You are on page 1of 44

SINH HỌC PHÓNG XẠ

AN TOÀN PHÓNG XẠ
THS.BS. PHAN DUY BÁ HOÀNH
MỤC TIÊU
 Trình bày được bản chất của hiện tượng phóng xạ
 Trình bày được tương tác của các bức xạ ion hóa với vật chất
 Trình bày được cơ chế tác dụng của bức xạ với hệ thống sinh vật
 Trình bày được tác dụng của tia phóng xạ ở cấp độ phân tử, tế bào và mô
 Trình bày được tác động của tia phóng xạ lên cơ thể sống và những thay đổi sinh hóa
của cơ thể
 Trình bày được những nguyên tắc về an toàn phóng xạ
HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ
CÁC KHÁI NIỆM:
 Hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự biến đổi để trở thành hạt nhân nguyên tử của một
nguyên tố khác hoặc từ trạng thái năng lượng cao về trạng thái năng lượng thấp
 Trong quá trình biến đổi, hạt nhân phát ra tia phóng xạ hay bức xạ hạt nhân
 Trong một nguồn phóng xạ, số hạt nhân có tính phóng xạ giảm dần theo thời gian
 Hoạt tính phóng xạ phụ thuộc bản chất và số lượng hạt nhân từ nguồn
 Chu kỳ bán rã là thời gian để hoạt tính phóng xạ giảm đi một nửa
HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ
ĐƠN VỊ ĐO LIỀU LƯỢNG BỨC XẠ:
 Liều lượng bức xạ là năng lượng bị hấp thụ đối với mỗi đơn vị trọng lượng ở thời điểm đang
xét
 2 loại: liều lượng hấp thụ (D) và liều lượng chiếu (Dc)
 D: tỉ số giữa năng lượng bức xạ ion hóa bị vật hấp thụ và trọng lượng của nó
 Dc: chỉ dùng cho tia gamma và tia X: cho biết tổng số điện tích của các ion cùng dấu được
tạo ra trong một đơn vị khối lượng không khí ở điều kiện tiêu chuẩn do tia xạ tương tác với
phân tử khí
 Đơn vị đo: Ronghen, Rad, Gray (Gy), REM
 1 Gy = 100 Rad
 REM = Rad x RBE (trong đó RBE là hiệu ứng sinh học tương đối của tia xạ trong việc gây tổn
thương)
HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ
ĐƠN VỊ ĐO LIỀU LƯỢNG BỨC XẠ:
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
CÁC LOẠI BỨC XẠ:
 Các hạt nặng mang điện (p,d,α)
 Các electron
 Các bức xạ điện từ (γ,x)
 Các nơtron
 HOẶC: chia làm 2 loại: bức xạ điện từ và bức xạ hạt
 2 loại tia bức xạ tùy thuộc hiệu ứng lên môi trường vật chất mà chum tia xuyên qua:
 Bức xạ ion hóa: có mức năng lượng đủ để làm 1 electron bật ra khỏi lớp vỏ nguyên tử (cấu
tạo nên môi trường vật chất) E >= 12,4 eV
 Bức xạ không ion hóa: mức năng lượng không đủ làm 1 electron bật ra khỏi lớp vỏ nguyên tử
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
BỨC XẠ ĐIỆN TỪ:
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
BỨC XẠ HẠT:
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
PHÂN LOẠI TIA BỨC XẠ
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
CÁCH TẠO RA TIA BỨC XẠ ION HÓA
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
 TƯƠNG TÁC BỨC XẠ ĐIỆN TỪ VỚI VẬT CHẤT
 Khi xuyên qua vật chất, photon năng lượng lớn truyền hết năng lượng của nó cho môi
trường vật chất chỉ sau một lần tương tác => sự hao hụt năng lượng theo dạng hàm
mũ đặc trưng bởi hệ số suy giảm tuyến tính (µ)
 3 hiện tượng: tán xạ Compton, tán xạ Rayleigh, hấp thụ quang – điện
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
TÁN XẠ COMPTON:
 Sau va chạm với 1 electron của nguyên tử của môi trường vật chất, một phần năng lượng
của photon được chuyển cho electron dưới dạng động năng
 Electron bật ra khỏi vỏ nguyên tử gọi là electron Compton
Năng lượng được chuyển sang electron tỉ lệ thuận với:
 Mức năng lượng (hv) của chùm photon đến
 Mật độ electron của môi trường vật chất (số lượng e trên 1 đơn vị khối lượng)
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
TÁN XẠ RAYLEIGH:
 Photon năng lượng thấp phục hồi năng lượng sau va chạm với electron liên kết chặt với hạt
nhân nguyên tử của môi trường vật chất
 Lệch quỹ đạo của chùm photon đến
 Không mất năng lượng
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
HẤP THỤ QUANG – ĐIỆN:
 Hấp thụ toàn bộ năng lượng của Photon đến
 Electron của môi trường vật chất sau khi nhận năng lượng bật ra khỏi vỏ nguyên tử gọi là
electron quang điện
 Quá trình tái sắp xếp lại lớp vỏ electron sẽ phát ra 1 photon sau đó
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
 TƯƠNG TÁC BỨC XẠ HẠT VỚI VẬT CHẤT
 Phân biệt với bức xạ điện từ dựa trên các đặc tính của hạt (m, q, v)
 Phân loại:
 Hạt mang điện nhẹ
 Hạt mang điện nặng
 Hạt không mang điện
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
 TƯƠNG TÁC BỨC XẠ HẠT
MANG ĐIỆN NHẸ VỚI VẬT CHẤT

 Hiện tượng va chạm: tương tác


với các e của lớp vỏ nguyên tử
(MTVC) => chùm e đến mất một
phần năng lượng sau va chạm

 Hiện tượng phóng xạ: tương tác


với hạt nhân nguyên tử của MTVC
=> giảm vận tốc của chùm e (hiện
tượng phanh hãm) => phát ra bức
xạ X được gọi tên bức xạ hãm
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
 TƯƠNG TÁC BỨC XẠ HẠT MANG ĐIỆN NẶNG VỚI VẬT CHẤT
 Quỹ đạo của chùm hạt đến chủ yếu theo đường thẳng
 Xảy ra nhiều sang chấn với e => hiện tượng kích thích hay ion hóa nhưng ít năng
lượng được chuyển giao
 Mật độ e trong MTVC càng cao, số lượng va chạm càng nhiều thì sự hao hụt năng
lượng của hạt nặng càng lớn
TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
 TƯƠNG TÁC BỨC XẠ HẠT KHÔNG MANG ĐIỆN (NEUTRON) VỚI VẬT CHẤT
 Hạt nhân nguyên tử (MTVC) từ trạng thái kích thích chuyển về trạng thái ổn định đồng
thời phát bức xạ gamma
 Hạt nhân nguyên tử hydro có khả năng tương tác với neutron tốt nhất
 Bức xạ neutron đến được phát xạ trở lại với mức động năng giảm đi
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ VỚI SINH VẬT
TÍNH CHẤT CHUNG
 KHẢ NĂNG XUYÊN SÂU: tương tác với tất cả nguyên tử trên đường đi
 KHẢ NĂNG TÍCH LŨY: liều gây tử vong 800R = 200R + 100R + …
 HIỆU ỨNG NGHỊCH LÝ NĂNG LƯỢNG: sinh vật chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tia
năng lượng không cao
 Liều tử vong ở người 1000R = đủ làm tăng nhiệt độ 1 lít nước lên 1 độ C ???
TÁC DỤNG:
 Tác dụng trực tiếp: các phân tử hữu cơ trực tiếp hấp thụ năng lượng
 Tác dụng gián tiếp: truyền qua dung môi (nước)
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ VỚI SINH VẬT
NGUYÊN NHÂN
 Sự tổn thương đầu tiên liên quan tới biến đổi chất cần thiết cho sự sống: DNA, enzyme
 Hình thành một số chất trung gian như chất độc hoặc phá hủy màng cơ quan từ bên
trong tế bào => giải phóng enzym ồ ạt phân hủy tế bào
CÁC GIẢ THUYẾT
 THUYẾT BIA
 THUYẾT ĐỘC TỐ
 THUYẾT GIẢI PHÓNG ENZYM
 THUYẾT PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN
 THUYẾT CẤU TRÚC CHUYỂN HÓA
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ, TẾ BÀO VÀ MÔ
TÁC DỤNG LÊN CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC:
 Giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ sau xạ (enzym, protein, acid nucleic)
 Hoạt tính sinh học của PTHC suy giảm hoặc mất hẳn do cấu trúc bị thương tổn, phá hủy
 Tăng hàm lượng chất có sẵn hoặc tạo chất lạ trong tổ chức sinh học (chất độc H2O2, histamin)
TÁC ĐỘNG LÊN DNA => ảnh hưởng di truyền
 Tổn thương các bazo và các gốc đường
 Gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc DNA
 Phá hủy cấu trúc không gian của phân tử DNA
TÁC ĐỘNG LÊN PROTEIN => phức tạp, khó phát hiện
 Đứt gãy mạch chính làm giảm trọng lượng phân tử protein
 Khâu mạch: chắp nối sai lệch các phân tử lại với nhau
 Phá hủy cấu trúc thứ cấp, cấu trúc không gian
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ, TẾ BÀO VÀ MÔ
TÁC DỤNG LÊN TẾ BÀO:
 Độ nhạy cảm phóng xạ của tế bào tỷ lệ thuận với khả năng phân bào và tỉ lệ nghịch với mức độ
biệt hóa của tế bào (Becquerel, 1906)
 Tế bào phôi, vùng sinh trưởng, cơ quan tạo máu, niêm mạc ruột, tinh hoàn, u ác,… độ nhạy
cảm phóng xạ rất lớn
 Ngoại trừ tế bào thần kinh, bạch cầu ít phân chia nhưng cũng có nhạy với phóng xạ
Yếu tố quyết định: LIỀU LƯỢNG
 Liều lớn có thể gây tử vong ngay
 Liều nhỏ hơn: tế bào có thể chết với thời gian dài hơn
 Liều ức chế tạm thời quá trình phân bào ở động thực vật: 50R
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ, TẾ BÀO VÀ MÔ
TÁC DỤNG LÊN MÔ:
 5 LOẠI MÔ CÓ ĐỘ NHẠY CẢM PHÓNG XẠ KHÁC NHAU
 Rất nhạy cảm: tủy xương, tổ chức lympho, tổ chức sinh dục, niêm mạc ruột
 Nhạy cảm vừa: da và niêm mạc của các tạng
 Nhạy cảm trung bình: mô liên kết, mao mạch, sụn xương
 Nhạy cảm thấp: xương, các phủ tạng, tuyến nội tiết
 Rất ít nhạy cảm: cơ bắp, các nơron thần kinh
 Gây bệnh và tử vong khi chiếu xạ toàn thân một liều > 4,5 Gy trong thời gian ngắn (vài phút đến
vài giờ);
 Tuy nhiên, liều 10 Gy có thể được dung nạp tốt khi chiếu trong một thời gian dài vào một vùng
nhỏ của mô (điều trị ung thư)
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
QUÁ TRÌNH TÁC DỤNG CỦA TIA XẠ
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
 Biểu hiện LS phụ thuộc vào phơi nhiễm phóng xạ toàn bộ cơ thể (hội chứng chiếu xạ
cấp tính) hay một phần nhỏ cơ thể (tổn thương tập trung)
 HỘI CHỨNG CHIẾU XẠ CẤP TÍNH (ARS):
 Hội chứng mạch máu não: ở liều phóng xạ toàn thân rất cao (> 30 Gy), luôn gây tử vong
 Hội chứng dạ dày-ruột (GI): liều toàn thân khoảng 6 đến 30 Gy, thường là tử vong
 Hội chứng cơ quan tạo máu: liều khoảng 1 đến 6 Gy và giảm 3 dòng tế bào máu
 3 GIAI ĐOẠN:
 Giai đoạn báo trước (ít nhất 2 ngày sau khi tiếp xúc): Có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi
và triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy)
 Giai đoạn tiềm ẩn không triệu chứng (vài giờ đến 21 ngày sau khi phơi nhiễm)
 Giai đoạn biểu hiện toàn thân (từ vài giờ đến > 60 ngày sau khi phơi nhiễm): Bệnh được
phân loại theo biểu hiện ở các cơ quan chính
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
ẢNH
HƯỞNG
CỦA
CHIẾU
XẠ
TOÀN
THÂN
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
ẢNH
HƯỞNG
CỦA
CHIẾU
XẠ
TOÀN
THÂN
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
ẢNH
HƯỞNG
CỦA
CHIẾU
XẠ
TOÀN
THÂN
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
ẢNH
HƯỞNG
CỦA
CHIẾU
XẠ
TOÀN
THÂN
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
PHƠI NHIỄM
PHÓNG XẠ
HÀNG NĂM
TRUNG BÌNH
Ở MỸ
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
PHƠI NHIỄM
PHÓNG XẠ
HÀNG NĂM
TRUNG BÌNH
Ở MỸ
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
TỔN THƯƠNG
MÔ KHU TRÚ
 LD50 = liều dự
kiến sẽ gây tử
vong cho 50%
bệnh nhân.
 GFR = mức
lọc cầu thận
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
TỔN
THƯƠNG
MÔ KHU
TRÚ
 LD50 =
liều dự
kiến sẽ
gây tử
vong cho
50%
bệnh
nhân.
 GFR =
mức lọc
cầu thận
ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG
TỔN
THƯƠNG
MÔ THẦN
KINH

Di căn não
phổ biến
hơn 10 lần
so với các
khối u não
nguyên phát
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG:
 Liều tối đa cho phép: 0,1R/ngày (theo ICRP)
 Điều chỉnh hoạt độ nguồn phóng xạ
 Điều chỉnh trường chiếu, tăng khoảng cách và giảm thời gian tiếp xúc
 Các biện pháp che chắn: Bê tông pha Baryt, Kim loại (sắt, thép, chì), thủy tinh chì
 Tổ chức làm việc và theo dõi kiểm tra chặt chẽ, định kỳ: cơ sở, trang bị phòng hộ, nhân
sự, nội quy
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 AN TOÀN THIẾT BỊ BỨC XẠ, THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
 có chứng chỉ chất lượng an toàn theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC),
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
 Có các tài liệu đi kèm theo thiết bị (thông số kỹ thuật, hướng dẫn vận hành và bảo trì,
hướng dẫn an toàn) bằng tiếng việt
 phải có các cơ cấu kiểm soát chùm tia bức xạ chỉ thị rõ và tin cậy trạng thái chùm tia
đang “ngắt” hay “mở”
 phải có cơ cấu để khu trú chùm tia cho mục đích kiểm soát chùm tia chỉ vào vùng cơ thể
người bệnh cần chẩn đoán hoặc điều trị
 Trường bức xạ phát ra trong vùng để chẩn đoán hay điều trị trên người bệnh phải đồng
đều
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 AN TOÀN THIẾT BỊ X – QUANG CHẨN ĐOÁN TRONG Y TẾ
 Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ
vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2
 Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X – quang trong đơn vị milimét nhôm tương
đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng
 Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sang
 Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số
phát tia (mAs) phải được hiển thị khi chụp
 việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước
 phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng
bấm và giữ
 cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối
thiểu 2-3 m
 Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn không nhỏ hơn 0,5mm
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 AN TOÀN THIẾT BỊ XẠ TRỊ
 Cho phép dừng chiếu xạ và chiếu xạ lại từ bàn điều khiển
 phải có ít nhất 02 (hai) cơ cấu điều khiển cho phép tự trả nguồn về vị trí an toàn và chấm
dứt chiếu xạ khi có sự cố
 phải được thiết kế để có thể thao tác bằng tay đưa nguồn về vị trí bảo vệ trong trường
hợp khẩn cấp
 phải có dấu hiệu cảnh báo bức xạ theo đúng tiêu chuẩn có thể nhìn rõ ràng và khó bị mờ

 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH


Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 ĐIỀU TRỊ PHƠI NHIỄM BỨC XẠ
 Trước tiên điều trị vết thương, chấn thương nghiêm trọng hoặc các tình trạng bệnh đe dọa đến
mạng sống
 Giảm thiểu tối đa sự phơi nhiễm và nhiễm xạ của nhân viên chăm sóc sức khoẻ
 Xử lý ô nhiễm phóng xạ bên ngoài và bên trong
 Đôi khi cần các đo lường mức độ phóng xạ đặc biệt cho từng nguồn hạt nhân phóng xạ
 Dự phòng và điều trị tổn thương hệ miễn dịch
 Giảm thiểu phản ứng viêm
 Chăm sóc hỗ trợ
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 KHỬ NHIỄM XẠ BÊN NGOÀI
 Cởi bỏ quần áo và các mảnh vỡ bên ngoài.
 Làm sạch vết thương trước khi tẩy xạ vùng da lành.
 Vệ sinh khu vực bị nhiễm xạ nhiều nhất đầu tiên
 Sử dụng máy dò phóng xạ để theo dõi tiến triển của quá trình tẩy xạ.
 Tiếp tục khử nhiễm xạ cho đến khi các khu vực dưới 2 đến 3 lần bức xạ nền hoặc không có sự
giảm đáng kể sau các nỗ lực khử nhiễm
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 KHỬ NHIỄM XẠ BÊN TRONG
 Bão hòa cơ quan đích (ví dụ, kali iodua [KI] cho đồng vị iốt)
 Tạo phức tại chỗ hoặc trong dịch cơ thể kèm theo bài tiết nhanh (ví dụ canxi hoặc kẽm
diethylenetriamine penta-acetate [DTPA] cho nhiễm americium, californium, plutonium, và ittt)
 Tăng tốc độ quá trình chuyển hóa của hạt nhân phóng xạ bằng sự pha loãng đồng vị phóng xạ
(ví dụ, nước cho nhiễm hydro-3)
 Kết tủa hạt nhân phóng xạ trong lòng ruột, kèm theo bài tiết qua phân (ví dụ, dung dịch calcium
dạng uống hoặc dung dịch aluminum phosphat cho nhiễm strontium-90)
 Sử dụng ion trao đổi trong ống tiêu hoá (ví dụ, xanh Prussian cho nhiễm cesium-137, rubidium-
82, thallium-201)
NGUYÊN TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
 CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG PHÓNG XẠ
 Amifostin: ngăn ngừa khô miệng ở những bệnh nhân đang được xạ trị
 Glutamine: tác động tiềm ẩn có ích trong một số bệnh lý liên quan đến độc tính phóng xạ bao
gồm viêm niêm mạc, viêm da và viêm thực quản
 Benzydamine: giảm tỷ lệ tác động và mức độ nghiêm trọng đến niêm miệng miệng liên quan
đến xạ trị
 Pentoxifylline: bảo vệ để chống lại độc tính phóng xạ cả cấp tính và mãn tính khi dùng đường
uống với liều 400 mg, ba lần một ngày
 Sulfasalazine: dùng với liều 1 g uống ngày hai lần bắt đầu vào ngày xạ trị giảm đáng kể độc tính
gây viêm dạ dày ruột cấp do phóng xạ

You might also like