T R(10) = M RdQs = (1800 − 1, 8Q2d )dQs = £13.800.
10 10

3. Ta có
Z10 Z10
f (Qd )dQd = (1800 − 0, 6Q2d )dQd = £17.800.
0 0


P.Qs = 1800.Qs − 0, 6Q3s = £17.400.
Do đó CS = 17.800 − 17.400 = £400.
4.4. Bài tập chương 4 93

4.4 Bài tập chương 4


1. Tính các tích phân bất định sau:
R xdx
a.
x4 − 1
x2 dx
R
b.
(x3 + 2)3
R dx
c. √
(x + 1) x
ex dx
R
d.
e2 x + 1
2x dx
R
e. √
1 − 4x
x2 − 1
R
f. dx
(x4 + 1)
R
g. x2 arctan xdx
R
h. sin(ln x)dx
R x arctan x
i. dx
(1 + x2 )2
R r
x
j. arcsin dx
x+1
2. Tính các tích phân xác định sau:
R28 √
a. x 3 1 − xdx
−7
π
2
R
b. sin3 x cos 2xdx
0
4.4. Bài tập chương 4 94

R63 x
c. √ dx
3
1+x
R4 √
d. 3x x2 − 7dx

2 2
R3 √
e. 2x2 9 − x2 dx
0
R1 xdx
f. √
−1
5 − 4x

3. Qua khảo sát


√ doanh nghiệp biết rằng hàm cầu của sản phẩm
√ là
P = 600−6 Qd và doanh thu biên tương ứng là M R = 600−9 Qs .
Hãy cho biết
a. Tổng doanh thu T R khi sản lượng Qs = 2.500.
b. Mức chênh lệch của tổng doanh thu khi sản lượng Qs tăng từ
2.025 lên 2.500.
c. Thặng dư tiêu dùng khi Qs = 2.500 và P = £300.
d. Mức chênh lệch của thặng dư tiêu dùng khi giá sản phẩm giảm
từ £330 xuống £300 và sản lượng Qs tăng từ 2.025 lên 2.500.
4. Biết chi phí biên của doanh nghiệp là M C = 40 − 18Qs + 4, 5Q2s .
Tìm mức tăng của chi phí khi sản lượng doanh nghiệp tăng từ 30
lên 40 đơn vị.
5. Giả sử hàm doanh thu biên theo sản lượng của doanh nghiệp là
M R = 10000 − Q2s . Tìm hàm cầu của loại sản phẩm này.
6. Cho hàm lợi nhuận biên M π = −5Qs + 500. Biết rằng nếu doanh
nghiệp chỉ bán được 50 sản phẩm thì sẽ bị lỗ 13.500 (đvtt). Hãy tìm
hàm lợi nhuận π.
Chương 5

HÀM NHIỀU BIẾN

5.1 Giới hạn và liên tục


Định nghĩa 5.1.1. Nếu ứng với mỗi cặp giá trị của hai biến số x và y, ta
có một qui tắc xác định một giá trị của z, thì z được gọi là hàm số theo
hai biến (độc lập) x và y. Kí hiệu: z = f (x, y).
x+y
Ví dụ 5.1.2. Cho z = f (x, y) = x2 + . Tính f (0, 0); f (0, 1); f (1, 0).
2
Ta có
0+0
f (0, 0) = 02 + =0
2
0+1 1
f (0, 1) = 02 + =
2 2
1+0 3
f (1, 0) = 12 + =
2 2
Định nghĩa 5.1.3. Cho hàm hai biến số z = f (x, y). Tập hợp các cặp
số (x, y) sao cho f (x, y) có nghĩa được gọi là miền xác định của hàm số
z = f (x, y).
1
Ví dụ 5.1.4. Tìm miền xác định của hàm số z = p .
4 − x2 − y 2
1
Hàm số z = p xác định khi 4−x2 −y 2 > 0 tức là x2 +y 2 < 4.
2
4−x −y 2

Vậy miền xác định tương ứng là: D = {(x, y) ∈ R2 |x2 + y 2 < 4}

95
5.1. Giới hạn và liên tục 96

Định nghĩa 5.1.5. Cho hàm hai biến z = f (x, y) xác định trên một hình
tròn chứa (x0 , y0 )(có thể loại trừ (x0 , y0 )). Ta nói f (x, y) dần đến A ∈ R
khi (x, y) dần đến (x0 , y0 ) hay f (x, y) có giới hạn là A tại (x0 , y0 ) nếu với
mọi  > 0 cho trước, tồn tại δ > 0 sao cho
p
0 < (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ ⇒ |f (x, y) − A| < 
Ta viết lim f (x, y) = A hay lim f (x, y) = A.
(x,y)→(x0 ,y0 ) x→x0 ,y→y0

Tương tự như đối với các hàm một biến ta có thể định nghĩa các giới
hạn sau:
lim f (x, y) = +∞.
(x,y)→(x0 ,y0 )

lim f (x, y) = A.
(x,y)→(+∞,+∞)

lim f (x, y) = +∞.


(x,y)→(+∞,+∞)

Ví dụ 5.1.6. Ta có một số ví dụ về giới hạn đơn giản như sau:


1. lim (x2 − 2xy) = −1.
(x,y)→(1,1)

2xy − y
2. lim = −1.
(x,y)→(0,1) x2 + y 2

1
3. lim = 1.
(x,y)→(1,0) x2 + y 2

2
4. lim = ∞.
(x,y)→(0,0) x2 + y 2

Định nghĩa 5.1.7. Xét hàm hai biến z = f (x, y) xác định trong một
miền D và M0 (x0 , y0 ) ∈ D. Ta nói z = f (x, y) liên tục tại M0 nếu f xác
định tại M0 và tồn tại giới hạn:
lim f (x, y) = f (x0 , y0 )
(x,y)→(x0 ,y0 )

Hàm z = f (x, y) được gọi là liên tục trong miền D nếu nó liên tục tại mọi
điểm thuộc miền D.
5.2. Đạo hàm riêng 97

5.2 Đạo hàm riêng


Cho hàm hai biến z = f (x, y). Ta giữ y không đổi (xem y như một hằng
số), xem z như là một hàm số theo biến x. Khi đó, đạo hàm của hàm z
theo biến x được gọi là đạo hàm riêng của hàm số z = f (x, y) theo biến x
và được kí hiệu bởi:
∂z ∂f
hay hoặc zx , fx
∂x ∂x
Nghĩa là:
f (x + ∆x, y)
zx (x, y) = lim
∆x→0 ∆x
Tương tự, ta có định nghĩa của đạo hàm riêng của hàm số z = f (x, y)
theo biến y với các kí hiệu:
∂z ∂f
hay hoặc zy , fy .
∂y ∂y
y
Ví dụ 5.2.1. Cho z = ln(tan ). Tính zx , zy .
x
Xem y như một hằng số, ta có:
1 y 0 1 2y y 0 y 2y
zx = y (tan x )x = y (1 + tan x )( x )x = − 2 y (1 + tan x )
tan tan x tan
x x x
Xem x như một hằng số, ta có:
1 y 0 1 2y y 0 1 2y
zx = y (tan x )y = y (1 + tan x )( x )y = − y (1 + tan x ).
tan tan xtan
x x x

5.3 Vi phân toàn phần


Cho hàm số z = f (x, y). Khi cho đồng thời x số gia ∆x và y số gia ∆y,
thì hàm số z = f (x, y) có số gia tương ứng là:

∆z = ∆f = f (x + ∆x, y + ∆y) − f (x, y)


5.3. Vi phân toàn phần 98

Số gia này được gọi là số gia toàn phần của hàm z = f (x, y) tại (x, y).
Chú ý rằng, nếu hàm số z = f (x, y) có các đạo hàm riêng fx và fy thì số
gia ∆f luôn luôn được viết dưới dạng:

∆f = fx .∆x + fy .∆y + A.∆x + B.∆y.

trong đó A → 0 và B → 0 khi ∆x → 0 và ∆y → 0.

Định nghĩa 5.3.1. Cho hàm số z = f (x, y). Vi phân toàn phần của z là
biểu thức định bởi:
dz = df = fx .dx + fy .dy.
y
Ví dụ 5.3.2. Với z = arctan ta có:
x
1 y 0 y x2 y
fx = y .( )x = − . = −
1 + ( )2 x x2 x2 + y 2 x2 + y 2
x
1 y 0 1 x2 x
fy = y 2 .( x )y = x . x2 + y 2 = x2 + y 2
1+( )
x
y x
Vậy df = − 2 2
dx + 2 dy.
x +y x + y2

Ứng dụng tính gần đúng


Do ∆f = fx .∆x + fy .∆y + A.∆x + B.∆y nên khi ∆x và ∆y khá bé ta có:

∆f ≈ fx .∆x + fy .∆y

hay
f (x + ∆x, y + ∆y) ≈ f (x, y) + fx .∆x + fy .∆y.
Đây chính là công thức tính gần đúng f (x + ∆x, y + ∆y) thông qua f (x, y)
và fx , fy (khi ∆x, ∆y bé).
5.4. Đạo hàm của hàm hợp 99
p
Ví dụ 5.3.3. Tính gầnpđúng A = 1, 023 + 1, 973 .
Xét hàm số z = x3 + y 3 = f (x, y). Ta sẽ tính gần đúng A =
f (1, 02; 1, 97) thông qua f (1, 2) như sau:
√ 1, 97) = f (1; 2) + fx (1; 2)(1, 02 − 1) + fy (1; 2)(1, 97 − 2)
A = f (1, 02;
f (1; 2) = 13 + 23 = 3
3x2 1
fx = p ⇒ fx (1; 2) =
2 x3 + y 3 2
2
3y
fy = p ⇒ fy (1; 2) = 2
2 x3 + y 3
1
Vậy A = f (1, 02; 1, 97) ≈ 3 + 0, 02 − 2.0, 03 = 2, 95.
2

5.4 Đạo hàm của hàm hợp


Trường hợp một biến độc lập
Nếu z = f (x, y) là hàm số kép của một biến độc lập, chẳng hạn z = f (x, y)
trong đó x = x(t), y = y(t) thì đạo hàm của z đối với t được gọi là đạo
hàm toàn phần và được tính theo công thức
dz ∂z dx ∂z dy
= . + .
dt ∂x dt ∂y dt
Đặc biệt, nếu x trùng với t thì:
dz ∂z ∂z dy
= + .
dt ∂x ∂y dx
dz
Ví dụ 5.4.1. Tính nếu z = e2x+3y , trong đó x = cost, y = sint.
dt
Ta thấy rằng
dz ∂z dx ∂z dy
= . + .
dt ∂x dt ∂y dt
= 2e2x+3y (−sint) + 3e2x+3y cost
= e2x+3y (3cost − 2sint)
5.4. Đạo hàm của hàm hợp 100

dz
Ví dụ 5.4.2. Tính nếu z = xey , trong đó y = cosx. Tương tự như ví
dt
du trên, ta có:
dz ∂z ∂z ∂y
= + .
dx ∂x ∂y ∂x
= ey + xey (−sinx)
= ey (1 − xsinx)

Trường hợp nhiều biến độc lập


Nếu z = f (x, y) là hàm số kép của nhiều biến độc lập, chẳng hạn z =
f (x, y), trong đó x = x(u, v) và y = y(u, v) thì các đạo hàm riêng của theo
u và v được cho bởi các công thức sau:
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y
= . + .
∂u ∂x ∂u ∂y ∂u
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y
= . + .
∂v ∂x ∂v ∂y ∂v
∂z ∂z u
Ví dụ 5.4.3. Tìm và nếu z = f (x, y) trong đó x = uv và y =
∂u ∂v v
Ta có
∂x ∂y 1 ∂x ∂y u
= v, = , = u, = − 2.
∂u ∂u v ∂v ∂v v
Do đó
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y ∂z 1 ∂z
= . + . = v. + .
∂u ∂x ∂u ∂y ∂u ∂x v ∂y
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y ∂z u ∂z
= . + . = u. − 2.
∂v ∂x ∂v ∂y ∂v ∂x v ∂y
Chú ý 5.4.4. Cần lưu ý các kí hiệu của các đạo hàm riêng thường dùng:

1. Nếu z = f (x) là hàm một biến theo x thì đạo hàm của f được kí
dz df
hiệu là z 0 hay f 0 hay hay .
dx dx
5.5. Đạo hàm và vi phân cấp cao 101

2. Nếu z = f (x, y) là hàm theo hai biến x, y thì các đạo hàm riêng của
∂z ∂z ∂f ∂f
f được kí hiệu là zx , zy , fx , fy hay , , , .
∂x ∂y ∂x ∂y
3. Nếu z = f (x, y) và y = ϕ(x) thì nếu xem z như hàm theo hai biến
∂z ∂f
x, y ta có đạo hàm riêng , , còn nếu xem z = f (x, ϕ(x)) như là
∂x ∂x
hàm theo một biến x thì ta có đạo hàm toàn phần của z theo biến
dz ∂z ∂z ∂ϕ
x là: = + . .
dx ∂x ∂y ∂x

5.5 Đạo hàm và vi phân cấp cao


Định nghĩa 5.5.1. Cho hàm z = f (x, y). Tính đạo hàm riêng theo x và
y ta được zx và zy gọi là các đạo hàm riêng cấp 1 của z. Do zx và zy cũng
là các hàm hai biến nên ta có thể tiếp tục tính đạo hàm riêng của chúng
theo x và y, ta gọi là các đạo hàm riêng cấp 2 của z. Kí hiệu: zxx , zxy , zyy ,
zyx hay fxx , fxy , fyy , fyx .

Chú ý 5.5.2. Nếu các đạo hàm riêng cấp hai liên tục thì fxy = fyx .

Định nghĩa 5.5.3. Cho hàm z = f (x, y). Vi phân cấp 2 của hàm z =
f (x, y) được cho bởi công thức:

d2 z = d2 f = fxx dx2 + 2fxy dxdy + fyy dy 2

Ví dụ 5.5.4. Cho z = x4 + y 4 − 4x2 y 2 . Tính d2 z.


Ta có:

zx = 4x3 − 8xy 2 , zxx = 12x2 − 8y 2 , zxy = −16xy

zy = 4y 3 − 8x2 y, zyy = 12y 2 − 8x2 , zyx = −16xy


Vậy: d2 z = (12x2 − 8y 2 )dx2 − 32xydxdy + (12y 2 − 8x2 )dy 2 .
5.6. Cực trị hàm nhiều biến 102

5.6 Cực trị hàm nhiều biến


Định nghĩa 5.6.1. Xét hàm số z = f (x, y) xác định tại (x0 , y0 ). Ta nói:

1. f (x, y) đạt cực đại tại (x0 , y0 ) nếu đối với mọi điểm (x, y) khá gần
(x0 , y0 ) ta có: f (x, y) < f (x0 , y0 ).

2. f (x, y) đạt cực tiểu tại (x0 , y0 ) nếu đối với mọi điểm (x, y) khá gần
(x0 , y0 ) ta có: f (x, y) > f (x0 , y0 ).

3. f (x, y) đạt cực trị tại (x0 , y0 ) nếu f (x, y) đạt cực đại hay cực tiểu
tại (x0 , y0 ).

Cách tìm cực trị của hàm z = f (x, y)


Bước 1: Tính các đạo hàm riêng.
Bước 2: Giải hệ phương trình sau để tìm các điểm dừng:

fx (x, y) = 0
fy (x, y) = 0

(điểm dừng là những điểm (x, y) thỏa hệ phương trình trên).


Bước 3: Ứng với mỗi điểm dừng (x0 , y0 ), đặt:

A = fxx (x0 , y0 ), B = fxy (x0 , y0 ), C = fyy (x0 , y0 )

∆ = B 2 − AC
Bước 4: Xét dấu của ∆ và của A để kết luận:

• ∆ > 0 : Hàm số không đạt cực trị tại (x0 , y0 ).

• ∆ < 0, A > 0 : Hàm số đạt cực tiểu tại (x0 , y0 ).

• ∆ < 0, A < 0 : Hàm số đạt cực đại tại (x0 , y0 ).

• ∆ = 0 : chưa kết luận được tại (x0 , y0 ).


5.7. Cực trị có điều kiện 103

Ví dụ 5.6.2. Tìm cực trị hàm số: f (x, y) = x3 + y 3 − 6xy.


Bước 1: Ta có

fx = 3x2 − 6y, fxx = 6x, fxy = −6, fy = 3y 2 − 6x, fyy = 6y.

Bước 2: Tìm điểm dừng:

3x2 − 6y = 0


3y 2 − 6x = 0

Giải hệ này ta được 2 điểm dừng là M1 (0, 0) và M2 (2, 2).


Bước 3 và 4

• Tại M1 (0, 0):

A = fxx (0, 0) = 0; B = fxy (0, 0) = −6; C = fyy (0, 0) = 0.

∆ = B 2 − AC = 36 > 0.
Hàm số không đạt cực trị tại M1 (0, 0).

• Tại M2 (2, 2)

A = fxx (2, 2) = 12; B = fxy (2, 2) = −6; C = fyy (2, 2) = 12.

∆ = B 2 − AC = −108 < 0; A = 12 > 0.


Hàm số đạt cực tiểu tại M2 (2, 2); fCT = f (2, 2) = −8.

5.7 Cực trị có điều kiện


Xét hàm số z = f (x, y) với điều kiện ràng buộc ϕ(x, y) = 0. Cực trị (cực
đại hoặc cực tiểu) có điều kiện của z là cực trị của hàm này với điều kiện
là các biến x, y phải thỏa ràng buộc cho bởi phương trình ϕ(x) = 0.
5.7. Cực trị có điều kiện 104

Cách tìm cực trị có điều kiện - phương pháp nhân tử


Lagrange.
• Bước 1: Lập hàm Lagrange:

L(x, y) = f (x, y) + λϕ(x, y)

λ được gọi là nhân tử Lagrange được ta thêm vào và λ ∈ R

• Bước 2: Giải hệ sau tìm điểm dừng:



 Lx = 0
Ly = 0
ϕ(x, y) = 0

• Bước 3: Tính vi phân cấp 2 của L tại điểm dừng (x0 , y0 )

d2 L = Lxx dx2 + 2Lxy dxdy + Lyy dy 2

trong đó dx, dy thỏa ràng buộc:



ϕx dx + ϕy dy = 0
dx2 + dy 2 6= 0

Nếu d2 L > 0 thì zmin = f (x0 , y0 )


Nếu d2 L < 0 thì zmax = f (x0 , y0 )
Nếu d2 L không xác định được âm hay dương theo dx, dy thì hàm
không đạt cực trị tại (x0 , y0 ).

Ví dụ 5.7.1. Tìm cực trị của hàm z = f (x, y) = x2 + y 2 với điều kiện
x + y = 4.

• Bước 1: Lập hàm Lagrange:

L(x, y) = x2 + y 2 + λ(x + y − 4).


5.8. Giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất 105

• Bước 2: Giải hệ sau tìm điểm dừng:


  
 Lx = 0  2x + λ = 0 x = 2
Ly = 0 ⇔ 2y + λ = 0 ⇔ y = 2
ϕ(x, y) = 0 x+y = 4 λ = −4
  

Ta được một điểm dừng duy nhất M (2, 2) ứng với λ = −4.

• Bước 3:
Ta có: Lxx = 2, Lxy = 0, Lyy = 2.
Vậy d2 L = 2dx2 + 2dy 2 = 2(dx2 + dy 2 ) > 0 tại M (2, 2) nên hàm số
đạt cực tiểu tại M (2, 2) với zmin = 8.

Chú ý 5.7.2. Trong trường hợp từ hệ thức ϕ(x, y) = 0 ta tính được y


theo x thì ta có thể thay vào z và có thể xem như z là một hàm theo x.
Khi đó có thể tìm cực trị của z như hàm một biến theo x.

5.8 Giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất


Một hàm số liên tục trên miền kín D luôn luôn đạt được giá trị lớn nhất
và bé nhất trên D. Muốn tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất ấy ta
phải so sánh tất cả các giá trị của hàm số tại mọi điểm thuộc D, kể cả các
điểm trên biên.
Thật ra chỉ cần so sánh các giá trị cực đại của hàm số trong miền D
với giá trị lớn nhất của nó ở trên biên là rút ta được giá trị lớn nhất của
hàm số, và chỉ cần so sánh các giá trị cực tiểu của hàm số trong miền D
với giá trị bé nhất của nó trên biên là rút ra được giá trị bé nhất của hàm
số. Nhưng vì cực đại và cực tiểu của hàm số chỉ có thể đạt được tại các
điểm dừng nên ta có qui tắc sau để tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
hàm số z = f (x, y): So sánh các giá trị của hàm số tại các điểm dừng ở
trong miền D với các giá trị lớn nhất, bé nhất của hàm số ở trên biên D
ta sẽ tìm được các giá trị lớn nhất và bé nhất của hàm số trên D.
5.8. Giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất 106

Cách tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên
miền kín D

fx = 0
• Bước 1 Tính fx , fy . Giải hệ để tìm các điểm dừng nằm
fy = 0
trong D.

• Bước 2 Tìm các giá trị lớn nhất và bé nhất của hàm số z = f (x, y)
trên các biên (cực trị có điều kiện).

• Bước 3 So sánh các giá trị của hàm số tại các điểm dừng ở bước 1
và giá trị lớn nhất, bé nhất tìm được ở bước 2 để rút ra giá trị lớn
nhất và bé nhất của hàm số trên miền D.

Ví dụ 5.8.1. Tìm cực trị của hàm z = f (x, y) = x2 + y 2 − xy + x + y


trong miền D giới hạn bởi D = {(x, y)|x + y ≥ −3, x ≤ 0, y ≤ 0}.

• Bước 1 Ta có: fx = 2x − y − 1, fy = 2y − x − 1.
Hệ phương trình tìm điểm dừng:
 
2x − y − 1 = 0 x = −1

2y − x − 1 = 0 y = −1

Vậy ta có một điểm dừng duy nhất M (−1, −1). Tại đó z(−1, −1) =
−1

• Bước 2 Tìm giá trị lớn nhất và bé nhất của z = f (x, y) trên các
biên.

1. OA : x = 0, −3 < y < 0
z = f (x, y) = y 2 + y
1
z 0 = 2y + 1 = 0 ⇔ y = −
2
1 1
Tại x = 0, y = − , z = −
2 4
2. OB : y = 0, −3 < x < 0
z = f (x, y) = x2 + x
5.9. Một số bài toán kinh tế 107

1
z 0 = 2yx + 1 = 0 ⇔ x = −
2
1 1
Tại y = 0, x = − , z = −
2 4
3. AB : x + y = −3, −3 < x < 0
y = −x − 3
z = 3x2 + 9x + 6
3
z 0 = 6x + 9 = 0 ⇔ x = −
2
3 3 3
Tại x = − , y = − , z = −
2 2 4
4. Tại các đỉnh:
– O(0, 0) : z = f (0, 0) = 0
– A(0, −3) : z = f (0, −3) = 6
– O(−3, 0) : z = f (−3, 0) = 6
So sánh các giá trị trên biên và các đỉnh ta được giá trị lớn nhất
3
và bé nhất của hàm z = f (x, y) trên biên lần lượt là 6 và −
4
• Bước 3 So sánh các giá trị ở bước 1 và bước 2 ta suy ra giá trị lớn
nhất của z là 6 tại A(0; −3) và B(−3, 0), giá trị nhỏ nhất của z là
−1 tại M (−1; −1).

5.9 Một số bài toán kinh tế


Trong phần này, để rút ngắn việc trình bày, cũng như làm phần trình bày
rõ ràng hơn, ta sẽ thay đổi ký hiệu sản lượng từ Qs1 ...Qsn thành Q1 ...Qn .

Bài toán lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo
Một xí nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm. Đơn giá của hai loại sản phẩm
trên thị trường lần lượt là P1 , P2 và hàm tổng chi phí là T C = T C(Q1 , Q2 ),
5.9. Một số bài toán kinh tế 108

với Q1 , Q2 là các sản lượng. Hãy định các mức sản lượng Q1 và Q2 để xí
nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất.
Phương pháp giải: Điều kiện về các mức sản lượng là Q1 ≥ 0, Q2 ≥ 0.
Khi đó:

• Doanh thu là T R = P1 Q1 + P2 Q2 .

• Lợi nhuận là π = T R − T C = P1 Q1 + P2 Q2 − C(Q1 , Q2 ).

Để đạt lợi nhuận cao nhất, cần xác định các mức sản lượng Q1 , Q2 dương
sao cho tại đó π đạt cực đại. Lưu ý cần kiểm tra lại các đại lượng khác
như chi phí, lợi nhuận phải dương để phù hợp với thực tế.

Ví dụ 5.9.1. Một xí nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm với các đơn giá
trên thị trường lần lượt là P1 = 56 và P2 = 40. Hàm tổng chi phí là
T C = 2Q21 + 2Q1 Q2 + Q22 . Hãy định các mức sản lượng Q1 , Q2 để xí nghiệp
đạt lợi nhuận cao nhất.
Điều kiện về các mức sản lượng Q1 , Q2 là Q1 ≥ 0; Q2 ≥ 0. Ta có:

• Doanh thu là T R = P1 Q1 + P2 Q2 = 56Q1 + 40Q2 .

• Lợi nhuận là π = T R − T C = (56Q1 + 40Q2 ) − (2Q21 + 2Q1 Q2 +


Q22 ) = 56Q1 + 40Q2 − 2Q21 − 2Q1 Q2 − Q22
Ta cần xác định các sản lượng Q1 , Q2 dương sao cho tại đó π đạt giá
trị cực đại.

• Xét hệ:

56 − 4Q1 − 2Q2 = 0
( (
πQ1 = 0 
Q1 = 8
⇔ ⇔
πQ2 = 0 40 − 2Q1 − 2Q2 = 0 Q2 = 12

Vậy π có một điểm dừng là (Q1 , Q2 ) = (8, 12)

• Ta có:

A = πQ1 Q1 = −4, B = πQ1 Q2 = −2, C = πQ2 Q2 = −2


5.9. Một số bài toán kinh tế 109

∆ = B 2 − AC = −4 < 0
Suy ra π đạt cực đại tại (Q1 , Q2 ) = (8, 12). Khi đó:
- Chi phí là T C = 464
- Lợi nhuận là π = 464

• Kết luận: Để đạt được lợi nhuận cao nhất cần định mức sản lượng
của hai loại sản phẩm lần lượt là Q1 = 8 và Q2 = 12.

Bài toán lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện sản
xuất độc quyền
Một xí nghiệp sản xuất độc quyền hai loại sản phẩm. Biết hàm cầu của
hai loại sản phẩm trên lần lượt là Qd1 = D1 (P1 , P2 ); Qd2 = D2 (P1 , P2 ).
Đơn giá của hai loại sản phẩm trên thị trường lần lượt là P1 , P2 và hàm
tổng chi phí là C = C(Q1 , Q2 ), với Q1 , Q2 là các sản lượng. Hãy định các
mức sản lượng Q1 và Q2 để xí nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất.
Phương pháp giải: Điều kiện về các mức sản lượng là Q1 ≥ 0, Q2 ≥ 0.
Do sản xuất độc quyền, với các mức sản lượng trên, để tiêu thụ hết sản
phẩm, xí nghiệp sẽ bán với các đơn giá P1 , P2 sao cho:
 
Qd1 = Q1 D1 (P1 , P2 ) = Q1

Qd2 = Q2 D2 (P1 , P2 ) = Q2

Giải hệ trên ta được: 


P1 = P1 (Q1 , Q2 )
P2 = P2 (Q1 , Q2 )
Khi đó:

• Doanh thu là T R = P1 (Q1 , Q2 )Q1 + P2 (Q1 , Q2 )Q2 .

• Lợi nhuận là:

π = T R − T C = P1 (Q1 , Q2 )Q1 + P2 (Q1 , Q2 )Q2 − C(Q1 , Q2 ).


5.9. Một số bài toán kinh tế 110

Để lợi nhuận cao nhất, cần xác định các mức sản lượng Q1 , Q2 dương sao
cho tại đó π đạt cực đại. Lưu ý cần kiểm tra lại các đại lượng khác như:
đơn giá, chi phí, lợi nhuận phải dương để phù hợp với thực tế.

Ví dụ 5.9.2. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền hai loại sản phẩm với các
hàm cầu lần lượt là:

1230 − 5P1 + P2
 Qd1 =


14
 1350 + P1 − 3P2
 Qd2 =

14

T C = Q21 + Q1 Q2 + Q22 . Hãy định các mức sản lượng Q1 , Q2 để xí nghiệp


đạt lợi nhuận cao nhất.

Điều kiện về các mức sản lượng Q1 , Q2 là Q1 ≥ 0; Q2 ≥ 0. Do sản xuất


độc quyền, với các sản lượng trên, để tiêu thụ hết sản phẩm, xí nghiệp sẽ
bán với các đơn giá P1 , P2 sao cho:

1230 − 5P1 + P2
= Q1
 
 
Qd1 = Q1 14 P1 = 360 − 3Q1 − Q2

⇔ ⇔
Qd2 = Q2  1350 + P1 − 3P2 P2 = 570 − Q1 − 5Q2

 = Q2
14

Khi đó:

• Doanh thu là T R = −3Q21 − 5Q22 − 2Q1 Q2 + 360Q1 + 570Q2 .

• Lợi nhuận là

π = T R − T C = −4Q21 − 6Q22 − 3Q1 Q2 + 360Q1 + 570Q2 .

Ta cần xác định các sản lượng Q1 , Q2 dương sao cho tại đó π đạt giá
trị cực đại.
5.9. Một số bài toán kinh tế 111

• Xét hệ:
  
πQ1 = 0 −8Q1 − 3Q2 + 360 = 0 Q1 = 30
⇔ ⇔
πQ2 = 0 −3Q1 − 12Q2 + 570 = 0 Q2 = 40

Vậy π có một điểm dừng là (Q1 , Q2 ) = (30, 40).


• Ta có:

A = πQ1 Q1 = −8, B = πQ1 Q2 = −3, C = πQ2 Q2 = −12

∆ = B 2 − AC = −87 < 0.
Suy ra π đạt cực đại tại (Q1 , Q2 ) = (30, 40). Khi đó:
- Chi phí là T C = Q21 + Q1 Q2 + Q22 > 0.
- Lợi nhuận là π = 16800.
• Kết luận: Để đạt được lợi nhuận cao nhất cần định mức sản lượng
của hai loại sản phẩm lần lượt là Q1 = 30 và Q2 = 40.

Bài toán người tiêu dùng.


Một người dành một số tiền B để mua hai loại sản phẩm có đơn giá
lần lượt là P1 và P2 . Hàm tiêu dùng ứng với hai loại sản phẩm trên là
U = U (x1 , x2 ) (x1 , x2 lần lượt là số lượng của các sản phẩm). Hãy xác
định số lượng của hai loại sản phẩm trên sao cho hàm tiêu dùng đạt giá
trị cao nhất.
Phương pháp giải: Gọi x1 , x2 lần lượt là số lượng của các sản phẩm.
Hiển nhiên x1 ≥ 0, x2 ≥ 0. Khi đó x1 P1 + x2 P2 = B. Do đó để hàm
tiêu dùng đạt giá trị lớn nhất ta cần tìm cực đại của hàm tiêu dùng
U = U (x1 , x2 ) với điều kiện x1 P1 + x2 P2 = B.
Ví dụ 5.9.3. Một người muốn dùng số tiền 4.000.000đ để mua hai mặt
hàng có đơn giá 400.000đ và 500.000đ. Hàm tiêu dùng của hai mặt hàng
trên là U = (x + 5)(y + 4) (x, y lần lượt là số lượng của hai mặt hàng).
Hãy xác định số lượng cần mua của hai mặt hàng trên để hàm tiêu dùng
đạt giá trị cao nhất.
5.10. Bài tập chương 5 112

Với x, y lần lượt là số lượng của hai mặt hàng, ta có điều kiện: x ≥
0, y ≥ 0. Khi đó:

400000x + 500000y = 4000000 ⇔ 4x + 5y = 40.

Ta cần tìm x, y thỏa ràng buộc trên và làm cho U đạt cực đại.
Từ điều kiện ràng buộc ta có thể dễ dàng tính y theo x, do đó đối với bài
toán này ta có thể không cần dùng phương pháp nhân tử Lagrange mà xử
lý như sau:
4
4x + 5y = 40 ⇔ y = 8 − x
5
Thay vào U ta được:
4
U = (x + 5)(8 − x).
5
8
U 0 = 8 − x, U 0 = 0 ⇔ x = 5(y = 4 > 0).
5
8
U 00 = − < 0.
5
Do đó U đạt cực đại tại x = 5 và Umax = 80. Tóm lại để hàm tiêu dùng
đạt giá trị cao nhất, người đó cần mua hai mặt hàng trên với số lượng lần
lượt là 5 và 4. Khi đó hàm tiêu dùng sẽ có giá trị là U (5, 4) = 80.

5.10 Bài tập chương 5


1. Tính các đạo hàm riêng fx , fy của các hàm số sau:
a. f (x, y) = x3 + y 3 − 3xy.
x−y
b. f (x, y) = .
x+y
y
c. f (x, y) = .
x
p
d. f (x, y) = x2 − y 2 .
e. f (x, y) = cos(x2 y) + y 3 .
xy
f. f (x, y) = 2 .
x +y
5.10. Bài tập chương 5 113

2
+y 2
g. f (x, y) = ex .
h. f (x, y) = xyln(xy).
i. f (x, y) = xy .
p
j. f (x, y) = ln(x + x2 + y 2 ).

2. Tính vi phân toàn phần của các hàm số sau:

a. f (x, y) = x4 + y 4 − 4xy.
b. f (x, y) = x2 y 3 .
c. f (x, y) = ln(x2 + y 2 ).
x2 − y 2
d. f (x, y) = .
x2 + y 2
e. f (x, y) = sin2 x + cos2 y.
x
f. f (x, y) = 2 .
y
2
+y 2
g. f (x, y) = ex .
x
h. f (x, y) = ln(1 + ).
y
i. f (x, y) = yxy .
y
j. f (x, y) = ln(tan ).
x
3. Tính tất cả các đạo hàm riêng cấp 1 và cấp 2 của hàm sau:

a. f (x, y) = x3 y 2 + y 5 .
b. f (x, y) = 4x3 + xy 2 + 10.
c. f (x, y) = xsiny.
2
+y 2
d. f (x, y) = ex .
p
e. f (x, y) = ln( x3 + y 4 ).
xy
f. f (x, y) = 2 .
x + y2
5.10. Bài tập chương 5 114

g. f (x, y) = sin(3x).cos(2y).
p
h. f (x, y) = ln(x + x2 + y 2 ).
x2 y 2
4. Chứng minh hàm f (x, y) = thỏa: x.fxx + y.fxy = 2fx .
x+y
5. Chứng minh hàm f (x, y) = ln(x2 + y 2 ) thỏa: fxx + fyy = 0.
2 2
6. Cho α và k là hằng số. Chứng minh rằng hàm u = e−α k t
sin(kx) là
một nghiệm của phương trình nhiệt: ut = α2 uxx .

7. Cho α là hằng số. Chứng minh rằng u = sin(x − αt) + ln(x + αt) là
nghiệm của phương trình sóng: utt = α2 uxx .

8. Có bao nhiêu đạo hàm riêng cấp 3 của một hàm 2 biến? Trong các
đạo hàm riêng cấp 3 đó có bao nhiêu đạo hàm riêng khác nhau? (Các
đạo hàm riêng đều liên tục).

9. Tìm cực trị của các hàm số sau:

a. f (x, y) = x2 − 2x + 1 + y 2 .
b. f (x, y) = x2 + xy + y 2 − 2x − y.
c. f (x, y) = 2x2 + 2xy + y 2 − x + y + 2.
d. f (x, y) = −2x2 + 4xy − 3y 2 + 4x − 2y + 77.
e. f (x, y) = x3 + 3xy 2 − 15x − 12y.
f. f (x, y) = 2x3 + 6xy − 6x − 3y 2 − 30y + 2.
g. f (x, y) = x3 y 2 (6 − x − y), x > 0, y > 0.
h. f (x, y) = x4 + y 4 − 2x2 + 4xy − 2y 2 .

10. Tìm cực trị có điều kiện của các hàm số sau:

a. f (x, y) = 6 − 4x − 3y, khi x2 + y 2 = 1.


b. f (x, y) = xy, khi x + y = 1.
c. f (x, y) = x + 2y, khi x2 + y 2 = 5.
5.10. Bài tập chương 5 115

x y
d. f (x, y) = x2 + y 2 , khi + = 1.
2 3
π
e. f (x, y) = cos2 x + cos2 y, khi y − x = .
4
11. Một xí nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm với các đơn giá trên thị
trường lần lượt là P1 = 60 và P2 = 75. Hàm tổng chi phí là T C =
Q21 + Q1 Q2 + Q22 . Hãy định các mức sản lượng Q1 , Q2 để xí nghiệp
đạt lợi nhuận cao nhất.

12. Một xí nghiệp sản xuất độc quyền hai loại sản phẩm với hàm cầu
lần lượt là: 
Qd1 = 40 − 2P1 + P2
Qd2 = 15 + P1 − P2
và hàm tổng chi phí là T C = Q21 + Q1 Q2 + Q22 . Hãy xác định các
mức sản lượng Q1 , Q2 để xí nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất.

13. Một người muốn dùng số tiền 178.000.000đ để mua hai mặt hàng có
đơn giá 400.000đ và 600.000đ. Hàm tiêu dùng của hai mặt hàng trên
là U = (x + 20)(y + 10), (x, y lần lượt là số lượng hai mặt hàng).
Hãy xác định số lượng cần mua của hai mặt hàng trên để hàm tiêu
dùng đạt giá trị cao nhất.

14. Doanh nghiệp tư nhân Trần Hiền, chuyên sản xuất độc quyền hai
loại sản phẩm võng xếp và giường xếp. Theo thông tin do xưởng sản
xuất cung cấp, số lượng và giá võng xếp lần lượt là Q1 , P1 , và của
giường là Q2 , P2 . Khi đó:
1
 Q1 = 14 − P1


4
Hàm cầu:
1
 Q2 = 24 − P2


2
Hàm tổng chi phí: C = Q21 + 5Q1 Q2 + Q21 . Hỏi Trần Hiền nên định
giá bán 2 loại sản phẩm trên là bao nhiêu để đạt lợi nhuận tối đa?
ĐS P1 = 440.000, P2 = 360.000
5.10. Bài tập chương 5 116

15. Công ty Vissan sản xuất thịt hộp và lạp xưởng phục vụ tết âm lịch
2016. Các thông tin được cho như sau:

• Lạp xưởng: số lượng Q1 , giá bán P1 = 81.000đ.


• Thịt hộp: số lượng Q2 , giá bán P1 = 57.000đ.

Hàm chi phí cho hai sản phẩm trên là:

T C = 4Q21 + 3Q1 Q2 + 5Q21 .

Hỏi cần sản xuất bao nhiêu lạp xưởng và thịt hộp thì sẽ đạt lợi nhuận
tối đa? ĐS Q1 = 9, Q2 = 3

16. Một sinh viên mỗi tháng được bố mẹ cho 1.500.000đ, sau khi trừ
các khoản chi tiêu bắt buộc khác chỉ còn lại 200.000đ cho mua sách
và xem ca nhạc, đây là hai sở thích của sinh viên này. Gọi x là số
lần xem ca nhạc, giá vé mỗi lần là 25.000đ, y là số quyển sách, giá
20.000đ. Hỏi sinh viên này nên xem ca nhạc và mua bao nhiêu quyển
sách để đạt dụng ích tối đa biết hàm dụng ích là U = (x + 4)(y + 5).
ĐS: x = 4, y = 5.

17. Trong mùa tuyển sinh đại học, một trường đại học tại Thành phố
Hồ Chí Minh tuyển 5000 sinh viên, được đào tạo tại 2 cơ sở:
Cơ sở A với số lượng sinh viên x, hàm chi phí là:

T CA = 0.01x2 + 70x + 9300.

Cơ sở B với số lượng sinh viên y, hàm chi phí là:

T CB = 0.015y 2 + 72y + 5200.

Lãnh đạo nhà trường nên phân bổ sinh viên như thế nào để chi phí
đào tạo là thấp nhất? ĐS: x = 3040, y = 1960.
Chỉ mục

Symbols L
−1
A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 lãi đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
r . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 lãi kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .57, 60
π . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73, 74, 110 lãi suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54, 60
Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .104
C
chi phí biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 M
chuỗi tiền tệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 ma trận bậc thang . . . . . . . . . . . . . . .11, 13
chuỗi tiền tệ đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 ma trận hệ số kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . 42
Crammer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 ma trận Leontief . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
CS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91 ma trận tổng cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
MC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72, 88
D MR . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70, 88, 89
det(A) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
doanh thu biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70 N
nguyên hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
E
e . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77 P
F P . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
FV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54, 55, 57, 60, 61 PBĐSC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
PV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54, 55, 57, 60, 61
G
Gauss . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 Q
Qd . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
H Qs . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Hàm cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Hàm cung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 R
hàm tiêu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111 r(A) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
rank(A) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
K
kỳ hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 T
khả tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84 TC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72–74, 88, 107

117
Chỉ mục 118

TFC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88 TVC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
tiền lãi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54, 58 V
TR . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70, 73, 74, 89, 108 vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1] Trần Ngọc Hội, Nguyễn Chính Thắng, Nguyễn Viết Đông, Giáo trình
Toán cao cấp, Nhà xuất ban ĐHQG TPHCM, 2008.
[2] Ngô Thành Phong, Giáo trình giản yếu giải tích toán học, Nhà xuất
ban ĐHQG TPHCM, 2005.
[3] Bùi Xuân Hải, Trần Nam Dũng, Trịnh Thanh Đèo, Thái Minh Đường,
Trần Ngọc Hội, Đại số tuyến tính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TPHCM.
[4] Nguyễn Quốc Hưng, Toán cao cấp C1 và một số ứng dụng trong kinh
doanh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[5] Nguyễn Quốc Hưng, Toán cao cấp C2 và một số ứng dụng trong kinh
doanh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
Tiếng Anh
[6] Mike Rosser, Basic mathematics for economists, Routledge, London,
2003.
[7] Carl P. Simon and Lawrence Blume, Mathematics for Economists,
W.W.Norton & Company, Inc, 1994.

You might also like