You are on page 1of 3

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TIÊU THỤ SẢN PHẨM


MÃ SỐ: MĐ 07
NGHỀ: CHẾ BIẾN RAU QUẢ
Trình độ: Sơ cấp nghề
2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ07
3

LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam là một nước vùng nhiệt đới, thích hợp cho nhiều loài cây trồng.
Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống chủ yếu ở
nông thôn. Sản phẩm từ cây trồng, đặc biệt là rau quả chiếm phần lớn trong các
sản phẩm nông nghiệp. Rau quả không những là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày
mà còn là nguyên liệu dùng cho chế biến các sản phẩm thực phẩm khác. Đặc
điểm của nguyên liệu rau quả là dễ bị hư hỏng và thu hoạch theo mùa vụ. Chính
vì vậy, việc chế biến rau quả sẽ giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng, giảm tổn thất
và còn tạo ra được những sản phẩm rất phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng và xuất khẩu. Nghề chế biến rau quả rất phù hợp với điều
kiện của người nông dân với nguồn nguyên liệu tại chỗ, không đòi hỏi thiết bị
phức tạp, quy trình công nghệ khá đơn giản và cần ít vốn đầu tư. Mặt khác, việc
phát triển nghề chế biến rau quả còn giải quyết được vấn đề ứ thừa nguyên liệu
khi vào vụ thu hoạch và giải quyết việc làm cũng như thu nhập cho người nông
dân. Vì vậy, nghề chế biến rau quả rất phù hợp với đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
Để biên soạn bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả”, ban chủ nhiệm đã tiến
hành khảo sát việc chế biến rau quả tại các vùng miền, các cơ sở chế biến với
các quy mô khác nhau trong cả nước. Đồng thời với việc khảo sát, ban chủ
nhiệm đã lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chế biến rau quả
trong việc phân tích nghề để xây dựng nhiệm vụ và công việc của nghề, từ đó
hình thành chương trình nghề “Chế biến rau quả”. Sau khi tiếp thu ý kiến của
chuyên gia và hội đồng nghiệm thu, ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa chương trình.
Dựa vào chương trình đã hoàn thiện, ban chủ nhiệm triển khai biên soạn bộ giáo
trình nghề “Chế biến rau quả”.
Chương trình đào tạo và bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả” được biên
soạn theo hướng tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ giáo
trình này trình bày cách chế biến rau quả phù hợp thực tế sản xuất tại các vùng
sản xuất rau quả tiêu biểu trong cả nước, bảo đảm năng suất, an toàn thực phẩm.
Vì vậy, bộ giáo trình này là tài liệu học tập chính dùng trong đào tạo nghề “Chế
biến rau quả” trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, giáo trình
này còn là tài liệu tham khảo cho những người đã, đang và muốn làm nghề chế
biến rau quả.
Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” cung cấp cho người học những kiến thức
và kỹ năng để thực hiện các công việc: cách tính giá thành sản phẩm; giới thiệu
sản phẩm và mua bán sản phẩm đạt hiệu quả cao. Giáo trình “Tiêu thụ sản
phẩm” có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành
và 6 giờ kiểm tra. Kết cấu giáo trình gồm 04 bài như sau:
Bài 1. Khảo sát thị trường và tính giá thành sản phẩm rau quả

You might also like