You are on page 1of 3

2.

4 Phong cách lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

a. Tầm nhìn xa trông rộng, phán đoán chuẩn xác:


Là người có tầm nhìn sâu xa , toàn diện về mọi vấn đề của đất nước : Bước vào chiến
cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường Đông Dương ngày càng chuyển
biến theo hướng có lợi cho nhân dân ta. Vì thế, để tiêu diệt địch ở chiến trường Điện
Biên Phủ, bộ tham mưu và đoàn cố vấn đi trước đã lên phương án “đánh nhanh thắng
nhanh”, cuộc chiến sẽ diễn ra vỏn vẹn trong ba ngày ba đêm. Tuy nhiên, ngay sau khi
lên Điện Biên, bằng tư duy quân sự sắc sảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy
những điểm “không ổn” trong kế hoạch ấy .

b. Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán , tôn trọng ý


kiến của tập thể:
Luôn khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra
quyết định : Từ thời chiến đến thời bình , Đại tướng thường
nghe cấp dưới báo cáo và ông cũng không hạn chế những
người báo cáo . Đại tướng luôn khuyến khích cấp dưới
tham gia vào quá trình quyết định chiến thuật cho trận đánh
. Đại tướng cho họ đi sâu và tìm hiểu những khía cạnh còn
tiềm ẩn . Từ đó dưới sự chỉ đạo của cấp trên thì cấp dưới vẫn có thể tạo ra sự chủ động
tích cực để hoàn thành nhiệm vụ
Kiên nhẫn thuyết phục cán bộ cấp dưới , không độc đoán chuyên quyền” Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ , tuy đã thấy điểm bất ổn trong chiến dịch đánh nhanh thắng
nhanh , thế nhưng với phong cách dân chủ , tôn trọng tập thể ,Đại tướng vẫn nghiên
cứu kỹ tình hình để xác định cách đánh thực sự phù hợp, bảo đảm chắc thắng .
Dù vậy, đồng chí vẫn trăn trở làm thế nào để thuyết phục được tập thể Đảng ủy mặt
trận trong khi số đông đều tán thành “đánh nhanh, thắng nhanh” và phương châm tác
chiến đã được phổ biến đến mọi cán bộ, chiến
sĩ .Ban đầu đa số đều cho rằng bộ đội đã quyết
tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, cần đánh nhanh
nếu không sẽ khó khăn, mất thời cơ. Song Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích từng khó
khăn, làm rõ những cơ sở của phương châm
“đánh chắc, tiến chắc”.

c. Tin vào quần chúng nhân dân và biết dựa vào nhân dân:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng là một trong những người
góp phần quan trọng vào chủ trương chiến lược của Đảng trong Nghị quyết Trung
ương 15: "Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng
là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
ngụy quyền Sài Gòn". Nhờ vậy, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công, góp phần to lớn vào một loạt thắng lợi sau này
Đại tướng luôn coi trọng phát huy dân chủ, lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những
sáng kiến,cách đánh hay của cán bộ,chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên khối đoàn kết
vững chắc, sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh
toàn dân. Đại tướng là một vị tướng quán triệt sâu
sắc nhất tư tưởng ‘’lấy khoan thư sức dân làm kế
sâu rễ bền gốc ‘’ Đại tướng luôn cho rằng, những
thắng lợi trên chiến trường, “xét cho cùng là do
những con người trực tiếp chiến đấu quyết
định” .Khi người lãnh đạo tin tưởng vào cấp dưới
thì chính họ cũng tin tưởng vào bản thân. Hơn nữa tất cả sẽ cùng cố gắng để không
phụ lòng tin tưởng của cấp trên cũng như của chính mình.

d. Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo , hòa bình
Không đuổi cùng giết tận kẻ địch , luôn tìm cách giảm thương vong cho quân ta :
Thông thường, một vị tướng cầm quân khi ra trận, cái đích bao giờ cũng phải là
"quyết đánh, quyết thắng". Thế nhưng, bên cạnh tư tưởng ấy, ở Đại tướng Võ Nguyên
Giáp không phải là "thắng bằng mọi giá" mà là quyết chiến, quyết thắng trên cơ sở
hạn chế thấp nhất sự hy sinh, mất mát của bộ đội.
Đại tướng là một người rất nghiêm minh về mặt kỉ luật nhưng rất bao dung hài hòa
với mọi người: Tại một hội nghị trong chiến dịch Điện Biên Phủ , Đại tướng đã phê
bình nghiêm khắc một đồng chí trung đoàn trưởng không hoàn thành nhiệm vụ chỉ
huy đơn vị tiến công cứ điểm đồi A1. Tuy nhiên sau này, khi biết rõ nguyên nhân
khiến đơn vị đó không dứt điểm được trận đánh đồi A1, Đại tướng đã trực tiếp đến
bày tỏ sự thông cảm và chia sẻ với người chỉ huy đó. 
Tư tưởng ấy bảo đảm được tính công bằng, giữ được kỉ luật kỉ cương nhưng
không khiến cán bộ cấp dưới căng thẳng, trở nên khó gần gũi tiếp xúc, hiệu quả
công việc nâng cao.

e. Phong cách lãnh đạo sáng tạo , linh hoạt , thực tiễn .
Sự sáng tạo được thể hiện qua các chiến thuật đánh linh hoạt: Trong chiến dịch biên
giới năm 1950 , theo dư án sơ bộ Chiến dịch Biên giới do Tổng quân ủy xây dựng đã
chọn Cao Bằng là mục tiêu cho trận then chốt mở màn chiến dịch . Nhưng sau khi đi
thị sát tình hình thực tế,Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị Đảng ủy , Ban
chỉ huy Chiến dịch nghiên cứu lại . Theo đồng chí,điểm đột phá mở màn chiến dịch là
Đông Khê chứ không phải Cao Bằng ,thực hành ‘’đánh điểm diệt viện’’ , đánh khu
vực địch yếu hơn đảm bảo chắc thắng .Sự thay đổi linh hoạt đã làm cho Tướng
Carpentier và Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương không ngờ tới ,và quân ta đã toàn
thắng lợi .
Tính sáng tạo còn thể hiện trong việc xây dựng
các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung:Chiến
dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947,để tránh đối
đầu trực tiếp với quân Pháp trên quy mô lớn,
đồng chí đã lên kế sách chủ động phân tán lực lượng làm cho địch không thể tìm
thấy chủ lực tập trung của ta, ngược lại, chủ lực của chúng sẽ bị phân tán ở khắp nơi
trong núi rừng Việt Bắc. Phương châm tác chiến “Đại đội độc lập – Tiểu đoàn tập
trung” đã được thực hiện vừa tạo được ưu thế ở những địa điểm, thời cơ quyết định,
vừa giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, từ đó cơ động, phục kích đánh vào chỗ yếu, chỗ
sơ hở để tiêu diệt địch. 
Ngay cả trong công tác hậu cần, vận cần tính sáng tạo cũng thể hiện rõ nét : Trong
kháng chiến chông Mỹ lần đầu tiên quân ta vận chuyển vật chất và cơ động lực lượng
bằng việc kết hợp đường bộ ,thủy,không .
=> Đại tướng luôn làm có những nghệ thuật quân sự sáng tạo, linh hoạt , thực
tiễn trong mọi nhiệm vụ cách mạng , đảm bảo việc thắng lợi của quân dân ta .

You might also like