You are on page 1of 19

 

 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH
NGHIỆP
1.1. Tổng công ty Dầu Việt Nam-PVOIL
1.1.1. Tổng quan về sự thành lập của Tổng công ty Dầu Việt Nam
Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là một trong các đơn vị thành
viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Theo quyết định số
1250/QĐ-DKVN của Hội đồng Quản trị của Tập đoàn, PVOIL được thành lập
trên cơ sở hợp nhất  Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu
mỏ (PDC) và Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim). Ngày 01/08/2018,
PVOIL chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần
(CTCP).
 
1.1.2 Phương hướng phát triển của PVOIL
1.1.2.1. Tầm nhìn
Hướng đến việc trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực như:
phân phối, kinh doanh, xuất nhập khẩu dầu thô và các lĩnh vực chế biến dầu.
1.1.2.2. Sứ mệnh
Không ngừng phấn đấu để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ và
hiệu quả trong việc  phát triển hướng đến tương lai.
1.1.2.3. Giá trị cốt lõi
“Một PVOIL” có 5 giá trị cốt lõi bao gồm: trách nhiệm, hiệu quả, tiên phong,
minh bạch và nhân ái.
1.1.3. Quy mô hoạt động
PVOIL có đội ngũ nhân viên lớn tới gần 5600 nhân viên.
Vốn điều lệ 10 342 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Tầng 14-18, Tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường
Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
1.1.4. Hoạt động kinh doanh
PVOIL là công ty con duy nhất của Tập đoàn Dầu khí đảm nhận khâu hạ nguồn
(phần cuối) của ngành Dầu khí là: kinh doanh buôn bán, phân phối, xuất nhập
khẩu dầu thô cùng tồn trữ và tồn trữ các sản phẩm dầu. Suốt thời gian hoạt
động dưới tên PVOIL, Công ty đã không ngừng phấn đấu, phát triển trong các
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong và ngoài nước qua các hoạt động mua bán
và sáp nhập. Đồng thời, PVOIL liên tục tái cấu trúc, sắp xếp, tập trung vào các
hoạt động trọng điểm của công ty góp phần mang lại các thành tựu lớn trong
hoạt động kinh doanh của mình
Những lĩnh vực kinh doanh chính của PVOIL:
1.    Xuất nhập khẩu dầu thô và kinh doanh dầu trên thị trường quốc tế.
2.      Phân phối, kinh doanh các sản phẩm dầu.
3.      Sản xuất, chế biến xăng dầu, nhiên liệu sinh học, dầu mở nhờn.
1.1.5.  Tình hình tài chính PVOIL ( Theo báo cáo thường niên 2021 của
PVOIL)
1.1.5.1. Tình hình tài chính hợp nhất
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của PVOIL, công ty có tổng tài sản hợp
nhất đạt 27.198 tỷ đồng (31/12/2021), tăng 5.123 tỷ đồng (23%) so với những
tháng đầu năm, tài sản ngắn hạn 21.550 tỷ đồng và tài sản dài hạn 5.648 tỷ
đồng.
Cũng theo báo cáo, vốn chủ sở hữu không bao gồm lợi ích cổ đông không kiểm
soát của doanh nghiệp là 10.011 tỷ đồng, tăng 523 tỷ đồng so với thời điểm
01/01/2021 nhờ có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong quá trình đất nước
bước vào thời kỳ khôi phục và ổn định lại sau sự bùng nổ của đại dịch Covid
19 năm 2020 gây ảnh hưởng bất lợi đến ngành dầu khí.
 
ST Năm 2020 (Tỷ Năm 2021 (Tỷ So sánh
Chỉ tiêu tài chính
T đồng) đồng) (%)
1 Tổng giá trị tài sản 22.075 27.198 123%
2 Doanh thu thuần 50.028 57.836 116%
Lợi nhuận từ hoạt động
3 kinh doanh -137,4 899 LN âm
4 Lợi nhuận khác 26,6 28,8 109%
5 Lợi nhuận trước thuế -110,9 928 LN âm
6 Lợi nhuận sau thuế -166 773 LN âm
 
 1.1.5.2. Ebitda: 
 
ST Năm 2020 (Tỷ Năm 2021 (Tỷ So sánh
Chỉ tiêu Hợp nhất
T đồng) đồng) (%)
Lợi nhuận trước
1 thuế -110,9 927,8 LN âm
2 Chi phí khấu hao 377,9 346,5 92%
3 Chi Phí vay lãi 146,2 144,6 99%
EBITDA 413,3 1.419,00 343%
 
   ( Ebitda là chỉ số tài chính cho thấy lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp
trước khi trừ đi khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí lãi vay)
 
1.2. Hoạt động kinh doanh quốc tế hiện tại của doanh nghiệp
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh từ khi thành lập, PVOIL đã kinh
doanh thành công và hiệu quả 370 triệu tấn dầu thô các loại được khai thác từ
16 mỏ dầu ở cả trong hay ngoài nước, phần đông được ủy thác xuất/bán bởi
Việt Nam và từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác. PVOIL đã mang lại cho
mình nhiều thị trường hoạt động ngoài nước nhờ các kế hoạch kinh doanh quốc
tế thành công liên quan đến phân phối và xuất khẩu dầu thô quốc tế.
 
1.2.1. Các thị trường quốc tế
1.2.1.1. Những địa bàn kinh doanh và phân phối xăng dầu chính.
Lào: Tại đây, PVOIL đã thành lập 2 công ty con là PVOIL Laos và PVOIL
Laos Trading chuyên phân phối và kinh doanh xăng dầu với hệ thống phân
phối mở rộng khắp nơi trên lãnh thổ đất nước Lào.
Singapore: PVOIL sở hữu công ty con là PVOIL Singapore (thành lập năm
2011) chuyên phân phối dầu thô và các sản phẩm dầu khắp thị trường quốc tế.
Campuchia: với công ty PVOIL Campuchia thuộc sở hữu, PVOIL thành lập
nhằm đầu tư, nghiên cứu và xây dựng nhà máy chế biến condensate.
1.2.1.2. Các thị trường xuất khẩu dầu thô (số liệu 2018)
Dưới đây là biểu đồ cho thấy một số quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu dầu thô cao từ
PVOIL:

( Nguồn: PVOIL)
1.2.2. Tỷ lệ của doanh thu/lợi nhuận quốc tế trong tổng hoạt động của doanh
nghiệp.
Như đã được đề cập từ tước, PVOIL đã kinh doanh buôn bán thành công số
lượng lớn dầu thô của PetroVietnam và các chủ mỏ khai thác khác tại thềm lục
địa Việt Nam với những thành tựu đáng kể: Sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, hoàn
thành chỉ tiêu vượt 13% so với kế hoạch năm đồng thời tăng 3% so với cùng
kỳ.
Cuối năm 2021, PVOIL có tổng doanh thu hợp nhất đạt 58.299 tỷ đồng, con số
này có được  từ hai lĩnh vực chính của doanh nghiệp chính là kinh doanh xăng
dầu (chiếm 67%) và kinh doanh dầu thô trên thị trường quốc tế (chiếm 33%
còn lại).
Tài liệu tham khảo:
1. Giới thiệu về PVOIL. (n.d.). Pvoil. Truy cập ngày 1/10/2022
tại:https://www.pvoil.com.vn/gioi-thieu
 2. Dầu thô xuất giảm, nhập tăng(18/3/2019). TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM -
CTCP. Truy cập ngày 3 /10/2022 tại: https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/tin-lien-
quan/dau-tho-xuat-giam-nhap-tang
3. Xuất nhập khẩu dầu thô và kinh doanh dầu quốc tế. (n.d.). TỔNG CÔNG TY DẦU
VIỆT NAM - CTCP. Truy cập ngày 3 /10/2022 tại: https://www.pvoil.com.vn/xuat-
nhap-khau-dau-tho-va-kinh-doanh-dau-quoc-te
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP


THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA PVOIL
2.1. Xuất khẩu
2.1.1. Quá trình thâm nhập thị trường quốc tế bằng phương thức xuất khẩu của
tập đoàn PVOIL
Dầu thô (tên tiếng Anh là Crude Oil) là loại dầu được khai thác trực tiếp từ mỏ
lên và chưa hề trải qua bất kỳ một quá trình tinh chế nào.
2.1.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dầu thô của PVOIL
PVOIL đã từng khẳng định: “Xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô là lĩnh vực
đặc thù tạo nên sự khác biệt của PVOIL.”
Điều này được chứng minh thông qua việc PVOIL là doanh nghiệp duy nhất tại
Việt Nam được tổ chức tiếp thị và thực hiện dịch vụ uỷ thác xuất, bán dầu thô
Việt Nam và dầu thô của Tập đoàn Petrovietnam khai thác tại các mỏ dầu trong
và ngoài nước. Hoạt động này đóng vai trò như một nguồn lực tạo ra doanh thu
và lợi nhuận bền vững cho PVOIL. 
2.1.1.1.1. Năm bắt đầu hoạt động xuất khẩu
Ngày 22/04/1987 là một cột mốc đáng nhớ của ngành dầu mỏ Việt Nam nói
chung và PVOIL nói riêng, khi đây là lần đầu tiên PVOIL xuất khẩu lô dầu thô
khai thác từ mỏ Bạch Hổ cho Itochu, một đối tác đến từ Nhật Bản
Tuy rằng PVOIL chỉ mới ra đời kể từ năm 2008, nhưng đó là lại là sự kết hợp
của Tổng Công ty Thương mại Dầu khí Petechim (thành lập năm 1981) và
Công ty Chế biến và Phân phối các sản phẩm Dầu khí PDC (ra đời năm 1996).
Và đó là lý do giải thích cho vì sao PVOIL lại có thể xuất khẩu lô dầu đầu tiên
vào năm 1987.
Ngày 26/3/1987, Petechim và hãng Nissho Iwai của Nhật đã đạt được sự thống
nhất trong thỏa thuận xuất bán 200.000 thùng dầu thô. Ngày 8/4/1987,
Petechim ký bán  lô dầu thô thứ hai bao gồm 366.000 thùng cho hãng Itochu.
Tuy nhiên, ngày 22/4/1987, con tàu Nikko Maru do Itochu đưa vào lấy hàng
trước 2 ngày so với Nissho Iwai nên ngày này được tính là ngày xuất khẩu lô
dầu đầu tiên của PVOIL và Việt Nam.
2.1.1.1.2. Chặng đường đi đến thành công
Ngày 22/04/1987: Những tấn dầu thô đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật Bản
cho Itochu
Ngày 29/03/2001: Lô hàng giao cho Vitol đánh dấu sự kiện Việt Nam đã xuất
khẩu được 100 triệu tấn dầu thô sang thị trường quốc tế
Ngày 25/12/2006: Lô hàng giao cho Mitsui đánh dấu sự kiện Việt Nam đã xuất
khẩu được 200 triệu tấn dầu thô sang thị trường quốc tế
Sau 3 đối tác đầu tiên đến từ “đất nước mặt trời mọc” là Itochu, Nissho Iwai và
Meiwa, hiện nay PVOIL đã mở rộng và duy trì mối quan hệ giao hữu với hơn
50 đối tác mua - bán dầu thô ở cả trong lẫn ngoài nước. Những khách hàng
nước ngoài mua dầu thô Việt Nam là các doanh nghiệp đa quốc gia như BP,
Shell, Total… và các công ty dầu thuộc quốc gia như PTT của Thái Lan,
SOCAR của Azerbaijan, Petronas Malaysia và Petronas Brazil, SK của Hàn
Quốc… hay các công ty kinh doanh thương mại lớn như Sumitomo, Gunvor,
Vitol, Mitsubishi…
\

 
(Nguồn: PVOIL)
2.1.1.1.3. Thị trường xuất khẩu chính
Ba thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam là Trung Quốc, Singapore
và Nhật Bản. Đặc biệt hơn hết, Trung Quốc hiện đang nắm giữ vị trí đứng đầu
với cương vị là quốc gia nhập khẩu nhiều dầu thô từ Việt Nam nhất, chiếm
khoảng 46% kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam.
2.1.1.1.4. Nguyên tắc định giá
Hoạt động xuất khẩu và buôn bán dầu thô tại Việt Nam luôn tuân theo những
yêu cầu chặt chẽ được quy định theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất của
các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài trong các dự án khai thác dầu khí. 
Hầu hết các lô dầu xuất khẩu đều được định giá thông qua quy trình đấu thầu
nhằm giữ vững tính công bằng, rõ ràng và an toàn. Giá bán của các lô dầu đều
được tính theo giá cao nhất tại thời điểm xuất bán, phù hợp với các điều kiện
kỹ thuật mà Tập đoàn Petrovietnam và các công ty dầu khí quốc tế đặt ra. 
2.1.1.1.5. Nguyên tắc tìm kiếm khách hàng
PVOIL nắm giữ một danh sách khách hàng tiềm năng bao gồm gần 30 khách
hàng đến từ các quốc gia đa dạng như Nhật Bản, Úc, Singapore, Mỹ , Trung
Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia… Những danh mục khách hàng này
được PVOIL thường xuyên đánh giá và cập nhật để tránh gặp phải rủi ro từ
phía khách hàng, đồng thời để duy trì tính cạnh tranh cao với các quốc gia xuất
khẩu dầu thô khác trong tình trạng nền kinh tế luôn biến động.
2.1.1.2. Thâm nhập quốc tế thông qua con đường xuất khẩu dầu thô: Những
hoạt động của PVOIL tại thị trường Trung Quốc
2.1.1.2.1. Bối cảnh Trung Quốc trong thế giới hiện nay
Trung Quốc hiện là một quốc gia siêu cường đạt được nhiều thành tựu trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhắc đến Trung Quốc, người ta sẽ
nghĩ ngay đến những nhà máy có công suất lớn bậc nhất thế giới, những trung
tâm đô thị hiện đại... Bên cạnh đó, đây cũng là nơi lý tưởng để đổ vốn đầu tư
của doanh nghiệp nước ngoài bởi đặc điểm nhân công giá rẻ và thị trường tiêu
thụ rộng lớn.
2.1.1.2.2. Vì sao Trung Quốc trở thành một thị trường xuất khẩu dầu mỏ tiềm
năng?
Có hai lý do chính khiến “đất nước tỷ dân” này trở thành khách hàng nhập
khẩu dầu thô tiềm năng của PVOIL.
2.1.1.2.2.1. Một đất nước “khát dầu”
Trung Quốc chính thức bắt đầu hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu đã qua
tinh chế kể từ năm 1993 và mãi đến năm 1996 mới bắt đầu nhập khẩu dầu thô,
điều này xảy ra do Trung Quốc dần đạt được nhiều bước tiến lớn trong lĩnh vực
kinh tế và có tốc độ tăng trưởng nhanh đáng kinh ngạc. Nhưng đáng tiếc thay,
sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc lại đi kèm với việc sử dụng năng lượng kém
hiệu quả, khiến quốc gia này phải khốn đốn trong trạng thái “khát dầu” suốt
hơn một thập kỷ qua.
2.1.1.2.2.2. Có quan hệ anh em láng giềng với Việt Nam
Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký
kết vào năm 1991 đã mở ra một xu thế hợp tác sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế
giữa hai nước. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bất chấp diễn biến phức
tạp của đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với
Trung Quốc vào năm 2021 vẫn đạt 165,9 tỷ USD, chứng kiến sự tăng trưởng
24,6% so với năm 2020.
2.1.1.2.3. PVOIL ở thị trường Trung Quốc
Dầu thô Việt Nam tiếp cận đến thị trường Trung Quốc thông qua hai con
đường chính là xuất khẩu trực tiếp do khách hàng Trung Quốc tham gia mua
trực tiếp bằng hình thức đấu thầu, và xuất khẩu gián tiếp do các công ty kinh
doanh dầu thô quốc tế mua dầu thô của Việt Nam rồi bán lại vào thị trường
Trung Quốc. 
Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017, khách hàng Trung Quốc (tiêu biểu là Công
ty kinh doanh dầu quốc doanh Unipec) đã mua dầu thô trực tiếp từ Việt Nam
với tổng khối lượng  là 1,78 triệu tấn. Con số này chiếm khoảng 20% tổng sản
lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt
Nam xuất khẩu. Tổng giá trị ước tính của lô hàng này lên đến con số  733 triệu
USD. 
Hầu hết nguồn cung dầu cho khách hàng Trung Quốc tham gia mua trực tiếp
đến từ các mỏ dầu lớn ở nước ta như: mỏ dầu Thăng Long, mỏ dầu Rạng Đông,
mỏ dầu Sư Tử Đen và mỏ dầu Chim Sáo.
Trung bình, mỗi tấn dầu bán cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp có giá
khoảng 412 USD, cao hơn 9.59 USD so giá trung bình của mỗi tấn dầu mà Việt
Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khác. Dù là xuất khẩu thông qua
hình thức trực tiếp hay gián tiếp thì tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán
vào thị trường Trung Quốc có giá dao động xung quanh con số 405,31
USD/tấn, mức giá này vẫn cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt
Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn.
Tùy vào chất lượng của từng loại dầu cụ thể và biến động của nền kinh tế thế
giới mà giá bán của từng lô dầu xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có mức chênh
lệch tương đối.

2.2. Quá trình thâm nhập thị trường quốc tế bằng phương thức công ty
con thuộc sở hữu toàn bộ của tập đoàn PVOIL
Sau chặng đường phát triển về hai phương diện: quy mô thị trường và phạm vi
hoạt động, PVOIL đã có những hướng đi tích cực khi mở rộng vùng khai thác
kinh doanh đến 3 quốc gia là Lào, Singapore và Campuchia.

2.2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh dầu quốc tế của PVOIL
PVOIL hiện đang sở hữu 28 công ty con nội địa và ngoài nước: 23 công ty con
được phân chia hoạt động trong nước với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh phân
phối xăng dầu, cùng lĩnh vực đó, 03 công ty con hoạt động tại nước ngoài.
Ngoài ra, 02 công ty sẽ đảm nhận việc kinh doanh hàng hóa - dịch vụ khác.
PVOIL tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực mà công ty đầu tư hoạt động
kinh doanh như kinh doanh phân phối sản phầm dầu (chiếm 75% tổng doanh
thu của PVOIL), kinh doanh quốc tế (chiếm 20% tổng doanh thu của PVOIL)
và sản xuất, chế biến xăng - dầu - mỡ nhờn - nhiên liệu sinh học (chiếm tỷ
trọng còn lại trên tổng doanh thu của PVOIL).
2.2.1.1. Các công ty con ở nước ngoài

STT Tên công ty Trụ sở Tỷ lệ sở Lĩnh vực kinh doanh chủ


con chính hữu của yếu
PVOIL

1 PVOIL Lào Vientiane, 100% Kinh doanh phân phối xăng


Lào dầu tại thị trường Lào.

2 PVOIL Singapore 51% Kinh doanh dầu thô và sản


Singapore phẩm dầu trên thị trường
quốc tế.

3 PVOIL Campuchia 51,00% Kinh doanh và xuất nhập


Campuchia khẩu xăng dầu, condensate
và các sản phẩm dầu khí

 
2.2.1.2. Năm bắt đầu hoạt động kinh doanh dầu quốc tế
Năm 2011: thành lập PVOIL Singapore nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh dầu
thô cũng như các sản phẩm dầu đến các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vào năm
2015, Tập đoàn Sebrina Holding - đối tác chiến lược của PVOIL đã cùng với
PVOIL tiến hành chuyển nhượng một phần vốn góp.  Mục tiêu của tiến trình là
định hướng phát triển trong tầm cỡ khu vực, PVOIL Singapore có thể trở thành
một nhà giao dịch ("Trader") dầu tiềm năng.
Cùng thời điểm ra đời của PVOIL Singapore, vào năm 2011, Shell Lào được
PVOIL mua lại toàn bộ và thành lập PVOIL tại Lào dưới hình thức công ty con
sở hữu 100% vốn. Ở thời điểm hiện tại,120 cửa hàng xăng dầu đang thuộc sở
hữu của công ty, trải dài ở hầu hết các tỉnh/ thành phố của Lào. Đồng thời, đây
còn là công ty kinh doanh xăng dầu xếp hạng nhì với thị phần chiếm trên 20%
tại Lào.
Với sự tham gia góp vốn giữa Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Công
ty Cổ phần đầu tư Hải Ngoại Campuchia (OCIC) nắm tỉ lệ cổ phần lần lượt là
51% và 49%, Công ty Cổ phần Hữu hạn Dầu khí Campuchia (PVOIL
Campuchia) đã được thành lập vào tháng 10 năm 2014 dựa trên mục tiêu
hướng đến hiệu quả trong việc xây dựng Nhà máy pha chế xăng dầu tại
Campuchia từ condensate (CBF Campuchia).
2.2.1.3. Hệ thống phân phối quốc tế
Hệ thống phân phối quốc tế tại Lào được PVOIL chú trọng đầu tư khai thác.
Cụ thể, sản lượng phân phối cho 120 cửa hàng xăng dầu qua các kênh bán lẻ
chiếm 67% và sản lượng bán cho các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực công
nghiệp chiếm 33% tổng sản lượng thu được.
2.2.2. Cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh sản phẩm dầu của PVOIL tại
Lào

2.2.2.1. Bối cảnh thị trường: Lào đang gặp trở ngại trong việc tìm kiếm
nguồn cung nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Trong những tháng đầu năm 2022, vấn đề thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu đang
được cảnh báo vô cùng nghiêm trọng tại Lào. Theo con số thống kê được, nhu
cầu trung bình mỗi tháng được ước tính lên đến 120 triệu lít nhiên liệu, trong
khi đó, hạn mức tín dụng mà Chính phủ đưa ra chỉ chạm mức 200 triệu lít. Lý
do cho sự việc này đến từ nền kinh tế chính trị không ổn định giữa hai quốc gia
là Nga và Ukaina, tình trạng lạm phát cũng như việc Lào chưa chủ động tạo
nguồn cung nhiên liệu nội địa.
Hiện tại, Chính phủ Lào đang cân nhắc điều chỉnh những điều khoản trong
chính sách nguồn nhiên liệu nhập khẩu, sửa đổi cơ chế hoạt động và giải quyết
sự chênh lệch trong tỷ giá hối đoái nhằm khắc phục vấn đề thiếu hụt.

2.2.2.2. Cơ chế điều hành của PVOIL


SHELL Lào được PVOIL mua lại với quy mô hệ thống là 05 kho chứa, 72 cửa
hàng xăng dầu được trải dài trên 11 tỉnh/ thành phố tại Lào. Đây là cơ hội mở
ra sự tiềm năng trong việc hợp tác kinh doanh cho PVOIL Vũng Áng và Chi
nhánh PVOIL tại Lào. Hai công ty này là nơi tồn chứa, vận chuyển và kinh
doanh xăng dầu từ Tổng kho xăng dầu Vũng Áng dưới hình thức tạm nhập tái
xuất qua các tuyến đường bộ (Quốc lộ 8A), cửa khẩu (Cầu Treo tại Keo Nưa),
Lạc Sao tại tỉnh Bô Li Khăm Xay (Lào).
Quốc lộ 8 sau hậu hợp tác của 2 quốc gia Việt - Lào đã được nâng cấp và cải
tạo để đạt tiêu chuẩn cấp III. Ngoài ra, còn có một tuyến đường khác đi từ Lào
về Việt Nam đó là tuyến quốc lộ 12 trên lãnh thổ Lào. Đây là quốc lộ nằm
trong địa bàn tỉnh Khăm Muộn, bắt đầu từ cửa khẩu Cha Lo, men theo quốc lộ
12A nối với quốc lộ 1 tại Ba Đồn.
Hệ thống SHELL Lào đang phát huy hết tiềm năng của công ty bằng việc kinh
doanh có hiệu quả nguồn hàng nhập khẩu trong thời gian gần đây. Nguồn hàng
đi từ miền Nam Thái Lan lên vùng Đông Bắc qua cửa khẩu Nongkhai về Viêng
Chăn. Khoảng cách cung đường dao động từ 800 - 1000 km. Tuy nhiên, mức
bán giá lẻ có sự chênh lệch khá lớn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Kết quả so sánh giá bán lẻ giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan được thể hiện qua
bảng sau:
 

Tuy có sự chênh lệch giá cũng như khoảng cách về cung đường di chuyển, việc
thực hiện xâm nhập thị trường kinh doanh xăng dầu của PVOIL Vũng Áng
sang Lào vẫn có rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh việc hợp tác với các Chi nhánh
PVOIL tại Lào, PVOIL tại Vũng Áng có thể hợp tác chiến lược với các doanh
nghiệp khác như: Công ty xăng dầu Quốc gia Lào, Công ty xăng dầu Quân đội
Lào, Công ty xăng dầu Viêng Chăn nhằm hướng đến mục tiêu khai thác hiệu
quả công suất sức chứa và xoay vòng kho thông qua các đầu mối dưới hình
thức tạm nhập tái xuất tại kho, cảng xăng dầu Vũng Áng.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG


CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ
3.1. Phân tích các hoạt động tiêu chuẩn hóa và thích nghi địa phương của
doanh nghiệp để nhận định về mức độ phối hợp hoạt động quốc tế của
doanh nghiệp
Để bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, PVOIL đẩy mạnh
phát triển chiến lược chuyển đổi số và ERP, thanh toán dễ dàng hơn mà không
cần dùng tiền mặt,.. 
PVOIL đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường
quốc tế, đặc biệt là thị trường Lào bằng cách mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ
Việc cập nhật những tin tức liên quan đến chính trị cũng như thị trường nhằm
đưa ra những giải pháp kịp thời để ứng phó, điều hành luôn được PVOIL đề
trọng:
Theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina
để kịp thời ứng biến
Luôn cập nhật thông tin về giá cả, hàng tồn kho, lượng cung cầu,.. đối với từng
loại sản phẩm, từng lĩnh vực để có những giải pháp hoạt động hiệu quả nhất
Bệnh dịch chưa hoàn toàn dập tắt, thế nên công ty luôn chủ trương ứng phó
linh hoạt với dịch bệnh trong thời buổi bình thường hoá. Các đơn vị liên quan
phải luôn giám sát, theo dõi, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý cho phù hợp
Ngoài ra, bố trí cho các Phó Tổng giám đốc phụ trách giám sát, theo dõi kĩ
càng các hoạt động của các đơn vị trong khối, phối hợp trong dự báo, quản trị,
phát triển chuỗi liên kết giá trị, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các đơn vị
Thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất bằng cách đẩy mạnh chuyển
đổi số trong toàn tập đoàn
 Tiến hành nghiên cứu khoa học, đi đầu xu hướng, để mang đến những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và tận dụng triệt để nguồn lực của
công ty
PVOIL chấp hành quy định của chính phủ Lào về quản lý kinh doanh xăng
dầu, tách PVOIL thành hai công ty con là PVOIL Lào và PVOIL Lào Trading.
PVOIL Lào chuyên xuất nhập khẩu và cung cấp xăng dầu cho các công ty phân
phối nội địa và một số dự án lớn của quốc gia Lào, PVOIL Lào Trading giữ vai
trò mua bán xăng dầu trong nội địa Lào. Khi hoạt động tại thị trường Lào,
PVOIL luôn giữ tinh thân nghiêm túc chấp hành tất cả các quy định của chính
phủ Lào về hoạt động kinh doanh buôn bán xăng dầu, đồng thời thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc nghĩa vụ đóng ngân sách cho chính phủ Lào(>30 triệu
USD/năm), riêng năm 2020, hai công ty con của PVOIL đã đóng hơn 90 triệu
USD tiền thuế.
3.1.2 Nhận định mức độ phối hợp hoạt động quốc tế của doanh nghiệp
Qua các hoạt động vừa được đề cập, PVOIL luôn nỗ lực không ngừng để
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. PVOIL luôn
hoạt động với tinh thần học hỏi, hợp tác, bình đẳng, tôn trọng và đặt chữ “tâm”
lên hàng đầu. 

CHƯƠNG 4: NHỮNG YẾU TỐ GIÚP DOANH NGHIỆP


THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO KHÓ KHĂN
CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 
Nguồn nhân lực là một yếu tố quen thuộc của mọi công ty khi tiến hành
hoạt động kinh doanh của mình, kể cả họ có kinh doanh quốc tế hay không hay
đơn thuần chỉ là tập trung vào kinh doanh ở thị trường nội địa. Sản phẩm sản
xuất của họ có thể là sản phẩm dịch vụ như hỗ trợ tư vấn giải pháp, hoặc có thể
là một sản phẩm vật lý bất kỳ đang có mặt trên thị trường đều cần đến sự có
mặt của HR. Vai trò của nguồn nhân lực xuất hiện ở mọi khía cạnh của bất kì
doanh nghiệp nào, từ R&D cho đến Marketing, thậm chí là cả trong sản xuất.
Và khi nhắc đến PVOIL – một doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh thuần túy
là xăng dầu, chúng ta sẽ dễ dàng hình dung được yếu tố HR đóng vai trò chủ
chốt trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của họ.

Quả thật như vậy, PVOIL là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
dầu thô và sản phẩm chế biến từ xăng dầu, bên cạnh đó ngoài thị trường trong
nước thì doanh nghiệp cũng thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế ở các
thị trường có công ty con như ở Lào, Campuchia và Singapore. Khách hàng
của PVOIL không chỉ gói gọn ở 3 nước có công ty con mà còn mở rộng đến
các doanh nghiệp thế giới khác.

Vậy nên, nguồn nhân lực sẽ kết nối công ty với thị hiếu của thị trường
nước ngoài.

 Việc đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu là một yếu tố cực kì quan
trọng để PVOIL tiến hành kinh doanh quốc tế. Khả năng sản xuất phụ thuộc rất
mạnh vào HR, vốn được cấu thành từ nhiều yếu tố như: các chính sách về thuế
quan trong và ngoài nước, khả năng nắm giữ công nghệ, tình hình chính trị thế
giới, khả năng trong khâu quản lý, ... Đặc biệt hơn, HR không chỉ xuất phát từ
nội tại doanh nghiệp, mà còn đến từ những mối quan hệ của doanh nghiệp với
doanh nghiệp khác, với các chính sách ngoại giao. Do đó, sau đây là một số các
yếu tố đem lại thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp PVOIL trong việc duy
trì khả năng sản xuất của mình trong quá trình kinh doanh quốc tế.
 4.1. Yếu tố đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp
4.1.1. Khả năng nắm giữ công nghệ quản lý
Vào ngày 19/05/2022 tại Mỹ: “Trong quá trình đi công tác dài ngày ở
Washington, DC do PVN và PVOIL cùng các đơn vị thành viên đã tiến hành
thưc hiện một buổi trao đổi và hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu trong
lĩnh vực dịch vụ giải pháp công nghệ là Honeywell và Microsoft cùng với đó
công ty tư vấn chiến lược BCG” (PetroVietnam; Mai Anh, 2022). Trong quá
trình trao đổi, đại diện của “gã khổng lồ” Microsoft cho biết: “có thể hỗ trợ
PVN, PVOIL trong việc phân tích và xử lý số liệu”. Còn Honeywell cùng với
BCG cho biết: “sẽ có sự góp sức về lĩnh vực thăm dò dầu khí, giảm phát thải
CO2 tạo ra các mô hình kinh doanh xăng dầu mới hiệu quả hơn thông qua việc
tinh giảm chi phí.”.
 4.1.2. Chính sách thuế quan trong và ngoài nước
4.1.2.1. Trong nước
Ngày 16/9, quyết định số 28 được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ
năm 2019 đã quy định mặt hàng dầu mỏ thô sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu
5% xuống còn 0% (PVOIL; Thanh Hiếu, 2019) và hiệu lực thi hành bắt đầu từ
ngày 1/11 cùng năm. Cùng với đó là trong Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN năm 2022-2027, Việt Nam và các nước thành viên sẽ cam kết thực
hiện việc loại bỏ dần dần thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong khối
ASEAN kéo dài nhất đến năm 2024 (PV/VOV.VN, 2022).
Chính sách này sẽ giúp rào cản thuế quan giữa các nước được gỡ bỏ, tăng
cường hợp tác xuất nhập khẩu dầu thô cùng các thành phẩm đã qua sơ chế. Duy
trì chất lượng nguồn cung đầu vào của nguyên liệu, chủ động hơn trong việc
tìm kiếm tài nguyên. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà máy lọc hóa
dầu Nghi Sơn hoạt động đúng công suất thiết kế, đảm bảo nguồn cung xăng
dầu trong nước và cho 125 cửa hàng tại Lào – vốn là thị trường xăng dầu được
nhập khẩu hoàn toàn từ Việt Nam
 4.1.2.2. Ngoài nước
Chiều 30/11/2021, tại Thủ đô Moskva, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc đã có cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin về thắt chặt quan hệ
hợp tác kinh tế, chính teij, văn hóa hữu nghị giữa 2 nước. Nhờ có hiệp định
thương mại tự do và hiệp định EAEC, hai nước Việt Nam - Nga đã đưa quan hệ
hợp tác năng lượng càng thêm bền chặt, giữa các công ty PVN, PVOIL với
Zarubezhneft, Gazprom và NOVATEK. Mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế,
tận hưởng rào cản thuế quan thấp, bền vững lâu dài nhờ có trữ lượng dầu mỏ
dồi dào của nước Nga cùng với chính sách ngoại giao than thiện.
 Ngày 10/5/2022, tại thủ đô Viêng-chăn, Bộ Tài chính Lào đã quyết định
cấp ưu đãi thuế quan cho PVOIL Lào nhờ sự minh bạch và nỗ lực trong kinh
doanh (PVOIL News, 2022). Cụ thể là ưu đãi thuế quan được thể hiện ở các
mặt: rút gọn thủ tục pháp lý, thời gian kê khai thuế lên tới 30 ngày sau khi tiến
hành lưu kho xăng dầu, được ưu tiên xử lý thủ tục, được tự do lưu chuyển xăng
dầu giữa kho nhập khẩu và đại lý mà không cần giấy từ cục Thuế. Nhờ có
chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho PVOIL thuận lợi phát triển ở thị trường
xăng dầu Lào bằng cách tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm chi phí lưu kho
bãi, hạn chế tình trạng cung bị nghẽn không đáp ứng kịp cầu của người dân.
4.1.3. Hợp tác trong nước và xuyên quốc gia: 
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2021, PVOIL đã tiến hành ký kết nhiều thỏa
thuận và hợp đồng về việc các công ty như Vietsovpetro, PVEP và BSR sẽ đảm
bảo thực hiện cung cấp dầu thô và tiêu thụ các sản phẩm dầu trong dài hạn.
Năm 2022, vào ngày 10/5/2022, PVN và PVOIL cùng với các lãnh đạo các đơn
vị thành viên như PV GAS, PVEP và BSR đã có các buổi làm việc với các tập
đoàn ExxonMobil, Murphy Oil, công ty Tellurian và Globalinx (PetroTimes;
Mai Anh, 2022). Cụ thể là PVOIL sẽ mở rộng dải sản phẩm của mình không
chỉ là dầu thô và các chế phẩm từ xăng dầu mà còn là sản xuất khí tự nhiên, khí
hóa lỏng. Đồng thời nỗ lực thu hút vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng khí và
kinh doanh LNG thông qua sự hợp tác chặt chẽ với công ty Tellurian và
Globalinx.
Việc vừa duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty trên thế
giới sẽ vừa thuận tiện trong khai thác và vận tải, vừa tạo ra môi trường kinh
doanh vừa trong nước và quốc tế, đem lại nguồn thu lợi nhiều nhất và ít chi phí
cho phát triển đất nước. Thu hút vốn đầu tư, tăng cường hợp tác làm ăn chuyển
giao công nghệ, đa dạng các sản phẩm kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận thu về
nhờ có bình ổn giá giữa các thị trường xuất khẩu.
 
4.2. Yếu tố đem lại khó khăn cho doanh nghiệp

4.2.1. Dịch Covid 19

PVOIL Việt Nam hiện nay là nhà cung cấp xăng dầu cho PVOL Lào từ
nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, tuy nhiên do đại dịch Covid nổ ra từ cuối năm 2019
nên nhu cầu đi lại bị hạn chế do cách ly không chỉ riêng ở thị trường Lào mà
còn trên thế giới. Đi cùng với đó là sự sụt giảm nhu cầu dầu thô trên toàn thế
giới. Số liệu 8 tháng đầu của năm 2021 (PVOIL, 2021), kinh tế đang trên đà
phục hồi lại một lần nữa bị chững lại bời biến thể Delta ở Việt Nam cũng như
Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Điều đó khiến cho nhu cầu dầu thô của khu
vực Đông Nam Á được dự báo sẽ giảm sút do Covid-19.
Các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn có mức độ tồn kho ở mức
cao - trên 85%. Qua đó ta thấy được rằng bộ máy vận hành của PVOIL cồng
kềnh, chưa có sẵn kịch bản ứng phó với đại dịch, chi phí để duy trì các cửa
hàng cao. Các sản phẩm xuất khẩu dầu thô qua sơ chế nhẹ, do sự thay đổi bất
thường trong nhu cầu cùng với nguồn nhân lực trong mảng thị trường kém, dẫn
đến hàng bị tồn kho không thu hồi được chi phí sản xuất. Điều đó đã phản ánh
qua báo cáo thường niên cho đến hết ngày 31/12/2020, PVOIL ghi nhận doanh
thu thuần giảm 37%, dẫn đến lỗ lũy kế là 899 tỷ đồng.

4.2.2. Công nghệ lọc hóa và thu hồi dầu

Việt Nam có sản lượng dầu mỏ ở các mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư tử, mỏ Đại
Hùng với chủ yếu là dầu ngọt. Tuy nhiên, khi nền kinh tế càng phát triển mạnh
mẽ, sự phụ thuộc lên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu càng cao, cùng với đó sản
phẩm dầu càng ngày đa dạng để đáp ứng nhiều loại hình vận tải khác nhau. Do
khả năng quản lý nguồn nhân lực kém hiệu quả trong khâu công nghệ lọc dầu,
PVN cùng với PVOIL đã thực hiện chuyển giao công nghệ lọc dầu cho nhà
máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn hóa từ Công ty Dầu hỏa Kuwait Quốc tế,
cho nên sử dụng 90-100% dầu thô nhập khẩu từ Kuwait. Vì đặc tính dầu chua,
khiến cho nhà máy bị phụ thuộc vào dầu Kuwait (ARAB TIMES; Kamel Al-
Harami, 2018). Do đó nhà máy gặp khó khăn khi lọc dầu ngọt khai thác từ Việt
Nam. Khi nguồn cung gián đoạn, PVOIL phải tìm nguồn cung dầu khác với
cùng tính chua. 

Cùng với đó, các mỏ dầu ở Việt Nam hiện nay đã và đang được khai
thác từ 15-35 năm, sự suy giảm trữ lượng dầu là không thể tránh, vậy nên yếu
tố tối đa hóa sự hiệu quả trong khai thác là cấp thiết. Việt Nam vẫn còn duy trì
công nghệ khai thác dầu là thăm dò mỏ, khoan, và hút dầu nên dẫn đến sự kém
hiệu quả trong việc thu hồi dầu. Dẫn đến việc  sản lượng dầu khi khai thác bị
hao hụt từ 10% - 15%, không thể tối đa hóa hoạt động trong xuất nhập khẩu
quốc tế. Ảnh hưởng đến việc sản xuất, tăng giá thành sản xuất và xuất khẩu dầu
thô đã qua sơ chế và các thành phẩm khác của PVOIL đến Campuchia, Trung
Quốc, Malaysia, Singapore, …

 4.2.3. Định hướng chính phủ các nước quốc tế và tình hình chính trị

Năm 2019, trên bảng xếp hạng nhà xuất khẩu xăng dầu thế giới, vị trí
thứ 4 đến từ sự đóng góp của Singapore-trung tâm thương mại khu vực cho các
sản phẩm dầu khí, chiếm khoảng 23% tổng thương mại hàng hóa (Năng lượng
quốc tế; Petrotimes, 2021). Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề phát thải các loại khí
nhà kính qua các hoạt động lọc hóa dầu, khai thác dầu là vấn đề nhức nhối đã
và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Hòa cùng với xu
hướng thế giới, Singapore đang chuẩn bị chuyển sang năng lượng xanh thân
thiện hơn với môi trường. Bằng cách tăng dần thuế carbon, số tiền hiện hành
phải đóng cho hoạt động phát thải khí ra môi trường ở Singapore từ mức hiện
tại là $5/tấn khí thải lên $25/ tấn vào năm 2024; $45/tấn vào năm 2026; và tăng
lên từ $50 đến $80 mỗi tấn vào năm 2030 (Akin Gump Strauss Hauer & Feld
LLP; Euan Strachan and Paul Greening, 2022). 

Bên cạnh đó, Chiến sự giữa Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 năm
2022, ngay sau khi Việt Nam vừa bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau khi
dỡ lệnh giãn cách xã hội. Nga vốn được biết đến là một trong các quốc gia có
trữ lượng “Vàng Đen” nhiều nhất trên thế giới. Bị cấm vận nguồn xuất khẩu
xăng dầu cùng với khí tự nhiên, khí hóa lỏng đã khiến cho giá dầu leo thang
trong khi nhu cầu vận tải tăng cao. Khiến cho việc nhập dầu khẩu để lọc bị tăng
giá, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong nước và cả thị trường
PVOIL Lào vốn đang sử dụng nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chi
phí cho xăng cao dẫn đến chi phí vận chuyển tăng hơn 15%, chi phí cho sản
xuất xăng ở Singapore tăng cao, cùng với chi phí cho hoạt động kinh doanh
xăng dầu chiếm nhiều hơn làm giảm lợi nhuận. Làm cho PVOIL gặp khó khăn
trong việc mở rộng thị trường phát triển xăng dầu ở Lào và ảnh hưởng xuất
khẩu dầu ra thế giới. Đây chính là một trong những yếu tố gây khó khăn lớn lên
nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chi phí đào tạo tăng cao, cùng với sự dịch
chuyển ít phụ thuộc vào ngành công nghiệp xăng dầu, đã làm PVOIL gặp khó
khăn lớn trong việc xây dựng bộ máy hoạt động mới, tìm kiếm nguồn nhân lực
nước ngoài mới phục vụ doanh nghiệp trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Akin Gump Strauss Hauer & Feld LLP;Euan Strachan and Paul Greening. (2022,
April 8). The Singapore Budget 2022 – A Continuing Commitment To Advancing
Singapore’s Green Transition—Oil, Gas & Electricity—Singapore.
https://www.mondaq.com/oil-gas-electricity/1181402/the-singapore-budget-2022-a-
continuing-commitment-to-advancing-singapore39s-green-transition"

"ARAB TIMES; Kamel Al-Harami. (2018, June 10). Congratulation Kuwait for
super light crude oil—ARAB TIMES - KUWAIT NEWS.
https://www.arabtimesonline.com/news/great-news-for-industry-after-many-years-of-
waiting-and-explorations/"

"PetroTimes; Mai Anh. (2022, May 12). Petrovietnam và các đối tác Hoa Kỳ đẩy
mạnh hợp tác phát triển các dự án năng lượng tại Việt Nam.
https://petrovietnam.petrotimes.vn/petrovietnam-va-cac-doi-tac-hoa-ky-day-manh-
hop-tac-phat-trien-cac-du-an-nang-luong-tai-viet-nam-650632.html"

"PetroVietnam; Mai Anh. (2022, May 19). Petrovietnam và các công ty hàng đầu của
Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ.
https://petrovietnam.petrotimes.vn/. https://petrovietnam.petrotimes.vn/petrovietnam-
va-cac-cong-ty-hang-dau-cua-my-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-dich-vu-cong-
nghe-651264.html"

"PVOIL News. (2022, May 17). PVOIL Lào nhận quyết định ưu đãi thuế quan của Bộ
Tài chính Lào.https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/tin-pvoil/pvoil-lao-nhan-quyet-
dinh-uu-dai-thue-quan-cua-bo-tai-chinh-lao"
"PVOIL; Thanh Hiếu. (2019, September 20). Thuế nhập khẩu dầu thô về 0%: Nhiều
cơ hội mở ra cho BSR. TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM - CTCP.
https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/tin-lien-quan/thue-nhap-khau-dau-tho-ve-0-
nhieu-co-hoi-mo-ra-cho-bsr"

"PV/VOV.VN. (2022, June 28). Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu
trong ASEAN từ năm 2024. VOV.VN. https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-se-phai-xoa-
bo-thue-nhap-khau-xang-dau-trong-asean-tu-nam-2024-post953129.vov"

CHƯƠNG 5: ĐƯA RA KIẾN NGHỊ ĐỂ DOANH NGHIỆP


ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KDQT
Đứng trước bối cảnh chuyển dịch năng lượng và tăng trưởng xanh đang là xu
thế toàn cầu, PVOIL cần phải xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp để
đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển công ty trên cả thị trường trong nước và
quốc tế, đồng thời đạt được lợi nhuận trong dài hạn. Những năm gần đây,
PVOIL đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động kinh doanh quốc tế thông
qua hai phương thức là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp FDI, công tygặt hái được
nhiều thành công, tận dụng được các cơ hội và đang tăng trưởng mạnh mẽ ở
khu vực Đông Nam Á (cụ thể là Lào, Singapore và Campuchia). Tuy nhiên,
việc kinh doanh quốc tế là một cuộc “đánh cược”, các cơ hội lúc nào cũng đi
kèm với rủi ro đặc biệt là khi công ty muốn đầu tư vào một thị trường mới,
buộc công ty phải có những chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ để sẵn sàng đối
mặt với những thách thức. 

1.    Rủi ro chính trị: 


Căn cứ vào số liệu được BP công bố trên báo cáo năm 2018, khoảng 74% trữ
lượng dầu của thế giới đang nằm ở các nước có tình hình chính trị, xã hội bất
ổn như Trung Đông, Venezuela… Các cuộc chiến tranh, khủng bố, bạo động
chính trị, xung đột sắc tộc liên tiếp xảy ra làm ảnh hưởng và đứt gãy các chuỗi
cung ứng trên toàn thế giới. Sự kiện gần đây nhất là cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine đã gây sức ép lên nền kinh tế vĩ mô của toàn cầu, khiến cho giá dầu
tăng mạnh và gây khan hiếm nguồn cung xăng dầu. Ngoài ra, trong quá trình
hoạt động kinh doanh tại một quốc gia khác, công ty phải tuân thủ các quy
định, điều luật do chính phủ đặt ra về ngành nghề sản xuất kinh doanh, địa
điểm và thời gian hoạt động. Vậy nên, để thích ứng với thực trạng chính trị thế
giới có nhiều biến động như ngày nay và hạn chế ảnh hưởng từ các cuộc khủng
hoảng chính trị, PVOIL cần phải:
Thứ nhất, giám sát chặt chẽ tình hình chính trị trên thế giới, tập trung làm tốt
các công tác thông tin, dự báo và thực hiện kế hoạch giảm thiểu rủi ro thích
hợp thông qua việc thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro chính trị và chiến lược đầu
tư tại từng quốc gia.
Thứ hai, để giữ cho việc kinh doanh luôn được ổn định và tránh khỏi các vấn
đề gây sức ép từ chính phủ của quốc gia sở tại, PVOIL nên phát triển và duy trì
mối quan hệ với chính phủ, các bên liên quan, đồng thời nỗ lực trở thành đối
tác hợp tác đáng tin cậy tại mỗi quốc gia và khu vực có đầu tư. Tích cực tìm
kiếm cơ hội hợp tác mới, đa dạng hoá đối tác kinh doanh để mở rộng thị trường
hoạt động.
2.    Rủi ro giá dầu 
Đây được xem là rủi ro có tác động lớn nhất vì biến động của giá dầu ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
xăng dầu từ doanh thu, lợi nhuận đến việc vận động nguồn vốn cho các dự
ánđầu tư mới... Từ số liệu của….. giá dầu bắt đầu biến động không ngừng từ
năm 2014. Cụ thể tháng 6/2014, giá dầu đã có phiên giảm mạnh từ 111 USD/
thùng xuống mức khoảng 50 USD/thùng, thời điểm đầu năm 2016 giảm xuống
dưới 30 USD/ thùng gây khủng hoảng cho nền công nghiệp xăng dầu. Giá dầu
chỉ phục hồi lại vào giai đoạn 2018 - 2019 đạt ngưỡng 70 USD/ thùng nhưng
gần đây vì ảnh hưởng của dịch COVID – 19 mà đã xuống dưới mức 20 USD/
thùng vào năm 2020. Đứng trước rủi ro đó, PVOIL cần phải xác định rõ nhiệm
vụ của mình để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro đe doạ sự tồn tại của công
ty xuống mức thấp nhất. 
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ quản lý chiến lược giá riêng biệt có nhiệm vụ giám
sát, phân tích biến động giá dầu thế giới để hoạch định chiến lược giá phù hợp
cho công ty, đồng thời quản lý sự thay đổi về giá nguyên vật liệu đầu vào cũng
như các sản phẩm đầu ra. Thứ hai, triển khai thực hiện công tác bảo hiểm giá
dầu thô và các sản phẩm xăng dầu nhằm phòng tránh rủi ro biến động giá phát
sinh từ các giao dịch mua/bán và xác lập hợp đồng với mỗi đối tác trong các
giao dịch dựa trên chính sách rủi ro về giá của công ty.
3.    Rủi ro tài chính (chi phí, lãi suất, tỷ giá): 
Các dự án đầu tư ban đầu luôn đòi hỏi nguồn vốn lớn nên sẽ phát sinh rủi ro
cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện huy động nguồn vốn. Thông thường,
nguồn vốn để đầu tư vào các dự án với quy mô lớn sẽ do ngân hàng quốc tế uy
tín hoặc các ngân hàng thương mại trong nước hợp vốn cho vay. Từ đó dẫn đến
vấn đề lãi suất cho vay thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Khi hoạt động
kinh doanh ở thị trường quốc tế, công ty phải thực hiện các giao dịch thương
mại hoặc vay nợ bằng ngoại tệ nên tỷ giá trao đổi ngoại tệ thay đổi sẽ làm thay
đổi cả doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của công ty. Đối với nhóm rủi ro này,
trước hết công ty nên cân đối các khoản nợ với doanh thu bằng ngoại tệ; sử
dụng các hợp đồng kinh doanh thương mại phát sinh ngoại tệ để đảm bảo
nguồn thu ngoại tệ. Phân tích độ nhạy của tỷ giá để đẩy mạnh kinh doanh và
đầu tư bằng ngoại tệ mạnh. Duy trì các công cụ tài chính thanh khoản và hạn
mức tín dụng để đảm bảo 50% tổng nợ. Ngoài ra có thể ký kết các hợp đồng
bảo hiểm tín dụng để chuyển một phần rủi ro cho bên công ty bảo hiểm.
4.    Rủi ro về sản phẩm, trữ lượng: 
Khi thực hiện một dự án đầu tư về dầu khí, tỷ suất sinh lời của dự án so với các
ngành khác thường phải cao hơn, ở mức trung bình là 35% để có thể tránh hoặc
bù đắp các rủi ro vì quy mô đầu tư lớn, trữ lượng thực tế không đáp ứng đủ nhu
cầu. Bên cạnh đó, việc vận chuyển xuyên quốc gia cũng tốn nhiều chi phí và
thời gian do các quy định về hàng rào thuế quan và gần đây nhất là ảnh hưởng
của dịch bệnh. Các sự cố như tràn dầu, sự cố kĩ thuật, thiên tai… xảy ra trong
quá trình vận chuyển cũng có thể đem đến rủi ro cho doanh nghiệp. Giải pháp
để hạn chế rủi ro này là nâng cấp các kho cảng và cửa hàng xăng dầu để tối đa
hiệu quả tồn chứa thông qua nâng cấp đồng bộ hệ thống trang thiết bị tại các
kho chứa dầu, ứng dụng công nghệ, các phần mềm quản lý vào việc tổ chức
vận hành các cửa hàng xăng dầu. Sắp xếp, bố trí lại cơ cấu sức chứa, cơ cấu
bồn bể để đảm bảo trữ lượng tồn chứa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tăng cường đầu tư phát triển các cửa hàng xăng dầu tại các quốc gia dưới
nhiều hình thức; phát triển các tiện ích bổ sung tại các cửa hàng xăng dầu. Đẩy
mạnh hoạt động phân tích, dự báo thị trường để phát triển chất lượng sản phẩm,
cải tiến dịch vụ đảm bảo phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
5.    Rủi ro về con người: 

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là yêu cầu tất yếu. Đứng trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, khoa học công nghệ đang dần trở thành một phần không thể thiếu
trong bất kì hoạt động nào của con người và ngày càng có nhiều đóng góp cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng người lao động vẫn đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc tổ chức và vận hành doanh nghiệp theo hướng đổi
mới, sáng tạo bắt kịp xu thế cạnh tranh của thời đại. PVOIL nên thường xuyên
tổ chức các lớp học, chiến dịch giáo dục nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ
năng tay nghề cho toàn bộ đội ngũ lao động, qua đó nâng cao chất lượng lao
động và tỷ lệ lao động trí thức trong doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các
cuộc thi về sáng kiến phát minh mới để khuyến khích sự sáng tạo của người lao
động. Tiến hành tuyển chọn người lao động kỹ càng, minh bạch, đảm bảo tính
công bằng, cạnh tranh độc lập cùng nhau phát triển. Để đáp ứng yêu cầu về
kiểm tra giám sát, thành lập đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, trong sạch, có tính
kỷ luật cao, thành thạo công nghệ tiên tiến, sử dụng hệ thống ERP để điều tiết
doanh nghiệp vận hành có hệ thống và khoa học hơn. Cuối cùng, để đạt được
mục tiêu phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại mới, cần phải học tập,
ứng dụng máy móc công nghệ tiên tiến vào cả khâu sản xuất, kinh doanh và
quản lý con người.
 

Chương 6: Tài liệu tham khảo

You might also like