You are on page 1of 2

Phật giáo

Hoàn cảnh ra đời


Nguồn gốc của Phật giáo
Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học
gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng
phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha
Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.
Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI
trước công nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng
lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ai là người sáng lập ra đạo Phật?


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, từ một thái tử có tên là Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng giàu sang
để tìm đến con đường tu đạo, đã trở thành giai thoại lưu truyền muôn đời.
Phụ Thân của ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Câu chuyện về cuôc đời
của Ngài từ lúc bắt đầu như đã gánh trên mình sứ mệnh khác thường. Ngài được
thụ thai một cách thần kỳ, mẫu thân ngài nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi
vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà rằng đứa bé sinh ra sẽ là
vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. Ngày ngài ra đời cũng là ngày mẫu
thân ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh
và nói “ ta đã đến nơi”.
Vì sinh ra trong hoàng tộc, ngài có một thời niên thiếu hoan lạc. Ngài lập gia đình
với nàng Da Du Đà La và có một cậu con trai là La Hầu La. Tuy nhiên, cuộc sống
hoang lạc kết thúc vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của
hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý
sống đích thực.
Lịch sử ra đời của Phật Giáo
Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chấtđể
cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc
hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân
núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng). Trongquá trình
lang thang tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy nghĩ
đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý
luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.
Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định
kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm
thấu được giáo lý ấy? Sau 6 năm tu đạo, ông đạt được giác ngộ chính pháp vào
năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật
pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ.Tất Đạt Đa đề
xướng con đường Trung đạo - tức vừa từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cũng không đi
theo lối tu hành ép xác khổ hạnh vốn rất thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo
Ấn Độ thời đó.Giáo pháp của ông đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển
của giáo lý đạo Phật ngày nay.

Ông được các Phật tử coi là một bậc đạo sư, người giác ngộ tự giải thoát bản thân
khỏi quy luật sinh tử luân hồi đồng thời hiểu rõ được bản chất của mọi sự vật sự
việc. Chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của ông
được nhiều thế hệ học trò ghi nhớ và tổng hợp lại
sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn.
Hàng loạt bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu
giữ qua nhiều thế hệ và dần bắt đầu được viết
thành sách 200 năm sau đó.Phật Giáo ra đời từ
đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay

You might also like