You are on page 1of 4

15 câu hỏi chủ đề ENZYM

Nhóm 2: Nguyễn Văn Học


Lê Ngọc Hân
Nguyễn Yu Mi
Đinh Ngọc Quý
Nông Đức Hoàng
Trần Bùi Đức Huy
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

A. Có bản chất là acid amin

B. Là chất xúc tác sinh học

C. Có bản chất là protein

D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Câu 2: EC đã phân loại enzym thành mấy loại theo phản ứng mà chúng xúc tác?

A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 3: Cơ chất là?

A. Chất tham gia cấu tạo enzym


B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzym xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzym xúc tác
D. Chất tạo ra do nhiều enzym liên kết lại

Câu 4: Enzym một thành phần có đặc điểm nào sau đây?

A. Do protein và chất cộng tác (Cofactor) cấu tạo nên

B. Chỉ do protein cấu tạo nên

C. Còn gọi là enzym tạp

D. Do chất cộng tác (Cofactor) cấu tạo nên

1
Câu 5: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất
được gọi là?

A. trung tâm điều khiển

B. trung tâm vận động

C. trung tâm phân tích

D. trung tâm hoạt động

Câu 6: Phương trình tổng quát cơ chế hoạt động của enzym?

A. Cơ chất S + E E-S Sản phẩm + E mới


B. Cơ chất S + E E-S Sản phẩm
C. Cơ chất S + E E-S Sản phẩm + E ban đầu
D. Cơ chất S + E E-S E mới

Câu 7: Enzym có tính đặc hiệu cao là vì?

A. Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein

B. Enzym có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh ở trong tế bào

C. Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi

D. Trung tâm hoạt động của enzim chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc
tác

Câu 8: Vai trò xúc tác của enzym cho các phản ứng là?

A. Giảm năng lượng hoạt hóa


B. Tăng năng lượng hoạt hóa
C. Không tăng, không giảm năng lượng hoạt hóa
D. Vừa tăng, vừa giảm năng lượng hoạt hóa

Câu 9: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động enzym?

A. Nhiệt độ và pH môi trường


B. Chất hoạt hóa và chất ức chế
C. Nồng độ cơ chất và nồng độ enzym
D. Tất cả đáp án trên

2
Câu 10: Khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzym sẽ như thế
nào?

A. Hoạt tính enzym tăng lên


B. Hoạt tính enzym giảm dần và có thể mất hoàn toàn
C. Hoạt tính enzym không thay đổi
D. Phản ứng luôn dừng lại

Câu 11: Chất ức chế cạnh tranh có tác dụng ức chế hoạt động của enzym là do?

A. Có cấu tạo giống cấu tạo enzym

B. Làm biến dạng trung tâm hoạt động enzym

C. Làm thay đổi liên kết giữa apoenzym và coenzym

D. Có cấu tạo giống cơ chất, cạnh tranh với cơ chất trên trung tâm hoạt động
enzyme

Câu 12: Thuyết giải thích tính đặc hiệu “ tương đối” của enzym?

A. Michaelis-Menten
B. Chìa khóa và ổ khóa
C. Mô hình cảm ứng không gian
D. Vận động

Câu 13: Enzym có bản chất là?

A. Protein
B. Lipit
C. Polisaccarit
D. Axit nucleic

Câu 14: Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì tốc độ phản ứng?

A. Càng nhanh
B. Càng chậm
C. Không đổi
D. Dừng lại

Câu 15: Nồng độ enzym càng tăng thì hoạt tính enzym?
3
A. Càng tăng
B. Càng giảm
C. Tăng đến một mức tối ưu sẽ bão hòa
D. Không thay đổi
HẾT

You might also like