You are on page 1of 4

KIỂM SOÁT CHU KỲ TẾ BÀO

Phân biệt 3 họ protein kiểm soát chu kỳ tế bào (họ protein cyclin, họ protein kinase phụ thuộc
cyclin, họ protein ức chế Cdk – CIP)
- Họ protein Cyclin: 4 loại cyclin
+ G1-cyclin: kiểm soát cuối G1 qua điểm R
+ G1/S-cyclin: kích hoạt Cdk cuối G1 vào S
+ S-cyclin: kích hoạt Cdk khởi động X2 DNA
+ M-cyclin: kích hoạt Cdk thực hiện phân bào
+ Bốn loại cyclin: Cyclin D, E, A và B
 Cyclin D + Cdk 4/6  tổng hợp cyclin E
 Cyclin E + Cdk 2  giúp tbao vào pha S
 Cyclin A + Cdk 2  giúp sao chép DNA
 Cyclin B + Cdk  giúp tb vào M và đến kỳ sau
- Họ protein kinase phụ thuộc cyclin (Cdk)
+ Cdk có hoạt tính kinase khi liên kết Cyclin
+ Cdk phosphoryl hoá protein đích  điều hoà hoạt tính protein đích
+ Mỗi Cdk điều hoà tại 1 điểm trong chu kỳ tế bào
+ Hàm lượng Cdk không thay đổi nhiều trong CKTB
+ Hoạt tính Cdk thay đổi tuỳ hàm lượng Cyclin
MPF (Mitosis – promoting – factor)
MPF = Cdk + Cyclin  kích hoạt phân bào
MPF mất hoạt tính, tế bào vào pha G0/Apoptosis

- Họ protein ức chế Cdk:


+ Một số protein ức chế hoạt tính protein Cdk gồm:
p16: đặc hiệu phức hợp cyclin D – Cdk 4/6
p21, p27: ức chế nhiều loại Cdk (Cdk 2, 4,…)
+ Họ protein ức chế Cdk là CIP
+ CIP ức chế Cdk  CKTB ngừng hoạt động

Phân tích cơ chế điều hoà hoạt động ở 3 điểm kiểm soát trong CKTB (G1, G2, M)
- Điểm G1: kiểm tra DNA, kích thước tế bào, yếu tố tăng trưởng…không đủ  G0 (điểm giới
hạn R, yếu tố tăng trưởng)
- Điểm G2: kiểm tra sự nhân đôi DNA, độ lớn của tế bào và sự tổn thương DNA (kiểm tra sao
chép DNA)
- Điểm M: kiểm tra sự gắn kết ống vi thể tâm động và quyết định sự phân ly NST đơn về 2 cực tế
bào (kiểm tra gắn kết OVT tâm động – tâm động)
 điểm kiểm soát G1 là điểm quan trọng nhất:
 Nếu đủ yếu tố tăng trưởng  qua G1
 Nếu thiếu yếu tố tăng trưởng  vào G0
- Đặc điểm của điểm kiểm soát G1:
+ pRb là mục tiêu tác động của G1 Cdk-cyclin
+ pRb bám E2F  ngăn phiên mã gen cần cho pha S

+ Tín hiệu tăng trưởng kích hoạt G1 Cdk-Cyclin  phosphoryl hoá pRb
+ pRb giải phóng E2F  hoạt hoá phiên mã gen tổng hợp DNA

 Vượt qua điểm kiểm soát G1 phụ thuộc vào sự kích hoạt nhân tố phiên mã E2F

- Đặc điểm của điểm kiểm soát G2:


+ Cyclin G2-Cdk  phosphoryl hoá topoimerase  NST đóng xoắn
+ Cyclin G2-Cdk  phosphoryl hoá lamine A/B/C  vỏ nhân tan rã
+ DNA đứt gãy/ DNA sao chép chưa hoàn chỉnh  tế bào ở G2
- Đặc điểm của điểm kiểm soát M:
+ Kiểm tra sự gắn kết NSt với thoi phân bào
+ Nếu NST gắn kết chính xác tất cả OVT tâm động  Cdc20 kích hoạt APC  APC phân huỷ
securing  kích hoạt separase  separase cắt đứt Scc2 (cohesin) ở tâm  tách thành 2
chromatid đơn

Phân biệt 3 loại gen liên quan cơ chế phát sinh bệnh ung thư do mất kiểm soát CKTB
- 3 loại gen chính có vai trò trong sự hình thành và phát triển của ung thư là: gen ung thư (sinh
ung), gen ức chế khối u (gen đè nén u), gen sửa lỗi bắt cặp sai
- Gen ung thư: là dạng đột biến của gen tiền ung thư
+ Khi gen tiền ung thư bị đột biến, các tbao tăng trưởng quá mức tạo ra 1 dòng tế bào tăng sinh
 gen UT
+ Gen UT hoạt động theo tính trạng trội, vì vậy chỉ cần đột biến 1 alen cũng đủ kích hoạt gen UT
+ Chỉ khoảng 20% ung thư ở người là do mang gen UT

- Gen ức chế khối u:


+ Gen ức chế khối u có thể dùng lại CKTB ngay cả khi gen UT đã được kích hoạt
+ Nếu tb không sửa chữa được DNA bị tổn thương thì gen ức chế khối u sẽ khiến cho tb tự chết
theo chương trình
+ Gen ức chế khối u được mô tả lần đầu tiên trong nghiên cứu của Knudson về dịch tễ của u
nguyên bào võng mạc ở trẻ em
+ Đó là những gen hoạt động theo tính trạng lặn, chức năng của nó chỉ mất đi khi cả 2 alen bị bất
hoạt
+ Cơ chế tác động:
Ở tế bào bình thường, nồng độ và hoạt động của p53 thấp, được protein Mdm2 điều hoà chặt chẽ
Khi DNA hư hại  p53 được tổng hợp tăng lên
P53 kích hoạt gen WAF1  tạo p21 (CIP)  ức chế G1 Cyclin-Cdk  CKTB dừng lại sửa chữa
Nếu tế bào không thể sửa chữa  p53 gây chết tế bào apoptosis

You might also like