You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BỘ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

………………………………………………

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

Hệ kí hiệu chính trị của Cộng hòa


Liên bang Nga

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nam Tiến

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Minh Thư

Mã số sinh viên: 2157060215

Lớp: B - Hệ chuẩn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 2 NĂM 2022


Lời mở đầu

I. Giới thiệu chung về Nước Nga.


Được biết đến là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, nước Nga - hay còn được
gọi là Xứ sở Bạch Dương với diện tích gần gấp đôi Hoa Kì, tiếp giáp với 14 quốc gia,
lãnh thổ Nga kéo dài từ biển Bantic cho đến Thái Bình Dương, từ Bắc Băng Dương cho
đến một loạt các lãnh thổ tiếp giáp ở phía Nam. Liên Bang Nga ngày nay bao gồm 21
nước Cộng hòa trực thuộc. Với sự rộng lớn về lãnh thổ của mình, Nga đã có một chiều
dài lịch sử rất lâu đời cũng như một hệ thống chính trị đa dạng.

Cộng hòa Liên Bang Nga hiện nay nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir
Putin - nhà lãnh đạo vĩ đại của nước Nga trong gần hai thập kỉ. Sự dẫn dắt của Putin đã
đưa kéo nước Nga thoát khỏi thời kì khủng hoảng sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Hiện nay, nước Nga là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới với một hệ thống
chính trị chặt chẽ, lâu đời và cũng rất hiện đại.

II. Hệ thống kí hiệu chính trị nước Nga.


1. Quốc hiệu.
Nước Nga - tên tiếng Anh chính thức là Russia. Tên gọi "Russia" được bắt nguồn
từ tên của tộc người Rus (một phân nhóm của người Viking). Tương truyền rằng vào thế
kỉ thứ 9, vùng đất của nước Nga ngày nay chỉ mới có những bộ lạc nguyên thủy người
Rus sinh sống chưa có nhà nước. Họ thường xuyên bị người Viking (người Nga gọi họ là
người Varagians) từ Baltic tấn công. Các bộ lạc của người Rus ra sức đánh đuổi, ngăn
chặn sự tấn công của người Viking. Nhưng với tính thiện chiến của mình, người Viking
vẫn có thể dễ dàng đàn áp các bộ lạc
Rus. Sau cùng, vì không muốn kéo
dài cuộc chiến cũng như nhìn thấy sự
tiến bộ của người Viking, họ đã mời
người Viking tới cai trị lãnh thổ. Và
thế là chàng hoàng tử Viking - Rurik
trở thành người cai quản và thành lập nhà nước Đông Slav. Tuy câu chuyện về việc thành
lập nước Nga chỉ được ghi chép duy nhất trong "Biên niên sử sơ khởi" vùng Novgorod
mà không có một tài liệu đối chiếu gì. Câu chuyện được coi là "bán huyền thoại" nhưng
vẫn trở thành cột mốc lịch sử đầu tiên của Nga, và cũng là cơ sở cho cái tên "Russia".
Ngày nay, hình tượng vị hoàng tử Rurik được khắc trên "Tượng đài thiên niên kỉ" tọa lạc
ở Veliky Novgorod. Trên tượng đài, Rurik mặc áo giáp, cầm dao và khiên hướng về phía
Nam (hướng của vùng Kiev khi xưa).

2. Quốc kì.
Quốc kì là lá cờ được sử dụng làm đại diện tượng trưng cho quốc gia. Quốc kì
được treo ở tất cả các công trình, cơ sở của đất nước đó, trên đất liền, ngoài biển khơi và
cả trên không, quốc kì là một biểu tượng để đánh dấu chủ quyền và hình ảnh của một
quốc gia.

Quốc kì của nước Nga đã có nhiều thay đổi theo những giấu mốc lịch sử nổi bật,
từ thời kì Đại công quốc Moskva đến nhà nước Cộng hòa Liên Bang Nga hiện nay đã trải
qua khoảng 18 quốc kì khác nhau.

Vào thế kỉ 9-13, ở Nga sử dụng các lá cờ cồ có hình dạng tam giác thuôn dài và có
các đường viền được may dọc theo các cạnh. Ở Nga khi đó, các lá cờ thường được vẽ lên
bằng khuôn mặt của Đấng cứu thế, Mẹ thiên chúa… và các vị thánh để làm biểu tượng
cho lời cầu nguyện của họ, thường sử dụng trong quân đội để họ có thể cầu nguyện trước
những trận chiến. Đến thế kỉ 16, hình ảnh của Thánh George bắt đầu xuất hiện phổ biến
trên các lá cờ ở Nga. George the Victorius là một vị thánh Kitô giáo, người được tôn kính
đặc biệt trong Chính thống giáo. Kể từ thời của Dmitry Donskoy, Thánh George được
biết đến như một vị thánh bảo trợ của Moscow. Đến năm 1730, hình ảnh Thánh George
chính thức được đưa vào quốc huy của Moscow. Ở châu Âu, quốc kì và quốc ca chỉ mới
xuất hiện vào cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19. Trước đó, các triều đại, vương tước quý tộc
sẽ có cờ, biểu ngữ, phù hiệu riêng để khẳng định quyền lực của mình.

Ngày 23 tháng 6 (tức ngày 11 tháng 6 kiểu cũ) năm 1858, theo sắc lệnh của Hoàng
đế Alexander II quy định rằng "biểu ngữ, cờ… được sử dụng
để trang trí trong những dịp đặc biệt, là từ Quốc huy của Đế chế Nga". Quốc huy của Nga
lúc bấy giờ là hình ảnh một con đại bàng đầu đen trên cánh đồng vàng và một chiếc huy
hiệu Matxcova - người kị sĩ trong trang phục trắng,
quốc huy này là sự hòa nhập quan hệ với Hy Lạp và
Constantinople thông qua cuộc hôn nhân với Nữ
hoàng Hy Lạp Sophia Fominichnaya Palaeologus. Từ
đó, lá cờ màu đen - vàng - trắng chính thức được sử
dụng làm quốc kì của Đế quốc Nga và được đặt tên là "màu sắc nhà nước của Nga" kéo
dài đến năm 1883, và đó cũng là khoảng thời gian duy nhất nước Nga áp dụng 3 màu đen
- vàng - trắng trên Quốc kì. Đến năm 1883, Alexander Đệ Tam đã ban hành Sắc lệnh về
việc treo cờ trong các dịp trang trọng có nội dung "Vì vậy, trong những dịp long trọng khi
có thể cho phép trang trí các tòa nhà bằng cờ, chỉ nên sử dụng cờ Nga, gồm ba sọc: màu
trên - trắng, giữa - xanh và dưới - đỏ". Đến năm 1896, Hoàng đế lại tổ chức một cuộc họp
tạo Bộ tư pháp để thảo luận về vấn đề quốc kỳ và đã có kết luận rằng "lá cờ trắng - xanh -
đỏ có mọi quyền được gọi là quốc kỳ hoặc quốc gia của Nga và các màu của nó là trắng,
xanh và đỏ được gọi là quốc kỳ". Việc sử dụng những loại cờ khác bây giờ bị cấm và chỉ
có một Quốc kì duy nhất được áp dụng là màu trắng - xanh - đỏ.
Năm 1917, sau khi Hoàng đế Nicholas II
thoái vị, nước Nga trở thành nước cộng
hòa

sản,

Chính phủ lâm thời vẫn quyết định sử dụng Quốc


kì với ba màu trắng - xanh - đỏ của chế độ cũ. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra,
Đảng Bolshevik lên nắm quyền, đất nước Nga trở thành nước Nga Xô Viết. Đảng
Bolshevik đã quyết định dựng nên một biểu ngữ màu đỏ với dòng chữ vàng "Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô Viết Nga". Có nhiều thay đổi về Quốc kỳ trong thời kỳ Xô Viết, nhưng
nhìn chung, phiên bản phổ biến nhất của Quốc kì nhà nước Nga Xô Viết là một hình chữ
nhật màu đỏ là biểu tượng của chủ nghĩa cộng. Quốc kì này được Yakov Sverdlov - Chủ
tịch Ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đề xuất "lấy ngọn cờ chiến đấu của chúng
ta làm quốc kỳ" và được thông qua vào ngày 14/4/1918. Đến năm 1922, Quốc kỳ của
Liên Xô được áp dụng với một màu đỏ duy nhất, và cho đến năm 1924, Quốc kì được
thêm vào biểu tượng búa liềm và ngôi sao năm cánh. Với hình ảnh búa liềm tượng trưng
cho sự liên kết của liên minh công nông, và hình ảnh ngôi sao 5 cánh biểu trưng cho sự
chiến thắng của chủ nghĩa công sản trên cả 5 lục địa. Hiện nay, hình ảnh búa liềm và ngôi
sao năm cánh cũng là biểu tượng của cờ Đảng và Quốc kỳ của Việt Nam.

Sau khoảng 70 năm vắng bóng, dưới quyết định của RSFSR vào ngày 22/8/19991,
lá cờ với ba màu trắng - xanh - đỏ lại một lần nữa được gióng lên, ngày này đã được ghi
dấu là ngày lễ kỉ niệm hằng năm của Nga -
"Ngày Quốc kỳ Liên Bang Nga". Vào ngày
25/12/2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin
đã ký một đạo luật hiến pháp liên bang, quy
đinh Quốc kỳ Liên Bang Nga là "một bảng
hình chữ nhật có ba sọc bằng nhau: sọc trên
cùng màu trắng, sọc giữa màu xanh và sọc
dưới cùng màu đỏ. Tỷ lệ chiều rộng của lá cờ với chiều dài của nó là 2:3". Có nhiều cách
giải thích cho ý nghĩa của ba màu này, nhưng thông thường, màu trắng được cho là biểu

Sarafan-Trang phục truyền thống của Nga


tượng của một nhân cách cao quý, sự cao thượng và thẳng thắn, màu xanh lam là màu của
tình yêu, còn là màu của lòng trung thành, chính trực, và màu đỏ cuối cùng là biểu tượng
của sức mạnh, lòng dũng cảm và sự nghĩa hiệp. Còn có một ý nghĩa khá phổ biến trong
thời kì Đế quốc Nga: màu trắng - Nước Nga trắng, xanh lam - Ukraine, màu đỏ - Nước
Nga vĩ đại. Còn một cách hiểu khác rằng màu trắng là ý nghĩa của tự do, màu xanh lam là
màu của Mẹ Thiên Chúa, màu đỏ là biểu tượng của nhà nước Nga. Ba màu đó cũng chính
là màu sắc dân tộc của Nga - theo lời Hoàng đế Nicholas II. Đó là màu sắc đặc thù của
thiên nhiên Nga, là màu áo trắng của người Nga nhỏ và người Belarus, là màu áo sơ mi
xanh hoặc đỏ của người nông dân Nga trong các dịp lễ đặc biệt, là màu đỏ đặc trưng trên
trang phục Sarafan của phụ nữ Nga. Người Nga quan niệm rằng cái gì đỏ cũng là tốt.
Hơn thế nữa, màu trắng là màu của tuyết phủ, thời tiết đặc trưng ở Nga khi mà tuyết có
thể rơi trong vòng 6 tháng 1 năm. Quốc kì này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

3. Quốc huy.
Quốc huy của Liên bang Nga là biểu tượng một con đại bàng hai đầu đang giương
cánh, mỗi đầu của nó được trao một vương miện
và phía trên còn có một chiếc vương miệng thứ ba.
Ba vương miện được kết nối với nhau bằng một
dải ruy băng vàng. Chân phải của đại bàng giữ
một vương trượng và bên trái giữ một quả cầu. Trên ngực của nó là hình ảnh một kị sĩ
cưỡi ngựa chiến thắng một con rồng bằng giáo bạc. Hình ảnh đại bàng hai đầu chính là
tượng trưng cho sự gắn kết của nước Nga vĩ đại và Đế quốc Byzantine như đã đề cập ở
trên.

Hình ảnh ba chiếc vương miện có biểu trưng cho chủ quyền quốc gia của Nga.
Ban đầu nó có nghĩa là ba vương quốc bị các hoàng tử Matxcova chinh phục: Siberian,
Kazan và Astrakhan. Hình ảnh vương trượng và quả cầu nằm trong nanh vuốt của đại
bàng là biểu tượng của quyền lực nhà nước tối cao, là quyền lực của Sa hoàng, Hoàng đế,
Hoàng tử nước Nga. Và ở chính giữa, hình ảnh kị sĩ chiến thắng một con rồng bằng thanh
giáo bạc chính là hình ảnh của vị Thánh George the Victorious, là biểu trưng cho cái
thiện luôn sáng chói vượt qua cả cái ác. Bởi vì thánh George là người bảo trợ quốc gia
nổi tiếng xuyên suốt lịch sử. Ban đầu, đó chỉ là hình ảnh của một người kị sĩ, đến thời của
Ivan Bạo chúa (Ivan IV) được thay thế thành Thánh George.

Nguồn gốc của Quốc huy Nga gắn liền với một câu chuyện tình yêu - chính trị liên
quan đến Giáo hoàng Paul II. Vào thời điểm quân đội Hồi giáo trở nên hùng mạnh và bắt
đầu tấn công đường biên giới phía đông châu Âu. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lúc bấy giờ đem
quân phá hủy Đế chế Byzatine, chiếm thành phố Constantinople và mục tiêu tiếp theo sẽ
là Hy Lạp. Vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc ấy, Giáo hoàng chỉ có một lựa chọn duy
nhất, đưa Công nương Sophia - em gái của Thomas Palaeologus (em trai của quốc vương
Byzantine), tìm một hôn sự vừa có thể bảo vệ Sophia vừa có thể khôi phục sức mạnh
quốc gia. Và Ivan III, người vừa mới mất vợ, được nhắm đến, ông là vị vua vĩ đại nhất
lịch sử nước Nga trước thời của Peter Đại đế. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có Ivan III mới có
đủ sức mạnh để đối chọi với Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ xiêu lòng trước dung nhan tuyệt sắc
của Công nương Sophia, Ivan III còn nhìn ra những lợi ích cực kì to lớn của hôn sự này.
Nếu hôn sự được tiến hành ngay lập tức sẽ biến Ivan III thành bá chủ của một vùng lãnh
thổ rộng lớn. Cả hai nhanh chóng tiến đến hôn nhân, cũng từ đó vị Công nương đã mang
tinh thần, văn hóa của Italy du nhập vào Mokscow. Bà là người khuyến khích vua dựng
thành lũy Kremlin theo lối kiến trúc Florentine, cũng chính bà là người đưa các khu vườn
treo, ao cá xuất hiện trong kiến trúc Nga. Và sự du nhập lớn nhất bà đã mang lại là huy
hiệu của Byzantine với hình ảnh một con đại bàng hai đầu tượng trưng cho sự độc lập và
quyền lực hùng mạnh ở cả hai vùng đông, tây của Đế chế Nga.

Đến thời của Ivan Bạo chúa (Ivan IV), ông ta đã đúc thêm một chiếc khiên vào
ngực con đại bàng với hình ảnh thánh George trên lưng ngựa, cầm giáo bạc giết một con
rồng (con rắn). Đã có rất nhiều thay đổi về chi tiết của chiếc Quốc huy. Song đến thời
Peter Đại đế, ông đã trang trí thêm chiếc dây chuyền vàng - trang sức của Thánh Andrew
the First Called lên ngực đại bàng. Ông còn thay đổi từ đại bàng màu vàng sang màu đen
ý nghĩa cho sự can đảm.

Đến năm 1917, một bước ngoặt đến với Quốc huy của Nga, Đảng Bolsevik lên
cầm quyền, quốc huy cũ bị xóa bỏ nhường chỗ
cho quốc huy mới của Liên Xô. Quốc huy mới với
hình ảnh Trái Đất với mặt trời đang mọc ở phía
trên. Sau một vài lần thay đổi, quốc huy trong thời
kì Liên Xô xuất hiện với hình ảnh búa và lưỡi
liềm, năm 1978 còn có thêm ngôi sao năm cánh.

Tháng 12/2000, quốc huy mới của Nga chính thức được thông qua, hình ảnh chú
đại bàng đại diện cho quyền lực của Sa hoàng được phục hồi nhưng có vài thay đổi để
biểu tượng cho chế độ Cộng hòa liên bang. Quốc huy được mô tả chính thức trong Luật
hiến pháp Nga: "Quốc huy Liên Bang Nga là một hình tứ giác, với các góc dưới tròn,
nhọn ở đầu, một biểu tượng hình khiên màu đỏ có hình đại bàng hai đầu vàng đang
giương cánh dang rộng. Đại bàng được đội vương miện bằng hai chiếc vương miện nhỏ
và bên trên chúng là một chiếc vương miện lớn, được kết nối bằng một dải ruy băng. Ở
bên phải của đại bàng là một quyền trượng, ở bên trái là quả cầu. Trên ngực con đại bàng,
trong tấm khiên màu đỏ, có một kỵ mã màu bạc mặc áo choàng xanh trên con ngựa bạc,
nổi bật với ngọn giáo bạc và một con rồng đen bị lật úp và bị giẫm lên bởi con ngựa của
người kỵ sĩ". Quốc huy nước Nga là tượng trưng cho lời thề của quân đội, nhà nước và
lời cầu nguyện của người dân Nga.

4. Quốc ca.
Bài quốc ca đầu tiên của nước Nga có tên là "God save the Tsars" hay còn được
biết đến với cái tên là "The prayer of Russians". Lời của tác phẩm này được sáng tác bởi
nhà thơ người Nga nổi tiếng Vasily Andreevich Zhukovsky, bài hát được biểu diễn lần
đầu tiên tại lễ kỷ niệm ngày khai mạc Tsarskoye Selo Lyceum. Bản nhạc này đã chạm
đến trái tim của Alexander I đến nỗi ông đã ra lệnh sử dụng bài thánh ca này trong tất cả
các sự kiện của nhà nước, thậm chí là các cuộc họp của hoàng đế.

Thời kì Đế quốc Nga có ba bài Quốc ca nổi tiếng, được biết đến rộng rãi: "Sấm
sét chiến thắng, vang dội!", "Lời cầu nguyện của người Nga" và "Chúa cứu Sa hoàng".
Bài hát "Sấm sét chiến thắng, vang dội" là quốc ca không chính thức của nước Nga vào
cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX được sáng tác để vinh danh chiến thắng của người Nga
trong việc bắt giữ Ishamael - một nhân vật quyền lực thời bấy giờ. Bài hát được viết bởi
O.A.Kozlovsky, ông là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ nổi tiếng người Belarus.

"Lời cầu nguyện của người Nga" - "The prayer of the Russian people", là bài quốc
ca đầu tiên được chính phủ phê duyệt, từ năm 1816 đến năm 1833. Lời của bài hát được
lấy từ bài thơ của V.A.Zhukovsky, trong khi đó giai điệu được ảnh hưởng từ bài quốc ca
Anh của nhà soạn nhạc Thomas Arn. Vào năm 1816, Alexander I đã ban hành một Sắc
lệnh biểu diễn bài hát này trong tất cả các cuộc họp của Hoàng đế, từ đó "lời cầu nguyện
của người Nga" chính thức trở thành quốc ca của Nga.

Có một sự liên kết giữa "lời cầu nguyện của người Nga" và "Chúa cứu Sa hoàng".
Hoàng đế Nicholas I trong các chuyến thăm Áo, Phổ đều nghe giai điệu của quốc ca Anh,
vì vậy ông muốn sáng tạo ra một bản giao hưởng riêng của quốc ca Nga. Lvov - nhà soạn
nhạc thiên tài, được Nicholas I tin tưởng để sáng tạo ra bài hát. Lời bài hát cũng do chính
V.A.Zhukovsky sáng tác, nhưng dòng 2 và 3 được viết bởi A.S.Pushkin. Ngày
18/12/1833 bài hát lần đầu tiên được xướng lên với cái tên quen thuộc "lời cầu nguyện
của người Nga", đến ngày 31/12/1833 đã được đổi tên thành "Chúa cứu Sa hoàng". Bài
quốc ca này được sử dụng cho đến Cách mạng Tháng Hai năm 1917 khi chế độ quân chủ
Nga bị lật đổ.

Khi Đảng Bolshevik lên cầm quyền, bài "Quốc tế ca" được chọn làm quốc ca mới.
Được sáng tác bởi Eugène Pottier, bài ca là tiếng nói của phong trào cách mạng xã hội
chủ nghĩa thế giới. Lãnh tụ Lenin muốn bài hát được sử dụng nhiều hơn, vì giai điệu của
nó không bị lẫn vào giai điệu quốc ca của các nước châu Âu. "Quốc tế ca" được Đảng
Bolshevik dùng làm quốc ca của nước Nga Xô Viết năm 1918, chính thức được Liên Xô
chấp thuận năm 1922 và được sử dụng cho tới năm 1944 - trước thế chiến thứ hai.

Năm 1990, sau sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Liên bang Xô Viết, nước Nga
cần một bản quốc ca mới để xây dựng lại hình ảnh đất nước. Boris Yeltsin - Chủ tịch
CHXHCNXV Liên bang Nga lựa chọn Mikhail Glinka là người sáng tác bài quốc ca mới
này. Quốc ca mới ra đời với tên gọi "bài ca yêu nước" nhưng chỉ có giai điệu và không có
lời nhạc. Bởi vì không có lời nên bài hát bị cho là khó nhớ, không truyền được cảm hứng
và phần giai điệu quá phức tạp, chính vì thế, bài hát vẫn không thể được công nhận. Mặc
dù có dự thảo rằng lời bài hát sẽ được đưa vào Hiến pháp sau, nhưng do xung đột giữa
Tổng thống và Nghị viện nên điều đó không thể xảy ra. Thậm chí đã có một cuộc thi sáng
tác Quốc ca và thậm chí đã có bài hát giành chiến thắng, nhưng vẫn không được Yeltsin
và chính phủ Nga chấp thuận.

Khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, vấn đề quốc ca là vấn đề cấp bách cần phải
giải quyết. Bởi vì việc bài quốc ca không có lời ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, cũng
như lòng yêu nước của nhân dân, nhất là các vận động viên tham gia thi đấu ở nước
ngoài. Họ phàn nàn rằng bài quốc ca không có lời để hát ảnh hưởng tới tinh thần và
phong độ thi đấu của họ, các vận động viên còn cho rằng việc mở quốc ca không có lời
không khơi dậy được lòng yêu nước vĩ đại trong mỗi con người Nga. Trước vấn đề quốc
ca nước Nga, Putin chọn bài quốc ca Xô Viết cũ làm quốc ca mới của Nga, đồng thời ông
cũng viết một lời mới cho bài hát. Một đoạn lời của bài quốc ca có nhắc tới quốc kỳ và
quốc huy của Nga: "Đại bàng Nga đang tung cánh bay cao/ Biểu tượng ba màu của Tổ
quốc". Quốc ca mới của Nga được viết trên nền giai điệu của bài quốc ca Xô Viết cũ,
điều đó đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người, thậm chí các quan chức cho rằng việc sử
dụng giai điệu của Liên Xô cũ giống như một cách chối bỏ những nỗ lực cải cách hậu
cộng sản sau khi Liên Xô tan rã. Nghệ sĩ đàn cello Msitislav Rotropovich thậm chí đã thề
sẽ không đứng dậy khi cử hành quốc ca. Tuy vậy, bài quốc ca mới này vẫn được nhân
dân ủng hộ (mặc dù tỉ lệ nhớ lời bài hát không cao: năm 2009 chỉ có khoảng 39% số
người có thể nhớ câu đầu của bài quốc ca).

Trong bộ luật được Tổng thống Putin kí ngày 25/12/2000 có ghi rằng "khi cử hành
quốc ca có thể chỉ có nhạc, chỉ có lời hoặc có cả hai, nhưng phải tuân theo nhạc và lời
chính thức được luật định". Tại các lễ nhậm chức của Tổng thống Nga, các cuộc họp nhà
nước và các dịp lễ chính thức của đất nước, việc cử hành quốc ca là bắt buộc. Có một
điều thú vị là theo luật bản quyền của Nga, quốc ca cũng như các biểu tượng quốc gia
không có bản quyền bảo hộ, vì vậy nhạc và lời có thể được sử dụng, chỉnh sửa một cách
tự do. Đến nay, Quốc ca Liên bang Nga được xem là một trong những bài quốc ca hào
hùng nhất thế giới.

5. Biểu tượng quốc gia nước Nga.


a. Búp bê Nga Matrioska.
Nhắc đến nước Nga, chắc chắn không thể không nhắc đến hình ảnh những con búp
bê Matrioska - món đồ đã trở thành huyền thoại nước Nga, có lịch sử lên tới 100 năm.
Thực chất xuất xứ của món đồ chơi này bắt nguồn từ Nhật Bản. Theo một số lời kể
không chính thức, vào những năm 90 của thế kỉ 19, họa sĩ Sergei Maliutin trong một lần
tình cờ thấy được con búp bê Fukuruma của Nhật Bản gồm 5 hộp nhỏ xếp một cách có
trật tự từ trong ra ngoài. Lấy cảm hứng từ đó, ông đã tạo ra Búp bê Matrioska nổi tiếng
nước Nga. Cái tên Matrioska, còn được gọi với cái tên là Matryona hay Matriosha, tiếng
gốc La tinh là "matter" có nghĩa là "người mẹ". Chiếc tạp dề là điểm nhấn chính trên con
búp bê, một bó hoa tươi với đường nét sáng, rạng ngời. Hình ảnh con búp bê Matrioska
ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa: Matrioska cũng như con người, ngụy trang với nhiều vỏ bọc,
từ lớn ban đầu vĩ đại to lớn đến lớp trong cùng nhỏ bé nhưng có tâm hồn cao quý và cần
được che chở.

b. Cây bạch dương.


Nói đến thảm thực vật của nước Nga, không thể không nhắc đến cây Bạch dương.
Bạch dương là loại cây thân gỗ, cao và thẳng đứng, thích nắng, chịu lạnh và chịu hạn cực
kì tốt nên rất dễ phát triển ở môi trường khí hậu ôn đới. Là loài cây thay đổi theo mùa,
nên vào mùa xuân cây sẽ ra hoa rất đẹp. Đến mùa xuân cây sẽ mang một vẻ đoan trang lạ
thường, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, bao trùm lên mọi con đường của Nga, trở
thành một dấu ấn không thể quên đối với du khách nước ngoài.

Bạch dương được coi như là Quốc thụ nước Nga và được sùng bái như một vị nữ
thần. Không chỉ tượng trưng cho thiên nhiên tươi đẹp mà còn là biểu tượng của tấm lòng
cao thượng, tình yêu thuần khiết của nhân dân Nga. Cây bạch dương trắng vào mùa xuân
là biểu tượng của sự ấm áp, lòng nhân từ và tượng trưng cho người thiếu nữ Nga xinh đẹp
rạng ngời trong tuổi trăng tròn.

Trong tiếng Nga, "bạch dương" được gọi là "bereza", từ gốc của nó có liên quan
đến "berech" có nghĩa là "chăm sóc". Bởi vì họ tin rằng cây Bạch dương là một vị thần
bảo vệ mà chúa đã ban cho người dân Nga, cũng từ đó họ có quan niệm ôm cây bạch
dương để mang lại sự may mắn cho một năm mới. Không chỉ mang lại lợi ích về mặt tinh
thần, cây bạch dương còn có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống của người dân Nga như
làm thuốc chữa bệnh, đồ mỹ nghệ, trang sức, đồ gỗ,…thậm chí các cành cây còn được sử
dụng để trang trí nhà thờ vào các dịp lễ lớn.

You might also like