You are on page 1of 78

Bài 5 – PHẦN II

KIỂM SOÁT SỰ PHÂN BÀO

Học phần: Sinh học - Di truyền


Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Tươi – ThS. Nguyễn Thị Hải
Đối tượng: Y đa khoa K44
Số tiết: 2

1
MỤC TIÊU 2

1. Trình bày chức năng các thành phần nội bào kiểm soát CKTB
2. Mô tả được cơ chế điều hòa ở 3 điểm kiểm soát của một CKTB
3. Vẽ được sơ đồ minh họa con đường Rb-E2F trong kiểm soát
CKTB
4. Mô tả vai trò của p53 trong con đường Rb-E2F và trong ung thư
5. Trình bày được đặc điểm và vai trò của quá trình apoptosis
6. Phân biệt được hai con đường phát sinh apoptosis
NỘI DUNG 3

A. KIỂM SOÁT CHU KỲ TẾ BÀO


B. KHÁI QUÁT VỀ UNG THƯ
C. SỰ CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH
(APOPTOSIS)
4

Cdk - Cyclin-dependent kinases: các protein kinase phụ thuộc cyclin


MPF - Mitosis-promoting-factor: nhân tố thúc đẩy nguyên phân
CIP - Cdk inhibitor Protein: protein ức chế phức hệ CDK-cyclin
APC - Anaphase-Promoting Complex: phức hợp kích hoạt phân bào
CASPASE – Cytenyl aspartate-specific protease: enzyme phân giải
protein phụ thuộc Cytenyl
DISC - death induring signaling complex: Phức hợp truyền tín hiệu
gây chết
5
6
KIỂM SOÁT CHU KỲ TẾ BÀO

TÍN HIỆU NGOẠI BÀO TÍN HIỆU NỘI BÀO


- Mitogens
- Growth factors Các phân tử kiểm
- Survival factors 3 điểm kiểm soát
soát CKTB CKTB
- Cyclin
- G1
- CDK
- G2
- Họ protein ức chế
-M
Cyclin - CDK
TÍN HIỆU NGOẠI BÀO 7

• Mitogens kích thích tốc độ phân chia tế bào bằng cách loại bỏ các
phân tử nội bào có tác dụng kìm hãm sự tiến triển của chu trình
tế bào trong G1.
• Các yếu tố phát triển Growth factors thúc đẩy sự gia tăng khối
lượng tế bào bằng cách kích thích sự tổng hợp và ức chế sự thoái
hóa của các đại phân tử
• Các yếu tố sống sót Survival factors làm tăng số lượng tế bào
bằng cách ức chế apoptosis.
TÍN HIỆU NỘI BÀO 8

• Kích hoạt các quá trình chính của chu kỳ tế bào


• Giữ chu kỳ tế bào tại các điểm kiểm soát
• Các điểm kiểm soát hoạt động thông qua các tín hiệu nội bào tiêu
cực
• Dựa trên protein kinase được kích hoạt theo chu kỳ
• Hoạt động của cyclin - CDK có thể bị ức chế bởi cả sự phosphoryl hóa
và các protein ức chế
• Phụ thuộc vào quá trình thoái hóa cyclin
• Phụ thuộc vào điều hòa phiên mã cyclin
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 9

Cơ chế phân tử
điều hòa chu kỳ
tế bào
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 10

1. Họ protein cyclin

- Là họ protein đặc hiệu liên kết với Cdk


- Có vai trò hoạt hoá protein enzyme kinase Cdk  giúp kiểm
soát chuyển từ giai đoạn này của chu kỳ tế bào sang giai đoạn
tiếp theo.
- Cyclin định kỳ tăng và giảm nồng độ trong chu kỳ tế bào
eukaryote
- Gồm cyclin D, cyclin E, cyclin A, cyclin B
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 11

1. Họ protein cyclin

Phức hợp cyclin - Cdk Cyclin Cdk


G1 - Cdk Cyclin D Cdk 4, Cdk 6
G1/S - Cdk Cyclin E Cdk 2
S - Cdk Cyclin A Cdk 2
M - Cdk Cyclin B Cdk 1

Phức hợp Cyclin – Cdk trong chu kỳ tế bào


I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 12

1. Họ protein cyclin
- Hàm lượng cyclin D tăng ở đầu và
giữa pha G1
- Cyclin D + Cdk (4,6)  phức hợp
cyclinD/Cdk4,6  thúc đẩy tổng hợp
cyclin E vào cuối giai đoạn G1
- Cyclin E + Cdk(2)  pha S
- Cyclin A + Cdk(2)  sao chép AND
- Cyclin B (cuối G2) + Cdk (1)  tồn tại
đến kỳ sau M
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 13

2. CDK
- CDK (Cyclin – dependent kinase) là một loại kinase có vai trò
phosphoryl hoá một số protein đích  điều tiết hay kích thích các
sự kiện quan trọng trong CKTB và sắp xếp lại các cơ sở vật chất
giúp tế bào chuyển sang pha tiếp theo.

- Cdk được sinh ra ở bào tương,


chỉ hoạt hóa khi được cyclin bám
 không có cyclin, Cdk bất hoạt
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 14

2. CDK

- Hàm lượng Cdk không thay đổi trong CKTB


- Hoạt tính Cdk tuỳ vào hàm lượng và hoạt tính của các cyclin
- Cdk điều hoà CKTB qua hoạt động xúc tác
- Mỗi Cdk điều hoà tại một điểm khác nhau trong chu kỳ tế bào
- Có 20 gen CDK và 29 cyclin trong bộ gen của con người
(Malumbres, 2014).
2. CDK 15

- Cyclin D bám vào các Cdk4,6  phức hợp cyclin D-CDK4,6 – Pha G1
- Cyclin D-CDK4 sẽ phosphoryl hóa các protein Rb - Retinoblastoma
protein
+ Bình thường pRb không được phosphoryl hóa. PRb kết hợp với protein E2F 
phức hợp ức chế sự phiên mã của các gen cần thiết cho tổng hợp DNA  chu kỳ
tế bào ở G1, chưa vào được pha S
- Các pRb bị phosphoryl hóa sẽ tách khỏi protein E2F  E2F thoát ức
chế, được hoạt hóa  kích thích sự phiên mã của nhiều gen (cyclin E,
cyclin A, ADN polymeraza, thymidin kinase,... và cả E2F).
16

Tác động của protein điều


hoà pRb trong chu kỳ tế bào
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 17

2. CDK
- Cyclin E mới sản sinh ra sẽ bám vào các Cdk2  phức hợp cyclin
E-Cdk2, thúc đẩy tế bào tiến từ pha G1 vào pha S. Hàm lượng
cyclinA-Cdk2 cao nhất vào pha S.
- Cyclin B-Cdk1 có chức năng khơi mào quá trình chuyển tiếp
G2/M bằng cách phosphoryl hóa protein lamine màng nhân 
màng nhân phân rã.
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 18

- MPF (Mitosis-promoting-factor) = Cdk + Cyclin


- 2 thành phần của MPF khác nhau ở từng giai đoạn trong CKTB.
- MPF khi có hoạt tính sẽ kích hoạt tế bào phân chia. Khi MPF
mất hoạt tính, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G0 hay vào
apoptosis.
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 19

Quá trình hoạt hóa MPF bất hoạt thành có


hoạt tính tiêu tốn nhiều ATP của tế bào
Hoạt hóa phức hợp Cyclin-Cdk 20

2 con đường
- Cdk được phosphoryl hóa bởi
Cak  Cdk hoạt động sau đó
được liên kết với cyclin tạo phức
hệ Cyclin-Cdk hoạt động.
- Cdk bất hoạt liên kết với cyclin
tạo phức hệ Cyclin-Cdk bất hoạt.
Phức hệ này được Cak
phosphoryl hóa  hoạt động
MPF - Mitosis-promoting-factor 21
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 22

3. Họ protein ức chế CDK

3.1. Ức chế phosphoryl: bởi sự phosphoryl hóa ở một cặp axit


amin gần trung tâm hoạt động của Cdk
VD: Hoạt động trái ngược của 2 protein kinase Wee1  ức chế và
Cdc25  tăng cường hoạt động của Cdk-cyclin
+ Wee1: Gắn các gốc phosphat vào Cdk1  ức chế Cyclin-Cdk
trước nguyên phân
+ Cdc25: Gỡ các gốc phosphate khỏi Cdk1  bắt đầu nguyên phân
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 23

 Cơ chế điều tiết


này đặc biệt quan
trọng trong việc
kiểm soát hoạt động
của M-Cdk tại pha
nguyên phân
I. CÁC PHÂN TỬ KIỂM SOÁT CKTB 24
SỰ THOÁI HÓA CYCLIN 25

Xảy ra bởi một cơ chế phụ thuộc vào ubiquitin  phá hủy
cyclin trong proteasomes (2 ligases ubiquitin là SCF và APC)
SỰ THOÁI HÓA CYCLIN 26

SCF
- Hoạt động của SCF là không đổi trong CKTB
- Trong giai đoạn G1 và S, SCF gắn ubiquitin và phân hủy các dòng
G1/S-cyclin và một số CIP protein kiểm soát sự khởi đầu pha S
- Chỉ những Protein phosphoryl hóa đặc biệt mới được nhận biết
SỰ THOÁI HÓA CYCLIN 27

APC
- Là phức hợp thúc đẩy kì sau (anaphase promoting complex) - chịu
trách nhiệm cho sự thoái hóa của M-cyclins trong giai đoạn M.
- Hoạt động của APC thay đổi ở các giai đoạn khác nhau của CKTB
- APC hoạt hóa chủ yếu bằng cách bổ sung các tiểu đơn vị kích hoạt
vào phức hợp
- Mục tiêu: Cyclin S và M
HOẠT ĐỘNG CỦA 3 ĐIỂM KIỂM SOÁT TRONG CKTB 28

- Là điểm mà tại đó chu kỳ tế bào có thể được


tạm dừng cho đến khi có điều kiện phù hợp
cho tế bào bước vào giai đoạn tiếp theo.

- Các điểm kiểm tra thường hoạt động


thông qua các tín hiệu nội bào âm tính
 Điểm kiểm soát G1: (G1-check point)
 Điểm kiểm soát G2: (G2-check point)
 Điểm kiểm soát pha M: (M-check point)
HOẠT ĐỘNG CỦA 3 ĐIỂM KIỂM SOÁT TRONG CKTB 29

Điểm kiểm soát G1


− Là điểm quan trọng nhất (?), xuất hiện cuối pha G1
− Kiểm tra: Sự tổn thương DNA, kích thước tế bào, sự hiện diện của
các yếu tố tăng trưởng. Nếu không đủ điều kiện, tế bào không
được phép vào pha S  Giai đoạn nghỉ hoặc thoái hóa
− Các protein cần thiết: cyclin D và Cdk 4,6.
− Tế bào sẽ chỉ vượt qua điểm kiểm tra nếu nó có kích thước phù
hợp và có dự trữ năng lượng đầy đủ
HOẠT ĐỘNG CỦA 3 ĐIỂM KIỂM SOÁT TRONG CKTB 30

Điểm kiểm soát G1

Khi vượt qua điểm giới hạn R của điểm


KS G1, tế bào sẽ tiếp tục vào giai đoạn
sau mà không đòi hỏi các nhân tố tăng
trưởng cho đến khi hoàn tất CKTB
Tế bào ung thư không có điểm kiểm Vẽ sơ đồ minh họa và giải
soát này, do đó, tế bào ung thư tiếp thích con đường Rb-E2F
tục phân chia, thậm chí trong điều trong kiểm soát chu kỳ tế
kiện môi trường nghèo dinh dưỡng. bào.
Điểm kiểm soát G2 31

- Kiểm tra: mức độ tự nhân đôi của AND, độ lớn của tế bào, các
đoạn DNA bị hỏng… trước khi tế bào vào giai đoạn phân chia
- DNA bị hỏng sẽ gửi tín hiệu đến một loạt các kinase protein
phosphoryl hóa → bất hoạt phosphatase Cdc25 → ngăn quá trình
khử phospho và kích hoạt M-Cdk → ngăn sự xâm nhập vào nguyên
phân. Khi hư hỏng DNA được sửa chữa, tín hiệu ức chế sẽ bị tắt và
quá trình phát triển chu trình tế bào lại tiếp tục.
- Các đột biến trên các gen tham gia vào điểm kiểm soát này đều
được tìm thấy ở nhiều dòng tế bào ung thư của người.
Điểm kiểm soát G2 32

Các gen hoạt động tổng hợp các protein cần thiết cho phân bào
(protein hạt nhân cần thiết để ngưng tụ chromatin thành NST,
tubulins để tạo vi ống, ... )
Chỉ khi các thành phần này và các protein cần thiết khác đạt đến
ngưỡng tế bào mới có thể bắt đầu phân bào.
Một số hoạt chất thực vật (vinblastine, taxol, colchisine) có thể tác
động lên điểm kiểm soát G2 thông qua cơ chế tác động lên sự
trùng hợp và sự khử trùng hợp ống vi thể tubulin)
HOẠT ĐỘNG CỦA 3 ĐIỂM KIỂM SOÁT TRONG CKTB 33

Điểm kiểm soát M


- Cuối kỳ giữa, trước kỳ sau.
- Kiểm tra: mức độ bám của các NST vào thoi phân bào, sự phân ly
của các NST về các cực tế bào.
- Họ protein Cohesin: Duy trì liên kết các chromatide đến kì sau
(Structural Maintenance of Chromosomes (SMC)
Điểm kiểm soát M 34

- Các tín hiệu phân bào được


truyền tới phức hợp kích
hoạt phân bào APC
(Anaphase-Promoting
Complex)
- APC hoạt hóa các protein
có nhiệm vụ loại bỏ cohesin
gắn kết 2 chromatid chị em
với nhau.
35
KHÁI QUÁT VỀ UNG THƯ
KHÁI NIỆM UNG THƯ 37

• Ung thư: là một dạng bệnh lý tế bào, là rối loạn ở mức độ tế bào,
do các protein tham gia điều khiển chu trình tế bào không còn
hoạt động chính xác, làm tế bào phát triển và phân chia vô hạn,
không kiểm soát, hình thành khối u.
• Khối u lành tính: các tế bào chỉ phát triển tại nơi nó sinh ra
• Khối u ác tính: các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban
đầu, theo máu và bạch huyết đến các nơi khác nhau trong cơ thể
nhiều khối u khác nhau (di căn - metastasis).
ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO UNG THƯ 38

• Tránh được apoptosis, phát triển vô hạn


• Tự cung cấp các yếu tố phát triển
• Không nhạy cảm đối với các yếu tố chống
tăng sinh
• Tốc độ phân bào nhanh
• Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào
• Không có khả năng ức chế tiếp xúc
• Khả năng xâm lấn, di căn
• Khả năng tăng sinh mạch máu
CƠ CHẾ PHÁT SINH UNG THƯ 39

Nguồn gốc của mọi khối u đều bắt nguồn từ sự rối


loạn vật chất di truyền
Sự tiến hóa của tế bào ung thư
Chọn lọc

Chọn lọc
Số lượng đột biến cần để hình thành ung thư
CƠ CHẾ PHÁT SINH UNG THƯ 42

Gen tiền ung thư Gen ức chế khối u

Chất truyền tín hiệu Chất truyền tín hiệu

Ngừng phân bào hoặc Kích hoạt tổng


Tăng trưởng tế khởi động apoptosis hợp enzyme
Phân bào bào khi có sai hỏng sửa chữa
GEN TIỀN UNG THƯ 43

• Là những gene tham gia vào các


quá trình điều hòa sự tăng
trưởng bình thường của tế bào
và cơ thể.
• Gen tiền ung thư bị đột biến (Đột
biến trội hoặc đột biến giành
chức năng) biểu hiện quá mức
tín hiệu  tế bào tăng sinh 
gen ung thư (oncogene).
GEN TIỀN UNG THƯ 44

• Gen mã hóa nhân tố tăng trưởng tiết (SIS)


• Gen mã hóa thụ thể bề mặt tế bào (ERBB, FMS)
• Gen mã hóa các thành phần hệ thống dẫn truyền tín hiệu
nội bào (họ RAS, ABL)
• Gen mã hóa protein nhân bám ADN, gồm cả các nhân tố
phiên mã (MYC, JUN)
• Gen mã hóa các thành phần mạng lưới cyclin, CDKs, chất ức
chế kinase (MDM2).
GEN UNG THƯ 45

 Nguồn gốc: hầu hết có nguồn gốc từ gen tiền ung thư, phần nhỏ
từ virus.
 Ký hiệu: tiền tố ‘c’ (viết tắt của celllular cancer), ví dụ c-myc, c-
abl. Alen bình thường ký hiệu bằng tiền tố ‘n’, ví dụ n-ras’...
• Gen ung thư do restrovirus truyền sang được gọi là v-onc
 Cơ chế hoạt hóa gen tiền ung thư thành gen ung thư:
• Khuếch đại gen
• Đột biến điểm
• Chuyển đoạn tạo ra gen dung hợp mới
• Chuyển đoạn làm gen tới vùng nhiễm sắc hoạt hóa phiên mã
GEN ỨC CHẾ KHỐI U 46

• Gen mã hóa protein điều hòa


hoặc ức chế quá trình diễn tiến
chu trình tế bào: p16, p21
Gen ức chế khối u bị đột biến
• Gen mã hóa các thụ thể của các
(đột biến lặn hoặc đột biến
nhân tố tăng trưởng/hormone
mất chức năng)  gián đoạn
ức chế tăng sinh: TGF-beta
hoặc dừng sửa chữa  tế bào
• Gen mã hóa protein tham gia
tích lũy đột biến  tránh
điểm giới hạn (Rb) hoặc kiểm
apoptosis  ung thư.
soát chu trình tế (p53).
GEN ỨC CHẾ KHỐI U Rb-1 (13q14) 47

- Gene Rb-1 mã hóa protein pRb có hoạt tính dừng biểu hiện các
gen cần thiết để tế bào đi vào pha S. pRB-1 ức chế sự phiên mã
gen bằng cách liên kết vơi E2F
- Đột biến Rb-1 (dịch khung hoặc mất đoạn)  xuất hiện sớm
“stop codon”  protein biểu hiện mất hoạt tính.
- Gen võng mạc nguyên bào (Rb) ban đầu được xác định là gen
liên quan đến ung thư võng mạc di truyền. Tuy nhiên, đột biến
Rb được tìm thấy trong một số khối u trung mô và biểu mô ác
tính phổ biến.
GEN ỨC CHẾ KHỐI U P53 (17p13) 48

- p53 là nhân tố phiên mã được mã hóa bởi gen TP53.


- Vai trò: Khi có tín hiệu ADN sai hỏng  phosphoryl hóa và ổn
định p53  tăng cường phiên mã các gen phụ thuộc p53  ức
chế tế bào phân chia (gene p21), điều hòa chết theo chương
trình (PUMA và PIG3).
- TP53 đột biến  p53 mất chức năng  tiếp tục sao chép ADN
sai hỏng  tiếp tục tích lũy thêm các đột biến  hình thành tế
bào ung thư.
ĐIỀU TRỊ 49

• Theo WHO, năm 2018 thế giới có 9.8 triệu ca tử vong vì ung thư.
Tỉ lệ mắc ung thư cũng được thống kê chi tiết, theo đó tỉ lệ mắc
bệnh được ghi nhận :
- Australia 799/100.000 người
- Mỹ 652/100.000 người
- Trung Quốc 301/100.000 người,...
• Ở đất nước 96 triệu dân của chúng ta, số ca mắc ung thư trong
năm 2018 là 164,7 ca trong đó có 114,9 ca tử vong. Dù tỉ lệ mắc
ung thư ở Việt Nam không cao nhưng khi mắc thì đa số ( 69,76%)
sẽ chết, thường là do phát hiện muộn.
SỰ CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH
Chu kỳ tế bào bình thường 51

Tế bào hình thành từ


nguyên phân

Tế bào trưởng thành Tế bào trưởng thành và


và tiếp tục phân chia không phân chia nữa
Tế bào
gan

Tế bào biểu mô Tế bào não


Tế bào máu Tế bào thần kinh
Tế bào gốc Tế bào cơ
Sự sống và sự chết của tế bào 52

Tại sao tế bào chết?


- Bị biến đổi • Sự sống của tế bào
• Sự phân chia của tế
- Bị đột biến bào
- Bị tổn thương
- Chạm giới hạn phân chia
Tế bào chết như thế nào?
• Sự chết của tế bào
- Apoptosis (chết theo • Sự không phân chia
chương trình) của tế bào
- Necrosis (hoại tử)
Sự hoại tử 53

- Khi tế bào bị chết vì bệnh lý (chấn


thương, viêm, thiếu máu) 
Màng tế bào bị hư hại  tế bào
phồng lên, và các thành phần của
nó rò rỉ ra ngoài màng plasma →
thường gây viêm trong mô xung
quanh tế bào chết.
- Đặc điểm: lộn xộn và gây ra một
phản ứng miễn dịch của viêm
Apoptosis 54

- Các tế bào không còn cần


thiết/sai hỏng bị phá hủy bởi một
quá trình tự tử được điều khiển
chặt chẽ gọi là chết tế bào lập
trình – apoptosis.
- Apoptosis là hiện tượng tế bào
chết sinh lý: bào quan còn nguyên
vẹn, bào tương không rò rỉ 
không có phản ứng viêm.
Apoptosis 55

- Gồm 3 giai đoạn:


1. GĐ đầu: Tế bào giảm thể tích, mất nước, co lại, tách khỏi các tế
bào lân cận, nhân phân mảnh, mất sự ổn định ty thể. Các sợi
lamins và actin phân cắt  bộ xương TB bị phá vỡ
2. GĐ giữa: ADN tiếp tục bị phân cắt
3. GĐ cuối: Những mảnh ADN và các bào quan được đóng gói vào
các túi nhỏ, nảy chồi trên màng tế bào  thể apoptotic  được
các đại thực bào dọn dẹp
Apoptosis 56

- Đặc điểm: gọn gàng và


không giải phóng vật liệu ra
môi trường → không gây
viêm.
- Hai thành phần chính
tham gia: Caspase và thụ
thể chết Phân biệt apoptosis và
necrosis
Apoptosis 57

- Apoptosis được thực hiện bởi các enzyme phân giải protein gọi là
caspases – phân giải các protein cụ thể trong nhân tế bào và bào
tương.
- Caspases tồn tại trong tất cả các tế bào ở trạng thái không hoạt
động pro-caspases, thường được kích hoạt bởi sự phân cắt của các
caspases khác, tạo ra một dòng thác caspase phân giải protein.
- Quá trình kích hoạt được khởi xướng bằng các tín hiệu tử vong
ngoại bào hoặc nội bào kích hoạt pro-caspases
- Kích hoạt caspases được điều chỉnh bởi các thành viên của họ
protein Bcl-2 và IAP
THÀNH PHẦN CHÍNH THAM GIA APOPTOSIS 58

1. CASPASE
- Caspase (cysteine – aspartic protease)) là họ enzyme protease phụ
thuộc cysteine đóng vai trò thiết yếu trong sự chết tế bào theo
chương trình và viêm.
- Caspase gây viêm gồm: 1, 4, 5, 11, 12, 13, 14
- Caspase liên quan đến apoptosis gồm: 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 15.
- Caspase được tổng hợp như một tiền chất không hoạt động (pro-
caspase) và chỉ được kích hoạt trong tế bào trong quá trình
apoptosis.
THÀNH PHẦN CHÍNH THAM GIA APOPTOSIS 59

1. CASPASE

- Có 2 lớp chính của apoptotic caspase: khởi phát và thực thi


+ Caspase khởi phát: tồn tại dưới dạng monomer procaspase
không hoạt động, hòa tan trong bào tương, có cấu trúc miền nhận
diện (1 tiểu đơn vị lớn, 1 nhỏ)
+ Caspase thực thi: Khi có tín hiệu apoptosis  kích hoạt sự lắp
ráp caspase khởi xướng lại với nhau thành các phức hợp lớn  kích
hoạt protease  kích hoạt caspase thực thi
1. CASPASE 60

- Hai procaspase không hoạt


động được phân cắt ở 2 vị
trí. Sau đó, các tiền chất ở
đầu NH2 sẽ được giải
phóng, các đầu COOH trải
qua một quá trình sắp xếp
lại phức tạp để 2 procaspase
sẽ kết hợp với nhau tạo
thành một tetramer 
caspase hoạt động.
1. CASPASE 61

- Một nhóm nhỏ các caspases khởi


phát hoạt động có thể kích hoạt
nhiều các caspases thực thi tạo
thác khuếch đại. Những caspases
thực thi này tác động lên các
protein nội bào để phá vỡ chúng.
- Mỗi caspase thực thi cụ thể nhắm
mục tiêu đến các protein cụ thể,
không phải mọi protein bào
tương
THÀNH PHẦN CHÍNH THAM GIA APOPTOSIS 62

2. THỤ THỂ CHẾT

- Nằm trên bề mặt tế bào, xuyên màng, có một miền liên kết
ngoại bào, một miền xuyên màng đơn và một miền chết nội
bào.
- Gắn với chất gắn gây chết  hoạt hoá dòng thác caspase trong
vài giây  khởi phát tín hiệu apoptosis
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 63

1. Con đường nội


bào thông qua ty thể
- Ty thể đóng vai trò chính trong điều hòa quá trình chết của tế bào
do chứa nhiều protein Cytochrome-C (thuộc nhóm pro-apoptotic).
- Các kích thích đặc hiệu đối với tế bào: Thiếu O2 nội bào, tổn
thương DNA quá lớn, nồng độ Ca2+ quá cao trong bào tương, tia
UV, mất nhân tố tăng trưởng, virut, … có thể dẫn đến kích hoạt
apotosis.
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 64

1. Con đường nội


bào thông qua ty thể
- Họ protein Bcl-2 bao gồm các protein pro-apoptotic và anti-
apoptotic đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa apoptosis,
đặc biệt là con đường thông qua ty thể.
- Dựa trên chức năng của chúng và các miền tương đồng Bcl-2 (BH),
họ protein Bcl-2 được chia thành ba nhóm
1. Pro-apoptotic gồm 2 nhóm: Bax, Bak (thiếu BH4) và Bid, Bad
(chỉ có miền BH3)
2. Anti-apoptotic: Bcl-2, Bcl-xL
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 65

1. Con đường nội


bào thông qua ty thể

Protein đáp ứng apoptosis

RL Pro-apoptotic Anti-apoptotic
• Bax, Bak (thiếu BH4 - ức • Bcl-2, Bcl-xL
chế chết) và Bid và Bad (chỉ • Định vị trên màng ngoài ty thể
có BH3 – thúc đẩy cái chết)
• Bảo vệ tế bào khỏi các kích thích
• Nằm trong bào tương apoptotic
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 66

1. Con đường nội bào


thông qua ty thể

- Khi có tín hiệu kích thích apoptosis (tổn thương DNA, mất yếu tố
tăng trưởng, stress tế bào)  nhóm pro-apoptotic sẽ được kích
hoạt, tăng biểu hiện  đến tương tác với nhóm anti-apototic 
mở kênh thấm trên màng ty thể  cytochrome C từ ty thể được
giải phóng ra bào tương
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 67

1. Con đường nội


bào thông qua ty thể
• Cytochrom c liên kết với APAF1 và kích hoạt nó. Bảy protein Apaf1
được kích hoạt tạo thành một phức hợp vòng lớn gọi là
apoptosome
• Mỗi protein Apaf1 chứa một miền liên kết caspase (CARD) và
chúng được nhóm lại trên trung tâm của apoptosome. Các CARD
liên kết các miền tương tự trong các phân tử multiplecaspase-9 →
kích hoạt caspase-9 → kích hoạt caspase-3,7.
• Kích hoạt enzyme PARP (poly ADP ribose polymerase) làm phân
mảnh DNA → apoptosis
HAI CON ĐƯỜNG KHỞI PHÁT APOPTOSIS 68

1. Con đường ngoại bào


thông qua thụ thể màng
 Chất gắn chết ở ngoại bào (CD95L, TNF, TRAIL) kích hoạt các thụ thể
tử vong: Fas, TNFαR, DR3, DR4, DR5 và DR6 bằng các phối tử tương
ứng.
Các thụ thể tử vong được oligome hóa, dẫn đến kích hoạt các thác
caspase. Liên kết của Fas- thụ thể kích hoạt caspase khởi tạo caspase-
8 thông qua protein bộ điều hợp FADD.
Caspase-8 được kích hoạt kích thích quá trình apoptosis thông qua
trực tiếp phân tách và kích hoạt caspase-3, hoặc tách ra Bid, một loại
protein Bcl-2 pro-apoptotic.
ỨC CHẾ APOPTOSIS 1. Chất ức chế ngoại bào 69

Thụ thể mồi nhử


- Tăng ngưỡng kích hoạt apoptosis bằng cách sử dụng các chất ức
chế được gọi là thụ thể mồi nhử trên bề mặt của tế bào đích.
- Luôn có một số thụ thể chết Fas trên bề mặt tế bào nhưng thường
không đủ để kích hoạt quá trình apoptosis.
- Các thụ thể mồi nhử làm tăng ngưỡng kích hoạt bằng cách cạnh
tranh với các thụ thể chết Fas để liên kết với phân tử tín hiệu Fas.
- Nếu tế bào bị nhiễm virus và cần bị tiêu diệt, tế bào sẽ biểu hiện
thêm nhiều thụ thể chết của Fas tăng khả năng liên kết với
phân tử tín hiệu  apoptosis.
ỨC CHẾ APOPTOSIS
2. Chất ức chế nội bào 70

Họ protein Bcl-2
- Bcl-2 hoặc ức chế hoặc thúc đẩy apotosis
- Ức chế apoptosis theo 2 cách:
+ Kiểm soát sự hoạt hóa các caspase:
+ Làm gián đoạn các kênh cytochrome trên ty thể
ỨC CHẾ APOPTOSIS
2. Chất ức chế nội bào 71

IAPs
- IAPs – inhibitor of apoptosis proteins (protein ức chế apoptosis):
NAIP (TB thần kinh); c-IAP1/HIAP-2, c-IAP2/HIAP1, XIAP/hILP.
- Ức chế chuyên biệt hoạt động caspase 3, 7, 9  bảo vệ tế bào
khỏi apoptosis gây ra bởi Fas/caspase 8
- XIAP, c-IAP1, c-IAP2 gắn trực tiếp vào procaspase 9  ức chế sự
xử lý và hoạt hóa bởi cytochrome c.
72
IAPs liên kết với caspase
được hoạt hóa trong dịch
bào ngăn chặn các
caspase vô tình được kích
hoạt để phá hủy tế bào
một cách ngẫu nhiên 
quá trình apoptosis, ty
thể cần giải phóng
cytochrome c và các
thuốc chống IAP như
DIABLO (Smac)
và HTRA2 (Omi)
ỨC CHẾ APOPTOSIS 2. Chất ức chế nội bào 73

FLIP/FAIM
- FLIP/FAIM ức chế và
MSSP điều hòa con
đường caspase-8 trong
tuyến ức không có miền
hiệu ứng chết.
74
VAI TRÒ CỦA APOPTOSIS 75

1. Trong trị liệu ung thư


- Tế bào ung thư  biểu hiện quá ít Apoptosis
+ Các tế bào khối u (chứa đột biến) không thể đi vào Apoptosis mà
còn có thể kháng lại các tác nhân này, còn làm các tế bào bình
thường ở kế bên bị ảnh hưởng  vẫn có cơ chế vào apoptosis và
chết
 Mục tiêu của liệu pháp điều trị ung thư hiện nay là làm cho tế bào
ung thư chết đi mà không gây ra quá nhiều tác hại đến tế bào bình
thường  kích hoạt khối u vào apoptosis
VAI TRÒ CỦA APOPTOSIS 76

2. Trong quá trình phát triển phôi

+ Là quá trình phát triển bình


thường: biệt hóa, tăng sinh,
nội cân bằng, điều hòa chức
năng của hệ miễn dịch và loại
bỏ các tb có hại của sinh vật
đa bào.
VAI TRÒ CỦA APOPTOSIS 77

2. Trong quá trình phát triển phôi

- 1 ngày ở người có khoảng 100 tỷ tế bào chết đi = sinh ra.


- Apoptosis phát hiện và loại bỏ tế bào già, kiểm soát tỷ lệ phân bào
và tế bào chết
- Ví dụ:
1. Trung thận thoái hóa giúp hậu thận phát triển.
2. Mô giữa các ngón biến đi  ngón tay (chân) tách ra.
3. Thoái hóa ống Muller (Wolff) trong quá trình biệt hóa đường sinh
dục nam (nữ).

You might also like