You are on page 1of 5

1.

Dấu ấn đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: "Sức mạnh của quân đội chúng tôi
nằm ở tinh thần chiến đấu và sự ủng hộ vô hạn của nhân dân, ngoài ra còn có cả
nghệ thuật quân sự nữa". Những chia sẻ ấy của Đại tướng đã được lịch sử minh
chứng với những dấu ấn của ông trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Năm 1953, hơn 16.200 quân đã được thực dân Pháp huy động để xây dựng Điện
Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với mục đích
"nghiền nát" bộ đội chủ lực của ta, hi vọng trong 18 tháng "sẽ chuyển bại thành
thắng"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Bộ Chính trị giao trọng trách làm Tổng tư lệnh,
trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo kế hoạch tác chiến phổ biến tại
hội nghị cán bộ chiến dịch ngày 14/1/1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch
Điện Biên Phủ vào ngày 25/1/1954 và hy vọng sẽ giành chiến thắng sau 2 ngày 3
đêm. Bởi lúc đó chúng ta nhận định, Pháp mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chưa
được tăng cường lực lượng, bố trí còn sơ hở, trận địa phòng ngự chưa được củng
cố… Lợi dụng những sơ hở đó, ta xác định phương châm tác chiến “đánh nhanh,
thắng nhanh” nhưng sau khi khảo sát, nắm chắc thực tiễn chiến trường, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu của địch và những lợi thế, khó khăn của ta, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã cho lùi thời hạn nổ súng thêm một ngày để nghiên cứu thật kỹ
phương châm tác chiến vì cho rằng, đánh như vậy quá mạo hiểm, nếu đánh sẽ thất
bại. Trăn trở trước chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trận này quan trọng, phải
đánh cho thắng, không chắc thắng không đánh”, vị Tổng tư lệnh cũng đặc biệt trăn
trở, đau xót về những con số thương vong, xương máu của chiến sĩ ta. Nếu chiến
dịch không thắng, lực lượng chủ lực lại thương vong lớn thì cuộc kháng chiến
chống Pháp sẽ ra sao và vị thế đoàn ngoại giao của ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ
như thế nào? Và, sau một đêm không ngủ suy nghĩ về các phương án, ngày
26/1/1954 Đại tướng đã triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận, nêu rõ ý định tạm
hoãn tiến công, kéo pháo ra, thu quân về tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo
phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Kế hoạch tác chiến mới nhanh chóng được
chuyển đến Đảng ủy tất cả các đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, với nội
dung: Tạm dừng tấn công, cho kéo pháo ra, xây dựng trận địa kiên cố để đánh dài
ngày, không để hỏa khí lộ và tập trung như trước; chuẩn bị công sự ngụy trang
chắc chắn và củng cố tinh thần, tư tưởng bộ đội nhất là cán bộ một cách vững
vàng, bền bỉ để vượt qua khó khăn thử thách quyết liệt trong chiến dịch, có quyết
tâm lãnh đạo và chỉ huy bộ đội dũng cảm, ngoan cường chiến đấu, giành toàn
thắng cho chiến dịch.
Thực hiện phương châm và kế hoạch tác chiến mới đề ra, sau khi có sự chuẩn bị
chu đáo về mọi mặt, hơn 17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công cứ
điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 3 đợt tiến công, đến ngày
7/5/1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Việc thay đổi cách đánh trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới, quyết tâm
chiến đấu theo phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh, các đơn vị đã vào vị trí
chiến đấu, chờ giờ nổ súng là một quyết định vô cùng sáng suốt và quan trọng.
Quyết định đó là việc làm quyết đoán, táo bạo của người cầm quân, thể hiện trách
nhiệm rất cao trước thành công của chiến dịch và xương máu của chiến sĩ.
Cũng chính từ sự thay đổi phương án tác chiến vào giờ chót đã tạo nên bước nhảy
vọt của chiến dịch, làm cho bộ đội ta chỉ trong một thời gian ngắn từ chỗ chỉ mới
tiêu diệt được cứ điểm Độc Lập, một tiểu đoàn của địch đến chỗ tiêu diệt cả một
tập đoàn cứ điểm lớn và kiên cố của chúng. Quyết định ấy một lần nữa khẳng định
tài năng quân sự và sự sáng tạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có thể nói, quyết định hoãn kế hoạch tấn công, kéo pháo ra, thay đổi phương châm
tiêu diệt địch, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một
quyết định lịch sử và là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp. Sau này mỗi khi nói và viết về quyết định lịch sử trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng bao giờ cũng khẳng định, cơ sở hình thành
của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của
Người với chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ tiến trình cuộc kháng
chiến. Vị tướng huyền thoại cũng cho rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến
thắng dành cho nhân dân. Nhưng dù khiêm nhường thế nào đi chăng nữa, với vị trí,
vai trò và dấu ấn sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện
Biên Phủ năm xưa vẫn còn mãi với dân tộc, non sông đất nước ta.

2. Vai trò của đại tướng trong chiến dịch


Trong lịch sử quân sự thế giới có lẽ hiếm có một người nào xuất thân từ một thầy
giáo dạy sử, chưa từng được kinh qua một trường lớp chính quy nào về quân sự lại
được giao sứ mệnh cầm quân để rồi trở thành linh hồn của chiến dịch Điện Biên
Phủ như Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Trong con người Võ Nguyên Giáp luôn hội đủ tố chất của một vị tướng: Nhân, Trí,
Dũng, Tín, Liêm, Trung. Ông là một con người “Dĩ công vi thượng”, luôn biết đề
cao vai trò của tập thể, biết quy tụ nhân tâm, không chủ quan duy ý chí. Tại mặt
trận Điện Biên Phủ, là một vị Đại tướng, Tư lệnh chiến dịch nhưng Võ Nguyên
Giáp giống như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi của bộ
đội. Trước nhiều trận đánh lớn, bao giờ Ông cũng viết thư thăm hỏi, động viên bộ
đội và dân công. Ngày Xuân trên chiến hào, những tình cảm chân tình của vị Tư
lệnh chiến dịch đã tiếp thêm sức mạnh cho các mũi, các hướng sẵn sàng xung trận.
Trong điều kiện khó khăn của mặt trận, song Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên
quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội trong điều kiện tối đa
có thể; đặc biệt là hết mực thương yêu, quý trọng cấp dưới và biết trọng dụng
những người có đức - tài. Dưới Ông, nhiều trí thức xuất thân từ các thành phần
khác nhau đã có cơ hội cống hiến hết mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ và
không ít trong số đó về sau đã trở thành những vị tướng lĩnh tài ba của quân đội.
Võ Nguyên Giáp là một con người luôn coi trọng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể.
Ông luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Trước khi quyết bất cứ
vấn đề hệ trọng nào Ông đều đưa ra thảo luận tập thể. Trong chiến dịch Điện Biên
Phủ, trước khi quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng
nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” - một phương châm đã góp phần đưa Võ Nguyên
Giáp lên hàng “thống soái quân sự cỡ lớn”, Ông đã trao đổi, xin ý kiến và kiên trì
thuyết phục tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh chiến dịch, nhằm tạo sự đồng thuận,
thống thất cao.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực cho dù người đó giữ
cương vị to hay bé, quân hàm cao hay thấp và biết quý từng giọt máu của bộ đội.
Là một nhà cầm quân là phải khát khao chiến thắng, song ở Ông không phải lúc
nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá mà chiến thắng phải luôn đi kèm với
giảm thiểu hy sinh xương máu của bộ đội một cách thấp nhất. Võ Nguyên Giáp
luôn quan niệm rằng quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sỹ, suy cho cùng
cũng tức là quý trọng sinh mệnh của người dân.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân
thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng
biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, “biết
khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng”. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người
đã từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến
những người lính Âu-Phi... đều dành cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp một sự
kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền
thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì
tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới
trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
65 năm đã đi qua, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một bản anh
hùng ca tuyệt vời về tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng về trí tuệ và bản
lĩnh của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng. Yếu tố quyết định chiến
thắng Điện Biên Phủ là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và đặc biệt là
vai trò, trí tuệ, bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

You might also like