You are on page 1of 11

CHƯƠNG 7: PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT

I. Vị trí, cấu hình electron n.tử


• Trong bảng tuần hoàn photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3.
• Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 1s22s22p63s23p3.
• Các số oxi hóa của photpho: −3, +3 và +5 nên có tính oxi hóa và tính khử.
II. T/c v.lí
1. Photpho trắng
• Chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng, rất độc, dễ gây bỏng nặng khi rơi vào da; mềm và dễ nóng chảy
• Không tan trong nước và dễ tan trong dung môi hữu cơ.
2. Photpho đỏ
• Chất rắn có màu đỏ, không độc, dễ hút ẩm và chảy rữa; không tan trong các dung môi thông thường.
• 2 dạng này khác nhau về t/c v.lí do chúng khác nhau về cấu trúc tinh thể và khả năng lk.
III. T/c HH
• Độ âm điện P > N nhưng P hoạt động hóa học hơn N 2 vì lk N ≡ N bền vững.
• Trong dạng thù hình, Ptrắng hoạt động hơn Pđỏ.
1. Tính khử
• T.dụng với oxi, halogen, lưu huỳnh…
• T.dụng với hợp chất: P + 5HNO3 ⟶ H3PO4 + 5NO2 + H2O.
2. Tính oxi hóa
• T.dụng với kim loại hoạt động mạnh: 2P + 3Ca Ca3P2 (canxi photphua).
IV. Trạng thái tự nhiên
• Nằm ở dạng muối của axit photphoric. 2 khoáng vật chính của photpho là apatit (3Ca 3(PO4)2.CaF2) và photphorit (Ca3(PO4)2).
V. Điều chế
• Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200 0C trong lò điện:
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 2P + 5CO.
• Phần lớn photpho dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại thì sản xuất diêm, bom, đạn cháy, đạn khói,…

CHƯƠNG 8: CACBON − SILIC


I. Vị trí, cấu hình electron n.tử
• Cấu hình electron của n.tử cacbon: 1s22s22p2.
• Cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 tuần bảng tuần hoàn.
• Các số oxi hóa của cacbon: −4, 0, +2 và +4, nên có tính oxi hóa và tính khử.
II. T/c v.lí
• Kim cương: ‣ Là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
‣ Thuộc tinh thể n.tử, có cấu trúc tứ diện.
• Than chì: ‣ Là chất tinh thể màu xám đen.
‣ Có cấu trúc lớp.
III. T/c HH
1. Tính khử
• T.dụng với oxi (tỏa nhiều nhiệt): C + O 2 ⟶ CO2.
• Ở nhiệt độ cao khử được CO2 thành CO: CO2 + O2 ⟶ 2CO.
• T.dụng với hợp chất (HNO3, H2SO4(đặc), KClO3,...): C + 4HNO3 ⟶ CO2 + 4NO2 + 2H2O.
2. Tính oxi hóa
• T.dụng với hiđro: C + 2H2 ⟶ CH4.
• T.dụng với kim loại: 4Al + 3C ⟶ Al4C3.

CHƯƠNG 9: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ


I. K.niệm hóa học hữu cơ (HHHC) và hợp chất hữu cơ (HCHC), đặc điểm chung của các HCHC
• HCHC là các hợp chất của C trừ oxit của C, muối cacbua, muối cacbonat, muối xianua.
• HHHC là ngành HH chuyên nghiên cứu các HCHC.
• Các đặc điểm chung của các HCHC là:
‣ Phải chứa C, hay có H thường gặp O ngoài ra còn có halogen, N, P,...
‣ LK chủ yếu là lk cộng hóa trị (CHT).
‣ Thường dễ bay hơi, dễ cháy, kém bền nhiệt.
‣ Các p/ứ thường chậm, không hoàn toàn, xảy ra theo nhiều hướng, thường phải đun nóng và có x/t.
II. Phân loại HCHC theo thành phần n.tố
1. Hidrcacbon (HC)
* Là loại HCHC đơn giản nhất, trong thành phần p.tử chỉ chứa n.tố là cacbon và hidro.
a) HC mạch hở:
• HC no: Ankan CH4
• HC không no có 1 nối đôi: Anken
• HC không no có nối đôi: Ankadien
b) HC mạch vòng:
• HC no: Xicloankan
• HC nhân benzen: Aren
2. Dẫn xuất của hidrocacbon
• Là những hợp chất mà trong p.tử ngoài C, H ra còn có 1 số hay nhiều n.tố khác như O, N, S, halogen...
• Dẫn xuất halogen: R – X ( R là gốc hidrocacbon)
• Hợp chất chứa nhóm chức: − OH − : ancol; − O − : ete; − COOH: axit;...
III. Các loại c.thức của HCHC
• C.thức chung (t.quát): cho biết thành phần định tính của các n.tố trong hợp chất.
• C.thức đơn giản nhất (CTDGN): cho biết tỷ lệ tối giản về số n.tử của các n.tố trong p.tử. VD: CH 2O
• C.thức p.tử: cho biết số lượng n.tử chính xác của mỗi n.tố trong p.tử. VD: C 2H4Cl
• C.thức cấu tạo: biểu diễn thứ tự và cách thức lk của các n.tử trong p.tử.
IV. Lập c.thức đơn giản nhất và c.thức p.tử
1. Thiết lập c.thức đơn giản nhất
mC mH mO %C %H %O
x : y : z=n C :n H :nO= : : = : : .
12 1 16 12 1 16
2. Thiết lập c.thức p.tử
C.thức p.tử là c.thức biểu thị số n.tử của từng n.tố trong p.tử (C 6H14 , C4H8).
V. Nội dung thuyết cấu tạo HH; k.niệm đồng phẳng, đ.phân
1. Nội dung thuyết cấu tạo HH
• Trong p.tử HCHC, các n.tử lk với nhau theo đúng hóa trị và theo 1 thứ tự nhất định. Thứ tự lk đó gọi là cấu tạo HH. Sự thay đổi
thứ tự lk đó, tức là thay đổi cấu tạo HH, sẽ tạo ra hợp chất khác.
• Trong p.tử HCHC, cacbon có hóa trị 4, không những có thể lk với n.tử các n.tố khác mà còn lk với nhau thành mạch cacbon.
• T/c của các chất phụ thuộc vào thành phần p.tử (bản chất, số lượng các n.tử) và cấu tạo HH (thứ tự lk các n.tử).
• VD: ‣ Phụ thuộc thành phần p.tử: CH4 là chất khí dễ cháy, CCl4 là chất lỏng không cháy; CH3Cl là chất khí
không có t.dụng gây mê, còn CHCl3 là chất lỏng có t.dụng gây mê.
‣ Phụ thuộc cấu tạo HH: CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau cả về t/c HH.
2. Đồng đẳng, đồng phân
a. Đồng đẳng
• Đ.đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có c.tạo và t/c HH tương tự nhau nhưng t.phần p.tử hơm kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH 2.
• Các chất thuộc cùng dãy đ.đẳng hợp thành 1 dãy đ.đẳng có c.thức chung.
‣ VD: Dãy đ.đẳng của metan: CH4, CH3 − CH3, CH3 − CH2 − CH3,... ⟶ C.thức chung: CnH2n+2
b. Đồng phân
• Đ.phân là các chất hữu cơ có cùng c.thức p.tử nhưng cấu tạo khác nhau nên t/c HH khác nhau.
• Đ.phân cấu tạo: đ.phân mạch cacbon/loại nhóm chức/vị trí (vị trí lk đôi,nhóm chức),...
• Đ.phân hình học: đ.phân khác nhau về vị trí không gian của các nhóm n.tử (cis− và trans−).
‣ Điều kiện: Mỗi n.tử C ở lk đôi lk với 2 n.tử hoặc nhóm n.tử khác nhau. Đồng thời, A ≠ B và C ≠ D.
‣ Đ.phân cis− : khi có mạch chính ở cùng 1 phía của lk đôi (A − C hoặc B − D).
‣ Đ.phân trans− : khi có mạch chính ở về 2 phía khác nhau của lk đôi (A − D hoặc B − C).

CHƯƠNG 10: HIDROCACBON NO (ANKAN)


I. Định nghĩa HC, HC no và đặc điểm cấu tạo p.tử của chúng
1. Định nghĩa
• HC no (chỉ có lk đơn).
• HC không no (có cả lk đơn và các lk đôi, ba).
• HC thơm (trong p.tử có vòng benzen).
2. Đặc điểm
• Phải có cacbon, thường có hiđro, hay gặp oxi và nitơ, sau đó đến các halogen, lưu huỳnh, photpho…
• LK HH chủ yếu: cộng hoá trị.
• Dễ bay hơi, kém bền nhiệt, dễ cháy hơn các hợp chất vô cơ.
• Các p/ứ thường diễn ra chậm và không hoàn toàn, không theo 1 hướng nhất định.
• Số lượng các HCHC khoảng 10 triệu chất, so với các chất vô cơ chỉ có khoảng 100.000 chất.
• Dẫn xuất hiđrocacbon: ancol, phenol, ete,dẫn xuất halogen, anđehit – xeton, axit, este,…
II. C.thức chung, đ.phân mạch cacbon, đặc điểm c.tạo p.tử và danh pháp
1. Dãy đ.đẳng ankan
• Metan (CH4) và các chất tiếp theo có c.thức p.tử C2H6, C3H8, C4H10,.. lập thành dãy đ.đẳng ankan có c.thức chung C nH2n+2 (n ≥ 1).
• Trong p.tử ankan chỉ có các lk đơn (lk σ). Các n.tử cacbon trong p.tử ankan (trừ C 2H6) không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
2. Đ.phân
• Từ C4H10 trở đi, ứng với mỗi c.thức p.tử có các c.thức cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và mạch cacbon phân nhánh của
các đ.phân mạch cacbon.
3. Danh pháp
• Các ankan có mạch nhánh được gọi tên theo danh pháp thay thế như sau:
‣ Chọn mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
‣ Đánh số thứ tự các n.tử cacbon mạch chính từ phía gần nhánh hơn.
‣ Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, tiếp theo là tên ankan tương ứng với
mạch chính.
• Bậc của n.tử C trong p.tử hiđrocacbon no được tính bằng số lk của nó với các n.tử cacbon khác.
‣ VD: Trong p.tử 2 − metylbutan, bậc của các n.tử số 2 là III; bậc của n.tử C số 3 là II;…
III. Viết p.tr thể hiện: T/c HH (p/ứ thế. p/ứ cháy, p/ứ tách hidro, p/ứ tách mạch cacbon)
* Do trong p.tử chỉ có các lk đơn là các lk bền nên ở điều kiện thường các ankan tương đối trơ về mặt HH. Ankan không bị oxh bởi
các dd H2SO4 đặc, HNO3, KMnO4…
* Khi có a/s, to, x/t thì ankan tham gia các p/ứ thế, tách và oxh.
1. P/ứ thế halogen (p/ứ halogen hóa)
• Thường xét p/ứ với Cl2, Br2.
• Dưới t.dụng của a/s, các ankan tham gia p/ứ thế halogen. Các n.tử H có thể lần lượt bị thế hết bằng các n.tử halogen.
‣ VD: C2H6 + Cl2 ⟶ C2H5Cl + HCl.
• Quy tắc thế: N.tử halogen sẽ ưu tiên tham gia thế vào n.tử H của C bậc cao hơn (có ít H hơn).
‣ VD: CH3 – CH2 – CH3 + Br2 ⟶ CH3 – CHBr – CH3 + HBr.
• Qui luật:
‣ P/ứ thế ưu tiên vào C bậc cao.
‣ P/ứ thế của Br2 có tính chọn lọc cao hơn Cl2.
‣ Không xét p/ứ thế với F2 (vì quá mạnh), I2 (vì quá yếu).
2. P/ứ tách H2
• Dưới t.dụng của to và x/t thích hợp, các ankan bị tách ra 2 n.tử H. C.thức chung: CnH 2n+2 ⟶ CnH2n + H2.
• Quy tắc tách:
‣ 2 n.tử C cạnh nhau bị tách H. Mỗi n.tử C bị mất 1 n.tử H và nối đơn chuyển thành nối đôi.
‣ H của C bậc cao hơn bị ưu tiên tách để tạo sản phẩm chính.
3. P/ứ cracking (bẻ gãy mạch)
• Khi có to và x/t thích hợp, các ankan bị bẻ gãy mạch C tạo ra các p.tử nhỏ hơn.
• Khi ankan sinh ra có mạch cacbon dài thì cũng có thể bị bẻ mạch tiếp.
• P/ứ crackinh thường kèm cả p/ứ tách hidro.
• C.thức chung: CnH2n+2 CmH2m + Cn − mH2(n − m)+2 (n > m ≥ 2).
4. P/ứ cháy (Oxi hóa hoàn toàn)
3 n+1
• C.thức chung: CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1)H2O.
2
IV. P.pháp điều chế metan trong phòng TN và k thác ankan trong CN và ứng dụng của nó
1. Phương pháp riêng điều chế metan
• Al4C3 + 12H2O ⟶ 4Al(OH)3 + 3CH4.
• CH3COONa + NaOH ⟶ CH4↑ + Na2CO3.
2. Trong công nghiệp
• Từ dầu mỏ, bằng phương pháp chưng cất phân đoạn, ta thu được các ankan ở các phân đoạn khác nhau.
• Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng thu được các ankan CH 4, C2H6, C3H8, C4H10,...
3. Ứng dụng của ankan
• Các ankan được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp: Nến thắp, chất đốt, dung môi, chất bôi trơn,...

CHƯƠNG 11: HIDROCACBON KHÔNG NO


A. ANKEN
I. C.thức chung, đặc điểm c.tạo p.tử, đ.phân c.tạo
1. Định nghĩa
• Tên gọi chung là anken hay olefin, là mạch cacbon hở có 1 lk đôi: gồm 1 lk σ và 1 lk π.
• Có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của p.tử khối.
• Không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
• Các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí, từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
2. Đ.đẳng và đ.phân
• CTTQ dãy đ.đẳng: CnH2n(n ≥ 2).
• Đ.phân cấu tạo: Anken từ C4H8 trở đi có đ.phân cấu tạo mạch cacbon và vị trí nối đôi.
• Đ.phân hình học: Nếu mỗi C mang lk đôi dính với 2 nhóm n.tử khác nhau thì sẽ có 2 cách phân bố không gian khác nhau là
đ.phân cis và trans.
• Cách đọc tên đ.phân hình học: ghi tiền tố cis − , trans − trước tên gọi anken.
II. Tên thông thường và tên thay thế của anken
a) Tên thông thường
• Được lấy tên từ ankan tương ứng, nhưng đổi hậu tố an thành ilen.
• VD: CH2 = CH2 là etilen; CH2 = CH – CH3 là propilen.
b) Tên thay thế
• Số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh + Tên mạch chính – Số chỉ vị trí lk đôi – en.
• VD: CH2 = CH – CH2 – CH3 là But – 1 – en; CH3 – CH = CH – CH3 là But – 2 – en.
III. P.pháp điều chế anken trong phòng TN và CN
• Trong phòng TN, etilen được điều chế từ ancol etylic: CH 3CH2OH CH2 = CH2 + H2O.
• Trong công nghiệp, các anken được điều chế từ ankan: C nH2n+1 CaH2a+2 + CbH2b (với n = a + b).
IV. T/c HH: P/ứ cộng brom trong dd, cộng hidro, cộng HX theo quy tắc Maccopnhicop; p/ứ trùng hợp; p/ứ oxh
1. P/ứ cộng
• Cộng hiđro: CnH2n + H2 CnH2n+2.
• Cộng halogen: CnH2n + X2 ⟶ CnH2nX2. (dùng để nhận biết anken và phân biệt ankan và anken)
• Cộng HA (A là X, OSO3H, OH,...): CnH2n+ HA ⟶ CnH2n+1A.
• Lưu ý: P/ứ cộng HA vào anken không đối xứng tuân theo quy tắc Maccopnhicop: “N.tử H cộng vào n.tử cacbon bậc thấp hơn ở
nối kép, A cộng vào n.tử cacbon bậc cao hơn.”
2. Trùng hợp
• P/ứ trùng hợp là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều p.tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành p.tử lớn gọi là polime.
• Số lượng mắt xích trong 1 p.tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu n.
3. P/ứ oxi hóa
a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
3n
• Anken cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O và tỏa nhiều nhiệt. C.thức chung: C nH2n + O2 ⟶ nCO2 + nH2.
2
b. Phản ứng oxh không hoàn toàn
• Anken làm mất màu dd KMnO4 (dùng để nhận ra sự có mặt của lk đôi) và bị oxi hóa không hoàn toàn thành hợp chất điol.
• 3CH2 = CH2 + 4H2O + 2KMnO4 ⟶ 3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2↓ + 2KOH.
B. ANKADIEN
I. C.tạo và t.chất
1. Định nghĩa
• Là hidrocacbon mạch hở không no chứa 2 lk đôi C = C.
• C.thức tổng quát: CnH2n − 2 (n ≥ 3).
2. Phân loại
• 2 lk đôi cạnh nhau (VD: propađien là CH 2 = C = CH2).
• Ankađien liên hợp (2 lk đôi cách nhau 1 lk đơn), là ankadien quan trọng nhất: – C = C – C = C – (VD: buta – 1,3 – đien là CH 2 = CH –
CH = CH2; isopren là CH2 = C(CH3) – CH = CH2).
• Có lk đôi cách nhau từ lk đơn trở lên (VD: penta–1,4–đien là CH 2 = CH – CH2 – CH = CH2).
3. Danh pháp
• Chỉ số C mạch nhánh + tên nhánh + tên anka mạch chính + chỉ số C mang lk đôi “đien”
• VD: 2 − metylbuta − 1,3 − đien là CH 2 = C(CH3) − CH = CH3.
II. C.thức c.tạo của 1 số ankadien
• CH2 = C = CH2: Propadien.
• CH2 – C = CH – CH3: buta – 1,2 – dien.
• CH2 = CH – CH = CH2: buta – 1,3 – dien.
III. P.pháp điều chế ankadien trong phòng TN và CN

• Điều chế công nghiệp: 2C2H5OH CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2O + H2.

• CH ≡ C – CH = CH2 + H2 CH2 = CH – CH = CH2.

IV. Viết p.tr HH biểu diễn t/c HH của buta − 1,3 − dien
1. P/ứ cộng
* Ankadien có 2 lk đôi C = C nên ankađien có thể tham gia p/ứ cộng theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc 1:2.
a. Cộng H2: (Đ/k p/ứ: Ni, to) theo tỉ lệ 1:2 tạo ra hợp chất no là ankan.
• CH2 = CH − CH = CH2 + 2H2 ⟶ CH3 − CH2 − CH2 − CH3.
• Tổng quát: CnH2n − 2 + 2H2 ⟶ CnH2n+2.
b. Cộng dd Br2:
• Cộng theo tỉ lệ 1:1 (cộng vào vị trí 1,2 và 1,4) Sản phẩm cộng còn lại 1 lk đôi.
‣ Ở nhiệt độ −80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2: CH2 = CH − CH = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br − CHBr − CH = CH2.
‣ Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4: CH2 = CH − CH = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br − CH = CH − CH2Br .
• Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no: CH 2 = CH − CH = CH2 + 2Br2 ⟶ CH2Br − CHBr − CHBr − CH2Br.
‣ Tổng quát: CnH2n − 2 + 2Br2 ⟶ CnH2nBr4.
‣ D.dịch brom là thuốc thử dùng để nhận biết ankadien và hidrocacbon không no.
c. Cộng hidro halogenua
• Cộng theo tỉ lệ 1:1 (cộng vào vị trí 1,2 và 1,4) và tuân theo quy tắc Maccopnhicop. Sản phẩm cộng còn lại 1 lk đôi.
‣ Ở nhiệt độ −80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2: CH2 = CH − CH = CH2 + HCl ⟶ CH3 − CHCl − CH = CH2.
‣ Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4: CH2 = CH − CH = CH2 + HCl ⟶ CH3 − CH = CH − CH2Cl.
• Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no: CH 2 = CH − CH = CH2 + 2HBr ⟶ CH3 − CHBr − CHBr − CH3.
2. P/ứ trùng hợp của halogen
• Khi có kim loại natri hoặc các chất x/t, buta − 1,3 − đien sẽ tham gia p/ứ trùng hợp, chủ yếu theo kiểu 1,4:
‣ nCH2 = CH − CH = CH2 −(CH2 − CH = CH − CH2)n− (polybutadiene).
3. P/ứ oxh
3 n−1
a) P/ứ oxh hoàn toàn: CnH2n-2 + O2 ⟶ nCO2 + (n−1)H2O.
2
b) P/ứ oxh không hoàn toàn: 3C4H6 + KMnO4 + 8H2O ⟶ 3C4H6(OH)4 + 4MnO2 + 4KOH (KMnO4 mất màu).
C. ANKIN
I. C.tạo và t.chất
1. Định nghĩa
• Là hidrocacbon mạch hở không no chứa 1 lk ba C ≡ C.
• C.thức p.tử chung: CnH2n − 2 (n ≥ 2).
• Có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của p.tử khối.
• Có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.
• Không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
• Từ C2H2 đến C4H6 ở thể khí, từ C5H8 trở đi ở thể lỏng hoặc rắn.
2. Đ.đẳng và đ.phân
• Axetilen (CH ≡ CH) và các chất tiếp theo có c.thức p.tử C 3H4,C4H6,... có t/c tương tự axetilen.
• 2 chất đầu dãy không có đ.phân ankin. Các ankin từ C 4H6 trở lên có đ.phân vị trí của lk ba, từ C 5H8 có đ.phân mạch
cacbon .
3. Danh pháp
a) Tên thông thường
• Tên ankin = Tên gốc ankyl lk với n.tử C của lk ba + axetilen.
• VD: CH ≡ CH là axetilen; CH ≡ C – CH2 – CH 3 là etylaxetilen; CH3 – C ≡ C – CH3 là đimetylaxetilen.
b) Tên thay thế
• Tên ankin = Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch chính – số chỉ vị trí lk ba – in.
• VD: CH3 – CH2 – CH2 – C ≡ CH là pent – 1 – in; CH 3 – CH(CH3) – C ≡ CH là 3–methylbut–1–in.
• Các ankin có lk ba ở đầu mạch (dạng R − C ≡ CH) được gọi là các ank–1–in.
II. Viết p.tr HH biểu diễn t/c HH của axetilen
1. P/ứ cộng
a) Cộng hiđro
• Khi có niken, platin hoặc paladi làm x/t, ankin cộng hiđro tạo thành anken, sau đó tạo thành ankan.
‣ VD: CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2; CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3.
• Khi dùng x/t là hỗn hợp Pd/PbCO 3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng 1 p.tử hiđro tạo thành anken.
‣ VD: CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2.
⇒ Đặc tính này được dùng để điều chế anken từ ankin.
b) Cộng brom, clo
• Brom và clo cũng t.dụng với ankin theo giai đoạn liên tiếp.
‣ Đoạn 1: CH ≡ CH + Br2 ⟶ CHBr = CHBr.
‣ Đoạn 2: CHBr = CHBr + Br 2 ⟶ CHBr2 – CHBr2.
‣ CTTQ (tỉ lệ 1:1): CH ≡ CH + X2 ⟶ CHX = CHX.
‣ CTTQ (tỉ lệ 1:2): CH ≡ CH + 2X2 ⟶ CHX2 – CHX2.
c) Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO...)
• Ankin t.dụng với HX theo giai đoạn liên tiếp.
‣ VD: CH ≡ CH + HCl CH2 = CHCl; CH2 = CHCl CH3 – CHCl2.
• Khi có x/t thích hợp, ankin t.dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken. VD: CH ≡ CH + HCl CH2 = CHCl.
• P/ứ cộng HX của các ankin cũng tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
• P/ứ cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1. VD: CH ≡ CH + H 2O ⟶ CH3 – CH = O (andehit axetic).
d) P/ứ đime và trime hoá
• Dime hóa: 2CH ≡ CH ⟶ CH ≡ C – CH = CH2 (vinylaxetilen).
• Trime hóa: 3CH ≡ CH ⟶ C6H6 (benzen).
2. P/ứ thế bằng ion kim loại
• Sục khí axetilen vào dd bạc nitrat trong amoniac, CH ≡ CH + 2AgNO 3 + 2NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3 (có kt vàng nhạt).
• Các ank - 1 - in khác như propin, but - 1 - in,... cũng có p/ứ tương tự axetilen ⇒ Phân biệt ank - 1 - in với anken và ankin khác.
3. P/ứ oxi hoá
a) P/ứ oxi hoá hoàn toàn
• Các ankin cháy toả nhiều nhiệt: 2C nH2n–2 + (3n–1)O2 ⟶ 2nCO2 + 2(n–1)H2O.
b) P/ứ oxi hoá không hoàn toàn
• Tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dd thuốc tím.
CHƯƠNG 12: HIDROCACBON THƠM
I. Cấu tạo, đ.đẳng, đ.phân và danh pháp
1. Đ.đẳng, cấu tạo
• Công thức chung: CnH2n−6 (n ≥ 6).
• Tên gọi chung là aren.
• Công thức đơn giản nhất là benzen (C 6H6).
• Các ankyl benzen thương gặp là toluen C 6H5CH3, xilen C6H4(CH3)2, cumen C6H5CH(CH3)2, …
• C.thức c.tạo: P.tử benzen gồm 6 n.tử H và 6 n.tử C nằm trong cùng 1 mặt phẳng trong đó 6 n.tử C tạo thành hình lục giác đều,
mỗi n.tử C lại lk với 1 n.tử H nữa. Độ dài các lk C − C bằng nhau, độ dài các lk C − H cũng như nhau.
2. Đ.phân, danh pháp
a. Đ.phân
• Nếu 2 nhóm thế ở 2 C lân cận ta có đ.phân ortho (viết tắt o− ) hoặc đánh số 1,2.
• Nếu 2 nhóm thế cách nhau 1 n.tử cacbon (1 đỉnh tam giác) gọi là đ.phân meta (viết tắt m− ) hoặc 1,3.
• Nếu 2 nhóm thế ở 2 n.tử cacbon đối đỉnh gọi là đ.phân para (viết tắt p− ) hoặc 1,4.
Các đồng
phân của
diclobenzen
(C6H4Cl2)

b. Danh pháp
• Khi coi vòng benzen là mạch chính thì các nhóm ankyl đính với nó là mạch nhánh (còn gọi là nhóm thế).
• Ankylbenzen có đ.phân mạch cacbon. Để gọi tên chúng, phải chỉ rõ vị trí các n.tử C của vòng bằng các chữ số hoặc các chữ cái o,
m, p (ortho, meta, para).
II. T/c v.lí
• Bezen là chất lỏng, không màu, có mùi thơm đặc trưng nhẹ hơn nước và không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi
hữu cơ như rượu, ete, xeton.
III. T/c hóa học
1. Phản ứng thế

Khi chiếu sáng toluene tham ra p/ứ thế n.tử hidro ở nhóm Toluen tham gia p/ứ brom ở vòng dễ dàng hơn và tạo thành
CH3. hỗn hợp đ.phân khi có xúc tác bột sắt.
• Nếu vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại I (−OH, ankyl, −NH 2, …) thì p/ứ thế xảy ra dễ hơn so với benzen và ưu tiên thế vào vị trí
o− và p− .
• Nếu vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại II (−COOH, −CHO, −CH = CH 2) thì p/ứ thế xảy ra khó hơn so với benzen và ưu tiên thế
vào vị trí m− .
2. Phản ứng cộng
• Cộng H2: C6H6 + 3H2 C6H12 (xiclohexan).
• Cộng halogen: C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6 (hexacloxiclohexan).
3. Phản ứng oxi hóa
• Benzen không làm mất màu dd KMnO 4.
• Ankyl benzen đun nóng với KMnO4 (nhóm ankyl bị oxh): C6H5 − CH3 + 2KMnO4 ⟶ C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O.
3 n−3
• Oxi hóa hoàn toàn: CnH2n-6 + O2 nCO2 + (n−3)H2O.
2
4. Phản ứng với H2SO4 đặc
C6H6 + HO − HSO3 (đặc) C6H5 − HSO3 + H2O.
5. Phản ứng với dẫn xuất halogen
C6H6 + CH3Cl C6H5 − CH3 + HCl.
C6H6 + C2H5Cl C6H5 − C2H5 + HCl.
6. Phản ứng với nitro hóa
C6H6 + HNO3 C6H5 − NO2 + H2O (nitrobenzene).
IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
• Tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi (chẳng hạn polistiren, cao su buna − stiren).
• Từ benzen người ta điều chế ra nitrobenzen, anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại, ...
• Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).
• Benzen, toluen và các xilen còn được dùng nhiều làm dung môi.
2. Điều chế
• Benzen được điều chế từ axetilen: 3C 2H2 C6H6.
• Tách H2 từ xiclohexan: C6H12 C6H6 + 3H2.
• Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen: C 6H6 + CH2 = CH2 C6H5CH2CH3.
CHƯƠNG 13: Ancol − Phenol
A. ANCOL
I. Cấu tạo, phân loại
1. Định nghĩa
• Ancol là những HCHC trong p.tử có nhóm hiđroxyl (−OH) lk trực tiếp với n.tử cacbon no.
• C.thức tổng quát: R(OH)n (n ≥ 1).
2. Phân loại
• Gốc R có thể là mạch hở no hay chưa no hoặc mạch vòng.
• Ancol no, đơn chức, mạch hở có CTPT là: CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (n ≥ 1).
• Nhóm OH- có thể dính vào cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành ancol tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3.
II. Đ.đẳng, đ.phân và danh pháp
1. Đ.phân
• Gồm đ.phân mạch cacbon, đ.phân vị trí nhóm −OH và đ.phân ete (ở ancol đơn chức, c.thức: R − O − R’).
2. Danh pháp
a. Tên thông thường: Tên gọi = ancol + tên gốc hidrocacbon + ic (VD: C 2H5OH là ancol etylic).
b. Tên thay thế: Tên gọi = tên hidrocacbon tương ứng mạch chính + chỉ số vị trí nhóm OH + ol (VD: C 4H9OH là butan − 1 − ol).
III. T/c v.lí
• Các ancol có to sôi cao hơn các HC có cùng p.tử khối hoặc đ.phân ete của nó là do giữa các p.tử ancol có lk hidro ⟶ Ảnh hưởng
đến độ tan.
• Từ C1 đến C12 ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C 13 trở lên ở thể rắn.
• C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vì có lk H với nước.
• Độ rượu là thể tích rượu nguyên chất trong 100ml dd rượu (VD: rượu 30 o là có 30ml rượu nguyên chất trong 100ml dd rượu).
IV. T/c hóa học
1. Phản ứng thế n.tử H của nhóm OH
• T/c chung của ancol: 2ROH + Na ⟶ 2RONa + H2.
• T/c đặc trưng của glixerol: 2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2 ⟶ [C3H5 (OH)2O]2Cu +H2O (do có 2 nhóm −OH trở lên liền kề nhau).
⟶ Dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có 2 nhóm −OH trở lên cạnh nhau trong p.tử.
2. Phản ứng thế nhóm OH
• Phản ứng với axit vô cơ: C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O.
• Phản ứng với ancol: C2H5 − OH + C2H5O − H C2H5 − O − C2H5 + 2H2O.
3. Phản ứng tách H2O (p/ứ đehiđrat hoá)
• CnH2n+1OH CnH2n(anken) + H2O (n ≥ 2, theo quy tắc Zai − xép).
‣ Ancol bậc càng cao thì càng dễ khử nước tạo anken (phải là rượu no, đơn chức).
• 2CnH2n+1OH CnH2n+1OCnH2n+1(ete) + H2O.
‣ Ancol bậc càng thấp thì càng dễ khử nước tạo ete.
n(n+1)
‣ Cách tính số ete = (với n là số rượu).
2
4. Phản ứng oxi hoá
3n
a. Phản ứng oxh hoàn toàn: CnH2n+1OH + O2 ⟶ nCO2 + (n+1)H2O (n ≥ 1).
2
b. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:
• Ancol bậc I: R − CH2OH + CuO R − CHO(andehit) + H2O.
• Ancol bậc II: R − CH(OH) − R’ + CuO R − CO − R’(xeton) + Cu + H2O.
• Ancol bậc III không p/ứ trong cùng điều kiện.
V. Điều chế
1. Phương pháp tổng hợp
C.thức chung: CnH2n(anken) + H2O CnH2n+1OH.
a. Etanol: CH2 = CH2 + H2O ⟶ CH3CH2OH.
b. Glixerol: CH2 = CH − CH3 CH2 = CH − CH2Cl CH2Cl − CH(OH) − CH2Cl CH2OH − CH(OH) − CH2OH.
• Glixerol còn được sản xuất bằng phương pháp thuỷ phân chất béo.
2. Phương pháp sinh hoá: từ tinh bột, đường …
• (C6H5OH)n C6H12O6 C2H5OH.

B. PHENOL
I. Định nghĩa
• Phenol là dẫn xuất hiđrocacbon thơm trong đó 1 hay nhiều nguyên tử H của nhân benzen thay thế bằng nhóm –OH.
II. Phân loại
• Những phenol mà phân tử có chứa 1 nhóm OH thì phenol thuộc loại monophenol.
• Ví dụ: phenol, o- crezol, m- crezol, p-crezol, ...
• Những phenol mà phân tử có chứa nhiều nhóm OH thì phenol thuộc loại poliphenol.

Phenol o-cresol p-cresol p-cresol


III. Tính chất vật lý
• Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 42 oC.
• Phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Khi đun nóng ở nhiệt độ 70 oC trở lên thì tan vô hạn trong nước. Phenol
tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …
• Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.
IV. Tính chất hóa học
• Phenol có tính chất của nhóm −OH (thế n.tử H) và vòng benzen (p/ứ cộng).
1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH
• T.dụng với kim loại kiềm: 2C6H5OH + 2Na ⟶ 2C6H5ONa + H2↑.
• T.dụng với bazơ: C6H5OH + NaOH ⟶ C6H5ONa + H2O.
⟶ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
2. Phản ứng thế n.tử H của vòng benzen
• N.tử C của vòng benzen trong p.tử phenol dễ bị thế hơn n.tử H của vòng benzen trong p.tử các HC thơm (do nhóm −OH).

2,4,6-tribromphenol và HBr 2,4,6-trinitrophenol/axit picric và nước


V. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
• Phần lớn phenol dùng để sản xuất poli phenol – fomandehit.
• Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6- trinitrophenol), chất diệt cỏ, diệt sâu bọ (C 6H6Cl6), …
2. Điều chế
• Trong công nghiệp: oxh cumen (isopropylbenzene), sau đó thủy phân trong dd H 2SO4 loãng. S.phẩm là phenol và axeton (khí).

C. ANDEHIT
I. Đặc điểm
1 . Cấu tạo
• Là nhưng HCHC mà p.tử có nhóm −CH=O lk trực tiếp với n.tử C (của gốc HC/nhóm −CH=O) hoặc n.tử H.
• Công thức tổng quát của anđehit là: R(CHO) m (m ≥ 1 và R có thể no hoặc không no).
2 . Phân loại
• Dựa vào đặc điểm c.tạo gốc HC: no/không no/thơm.
• Dựa vào số nhóm –CH=O: đơn chức/đa chức.
• Công thức của anđehit no đơn chức, mạch thẳng: C nH2n+1CHO (n ≥ 0)
II. Danh pháp
• Tên thay thế: Tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al (VD: HCH = O là metanal; CH 3CH = O là etanal).
• Tên thông thường: anđehit + tên axit tương ứng (VD: HCH = O là andehit fomic; CH 3CH = O là andehit axetic).
III. Tính chất vật lý
• Các anđ đầu dãy là chất khí và tan rất tốt trong nước. Các anđ tiếp theo là chất lỏng hoặc rắn, độ tan giảm khi p.tử khối tăng.
• Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn của rượu tương ứng vì giữa các phân tử anđehit không có liên kết hidro.
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng hiđro
• C.thức t.quát: R − CH = O + H2 R − CH2OH.
2. Phản ứng oxh không hoàn toàn
• C.thức t.quát p/ứ tráng bạc: R − CH = O + 2AgNO 3 + H2O + 3NH3 R − COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓.
‣ Trường hợp đặc biệt: HCH = O + 4AgNO 3 + 2H2O + 6NH3 (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag↓.
• C.thức t.quát p/ứ với O2: 2R − CH = O + O2 2R − COOH.
V. Điều chế, ứng dụng
1. Điều chế
• Từ ancol (oxh ancol bậc I): R − CH2OH + CuO R − CH = O + H2O + Cu.
• Từ hidrocacbon: CH4 + O2 HCH = O + H2O.
• Oxh không hoàn toàn etilen: 2CH2 = CH2 + O2 2CH3CH = O.
2. Ứng dụng
• Fomanđehit được dùng chủ yếu để sản xuất phenol − fomanđehit, nhựa ure − fomanđehit.
• Dd fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng...
• Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
D. AXIT CACBOXYLIC
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
1. Định nghĩa, cấu tạo
• Axit cacboxylic là HCHC mà p.tử có nhóm chức cacboxyl (−COOH) lk trực tiếp với n.tử C hoặc H.
• LK giữa H và O trong nhóm –OH phân cực mạnh, nên n.tử H linh động hơn H trong ancol, anđehit và xeton.
2. Phân loại
a) Axit no, mạch hở, đơn chức: CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hoặc CmH2mO2 (m ≥ 1).
b) Axit không no, đơn chức, mạch hở: CH2 = CH − COOH; CH 3[CH2]7CH = CH[CH2]7COOH; ...
c) Axit thơm, đơn chức: C6H5-COOH (axit benzoic); …
d) Axit đa chức: HOOC − COOH (axit oxalic); HOOC − CH 2 − COOH (axit malonic); ...
3. Danh pháp
• Tên thay thế: axit + tên HC no tương ứng với mạch chính + oic (HCOOH: axit metanoic; CH 3COOH: axit ethanoic).
• Tên thông thường: Xuất phát từ nguồn gốc tìm ra chúng (HCOOH: axit fomic; CH 3COOH: axit axetic).
II. Tính chất vật lý
• Các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.
• Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng khối lượng p.tử và cao hơn các ancol có cùng khối lượng p.tử.
• Từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước, C4 và C5 ít tan hơn, và C6 trở lên không tan và có tính kị nước.
• Axit axetic có vị chua giấm, axit citric có vị chua chanh, axit oxalic có vị chua me, axit tactric có vị chua nho…
III. Tính chất hóa học
1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế
• Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch: CH 3COOH ⇌ H+ + CH3COO− (làm quỳ tím chuyển đỏ).
• C.thức t.dụng với bazơ: R(COOH)x + xNaOH ⟶ R(COONa)x + xH2O.
• C.thức t.dụng với oxit bazơ: 2R(COOH) x + xNa2O ⟶ 2R(COONa)x + xH2O.
• C.thức t.dụng với KL (trước H): 2R(COOH)x + xMg ⟶ [2R(COO)x]Mgx + xH2.
• C.thức t.dụng với muối axit: R(COOH)x + xNaHCO3 ⟶ R(COONa)x + xH2O + xCO2.
• Tác dụng với muối: 2CH3COOH + CaCO3 ⟶ (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 (dùng để nhận biết axit).
2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit
• C.thức thế nhóm −OH (phản ứng este hóa): RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O (xt H2SO4).
3. Phản ứng oxh hoàn toàn
• Axit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH ⟶ (n+1)CO2 + (n+1)H2O.
IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
a. Lên men giấm: C2H5OH CH3COOH + H2O.
b. Oxh andehit axetic: 2CH3CHO + O2 2CH3COOH.
c. Oxh hóa ankan:2R − [CH2]2 − R’+ 5O2 2R − COOH + 2R’ − COOH + 2H2O.
d. Từ methanol: CH3OH + CO CH3COOH.
2. Ứng dụng
• Làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, cộng nghiệp hóa học,...

You might also like