You are on page 1of 5

Trường ĐH Kinh Tế TP.

Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận chính trị
Bài viết môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Vân Anh
STT: 4 Lớp: KE002 MSSV: 31211020176
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2022.
Đề bài: hãy trình bày nội dung cốt lõi của 6 chương và sự vận dụng cho bản thân( gia
đình, doanh nghiệp, đất nước)( Hãy rút ra ý nghĩa nghiên cứu).
Bài làm
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính
trị Mác – Lênin.
1.Nội dung cốt lõi:
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác – Lênin:
Sự xuất hiện của A. Smith đã làm cho kinh tế chính trị trở thành một môn học có tính
hệ thống với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Từ đó, kinh tế chính trị trở thành
một môn khoa học trong hệ thống các môn khoa học kinh tế của nhân loại.
1.2.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
*Đối tượng nghiên cứu: - Đối tương nghiên cứu chung: sản xuất và trao đổi
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể:
+ Quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lí, quan hệ phân phối.
+ Tái sản xuất xã hội: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
+ Lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng.
* Mục đích nghiên cứu: tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát
triển của phương thức sản xuất.
* Phương pháp nghiên cứu: phép biện chứng duy vật, phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp quan sát thống kê,…
1.3. Kinh tế chính trị Mác – Lênin có bốn chức năng: Chức năng nhận thức, chức năng
tư tưởng, chức năng thực tiễn, chức năng phương pháp luận.
2. Sự vận dụng cho bản thân: - Đối với bản thân em, là một sinh viên cần học môn
Kinh tế chính trị cần để biết được những cơ sở lý luận và phương pháp luận vì các
môn kinh tế khác đều dựa trên các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật của
Kinh tế chính trị Mác- Lênin.
- Đối với doanh nghiệp, hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế,
nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển kinh tế; phát triển lý
luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế.

- Đối với đất nước,biết được tầm quan trọng Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Đại hội lần
thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: Khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu
những luận cứ cho việc tạo động lực phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới
sâu rộng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.

1.Nội dung cốt lõi:

1.1.Lý luận của Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:

*Sản xuất hàng hóa: là nền sản xuất trong đó sản phẩm do người lao động tạo ra
nhằm trao đổi, mua bán. Điều kiện ra đời: Phân công lao động xã hội và tách biệt
tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.

*Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu câu nào đó của con người
thông qua trao đổi,mua bán.Thuộc tính của hàng hóa gồm: Giá trị sử dụng và giá trị.

-Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Lao động cụ thể và lao động trừu
tượng.

-Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động hao phí trong thời gian lao
động xã hội cần thiết.

* Tiền: là một loại hàng hóa đặc biệt, là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa,
là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.Chức năng: Thước đo giá trị, phương tiện
lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.

1.2.Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường:

*Thị trường: là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,mua bán hàng hóa
trong xã hội,được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định.

-Nền kinh tế thị trường: Kinh tế thị tường tự do, kinh tế thị trường hỗn hợp.

*Các quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường: Quy luật giá trị, cung cầu, lưu thông tiền
tệ, cạnh tranh.
*Vai trò của các chủ thể tham gia vào thị trường:

Nhà sản xuất Người tiêu dùng Các chủ thể trung gian Nhà nước
Cung cấp hàng Định hướng sản Kết nối thông tin trong Tạo hành lang pháp
hóa, dịch vụ ko xuất, quyết định sự quan hệ mua bán, tạo lý để quản lý và khắc
tổn hại đến sức thành bại của sản cơ hội làm tăng giá trị phục khuyết tật trong
khỏe và lợi ích xuất. Trách nhiệm hàng hóa và thỏa mãn thị trường. Tạo lập
của người tiêu đến sự phát triển nhu cầu tiêu dùng. môi trường kinh tế tốt
dùng. bền vững của xã cho các chủ thể phát
hội. huy sức sáng tạo.
2.Sự vận dụng của bản thân: Đối với đất nước, Đại hội IX của Đảng khẳng định:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là mô hình kinh tế tổng quát của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.

1. Nội dung cốt lõi:

Công thức chung của tư bản: H-T-H (hàng - tiền môi giới trong trao đổi - hàng). Mục
đích: trao đổi giá trị sử dụng.

Khi tiền là tư bản, tiền vận động theo công thức chung:T - H - T' (Tiền - hàng hóa môi
giới - tiền lớn hơn). Mục đích: Giá trị thặng dư.

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong con người, được đem ra vận
dụng trong quá trình lao động sản xuất.

Cần hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.

Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử,
không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.
Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính: Giá trị, giá trị sử dụng.

Nguồn gốc giá trị thặng dư là do hao phí lao động mà có.

Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người bán
sức lao động tạo ra và thuộc về nhà tư bản.

2. Sự vận dụng của bản thân:

Đối với đất nước, nước ta sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối khá
phổ biến: Người công nhân phải làm tăng ca, thêm giờ, cường độ lao động cao...

Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường.

*Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao. Nguyên nhân hình thành độc quyền có 6 nguyên nhân.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh trạnh và độc quyền luôn cùng tồn tại song
hành với nhau.
*Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự thống
trị của các tổ chức độc quyền đem lại.Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao
động không công của công nhân làm trong các xí nghiệp độc quyền.

*Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng
hóa. Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với nhuận độc quyền.

*Độc quyền trong chủ nghĩa tư bản có 5 đặc điểm.

- Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền


- Tư bản tài chính và hệ thông tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
- Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền.
- Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản.

Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích
kinh tế ở Việt Nam.

1. Nội dung cốt lõi:

*Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là kiểu nền kinh tế thị trường phù
hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam.

Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam: Phù hợp với nguyện vọng "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh".

Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường.
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội.
- Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.

*Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam:

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triểnnhât
định của nền sản xuất xã hội đó.

Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản: quan hệ lợi ích giữa người lao động và
người sử dụng lao động, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động, quan
hệ lợi ích giữa những người lao động, quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích xã hội.

2. Sự vân dụng của bản thân: - Đối với đất nước,quan điểm của Đảng, Nhà nước
ta về phát triển các thành phần kinh tế hiện nay: Các thành phần kinh tế bình
đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.
- Mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay: Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp theo định hướng.

Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.

1. Nội dung cốt lõi: Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản
xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị phát triển.

Đặc điểm CNH, HĐH ở Việt Nam :- CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Gắn với phát triển kinh tế tri thức

- CNH, HĐH trong điệu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Nội dung CNH, HĐH: - Phát triển llsx dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công
nghệ mới, hiện đại.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.

- Từng bước hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.

Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

-Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại.

-Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.

-Tích cực,chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế,thực hiện đầy đủ cam kết

-Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp.

-Nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.

2.Sự vận dụng: Đối với đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu và ứng
dụng kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ tiên riến vào gìn giữ và phát triển các
giá trị văn hóa truyền thống,tiếp thu có chọn lựa các tinh hoa văn hóa thế giới.

You might also like