You are on page 1of 21

Câu 1:

• Máy phát:
- Công dụng: cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy trên ô tô, đảm bảo hiệu điện
thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mỗi loại môi trường.
- Phân loại:
+ Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu (xe máy).
+ Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm điện từ (máy kéo và xe chuyên dụng).
+ Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện (xe ô tô).
- Cấu tạo:
+ Stator và rotor: tạo ra dòng điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng.
+ Diot: chuyển dòng điện xoay chiều thành 1 chiều.
+ Bộ điều chỉnh điện áp: duy trì điện áp ở mức ổn định.
+ Chổi than và cổ góp: giảm điện trở và điện trở tiếp xúc, duy trì độ ổn định của nguồn điện tạo
ra.
- Sơ đồ mạch điện máy phát TOYOTA INNOVA 1 TR-FE 2012
-Nguyên lí hoạt động:
+ Khi động cơ chưa hoạt động (U<14V), chân L được cấp nguồn dương từ IG và được nối mass
báo lên tap-lo, đèn báo sạt sáng.
+ Khi bật khóa điện ON, động cơ hoạt động, chân IG cấp điện (+) chi IC, IC có điện và ngắt
dòng đến chân L, đèn báo sạt tắt.
+ IC cấp điện cho rotor, rotor được dẫn động quay quanh stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3
pha được đưa đến bộ chỉnh lưu biến dòng điện xoay chiều thành một chiều qua chân B nạp điện
cho ắc-quy.
+ Dây tín hiệu S được nối với ắc-quy để đo tín hiệu điện áp của ắc-quy và chân B của máy phát:
Khi điện áp ổn định (13,8-14,2V), tín hiệu báo đến chân S rồi đến IC, lúc này IC ngừng cấp
điện cho rotor.
Khi điện áp không đủ (<13,8V), tín hiệu báo đến chân S rồi đến IC, lúc này Ic cấp điện lại
cho rotor.
+ Chân M nối với chân ALT của ECU để xem trạng thái hoạt động của máy phát (đang hoạt
động hay dừng dựa trên điện áp của rotor).
• Máy khởi động:
- Công dụng: dùng để khởi động động cơ.
- Phân loại:
+ Phân loại theo cách đấu dây rotor và stator
Mắc nối tiếp.
Mắc song song.
Mắc hỗn hợp.
+ Phân loại theo khớp truyền động
Truyền động trực tiếp.
Truyền động có bánh răng giảm tốc.
Truyền động loại bánh răng hành tinh.
- Cấu tạo:
+ Công tắc từ.
+ Phần ứng (lõi của motor khởi động).
+ Vỏ máy khởi động.
+ Chổi than và giá đỡ.
+ Bộ truyền bánh răng giảm tốc.
+ Ly hợp khởi động.
+ Bánh răng dẫn động khởi động và then xoắn.
- Sơ đồ mạch điện máy khởi động TOYOTA INNOVA 1 TR-FE 2012
- Nguyên lí hoạt động:

+ Khi khóa điện bật sang chế độ START, AM2 nối với ST2, dòng điện đi từ ắc-quy qua cầu chì
30A AM2 đi đến ignition SW rồi đến cầu chì 7.5A ST sau đó dòng điện sẽ đi đến chân số 4 (nếu
là hộp số tự động thì các tay số phải là P và N) thì dòng điện tiếp tục đến chân 2 của ST Relay
hoặc dòng điện sẽ đi thẳng tới chân 2 của ST Relay ( nếu là hộp số sàn thì cần đạp hết hành
trình ly hợp). Sau đó dòng điện từ cuộn dây ST Relay sẽ đi theo hai đường: nếu xe có sử dụng
hệ thống chồng trộm thì dòng điện sẽ đến chân SRLY của hộp ECU, khi ECU xác nhận đúng
mã khởi động thì dòng điện đi về mass. Nếu xe không sử dụng hệ thống chống trộm thì dòng
điện điện từ ST Relay sẽ đi thẳng về mass. Khi đó tiếp điểm 3-5 của ST Relay sẽ đóng lại. Dòng
điện sẽ đi từ ắc-quy qua 30A AM2 qua tiếp điểm 3-5 đến máy khởi động. Dòng điện đi vào
cuộn hút và cuộn giữ, bánh răng dẫn động ăn khớp bánh đà và đóng công tắc chính. Dòng điện
đi từ ắc quy đến cuộn cảm và cuộn dây của phần ứng. Lúc này cuộn dây phần ứng quay với tốc
độ cao, động cơ được khởi động.
• Ắc-quy:
- Công dụng:
+ Thực hiện chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại.
+ Cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác.
+ Đóng vai trò là bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống.
- Phân loại:
+ Có 2 loại:
Ắc-quy axit: gồm loại ướt và loại khô.
Ắc-quy kiềm (ít dùng).
- Cấu tạo:
+ Vỏ.
+ Nắp.
+ Nắp thông hơi.
+ Cọc ắc quy.
+ Vách ngăn
Bản cực (+)
Bản cực âm (-)
Đầu nối bản cực.
Tấm ngăn bằng lưới thủy tinh.
Chất điện phân.
- Nguyên lí hoạt động:
+ Năng lượng điện được phóng ra khi H2SO4 trong dung dịch điện phân với chì và thành nước.
Lúc này H2SO4 kết hợp với các bản cực âm, dương trở thành Sunphat chì.
(+) PbO2 + 3H+ + HSO4 + 2e- → PbSO4 + 2H2O
(-) Pb + H2SO4 → PbSO4 + 2e + 2H+
+ Quá trình phóng điện làm cho lượng nước tăng lên nhưng lại làm giảm lượng H2SO4, do đó
nồng độ dung dịch giảm, các bản cực tiến dần đến cùng bản chất là PbSO4 làm hiệu điện thế
giữa chúng giảm dần.
+ Lúc nạp điện do H2SO4 được giải phóng ra khỏi các bản cực , chất điện phân chuyển thành
axit sunfuric và nồng độ tăng lên. Các bản cực dương chuyển thành oxit chì. Các bản cực âm
chuyển thành chì. Chiều của dòng nạp ngược hướng với lúc phóng. Trong quá trình nạp, nước
dung dịch điện phân được phân thành H2 và O2.
(+) PbSO4 + SO4 + 2H2O → Pb4 + O2 + 2H2SO4 + 2e
(-) 2PBSO4 + 2H+ + 2H2O + 4e → 2Pb + 2H2SO4
Câu 2:
• Hệ thống đánh lửa
- Công dụng: hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện xoay chiều hoặc một chiều có hiệu
điện thế thấp thành các xung điện thế cao (từ 15000V đến 40000V). Các xung điện áp cao sẽ
được phân bố đến các bougie của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia lửa điện đốt cháy hòa
khí.
- Phân loại:
+ Theo phương pháp tích lũy năng lượng:
Đánh lửa điện cảm (IT).
Đánh lửa điện dung (CDI).
+ Theo phương pháp điều khiển:
Đánh lửa sử dụng vít lửa.
Đánh lử sử dụng cảm biến điện từ.
Đánh lửa sử dụng cảm biến Hall.
Đánh lửa sử dụng cảm biến quang.
+ Theo cách phân bố điện áp cao:
Đánh lửa có bộ chia điện.
Đánh lửa trực tiếp.
+ Theo phương pháp điều khiển góc đánh lửa sớm:
Đánh lửa sớm với cơ cấu điều khiển bằng cơ khí.
Đánh lửa sớm với cơ cấu điều khiển bằng điện từ.
+ Theo kiểu ngắt mạch sơ cấp:
Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa.
Hệ thống đánh lửa dùng tranzitor (TI).
Hệ thống đánh lửa dùng Thyristor (CDI).
+ Theo lịch sử:
Đánh lửa dùng vít lửa.
Đánh lửa bằng vật liệu bán dẫn.
Đánh lửa lập trình.
Đánh lửa trực tiếp điều khiển điện tử.
Đánh lửa bằng lazer.
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa bằng vít lửa:

- Khi bật khóa điện on, điện từ dương ắc-quy qua công tắc máy đến điện trở phụ Rf, qua cuộn
sơ cấp W1 của bobine rồi chia làm hai đường: một nạp cho tụ C rồi về mass, một qua tiếp điểm
KK’ rồi về mass. Khi tới thời kì đánh lửa, cam quay 1 tác động lên cần dẫn động tiếp điểm làm
cho tiếp điểm mở ra đột ngột và tạo ra từ thông làm suất hiện dòng điện cảm ứng đi theo hướng
ngược lại theo hướng W1 và dòng điện này sẽ cảm ứng với cuộn W2 (theo nguyên lí cảm ứng
điện từ) sinh ra một điện áp lớn trên cuộn W2 rồi đi tới con quay chia điện chia điện áp tới
bougie đánh lửa theo thứ tự nổ động cơ.
- Tụ điện C mắc song song khó KK’ giúp báo vệ khóa KK’ và làm tăng sự biến thiên từ thông
làm cho điện thế đầu ra cuộn W2 tăng lên.
- Điện trở phụ Rf giúp nâng hiệu quả đánh lửa lên (nhiệt điện trở dương).
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa bằng vật liệu bán dẫn dùng cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên :

- Khi cuộn dây cảm biến không có tín hiệu điện áp hoặc điện áp âm, transistor T1 ngắt nên
T2 ngắt, T3 dẫn cho dòng qua cuộn sơ cấp về mass.
- Khi răng của rotor cảm biến tiến lại gần cuộn dây cảm biến, trên cuộn dây sẽ xuất hiện
một sức điện động xoay chiều, nửa bán kỳ dương cùng với điện áp rơi trên điện trở R2 sẽ kích
cho transistor T1 dẫn, T2 dẫn theo và T3 sẽ ngắt. Dòng qua cuộn sơ cấp ở bobine bị ngắt đột
ngột tạo nên một sức điện động cảm ứng lên cuộn thứ cấp một điện áp cao và được đưa đến bộ
chia điện.
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa bằng vật liệu bán dẫn dùng cảm biến Hall:

- Khi bật công tắc máy, mạch điện sau công tắc IG/SW được tách làm hai nhánh, một qua
điện trở phụ Rf đến cuộn sơ cấp và cực C của T3, một đi đến D1 cấp điện cho igniter và
cảm biến Hall. Nhờ R1, D2 điện áp cung cấp cho Hall luôn ổn định. C1 có tác dụng lọc
nhiễu cho điện áp đầu vào. D1 có nhiệm vụ bảo vệ IC Hall trong trường hợp mắc lộn cực,
D3 giúp ổn áp hiệu điện thế nguồn.

- Khi dây tín hiệu cảm biến Hall có điện áp cao, tức lúc cánh chắn bằng thép xen giữa
khe hở trong cảm biến làm cho T1 dẫn kéo theo T2, T3 dẫn. Lúc này dòng sơ cấp i1 qua
W1 qua T3 về mass tăng lên. Khi tín hiệu điện từ cảm biến ở mức thấp, T1 ngắt làm T2,
T3 ngắt, dòng sơ cấp i1 bị ngắt đột ngột sinh ra suất điện động ở cuộn W2 rồi đưa đến
bougie đánh lửa theo thứ tự nổ động cơ.

- C1 làm giảm suất điện động tự cảm ở cuộn W1 khi T2, T3 ngắt. R5, R6, D4 sẽ khiến
T2, T3 mở lại để giảm xung đột khi điện áp quá lớn. D5 giúp bảo vệ T3 khỏi bị quá áp do
điện áp tự cảm trên W1.
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa bằng vật liệu bán dẫn dùng cảm biến quang:

- Khi đĩa cảm biến ngăn dòng cảm biến từ LED D1 sang T1 khiến nó ngắt làm cho T2,
T3, T4 ngắt theo, đồng thời T5 dẫn sẽ cho dòng điện qua cuộn sơ cấp rồi về mass. Khi
đĩa cảm biến cho dòng ánh sáng đi qua làm T1 dẫn, T2, T3, T4 cũng dẫn theo, đồng thời
ngắt T5. Dòng sơ cấp về mass bị ngắt đột ngột sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng lên
cuộn thứ cấp một điện áp cao và được đưa đến bộ chia điện, đưa đến bougie đánh lưa
theo thứ tự nổ của động cơ.
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa lập trình có bộ chia điện:
- Khi khóa điện bật ở vị trí ON, dòng điện từ bình ắc quy chạy qua khóa điện tới cấp
nguồn cho ECM và IC đánh lửa, từ đó kích hoạt cho ECM và IC đánh lửa hoạt động.

- Khi trục khủy động cơ quay, thông qua sự liên động giữa trục khủy, trục cam và trục
bộ chia điện làm trục bộ chia điện quay. Tại thời điểm đầu roto của trục bộ chia điện di
chuyển qua đầu cảm biến sẽ làm xuất hiện từ trường biến thiên ở đầu cảm biến, từ đó
cảm biến sẽ sinh ra một xung điện áp, xung điện áp này được gửi về ECU.

- Khi ECM nhận được tín hiệu từ cảm biến đánh lửa, và cảm biến số vòng quay, nó hiểu
rằng Piston đang di chuyển đến điểm chết trên ở cuối kỳ nén đầu kỳ nổ. ECM kết hợp
với các tín hiệu khác trong động cơ như tín hiệu vị trí bàn đạp ga, tín hiệu nhiệt độ nước
làm mát, tín hiệu nhiệt độ khí nạp, tín hiệu ô xy, từ đó ECM tính toán ra góc đánh lửa
phù hợp. Tiếp tục ECM thực hiện gửi tín hiệu IGT để điều khiển IC đánh lửa hoạt động
dưới dạng một xung vuông.

- Khi nhận được tín hiệu đánh lửa IGT từ ECU thì IC đánh lửa thực hiện mở thông dòng
điện từ chân C (cuộn dây đánh lửa) về mát. Đây cũng là giai đoạn hình thành dòng điện
sơ cấp chạy trong cuộn dây sơ cấp của bô bin đánh lửa. Khi tín hiệu IGT từ ECM kết
thúc thì IC đánh lửa lập tức ngắt dòng điện từ chân C và mát làm cho cuộn dây thứ cấp
mất điện đột ngột, gây ra sự biến thiên từ thông lớn ở lõi thép của bô bin đánh lửa. Lúc
này cuộn dây thứ cấp cảm ứng ra một dòng điện có xuất điện động lớn (khoảng 30-35
kV), dòng điện này được đưa đến con quay chia điện và chia đến đầu bu gi của máy
tương ứng thự hiện đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu.

- Sau khi IC đánh lửa thực hiện xong việc đánh lửa, nó sẽ gửi tín hiệu phản hồi IGF cho
ECM thông báo cho ECM việc đánh lửa đã hoàn tất. Nếu không nhận được tín hiệu IGF
thì ECM sẽ phát tín hiệu báo lỗi thông qua đèn kiểm tra động cơ.

* Chú ý: Khi khóa điện bật ở vị trí ON, nhưng động chơ không làm việc thì cảm biến
đánh lửa không gửi tín hiệu về ECU, vậy nên ECU không gửi tín hiệu lên IC đánh lửa.
Vì vậy hệ thống đánh lửa không hoạt động
• Sơ đồ hệ thống đánh lửa lập trình không có bộ chia điện:
- Khi động cơ hoạt động các cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm
biến vị trí bàn đạp ga, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm
biến nhiệt độ khí nạp gửi tín hiệu về ECM, thông qua các tín hiệu này ECM xác định
được vị trí piston di chuyển trong xi lanh, lượng gió nạp vào động cơ, tình trạng tải
trọng của động cơ. Từ đó nó xác định được thời điểm cần thiết để đánh lửa.

- Khi đã xác định được thời điểm để đánh lửa ở các xi lanh thì ECM sẽ gửi tín hiệu đánh
lửa đến các IC đánh lửa thông qua các dây dẫn IGT1, IGT2, IGT3 ... IGTn..

- Khi nhận được tín hiệu đánh lửa của ECU thì IC đánh lửa thực hiện cho nối thông
chân cuộn dây của boubine và mass. Lúc này trong cuộn dây sơ cấp xuất hiện dòng điện
sơ cấp chạy qua làm xuất hiện từ trường xung quanh cuộn dây, từ trường này từ hóa lõi
thép làm cho lõi thép biến thành nam châm điện, từ thông của nam châm điện này móc
vòng qua cả cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp.

- Sau một đơn vị thời gian rất ngắn thì ECM ngắt tín hiệu điều khiển đánh lửa tới IC,
làm cho IC ngắt không cho dòng điện từ cuộn sơ cấp về mass làm cho từ trường của
cuộn sơ cấp mất đột ngột, dẫn đến từ thông của lõi thép giảm đột ngột, gây ra sự biến
đổi từ thông qua cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp. Điều này làm cho cuộn dây thứ
cấp xuất hiện một suất điện động cao áp, suất điện động này khoảng 30 KV, dòng điện
này được phóng qua khe hở của bugi gây ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp không khí và
nhiên liệu.
• Hệ thống đánh lửa trực tiếp điều khiển điện tử
- Khi động cơ hoạt động, cảm biến Ge, Ne, THW,… gửi tín hiệu về cho ECU, từ đó
ECU nhận được tín hiệu về vị trí của các piston trong xylanh, khi máy một tới thời kỳ
đánh lửa, Ecu sẽ gửi tín hiệu đến IGT1 đến IC của máy một. Khi đó IC 1 sẽ điều khiển
dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp sau đó về mass. Sau một khoảng thời gian rất ngắn,
ECU sẽ ngắt tín hiệu đến IGT1 , khi đó dòng điện đi qua cuộn sơ cấp sẽ mất điện đột
ngột và cảm ứng sang cuộn thứ cấp tạo ra một suất điện động có giá trị lớn , dòng điện
này sẽ phóng tới bougie đánh lửa. Tương tự quá trình cho các máy còn lại. Khi IC đánh
lửa, nó sẽ xuất ra một tín hiệu gửi về cho ECU dưới dạng xung vuông đến chân IGF để
ECU biết IC đã đánh lửa. Ngược lại, khi tín hiệu IGT được gửi đi mà IC không đánh lửa
thì ECU sẽ nhận biết và báo đèn động cơ trên tap-lo.
• Hệ thống đánh lửa lazer:

1) Buồng cộng hưởng (vùng bị kích thích)


2) Nguồn nuôi (năng lượng bơm vào vùng bị kích thích)
3) gương phản xạ toàn phần
4)gương bán mạ.
5) tia laser
Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser, đó là một chất đặc biệt có khả năng khuyếch
đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức để tạo ra laser. Khi 1 photon tới va chạm vào hoạt
chất này thì kéo theo đó là 1 photon khác bật ra bay theo cùng hướng với photon tới. Mặt
khác buồng công hưởng có 2 mặt chắn ở hai đầu, một mặt phản xạ toàn phần các photon
khi bay tới, mặt kia cho một phần photon qua một phần phản xạ lại làm cho các hạt photon
va chạm liên tục vào hoạt chất laser nhiều lần tạo mật độ photon lớn. Vì thế cường độ
chùm laser được khuếc đại lên nhiều lần.

Ánh sáng kích thích từ bộ phân phối tới bộ phát laser sẽ đi qua buồng cộng hưởng,
buồng cộng hưởng khuyếch đại ánh sáng tới thành chùm tia laser. Chùm tia laser đầu tiên
sẽ đi qua bộ tạo sung Q-switch, sau đó đi qua hai gương cầu để tạo thành tia laser tập trung
có đủ năng lượng cho đánh lửa.
Câu 3: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu xăng MPI

• Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ:


- Khi ắc-quy cấp nguồn thì nhiên liệu từ thùng nhiên liệu sẽ được bơm đưa qua bầu lọc
nhiên liệu theo đường dây dẫn đưa tới kim phun.

- Đồng thời khi có nguồn thì máy khởi động sẽ kéo bánh đà quay, lúc này các cảm biến vị
trí trục cam (CMP), cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) sẽ gửi tín hiệu về ECU để báo lại vị
trí của piston, đây thông số xác định thời điểm đánh lửa cơ bản.

- Cùng lúc đó thì cảm biến lưu lượng khí nạp (MAFS) sẽ gửi tín hiệu về cho ECU để tính
toán lượng khí nạp vào cần thiết và thời điểm đánh lửa cho quá trình.

- Tổng hợp tất cả các thông tin lại, ECU sẽ tính toán được lượng nhiên liệu và thời gian
chính xác để tiến hành phun nhiên liệu vào trước xuppap nạp và gửi xung tín hiệu đến các
boubine để đánh lửa theo đúng thời điểm-đúng thứ tự máy.

- Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền
đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga (VTA), ECU sử dụng tín hiệu này để nhận
biết tải của động cơ, từ đó hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun, thời điểm đánh lửa và điều
khiển tốc độ cầm chừng.

- Các xung tín hiệu từ các cảm biến nhiệt độ nước làm mát (THw), cảm biến kích nổ
(KNK), cảm biến nhiệt độ khí nạp (THA), van hồi lưu khí xả (ERG), cảm biến Oxy trong
đường ống xả (OX) sẽ được gửi về ECU để điều chỉnh lại lượng không khí nạp vào và
thời điểm đánh lửa hiệu chỉnh trong quá trình động cơ vận hành.

- Hệ thống điều khiển không tải (hệ thống ISC) gửi các tín hiệu đầu vào tới ECU sau đó
ECU hiểu được điều kiện làm việc của động cơ hiện tại và đưa ra tín hiệu điều khiển cho
cơ cấu chấp hành là van không tải (ISCV) để điều khiển lượng gió đi vào động cơ cho
phù hợp khi không đạp ga.

- Trong qua trình động cơ vận hành, khi có vấn đề với bất kỳ cơ cấu chấp hành nào thì
ECU sẽ phát đi tín hiệu bật đèn Check Engine để cảnh báo.
Câu 4:
• Sơ đồ nhiên liệu động cơ Diesel dùng Common rail:

(1)Thùng nhiên liệu


(2) Bơm cao áp Common rail
(3) Lọc nhiên liệu
(4) Đường cấp nhiên liệu cao áp
( 5) Đường nối cảm biến áp suất đến ECU
(6) Cảm biến áp suất
(7) Common Rail tích trữ &điều áp nhiên liệu (hay còn gọi ắcquy thuỷ lực)
(8) Van an toàn (giới hạn áp suất)
(9) Vòi phun
(10) Các cảm biến nối đến ECU và Bộ điều khiển thiết bị (EDU)
(11) Đường về nhiên liệu (thấp áp) ; EDU: (Electronic Driver Unit) và ECU :
(Electronic Control Unit).
• Sơ đồ nguyên lí điều khiển động cơ CRDI:

- Nhiên liệu được bơm điện hút từ thùng chứa theo đường dầu đi tới lọc nhiên liệu
(được tích hợp công tắc áp suất, khi xảy ra nghẽn lọc thì đèn báo lọc dầu bị tắt sáng
đèn), nhiên liệu tiếp túc được đưa đến bơm cao áp. Bơm tiếp vận trong bơm cao áp sẽ
hút nhiên liệu đưa vào trong bơm, nhiên liệu được hút qua van SCV rồi đưa vào piston
bơm nén lên đến áp suất cao (1800 bar) rồi đưa đến van phân phối đưa đến kim phun và
phun theo sự điều khiển của ECU theo thứ tự nổ của động cơ.
- Trong hệ thống này có tất cả 3 đường dầu hồi: ở kim phun, ở ống phân phối (khi áp
suất vượt ngưỡng) và ở bơm cao áp. Lượng dầu hồi trước khi hồi về thùng chứa sẽ đi
qua một két làm mát dầu.
- Trên đường ống phân phối có lắp cảm biến áp suất nhiên liệu, tín hiệu từ cảm biến
được gửi về ECU, ECU sẽ điều khiển van SCV để đóng mở giúp thay đổi lượng nhiên
liệu nạp vào bơm cao áp.
- Các cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến nhiệt độ nước,.. và
các cảm biến khác sẽ gửi tín hiệu về ECU động cơ. ECU sẽ tổng hợp các tín hiệu này và
đưa ra xung điều khiển kim phun để điều khiển phun nhiên liệu vào xylanh đúng thời
điểm (phun mồi, phun chính, phun sau).
- Hộp EDU giúp khuếch đại điện áp 12V-85V để tăng độ nhạy của kim phun.

You might also like