You are on page 1of 8

1

Mục lục
Mở đầu ............................................................................................................................ 2

Nội dung .......................................................................................................................... 2

I. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................................... 2

1.1. Bối cảnh thế giới.................................................................................................. 2

1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................................ 3

II. Nội dung chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1986 - 2006 ................. 3

2.1. Chính sách tiền tệ ................................................................................................ 3

2.2. Chính sách đầu tư ................................................................................................ 4

2.3. Chính sách xuất nhập khẩu ................................................................................. 4

2.4. Xây dựng và củng cố một hệ thống pháp luật gắn với kinh tế đối ngoại ............ 5

III. Đánh giá chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1986 – 2006................. 5

Kết luận........................................................................................................................... 6

Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................ 7

Phụ lục ............................................................................................................................ 8


2

Mở đầu
Là một tất yếu khách quan bắt nguồn từ những khác biệt giữa các nước về điều
kiện tự nhiên, về trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế đối ngoại đã trở thành
một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tái sản xuất xã hội, là một hợp phần quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ hơn về tiến trình xây dựng và phát triển của
kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, em xin chọn đề bài 05: “Phân tích và đánh giá về chính
sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam thời kì 1986 – 2006” làm bài tập học kỳ của mình.

Nội dung
I. Bối cảnh lịch sử
1.1. Bối cảnh thế giới
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu thế nổi bật và
tất yếu chi phối thời đại. Bất kì một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển phải mở cửa,
hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cách mạng khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn
ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ, làm thay đổi các quan hệ kinh tế thế giới theo hướng:
- Các nước tư bản phát triển tiến hành chính sách điều chỉnh kinh tế theo
hướng tập trung vào các ngành có hàm lượng KHCN cao, thực hiện điều tiết kinh tế
chủ yếu thông qua các công cụ vĩ mô, tư nhân hoá khu vực kinh tế nhà nước, tăng cường
vai trò của kinh tế tư nhân.
- Các nước đang phát triển như Đông Á và Đông Nam Á cũng thực hiện cải
cách kinh tế bao gồm cải cách cơ cấu và xác định đúng chiến lược kinh tế để nâng cao
sức cạnh tranh và phát triển, mở cửa hội nhập và liên kết kinh tế, khuyến khích xuất
khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - coi đây là động lực phát triển kinh tế.
- Các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước các khó khăn chồng chất đã tiến hành
cải cách kinh tế nhằm khắc phục cơ chế kế hoạch hoá hành chính chỉ huy, chuyển đổi
sang kinh tế thị trường. Cải cách kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đã đạt được những
thành tựu to lớn và là tấm gương cho Việt Nam tham khảo.
3

1.2. Bối cảnh trong nước


- Sau khi đất nước giải phóng cho tới 1985, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đã được áp dụng
rộng rãi trên cả nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế,
nhưng nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp vẫn tăng chậm, hơn nữa, có xu
hướng giảm sút và rơi vào khủng khoảng. Nguồn viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn
và hàng hoá vật tư, nguyên liệu và hàng hoá tiêu dùng bị cắt giảm đáng kể, bao vây cấm
vận của đế quốc Mỹ ngăn cản Việt Nam bình thường hoá quan hệ với thế giới.
- Nhiều cải tiến quản lý thử nghiệm được bắt đầu từ năm 1981 với khoán
trong nông nghiệp, điều chỉnh kế hoạch, mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp quốc
doanh. Tuy nhiên các cải tiến cục bộ này vẫn chưa làm thay đổi căn bản thực trạng nền
kinh tế, khủng khoảng kinh tế vẫn rất trầm trọng. Vì vậy đổi mới toàn diện nền kinh tế
mà đặc biệt là kinh tế đối ngoại trở thành yêu cầu cấp bách ở nước ta.

II. Nội dung chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1986 - 2006
2.1. Chính sách tiền tệ
Từ 1986-1990 hệ thống Ngân hàng nói riêng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở
giai đoạn cao trào nhất của cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế - chính trị - xã hội kéo
dài từ trước Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI (1986). Đồng tiền mất giá, niềm tin
của công chúng về đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng. Tiền trong Ngân hàng luôn luôn
ở tình trạng khan hiếm, thiếu thanh khoản; tiền trong lưu thông thì liên tục gia tăng số
lượng và giảm sức mua một cách thảm hại. Tốc độ tăng doanh số thu nợ rất thấp.
Trước tình thế đó, một liệu pháp “sốc” của Ngân hàng nhà nước Việt nam được
đề xuất đầu năm 1989 bằng cách đột ngột tăng lãi suất huy động lên đến 10% và
12%/tháng (120%/năm) và cho phép mở rộng nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh vàng.
Kết quả là chỉ trong vòng 2 đến 3 tháng đầu năm 1989 số dư huy động tiết kiệm đã dâng
cao hơn doanh số tiết kiệm luỹ kế trong 10 năm trước đó; Giá vàng và giá USD giảm
lần lượt là 43% và 30% so với tháng 1/1989; lạm phát giảm rõ rệt.
4

2.2. Chính sách đầu tư


Nhà nước chủ trương tiếp tục chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài
thông qua một số văn bản: Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính
phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, Nghị quyết của Chính phủ số 09/2001/NQCP ngày 28/8/2001 về
tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005,
Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số
biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính cũng được chú
trọng: Ngày 05/8/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 87-CP về việc ban hành quy
chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; ngày 07/11/1998, Chính phủ
ban hành Nghị định số 90/1998/NĐ-CP về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài,…
Hoạt động đầu tư ra bên ngoài cũng được đẩy mạnh: ngày 14/4/1999, Chính phủ
ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam…
2.3. Chính sách xuất nhập khẩu
Mục tiêu của mô hình tận dụng thời cơ hướng tới xuất khẩu là tận dụng mọi lợi
thế so sánh và điều kiện mở cửa thị trường Mỹ để phát triển nuôi trồng thủy sản, ngành
công nghiệp chế biến thu hút nhiều lao động với yêu cầu tay nghề thấp. Ngoại lực là
quan trọng, nội lực là quyết định. Giai đoạn này đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu dần vượt qua giá trị GDP của cả nước, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam
được thị trường quốc tế chấp nhận. Xóa đói giảm nghèo đợc cộng đồng quốc tế ghi
nhận, tạo được bước đi vững chắc cho nước ta trở thành thành viên của WTO.
Về hoạt động xuất - nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
22/2000/CT-TTg về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ
2001-2010; ngày 04/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg, quy định cơ chế quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu thời kỳ 20012005;
ngày 08/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết
5

thi hành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Thị
trường xuất-nhập khẩu được mở rộng với việc ngày 31/7/1998, Chính phủ ban hành
Nghị định 57/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.
2.4. Xây dựng và củng cố một hệ thống pháp luật gắn với kinh tế đối ngoại
Quốc hội đã ban hành một hệ thống các luật gắn với kinh tế đối ngoại: Luật
Thương mại, Luật đầu tư nước ngoài (bổ sung, sửa đổi), Luật Hải quan, Luật Ngân
hàng, Luật Bảo hiểm… trong đó, Luật đầu tư nước ngoài được đánh giá là cởi mở, đổi
mới nhất trong khu vực.
Ngoài ra, Chính phủ ban hành hàng loạt các chỉ thị, chương trình hành động và
quyết định quan trọng liên quan đến các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
chính sách xuất nhập khẩu,…
III. Đánh giá chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1986 – 2006
Trong thời kỳ 1986-2006, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam phát huy
tác dụng hiệu quả, đã làm thay đổi nền kinh tế nhiều so với thời kì trước đó và đạt được
nhiều thành tựu đáng ghi nhận như sau:
- Nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém
phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,6 %/năm. Đặc biệt, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân những năm 1992-1997 đạt 8,7%, mức cao nhất đạt 9,4% vào
năm 1995.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm sau khi gia nhập WTO là 6,53%. 1 Đây là
tốc độ tăng trưởng được các chuyên gia đánh giá là ở mức cao và là thành tựu hết sức
to lớn nếu xét trong điều kiện khó khăn (thiên tai, dịch bệnh, biến động kinh tế vĩ mô
trong nước, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu…).

1
Bảng 1 – Phụ lục
6

- Đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh,
góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Mặc dù quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nhưng Việt Nam đã hội nhập trên tất
cả các cấp độ, tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi giá trị cung ứng.
- Xuất khẩu của Việt Nam đạt được nhiều sự vượt trội
- Thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu nhiều thành tựu mới về khoa học, công
nghệ và kỹ năng quản lý.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là nâng cấp cơ sở hạ tầng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt
trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta thời kì này. Chính sách kinh tế đối ngoại
của chúng ta cần tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch đối ngoại,
nhất là hệ thống sân bay, bến cảng, đường giao thông, đặc biệt là đường cao tốc, kho
tàng đặc chủng, bến bãi lưu giữ và trung chuyển đạt tiêu chuẩn quốc tế, mạng thông tin
liên lạc viễn thông hiện đại.2

Kết luận
Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 1986 – 2006 đã góp phần
nâng cao trình độ của lao động, tạo ra tư duy sản xuất - điều kiện mới, lấy chất lượng,
hiệu quả làm thước đo, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí của hàng hoá, dịch
vụ, tạo đà để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với quá trình
phân công, chuyên môn hoá và hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực.

2
Theo NCS. Nguyễn Đình Quỳnh, Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Hàng hải, “Một số thành tựu trên lĩnh vực
kinh tế đối ngoại thời kì đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, sô 32 – 11/2012
7

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.147;
2. NCS. Nguyễn Đình Quỳnh, Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Hàng
hải, “Một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại thời kì đổi mới ở Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, sô 32 – 11/2012;
3. “Giai đoạn 1986 – 2006”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, link:
https://moit.gov.vn/so-cong-
thuong?p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_Ce
jLgprACVWs&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=
column-
1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_IN
STA
NCE_CejLgprACVWs_lichSuId=2&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSup
ortlet_INSTANCE_CejLgprACVWs_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailLi
chSuPhatTrien.jsp;

4. Nguyễn Độ - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “Hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới”, Tạp chí điện tử Tài chính, link:
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/hoi-nhap-kinh-
tequoc-te-cua-viet-nam-sau-gan-30-nam-doi-moi-92809.html
8

Phụ lục

You might also like