You are on page 1of 3

Định nghĩa: Kinh doanh bất động sản là việc thực hiện các hoạt động đầu tư vốn

để xây dựng, mua bán, cho thuê; thực hiện dịch vụ


môi giới bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi. Các bất động sản này bao gồm:
Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
a) Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp:
Các sản phẩm bất động sản được chia thành các loại chính sau:
 Bất động sản ở: nhà ở, căn hộ, biệt thự, nhà phố, chung cư...
 Bất động sản thương mại: tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu dân cư cao cấp, khu du lịch và giải trí...
 Bất động sản công nghiệp: khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, nhà máy và các cơ sở sản xuất khác.
 Đất trống, đất nền: Là các khu đất chưa được sử dụng và chưa được xây dựng.
Bên cạnh đó còn cung cấp một vài dịch vụ như: Môi giới bất động sản, Tư vấn đầu tư bất động sản, Dịch vụ pháp lý bất động sản…
b) Nhu cầu và dung lượng của ngành, tốc độ tăng trưởng   
 Nhu cầu:
Gần đây, Nhà nước quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, giảm lãi suất cho vay, người mua bây giờ có thể tiếp cận vốn dễ hơn, nhờ
đó mà nhu cầu của ngành Bất động sản đang tăng lên và cung cầu trong ngành ngày càng trở lại cân bằng. Trong những tháng đầu
năm 2023, nhu cầu tìm thuê bất động sản toàn quốc tăng 24%. Ngược lại, nhu cầu tìm mua bất động sản giảm 23% so với cùng kỳ
năm trước. 
Theo Báo cáo chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam năm 2022, khoảng 92% người Việt Nam muốn sở hữu thêm BĐS. Nhu
cầu BĐS vẫn luôn cao do từ lâu BĐS được coi là một dạng đầu tư sinh lời cao và tâm lý muốn sở hữu đất. Tuy nhiên, giá BĐS là một
trong những yếu tố mà luôn được cân nhắc nhiều nhất, vì mức giá của các Bất động sản bây giờ vẫn rất cao.
 Dung lượng ngành:
Doanh thu thuần của ngành ước tính năm 2020 là 648.797,55 nghìn tỷ đồng (Theo số liệu của Tổng cục thống kê)

Theo Tạp chí Cộng sản, hiện nay cả nước ước tính trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, có hơn 100.000 doanh
nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh BĐS cùng với hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản được thành lập. Các chủ thể
tham gia hoạt động trong thị trường BĐS ngày càng đa dạng không chỉ gồm các doanh nghiệp trong mà các tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia đầu tư ngày càng tăng.
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021. Cụ
thể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081
doanh nghiệp, tăng 56,7%; số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ
năm trước (theo số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh)
Doanh thu thuần của Hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp ước tính năm 2020 là 648.797,55 nghìn tỷ đồng (Theo
số liệu của Tổng cục thống kê)
 Tốc độ tăng trưởng: 
Thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Thị trường bất động
sản Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển nhờ tính năng động và có nhiều động lực phát triển nhất Châu Á. Với tốc độ tăng trưởng
bình quân 15%/năm. Dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR khoảng 8% trong giai đoạn dự báo (2022-2027), bất động sản được dự báo triển
vọng rất tích cực trong những năm tới do mức độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
c. Các công ty trong ngành, các công ty lớn:
 Một vài Doanh nghiệp trong nước: Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc NOVA, Vin Group, Vinhomes, Sun Group, Tân
Hoàng Minh Group, Đất Xanh Group…
 Một vài Doanh nghiệp nước ngoài: CapitaLand, Keppel Land, Mapletree, Nomura Real Estate Development, Lotte Group…

You might also like