You are on page 1of 2

Phải học kinh điển một cách khôn ngoan

Hai cách nhìn sự thật: sự phân biệt tục đế và chân đế


1. Hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt (thế kỉ I TCN), kinh điển mới được
chép thành văn.
2. Trong kinh Người Bắt Rắn, chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt.
3. Như nước đối với sóng, thế giới này không tách rời ra khỏi thế giới của
tướng. Nó đồng thời là thế giới của tướng. Không thể dùng các khái niệm
về thế giới của tướng để nói về thế giới của tánh.
4. Chìa khóa của giải thoát là khi ta từ thế giới hiện tượng mà đi được tới
thế giới của Pháp tánh. Đi tới được, thì ta đạt được an lạc chân thật.
5. “tùng tướng nhập tánh” – theo lối đi từ tướng để vào cõi của tánh.

Tứ tất đàn: Bốn tiêu chuẩn về sự thật


Bốn điều y cứ
1. Tứ tất đàn: bốn tiêu chuẩn để trình bày sự thật.
- Thế giới tất đàn: phù hợp với cuộc sống thế gian.
- Vị nhân tất đàn: vì con người mà nói như vậy.
- Đối trị tất đàn: đối trị với vấn đề ngay trước mắt.
- Đệ nhất nghĩa tất đàn: nói thẳng sự thật không ngại gì cả.

2. Bốn điều y cứ
- Y pháp bất y nhân: căn cứ vào giáo pháp mà đừng căn cứ vào người.
- Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh.
- Y nghĩa bất y ngữ: căn cứ vào nghĩa lý chứ đừng chấp vào ngôn ngữ
nhiều quá.
- Y trí bất y thức: không nên dùng óc phân biệt mà tiếp thu và chia chẻ,
phải tập dùng trí tuệ để quán chiếu.s

You might also like