You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


BÀI BÁO CÁO

“VĂN HÓA VÙNG MIỀN TRONG

TRUYỀN THÔNG”

Nhóm: ....................
Lớp: 222_71CULT20222_....................
Giảng viên hướng dẫn: ....................

TP. Hồ Chí Minh, tháng ……. /2023

1
Nhóm tám

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

ĐIỂM

STT HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC (thang
TÊN
điểm 10)

10

Tp. HCM, ngày tháng năm 2022


Trưởng nhóm
Ký và ghi rõ họ tên

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 2


Nhóm tám

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 3


Nhóm tám

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
NỘI DUNG..........................................................................................................
I/ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ CỦA VẬT THỂ, PHI VẬT THỂ CỦA VÙNG
...............................................................................................................................6
A. THỪA THIÊN - HUẾ.................................................................................... 6
B. THANH HOÁ..................................................................................................7
C. NGHỆ AN........................................................................................................7
D. HÀ TĨNH.........................................................................................................8
E. QUẢNG BÌNH................................................................................................ 8
F. QUẢNG TRỊ....................................................................................................9
II/ Ý TƯỞNG GIAN HÀNG................................................................................10
KẾT LUẬN...........................................................................................................18
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 19

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 4


Nhóm tám

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với những người có một tâm hồn say mê với việc tìm tòi khám phá các vẻ đẹp
văn hoá của các vùng miền trên đất nước Việt Nam rộng lớn thì chắc hẳn cũng sẽ biết
đến một vùng miền, nơi tập hợp các nền văn hoá khác nhau và đồng thời là cái nôi của
các nghệ thuật dân gian Việt Nam lâu đời - Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ là vùng miền
không chỉ nổi tiếng với sự sự đa dạng phong phú trong ẩm thực mà còn được biết đến
rộng rãi nhờ những chất thơ, chất tình mà phong cảnh Bắc Trung Bộ đem lại. Không thể
phủ nhận rằng Bắc Trung Bộ còn là một trong những nơi mà hiện diện nhiều các di tích
văn hoá, các công trình kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Bắc Trung Bộ nhận được nhiều sự công nhận, cũng như sự chú ý của các khách du
lịch đến từ các vùng miền khác thậm chí các nước láng giềng một phần chính là do bị thu
hút bởi cái lãng mạn, cái trữ tình mà Huế đem lại hay các làng nghề truyền thống lâu đời
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của Thanh Hoá. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng
ta không nhắc đến Nghệ An - vùng đất hứa của các khách du lịch trong và ngoài nước bởi
tập trung đa dạng các hệ thống danh lam thắng cảnh của nước nhà; hay vùng đất hội tụ
những tinh hoa của dân tộc Việt Nam với những bài thơ đặc sắc và các bài trù đi vào lịch
sử - Hà Tĩnh. Đối với những người có niềm hứng thú với các lễ hội thì Quảng Bình là một
nơi mà chúng ta không thể bỏ qua trong danh sách du lịch được bởi các lễ hội luôn được
tổ chức sôi nổi hằng năm với các hoạt động văn hoá tín ngưỡng đặc sắc; không những
thế tại Bắc Trung Bộ cũng còn một nơi được xem là nơi giao lưu văn hoá Champa và Đại
Việt, là điểm dừng của người Việt trên vùng đất phương Nam trải dài.

Với mục đích mong muốn giúp mọi người có thể tiếp cận với các văn hoá ẩm thực,
con người, lối sống của con người Bắc Trung Bộ, chúng em xin được cung cấp các kiến
thức cũng như mở rộng tầm hiểu biết của mọi người để hiểu rõ thêm về văn hoá Bắc
Trung Bộ. Huế và Hà Tĩnh là khu vực mà nhóm chúng em chọn nhằm muốn cung cấp kiến
thức về nền văn hoá đến mọi người, bởi sự đa dạng cũng như phong phú mà nền văn hoá
của khu vực đem lại khiến cho chúng em cảm giác mới lạ và hiếu kì nên chúng em đã
quyết định chọn khu vực làm đề tài nghiên cứu.
Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 5
Nhóm tám

NỘI DUNG
I/ Khái quát về văn hoá của vật thể, phi vật thể của các vùng

D
i sản văn hóa phi vật thể: sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái
tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác. Bao gồm: tiếng nói, chữ viết, lễ hội, nghề thủ công, tập
quán, tín ngưỡng,...

Di sản văn hóa vật thể: sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,..

A. Thừa Thiên - Huế

- Di sản văn hóa vật thể:

 Quần thể di tích Cố đô Huế, Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Thiền Viện Trúc Lâm Bạch
Mã, Các lăng tẩm Huế: Lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long, lăng Khải
Định,…

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Nhã nhạc cung đình Huế Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn
trên kiến trúc cung đình Huế Ca Huế, tuồng Huế Nghề dệt Zèng của dân tộc Tà Ôi, Lễ
hội truyền thống Ada Kông (Mừng lúa mới) của người Pa Cô

 Lễ hội cung đình Huế (Lễ tế Nam Giao, Lễ tế Đàn Xã Tắc, Lễ Truyền Lô, Lễ tế Văn
Miếu,…)

 Y học cổ truyền Huế

 Nghề thủ công: Làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên,
Tranh dân gian Làng Sình,tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng
Phường Đúc,…
Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 6
Nhóm tám

B. Thanh Hoá

- Di sản văn hóa vật thể:

 Thành cổ Thanh Hóa, Khu di tích Hàm Rồng, Cụm di tích Nga Sơn, Thành Nhà Hồ,
Động Từ Thức, Di tích Lam Kinh, Đền Bà Triệu, Đền Đồng Cổ, Đền Cửa Đạt, Nhà
thờ Chánh tòa Thanh Hóa, Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Tiếng làng Thanh Đớn, tiếng làng Kênh Thủy

 Chữ viết: Trường ca Ú Thêm, Trường ca Khăm Panh Hò sông Mã

 Trò Xuân Phả, trò Chụt,trò Chiềng, Trống hội làng Phú Khê

 Dân ca, dân vũ Đông Anh

 Truyện: Truyền thuyết Bà Triệu, Truyện Trạng Quỳnh,…

 Lễ hội: Lễ tục làng Thiết Đinh, Lễ hội Đền Độc Cước, Lễ hội Đền Mưng,…

 Nghề thủ công: Nghề đục đá làng Ngồi, nghề đúc đồng Kẻ Chè,,…

C. Nghệ An

- Di sản văn hóa vật thể:

 Đền Quả Sơn, Thành cổ Vinh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Truông bồn Nghệ A, Cột
mốc số 0 – Đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ, Nghệ An), Làng sen quê Bác, Di tích lưu
niệm cụ Phan Bội Châu, Mộ bà Hoàng Thị Loan,…

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Dân ca ví, giặm xứ Nghệ (Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại ở Paris, Pháp vào năm 2014)

 Lễ hội Đền Cờn ở Quỳnh Phượng, thị xã Hoàng Mai

 Lễ cúng trâu ở lễ hội đền Chín Gian


Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 7
Nhóm tám

D. Hà Tĩnh

- Di sản văn hóa vật thể:

 Di chỉ khảo cổ Thạch Lạc (Thạch Hà ), Di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi,
Chùa Hương Tích, Đình Hội Thống, Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở
Hương Sơn, Hoàng Hoa Sứ trình đồ, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Khu di tích
Nguyễn Du, Khu di tích cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập, Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc)

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Dân ca ví, giặm

 Ca trù (Được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được
bảo vệ khẩn cấp)

 Hát Sắc bùa

 Hò Nam Khê

 Lễ hội chùa Hương Tích, Lễ Cầu Ngư, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Lễ
hội Đền Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi, Lễ hội Cầu Ngư Nhượng Bạn

E. Quảng Bình

- Di sản văn hóa vật thể:

 Thành Đồng Hới, Hang Tám Cô, Bến phà Xuân Sơn, Lũy Trấn Ninh, lũy Trường Sa,
Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đền Liễu Hạnh công chúa, Khu lưu
niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Cửa Nhật Lệ, Chiến khu Trung Thuần,…

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Lễ hội Trỉa lúa của người Bru – Vân Kiều, Hò thuốc cá Minh Hóa , Lễ hội Cầu ngư
Quảng Bình, Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiểu , Lễ hội đua thuyền

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 8


Nhóm tám

huyện Lệ Thủy vào dịp Quốc Khánh, Lễ hội rằm tháng 3 tại huyện Minh Hóa, Hội Vật

 Ca trù ở làng Đông Dương (Quảng Trạch)

F. Quảng Trị

- Di sản văn hóa vật thể:

 Thành cổ Quảng Trị, Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu, Nhà đày Lao Bảo, Khu lưu niệm
Tổng bí thư Lê Duẩn, Địa đạo Vịnh Mốc,…

- Di sản văn hóa phi vật thể:

 Di sản thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết: Ngữ âm dân gian xã Vĩnh Tú, ngữ âm làng
Phú Hải

 Di sản thuộc loại hình dân gian: Truyện trạng Vĩnh Hoàng, Hò Như Lệ, Sự tích Thần
Đá làng Phương Sơn, sự tích các vị thần làng An Lợi, Sự tích Ông Dài Ông Cụt làng
Nhan Biều,…Các điệu hò Như Lệ, hát Cà lơi cha chấp, Oát xà nớt, hát Sim,…

 Di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn: Hội trống quân làng Điếu Ngao, Tuồng
Chợ Cạn, Múa Đồng Náp, Chèo cạn Tùng Luật, Múa Đăng hèo làng Hà Trung, Hát
Bả trạo làng Phú Hải, Đội nhạc cổ làng Điếu Ngao…

 Di sản thuộc loại hình tập quán xã hội: Lễ kỳ phước của làng cổ Quảng Trị, Lễ giỗ Tổ
Khai Sơn Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Hội rước thành hoàng làng, Luật tục trong
tang ma, Lễ hội hoa đăng trên sông Thạch Hãn,…

 Di sản thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống: Nghề dệt chiếu làng Lâm Xuân,
nghề làm giấy Phổ Lại, nghề dệt lưới Thâm Khê, nghề cào hến làng Mai Xá,…

 Di sản ẩm thực: Canh ám làng Lam Thủy, cháo bột làng Diên Sanh, Bánh dầy làng
Đạo Đầu,…

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 9


Nhóm tám

II. Ý tưởng gian hàng

H
uế là cái tên chắc hẳn không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam.
Một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nhiều di sản
và lễ hội độc đáo. Nhắc đến Huế thì chắc chắn không thể bỏ qua nét
đẹp say lòng của những con người nơi đây. Không chỉ thu hút du khách bởi tinh hoa văn
hóa, lịch sử mà còn thu phục cảm xúc bởi tính cách dịu dàng, thân thiện của con
người Người Huế nhẹ nhàng, dễ thương pha chút nét kín đáo, e ấp cùng giọng nói dễ
khiến người ta say. Tất cả đều tạo nên một vẻ đẹp khó diễn giải làm si mê không biết bao
nhiêu người. Không những thế trên vùng đất thơ mộng, trữ tình như Huế cũng sở hữu một
hệ thống chuỗi các món ăn đa dạng phong phú gắn liền với các lịch sử dựng nước khiến
cho các thực khách bước chân và không thể kiềm lòng mà muốn được tận hưởng hết tất
cả các mỹ vị tại nơi này. Đây cũng chính là những nét văn hóa được lòng rất nhiều du
khách thập phương khi đặt chân đến mảnh đất này.

A. Ẩm thực

Đ
ối với xứ Huế, ăn uống cũng là một loại hình văn hoá" và chia ẩm thực
Huế làm hai hệ, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Thật ra, ẩm
thực cung đình cũng là ẩm thực dân gian được nâng cao lên, và đến
lượt ẩm thực cung đình ảnh hưởng trở lại làm thay đổi chất lượng của ẩm thực dân gian
bởi đầu bếp cung đình cũng là những người khéo tuyển mộ từ dân gian. Ẩm thực Huế có
một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ
nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là
phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực.
"Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãn thực" là thưởng thức bằng mắt và
"tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình

Đến Huế, bạn không chỉ được thăm thú các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà
còn có cơ hội được trải nghiệm những điều thú vị về ẩm thực nơi đây. Huế có rất nhiều
món ăn ngon như cơm hến, bún bò, bánh xèo,… nhưng trong “thiên đường” đó không thể
Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 10
Nhóm tám
không kể đến món bánh bột lọc Huế. Dù là bánh bột lọc trần hay bánh gói lá thì đây vẫn
là món ăn đi dọc chiều dài lịch sử Huế, chứa đựng bao ân tình. Bánh bột lọc Huế không
chỉ nổi tiếng ở Huế mà còn được biết đến trên khắp cả nước. Món ăn này từng được giới
thiệu là một trong 30 món bánh ngon nhất thế giới, có khả năng “chinh phục” những thực
khách khó tính nhất. Như vậy cũng đủ thấy sức hấp dẫn của nó đến nhường nào.

Bánh bột lọc – đặc sản của người xứ Huế ( Theo: Báo Thừa Thiên Huế )

B
ánh bột lọc có hai loại, bánh bột lọc gói bằng lá chuối và bánh bột lọc
trần. Nếu ví bánh bột lọc trần như cô gái thành thị mang vẻ đẹp khỏe
khoắn, hiện đại, luôn cởi mở, dễ gần thì ngược lại, bánh bột lọc gói lại
được xem như cô gái Huế luôn e ấp, dịu dàng trong tà áo dài và nón lá duyên dáng. Bánh
bột lọc bình dị cả về mặt nguyên liệu lẫn cách chế biến. Nguyên liệu chính cần có gồm
bột năng, thịt ba chỉ, tôm và không thể thiếu là lá chuối xanh.

Trước khi bắt đầu làm phần bỏ bánh, người Huế thường làm phần nhân trước. Thịt
ba chỉ được cắt nhỏ, tôm tươi làm sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi rồi mang đi rim khô. Sau
khi xong phần nhân bánh sẽ tiến hành nhào nặn vỏ bánh. Công đoạn này mặc dù khá đơn
giản, tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm cũng phải chật vật lắm đấy, lại còn không đạt

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 11


Nhóm tám
được độ dẻo như mong muốn. Lý do là vì bột năng là loại bột dễ bị chảy khi pha nước, độ
dẻo không được như bột nếp hay bột mỳ. Để làm nên những chiếc vỏ bánh hoàn hảo,
người ta phải nhào bột trước với một ít muối, đường và dầu ăn, lúc nhào cũng phải thật
đều tay để bột mịn và dẻo.

Công đoạn làm bánh ( Theo: Yêu Trẻ/ Vinpearl.com )

Việc tạo hình và gói những chiếc bánh cũng khá quan trọng. Lá phải là lá chuối
xanh để tạo mùi thơm đặc biệt. Lá rửa sạch, xé ra thành từng miếng, để ráo rồi hơ lửa là
quét xíu dầu đậu phộng. Sau đó múc từng phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dần
mỏng bột, cho phần nhân tôm và thịt vào giữa, dần bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 12


Nhóm tám
mép lá chồng lên nhau. Cuối cùng nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh nhỏ xinh đó vào nồi
hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín. Chiếc bánh mang vị mát thanh thanh của bột
lọc, thơm ngọt của tôm, thịt.

Bất kỳ ai khi đến với cố đô này, ngoài những đặc sản Huế như mè xửng, mắm
tôm,… thì ai đến Huế cũng tìm cho bằng được bánh lọc gói mua về làm quà, bởi bánh rất
tiện để đóng gói và vận chuyển. Để mua nó, bạn có thể tìm đến quán Bà Đỏ nằm trên
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phù Cát, quán sạch sẽ, đẹp và bánh cũng rất ngon.
Hãy quán Trung Bộ nằm trên đường Tô Hiến Thành, bánh ở đây hấp tại chỗ nên lúc nào
cũng nóng hổi, thơm ngon.

Bánh bột lọc cũng như con người Huế: thuần khiết và thanh lịch. Với hương vị
tuyệt vời, đậm chất Huế, món ăn đã tạo được “chỗ đứng riêng” trong lòng những người
yêu ẩm thực

B. Giọng nói

V
ới người Huế, những từ như mô, tê, răng, rứa… vừa gần gũi vừa giản
dị thân thương vì nó đã ăn sâu vào trong nếp sống thường ngày của
người dân Cố đô. Những câu từ đơn giản nhưng lại tạo nên sự kỳ lạ đối
với du khách bốn phương. Nếu bạn không quen, chắc chắn sẽ rất khó khăn khi tiếp xúc
với một người Huế, quả thật giọng Huế rất đặc trưng mà không có nơi nào có được. Lắng
nghe và thấu hiểu được tiếng nói, tình cảm của người Huế, chúng ta sẽ cảm nhận được
những nét đẹp rất riêng trong tâm hồn con người nơi đây.

Đối với người Bắc và người Nam, tiếng Huế là một “ngoại ngữ” vừa khó nghe vừa
khó hiểu. Tiếng Huế khó nghe vì cách phát âm. “Nói” thành “noái”, “ông” thành “ôn”,
“chân” thành “chưn”, “yêu” thành “ưng”, “không” thành “khôn”…. Ví như “Em có ưng
anh khôn?” có nghĩa là “Em có yêu anh không?”. Bên cạnh đó còn có các từ địa phương
như “mô, tê, răng, rứa, mần, bựa, chừ…” đậm chất Huế. Điều này tạo nên sự khó hiểu cho
những người mới nghe lần đầu. Có một cô gái phương Bắc từng bị bất ngờ khi lần tiên đặt
chân đến Huế đã nghe câu hỏi “O đi mô rứa?”. Cô không biết phải trả lời như thế nào nếu
như không có người dịch giúp “Cô đi đâu vậy?”

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 13


Nhóm tám
Nhưng cũng chính vì sự khó nghe khó hiểu đó mà tiếng Huế tạo nên một sắc thái
riêng, không pha tạp với ngôn ngữ của các vùng miền khác.Có người bảo: Người Huế chi
lạ, cái “sân” thì bảo là cái “cươi”, cái “chổi” thì bảo là cái “chủi”, cây “chuối” thì bảo là
cây “chúi”… Thế mà khi sống ở Huế một thời gian thì họ lại bắt chước giọng nói Huế.
Nhưng cho dù cách bắt chước của họ có giống đến đâu thì cũng không thể nói giọng Huế
“chuẩn” như người Huế gốc. Nhiều chàng trai khi đến Huế đều muốn lấy một cô gái Huế
làm vợ. Phải chăng, chính từ giọng nói ấy đã tạo nên nét rất riêng, rất đặc biệt của người
con gái Huế.

Những thiếu nữ với tà áo dài tím ( theo: Khám Phá Huế )

Ngôn ngữ Huế không tròn vành rõ chữ nhưng giản dị, chân phương, không kiểu
cách, không màu mè. Hãy cùng lắng nghe cuộc đối thoại giữa một chàng trai và một cô
gái sau bao ngày xa cách:

- “Răng bựa chừ anh khôn đến thăm em? (“Sao dạo này anh không đến thăm
em?”)

- “Anh bị đau chưn.” (“Anh bị đau chân”)

- “Răng anh khôn noái em qua thăm?” (“Sao anh không nói em đến thăm?”)
Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 14
Nhóm tám
- “Chừ chưn anh răng rồi?” (“Giờ chân anh sao rồi?”)

- “Khôn can chi” (“Không sao đâu”)

Lời đối thoại mộc mạc, chân tình nhưng thể hiện tình cảm thắm thiết của đôi trai
gái. Có người nói giọng Huế đầy chất thơ chất nhạc. Chỉ cần nghe cô gái Huế nói là đã
thấy cả thơ và nhạc đong đầy.

“Răng mà cứ theo tui hoài rứa

Cái ông ni mới dị chưa tề

Sớm trưa chiều ba bữa đi về

Đưa và đón mần chi không biết!”

(Trích thơ Đồng Khánh Ngày Xưa - Lưu Trần Nguyễn)

Những người xa Huế không chỉ nhớ về Huế với sông Hương, núi Ngự mà còn nhớ
về Huế với chất giọng đặc biệt. Chỉ cần nghe ai nói “mô tê răng rứa” thì đã có cảm giác
thân quen rồi. Bởi thế, những người Huế đi xa rất dễ kết thân không chỉ vì tình đồng
hương mà còn bởi vì cùng chung một ngôn ngữ Huế. Dù cho tiếng Huế không phải là
tiếng chuẩn quốc gia mà chỉ mang tính chất địa phương nhưng nó đã để lại ấn tượng
không thể nào phai trong lòng du khách thập phương. “Hãy giữ chút gì rất Huế đi em” -
Câu nói này không chỉ là lời nhắn nhủ giữ lấy hình ảnh của người con gái Huế đoan trang
thùy mị với tà áo dài, chiếc nón lá nghiêng nghiêng mà còn giữ lấy giọng Huế mộc mạc,
chân phương.

H
à Tĩnh là có thể được xem như là nơi quần tụ của ác cư dân bản địa và
các cư dân đến từ nhiều vùng đất khác, là nơi hội tụ các tinh hoa của
đất nước từ các tác phẩm văn học đến những bài trù gắn liền với lịch
sử nước nhà. Trên mảnh đất này đã được để lại rất nhiều dấu ấn cũng như diễn ra các sự
kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc của quân ta. Hà tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn
hoá và danh lam thắng cảnh, mỗi một nét văn hoá của Hà Tĩnh đều khắc riêng dấu ấn
Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 15
Nhóm tám
trong lòng mỗi người bởi sự hùng vĩ, hoành tráng của cảnh non sông đất nước hay sự đa
dạng phong phú của nền văn hoá ẩm thực tại đây. Sự giao thoa giữa các nền văn hoá dân
gian và văn hoá bác học đã làm cho môi trường văn hoá, hệ thống ẩm thực của Hà Tĩnh
trở nên có hấp dẫn đối với những người khách du lịch.

 Ẩm thực

N
hắc đến ẩm thực Hà Tĩnh, chúng ta không thể không nhắc đến Kẹo cu
đơ Hà Tĩnh - một đặc sản được lòng rất nhiều người khách du lịch
trong ngoài nước và người dân địa. Thưởng thức một chút nước chè
xanh đồng thời nhâm nhi kẹo cu đơ, vị ngọt bùi của kẹo hoà quyện kết hợp với một chút
vi đắng chát của chè xanh làm bùng nổ vị giác trong khoang lưỡi mỗi người.

Kẹo cu đơ độc đáo


ngay từ tên gọi đến cả
nguồn gốc xuất xứ của nó.
Có rất nhiều giai thoại và
câu chuyện về nguồn gốc
của loại kẹo này. Trong đó
nổi tiếng nhất là giai thoại
về ông Hai, một người
nông dân nghèo ở huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Vì không có tiền mua sính Kẹo cu đơ ( Theo: Nếp Hương )
lễ hỏi vợ cho con trai cũng như làm cơm thiết đãi hàng xóm, ông bèn nảy ra ý đun sôi mật
mía rồi trộn cùng với đậu phộng (lạc). Điều ông không ngờ là ai cũng khen ngon. Từ ấy,
ông tiếp tục nấu mật mía với lạc để kinh doanh. Người dân yêu thích và đặt cho món kẹo
này cái tên "cu Hai". Sau này khi thực dân Pháp xâm lược, lính Pháp ăn được một loại
kẹo thấy ngon nên tìm hiểu. Khi biết tên kẹo là "cu Hai", họ đã đổi từ "Hai" thành "Deux".
Do đó, kẹo "cu Hai" biến thành kẹo "cu deux", đọc là cu đơ.

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 16


Nhóm tám

Kẹo cu đơ là một loại kẹo đậu phộng. Thành phần chính của kẹo này gồm có
đường, mật mía, mạch nha, gừng và đậu phộng, được ép trong 2 miếng bánh tráng, có rắc
thêm mè đen. Loại kẹo này có đặc điểm là dẻo và kết dính, có vị ngọt của đường, mật mía,
bùi bùi của đậu phộng, dùng để ăn không hoặc thưởng thức cùng trà đều được. Kẹo cu đơ
sau khi hoàn thành có dạng hình tròn, bánh tráng được nướng phồng lên, đậu phộng có
màu đỏ bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận ngay độ giòn rụm của lớp bánh tráng bên ngoài,
vị ngọt dịu, dẻo dẻo của mật mía và mạch nha quyện với vị béo bùi của đậu phộng, the
the của gừng, kích thích vị giác vô cùng.

Bất kì ai đặt chân đến Hà Tĩnh cũng sẽ đều muốn được thưởng thức đặc sản kẹo
Cu đơ Hà Tĩnh không chỉ bởi muốn trải nghiệm vị ngon ngọt đến từ lớp vỏ dẻo mỏng đến
sự giòn tan của nhân đậu phộng đặc sệt mà còn muốn biết thêm một nét văn hoá của vùng
đất Hà Tĩnh này. Nếu có cơ hội, chúng ta hãy đến Hà Tĩnh để thử tận hưởng hương vị của
kẹo Cu đơ cũng như là đi đến các di tích lịch sử quan trọng của nước nhà.

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 17


Nhóm tám

KẾT LUẬN

Bắc Trung Bộ hoàn toàn với danh xưng “ cái nôi văn hoá “ của đất nước Việt
Nam khi hội tụ đầy đủ các tinh hoa, có sự góp mặt của nhiều nền văn hoá khác nhau trải
dài từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế. Các đặc trưng văn hoá vùng miền Bắc Trung Bộ
đã hình thành nên chuỗi hệ thống ẩm thực phong phú cũng như ra đời các di sản văn hoá
vật thể và phi vật thể. Điều ấy không chỉ góp phần vào việc làm vững mạnh các giá trị
truyền thống mà ông cha ta từ các thế hệ trước đã góp phần xây dựng nên, mà còn làm đa
dạng hoá các nền văn hoá của mỗi vùng miền.

Không chỉ được mệnh danh là vùng đất mộng mơ, trữ tình mà Huế còn sở hữu một
số lượng lớn các đặc sản, các di sản văn hoá mang đậm nét văn hoá tại nơi này. Con
người xứ Huế không chỉ gần gũi, mộc mạc thứ mà được thể hiện qua lời nói, họ còn vô
cùng duyên dáng, thướt tha khi diện trên mình những tà áo dài tím mộng mơ gợi lên sự
thuỷ chung son sắt. Ẩm thực ở đây không những đem lại cho những thực khách một cảm
giác ngon miệng mà còn khắc sâu trong lòng họ khoảnh khắc đườm đượm nét man mác
buồn mà pha một chút thơ mộng về cảnh đẹp xứ Huế.

Sẽ là một thiếu sót khi ta lại không nhắc đến Hà Tĩnh - vùng đất nơi mà luôn tuôn
trào dòng chảy lịch sử trong mình với những sự kiện quan trọng trong công cuộc dựng
giữ nước. Đồng thời cũng là nơi các tinh hoa văn chương của các tác giả, thi sĩ được hội
tụ tập trung tại đây, Hà Tĩnh không chỉ là vùng đất mang đậm tính lịch sử mà còn là nơi
giao thoa của nhiều nền văn hoá. Chính vì thế mà văn hoá của Hà Tĩnh vô cùng đa dạng
từ các thể loại múa hát dân gian hay đến đặc sản ẩm thực.

Việc trang bị cho mình các kiến thức về các nền văn hoá dặc trưng của các vùng
miền trên đất nước Việt Nam vô cùng thiết yếu đối với mỗi người bởi việc đó còn thể hiện
niềm tự hào của bản thân đối với những công lao mà những thế hệ trước dã gầy dựng.

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 18


Nhóm tám

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục di sản văn hóa, ”Ca Huế”, http://dsvh.gov.vn/ca-hue-1180, 27/3/2023.

[2] Phương Nhi, “Giọng Huế”,


https://m.facebook.com/KetNoiHueThuong/posts/2717394581664137, 28/03/2023

[3] Báo Du lịch, “ Bánh bột lọc Huế - món ăn chứa đựng bao tâm tình sau lớp lá”,

https://baohanam.com.vn/amp.aspx?itemid=17174, 27/3/2023

[4] Ngân hàng pháp luật Lawnet, “Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
gồm những gì?”, https://nganhangphapluat.lawnet.vn/tu-van-phap-luat/van-hoa--xa-
hoi/di-san-van-hoa-phi-vat-the-va-di-san-van-hoa-vat-the-gom-nhung-gi-287381,
27/03/2023.

[5] TS Phạm Văn Tuấn, “Tổng quan di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa”,
http://thegioidisan.vn/vi/tong-quan-di-san-van-hoa-tinh-thanh-hoa.html, 27/03/2023.

[6] Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort, “9 di tích lịch sử ở Nghệ An thu hút hàng triệu
du khách mỗi năm”, https://vinpearl.com/vi/9-di-tich-lich-su-o-nghe-an-thu-hut-hang-
trieu-du-khach-moi-nam, 27/03/2023.

[7] Thiên Vỹ, “Khám phá những di sản văn hóa Hà Tĩnh tiêu biểu qua các thời kỳ”,
https://baohatinh.vn/nui-hong-song-la/kham-pha-nhung-di-san-van-hoa-ha-tinh-tieu-bieu-
qua-cac-thoi-ky/218725.htm, 27/03/2023.

[8] TS Phạm Văn Chương, “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ cho
công tác giáo dục thế hệ trẻ Quảng Bình”,
https://skhcn.quangbinh.gov.vn/3cms/upload/khcn/File/BCKH410/54.doc#:~:text=Di%20
s%E1%BA%A3n%20v%E1%BA%ADt%20th%E1%BB%83%3A%20%C4%90%C3%B
3,m%E1%BB%99%20v%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%81n%20th%E1%BB%9D%2
0T%C4%A9nh, 27/03/2023.

Văn hoá vùng miền trong truyền thông - Bắc Trung Bộ 19

You might also like