You are on page 1of 29

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Bộ môn Kế toán tài chính

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Hà Nội, 2022
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chương:


⸙ Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
⸙ Kế toán các nghiệp khác về thuế thu nhập doanh nghiệp;
⸙ Kế toán giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp
phát sinh lỗ;
⸙ Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài
chính;
⸙ Đặc điểm kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống kế
toán Việt Nam.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thu nhập trước thuế là thu nhập cho mục đích BCTC hoặc thu
nhập cho mục đích lập sổ sách kế toán. Thu nhập trước thuế còn có
thể coi là lợi nhuận kế toán, là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ trước
khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định
của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
• Theo chuẩn mực BCTC quốc tế các công ty xác định thu nhập
trước thuế căn cứ theo IFRS. Việc tính toán thu nhập trước thuế với
mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và chủ nợ.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thu nhập chịu thuế là thu nhập phục vụ cho mục đích thuế, là một
thuật ngữ kế toán thuế. Thu nhập chịu thuế phản ánh số tiền được
sử dụng để tính thuế thu nhập phải nộp. Các công ty xác định thu
nhập chịu thuế theo quy định thuế. Thuế thu nhập cung cấp tiền để
hỗ trợ các hoạt động của chính phủ.
• Thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
(hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Lợi nhuận kế toán được tính theo các nguyên tắc và giả định kế toán
trong khi lợi nhuận chịu thuế được tính theo các nguyên tắc thuế quy
định của mọi quốc gia. Cả hai lợi nhuận đều được tính toán cho một
thời kỳ cụ thể.
• Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho
mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài
sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà
không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản
đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Ví dụ:
Một TSCĐ có nguyên giá là CU300, đã khấu hao luỹ kế là CU70,
giá trị còn lại là CU230. Do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính
khấu hao phù hợp với quy định của Luật thuế để xác định chi phí
hợp lý, nên giá trị còn lại sẽ được khấu trừ toàn bộ trong tương lai
dưới hình thức khấu hao hoặc giảm trừ khi thanh lý. Trường hợp này,
cơ sở tính thuế của TSCĐ này là CU230, đúng bằng giá trị ghi sổ
nên không có chênh lệch tạm thời.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở tính thuế khoản phải thu.
Một công ty khoản phải thu thương mại có giá trị ghi sổ là CU100.
Doanh thu tương ứng của khoản phải thu thương mại đã được tính
vào lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế). Cơ sở tính thuế thu
nhập của khoản phải thu thương mại này là CU200. Một khoản cho
vay phải thu có giá trị ghi sổ là CU100. Việc thu hồi khoản vay này
không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của
khoản cho vay phải thu này là CU200.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả


Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục
đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai.
Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải
trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu
đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong
tương lai.
3.1. Khái quát chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
được hoàn lại trong tương lai.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi khoản chênh lệch với mục đích kế toán được phân thành hai loại:
(1) Tạm thời
(2) Vĩnh viễn.
Khoản chênh lệch tạm thời
Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản
mục tài sản hay nợ phải trả trong Báo cáo tình hình tài chính và cơ sở tính
thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là
các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế
khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong
tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ
phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản
đó;

+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch
tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi
mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên
quan được thu hồi hay được thanh toán.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản
đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chênh lệch tạm thời
+ Chênh lệch tạm thời được phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong các
năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại.
Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho
thuê nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này
được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền
nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu
được tiền.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chênh lệch tạm thời
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận một khoản chi
phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong
năm sau. Ví dụ: Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong
năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản
chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau; hoặc doanh nghiệp áp dụng
phương pháp khấu hao nhanh cho TSCĐ nhưng chi phí khấu hao chỉ được
chấp nhận khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm theo phương
pháp khấu hao đường thẳng.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc điều chỉnh giảm các
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu.
3.2 Kế toán các nghiệp vụ khác về thuế thu nhập doanh nghiệp
Khoản chênh lệch vĩnh viễn
- Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi
phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào
thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế
và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho
phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
3.3. Kế toán giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp phát sinh
lỗ

Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn
bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt
động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy
định. Các công ty kỳ vọng công ty có lãi nhưng việc kinh doanh của
công ty có thể bị thua lỗ. Khi một công ty kinh doanh những năm
đầu hoặc gặp phải sự kiện gây bất lợi làm cho chi phí tăng cao vượt
qua doanh thu của doanh nghiệp gây ra khoản lỗ hoạt động ròng.
3.3. Kế toán giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp phát
sinh lỗ

Khoản lỗ hoạt động ròng: phát sinh cho mục đích thuế trong một
năm khi chi phí được khấu trừ thuế vượt quá doanh thu chịu
thuế. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể lãi hoặc
lỗ. Gánh nặng thuế không công bằng sẽ phát sinh nếu các công
ty bị đánh thuế trong thời gian có lãi mà không nhận được bất
kỳ thời gian giảm thuế nào trong thời gian chịu khoản lỗ hoạt
động ròng.
3.3. Kế toán giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp phát
sinh lỗ

Do đó, trong một số trường hợp nhất định, luật thuế cho phép
người nộp thuế sử dụng khoản lỗ của một năm để bù đắp lợi
nhuận của các năm khác. Ngoài ra, công ty có thể chọn một
trong hai lựa chọn được đề cập dưới đây.
Chuyển lỗ từ kỳ trước sang;
Chuyển lỗ sang kỳ sau.
3.4. Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài
chính

Các công ty được yêu cầu báo cáo thu nhập trước thuế thu nhập và
chi phí thuế thu nhập trong bảng báo cáo thu nhập. Chi phí thuế
TNDN phải trình bày thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại”. Trong đó Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh
trong năm báo cáo. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.
3.4. Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài
chính
Khoản mục thuế trên Báo cáo về tình hình tài chính
Thuế thu nhập phải nộp và hoàn thuế thu nhập được hoàn lần lượt
được xem là nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn trong Báo cáo về tình
hình tài chính. Ngoài ra, các công ty thường chi trả những khoản đã
được ước tính đến cơ quan thuế hàng quý; những khoản chi trả này
được xem là thuế thu nhập trả trước trong phần tài sản lưu động.
Thường thì các công ty được phép bù trừ số dư trong các khoản thuế
thu nhập phải nộp dựa theo khoản hoàn thuế thu nhập phải thu hay
các khoản dư nợ thuế thu nhập trả trước có liên quan.
3.4. Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính
Các công ty được yêu cầu công bố tất cả nợ thuế phải trả đã
được hoãn lại, tất cả tải sản đã được hoãn lại, và tất cả các
khoản dự trữ bù giảm giá trong phần Thuyết minh BCTC. Ngoài
ra, các công ty nên công bố
- Bất kỳ thay đổi nào của các khoản dự trữ bù giảm giá trong
năm;
- Các loại chênh lệch tạm thời, chuyển lỗ trước, sau mà làm gia
tăng đáng kể nợ thuế và tài sản đã đươc hoãn lại.
3.4. Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài
chính
Các thành phần chủ yếu của chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập
gồm:
- Chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hiện hành;
- Các điều chỉnh trong năm cho thuế thu nhập hiện hành của các
năm trước;
- Khoản chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến
việc hình thành và hoàn nhập các chênh lệch tạm thời;
- Khoản chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến
việc thay đổi thuế suất hoặc qui định các loại thuế mới;
3.4. Trình bày khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài
chính
- Khoản lợi ích phát sinh từ một khoản lỗ tính thuế chưa được ghi
nhận trước đây, một khoản ưu đãi thuế hoặc chênh lệch tạm thời của
các năm trước được dùng để giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành;
- Khoản lợi ích từ lỗ tính thuế chưa được ghi nhận trước đây, từ các
ưu đãi thuế hoặc chênh lệch tạm thời của các năm trước được dùng
để giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại;
- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc ghi giảm, hay hoàn
nhập của khoản ghi giảm năm trước, của tài sản thuế thu nhập hoãn
lại.
3.5. Đặc điểm kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống kế
toán Việt Nam
Theo VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”: Thuế thu nhập
doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu
nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh
đánh thuế hai lần.
3.5. Đặc điểm kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống kế
toán Việt Nam
Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan
khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công
ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc
thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước
ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành.
3.5. Đặc điểm kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống kế
toán Việt Nam
- Tài khoản 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” để phản ánh
số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp, đã nộp và
còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

You might also like