You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

A.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Mục đích

Thực tập tốt nghiệp là một môn học giúp sinh viên có được những kỹ năng và kiến thức
thực tế trước khi ra trường và làm cơ sở để xây dựng khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề
tốt nghiệp. Cụ thể, việc tham gia vào các cơ sở thực tập giúp sinh viên:
- Hoàn thiện và nâng cao một bước nhận thức về lý luận cũng như thực hành nghiệp vụ
quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành đã được đào tạo trong nhà trường.
- Trau dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong và năng lực chuyên môn.
- Định hướng nghề nghiệp và tiếp cận cơ hội việc làm.
- Phát triển khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp.

2. Yêu cầu

- Sinh viên phải hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo nội dung, yêu cầu của Nhà trường.
Đồng thời phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định của đơn vị thực
tập.
- Trong quá trình thực tập, sinh viên phải chịu trách nhiệm quản lý của giáo viên hướng
dẫn thực tập và thường xuyên trao đổi những thông tin trong quá trình thực tập.
- Trong quá trình thực tập, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, sinh viên tham gia
cùng đơn vị thực tập giải quyết một số vấn đề đặt ra trong việc tổ chức thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ du lịch và đề xuất biện pháp giải quyết.
- Kêt thúc thực tập, mỗi sinh viên phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp theo yêu
cầu và hướng dẫn của Bộ môn Du lịch và phù hợp với thực tế tại đơn vị thực tập. Báo cáo
thực tập tốt nghiệp là cơ sở để đánh giá kết quả thực tập và điểm thực tập cuối khoá là
một căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả học tập toàn khoá và xét công nhận tốt nghiệp.

1
- Sinh viên nộp về Bộ môn Du lịch 02 quyển báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm hai nội
dung là khái quát đặc điểm, tình hình chung tại cơ sở thực tập và quá trình thực tập
nghiệp vụ du lịch theo thời gian quy định của Phòng Đào tạo.

3. Đánh giá kết quả thực tập:


Dựa trên đánh giá của người phụ trách thực tập tại đơn vị thực tập, của giáo viên hướng
dẫn và theo báo cáo thực tập tốt nghiệp và các sản phẩm khác của sinh viên.
Điểm Thực tập tốt nghiệp là điểm trung bình cộng của điểm chấm Báo cáo thực tập tốt
nghiệp của Giáo viên hướng dẫn và Giáo viên chấm, với điều kiện hai điểm này không
được khác biệt quá 0.5 điểm. Trong trường hợp hai điểm chấm khác biệt lớn hơn 0.5
điểm thì điểm của Giáo viên chấm sẽ là điểm cuối cùng.

B. BỐ CỤC MẪU CHO BÁO CÁO THỰC TẬP


Bố cục sau đây là một Khung nội dung điển hình cho một báo cáo thực tập. Sinh
viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ áp dụng bố cục mẫu này cho phù hợp với đặc
thù của lĩnh vực thực tập.
Phần mở đầu
Chương 1: Khái quát về đơn vị thực tập

1.1. Quá trình hình thành và phát triển đơn vị


1.2. Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị
1.3. Các ngành nghề kinh doanh của đơn vị
1.4. Mô hình tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các bộ phận trong đơn vị
1.5. Những kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của đơn vị
1.6. Kế hoạch, định hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới
1.7. Nhận xét sơ bộ về thế mạnh và khó khăn của đơn vị
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập (tập trung vào một
bộ phận cụ thể nơi sinh viên thực tập, ví dụ bộ phận housekeeping, bộ phận nhà hàng,
bộ phận nhân sự, v.v.)

2.1.Cơ cấu tổ chức của bộ phận


2.2. Quy trình làm việc của bộ phận
2.3 Đánh giá hoạt động của bộ phận
2.3.1. Kết quả hoạt động của bộ phận
2.3.2. Điểm mạnh
2
2.3.3. Điểm yếu
2.3.4. Nguyên nhân
Chương 3: Quá trình thực tập tại đơn vị
3.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập
3.1.1 Quy trình tiếp nhận nhiệm vụ
3.1.2 Mô tả công việc đảm nhận, những yêu cầu cụ thể về nhiệm vụ
3.1.3 Mô tả quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
3.2. Đánh giá của bản thân sinh viên về thời gian thực tập
3.2.1. Thuận lợi
3.2.2. Khó khăn
3.2.3. Bài học kinh nghiệm
3.3. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng quá trình thực tập
3.3.1. Đối với Nhà trường
3.3.2. Đối với đơn vị thực tập
3.3.3. Đối với đơn vị đối tác (trường hợp có đơn vị đối tác trung gian như ITM)
Kết luận
Tài liệu tham khảo (nếu có)
Phụ lục (nếu có)
1. Chứng nhận thực tập hoặc Bản nhận xét quá trình thực tập của cơ sở thực tập. Nếu
thực tập ở nước ngoài thì văn bản này cần được dịch tiếng Việt (không cần công chứng).
2. Các hình ảnh, tài liệu bổ trợ cho nội dung trình bày trong phần nội dung chính

C. YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY VĂN BẢN

1. Trật tự đóng quyển báo cáo thực tập tốt nghiệp


Báo cáo thực tập tốt nghiệp khi đóng quyển cần được sắp xếp theo trật tự như sau:
- Trang bìa cứng (có bóng kính)
- Trang bìa mềm
- Mục lục
- Danh mục bảng số liệu (nếu có)
- Danh mục biểu đồ/hình vẽ (nếu có)
- Mục lục chữ viết tắt (nếu có)
- Phần mở đầu
- Các chương nội dung chính
3
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)

2. Yêu cầu về định dạng văn bản


- Trang giấy: A4
- Căn lề trái: 2.5 cm
- Căn lề trên, dưới, phải: 2.0 cm
- Kiểu chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 12-13 pt
- Cách dòng: 1.5 lines spacing
- Các đoạn văn bản phải được căn đều hai bên lề
- Các trang được đánh số ở cuối mỗi trang
- Viết hoa chữ cái đầu câu, dòng; khoảng trắng sau các dấm chấm, phảy...

Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2017

Trưởng Bộ môn Người lập

TS. Trịnh Xuân Dũng ThS. Phạm Trần Thăng Long

4
PHỤ LỤC - Mẫu bìa Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


BỘ MÔN DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: ………………………………………………………………………
......................................................................................................................
……………………………………………………………………………

Sinh viên: ………………………………


Mã sinh viên: …………………………..
Giáo viên hướng dẫn: …………………

Hà Nội, tháng….năm….

You might also like