You are on page 1of 22

ÔN TẬP ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ GIAO NHẬN

CHƯƠNG 1: ĐẠI LÝ TÀU BIỂN


Bậc 2:
Câu 1: Trình bày khái niệm đại lý tàu biển.
- Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người
khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng biển.
(Đ158-LHHVN).
- Chủ tàu và người đại lý ký hợp đồng đại lý cho từng chuyến hoặc một thời gian cụ
thể. Hợp đồng ghi rõ phạm vi uỷ thác.
- Hợp đồng là cơ sở để xác định mối quan hệ pháp luật giữa hai bên và là bằng chứng
về sự uỷ nhiệm của chủ tàu cho người đại lý trong quan hệ với người thứ ba .
Câu 2: Phân loại các loại đại lý.
 Đại lý tổng hợp
- Là đại lý được người ủy thác giao cho thẩm quyền hành động trên mọi vấn đề có liên
quan đến một kinh doanh đặc biệt nào đó
- Người đại lý tàu có quyền tìm hàng hoặc tìm tàu thích hợp cho chủ tàu hoặc người
thuê tàu.
 Đại lý đặc biệt
- Là dịch vụ đại lý được yêu cầu không ổn định.
- Người đại lý hoạt động với một dịp với một mục đích đặc biệt nào đó, do vậy thẩm
quyền của đại lý đặc biệt bị hạn chế trong phạm vi đàm phán hợp đồng thuê một con
tàu cho một loại hàng hóa và thường là cho một chuyến tàu có mục đích nhất định.
 Đại lý do người thuê tàu chỉ định cho chủ tàu: Người thuê tàu sẽ được chỉ định
đại lý để chủ tàu ủy thác và trả phí đại lý cùng với cảng phí. Người đại lý ở đây luôn
phải bảo vệ quyền lợi của chủ tàu và cả với người thuê tàu đã giới thiệu.
 Đại lý của chủ tàu hoặc đại lý của người thuê tàu định hạn: Chủ tàu và người
thuê tàu định hạn có quyền ủy thác đại lý cho họ tại cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng để
giải quyết tất cả các yêu cầu của họ như thanh toán các khoản chi ở cảng, thu xếp tàu
hỗ trợ, tàu hoa tiêu và tất cả vấn đề khác mà chủ tàu và người thuê tàu định hạn đáng
lẽ ra phải làm.
 Đại lý bảo vệ hay đại lý giám sát: Là đại lý được chủ tàu hoặc người thuê tàu ủy
thác để bảo vệ quyền lợi của họ khi con tàu được giao cho một đại lý khác trông nom
theo hợp đồng thuê tàu.
 Đại lý quản trị: Là đại lý được chủ tàu ủy thác để chỉ trông nom những vấn đề phi
hàng hóa, những vấn đề liên quan đến: thuyền viên, sửa chữa, cung ứng vật tư, thực
phẩm và giám định phân cấp hạng tàu.
Câu 3: Phân loại các loại thân chủ.
 Thân chủ lộ diện
- Thân chủ lộ diện được định nghĩa: Trong trường hợp mà vào thời điểm mà đại lý
giao dịch với người thứ ba, người thứ ba này biết được hoặc được thông báo nhân
thân của thân chủ mà đại lý thay mặt.
- Trong trường hợp thân chủ lộ diện thì thân chủ sẽ là một bên hợp đồng và chịu trách
nhiệm pháp lý để thực hiện hợp đồng mà đại lý của mình đã ký với người thứ ba.
 Thân chủ bán lộ diện: Là một phần thông tin về thân chủ chưa lộ diện tại thời điểm
giao dịch. Người thứ ba biết có sự tồn tại của người uỷ thác đại lý nhưng không biết
chính xác là ai. Thông thường thân chủ và đại lý đều có trách nhiệm đối với hợp
đồng.Ví dụ: thân chủ bán lộ diện có thể là chủ hàng, chủ tàu đang nghiên cứu cân
nhắc về một hđ thuê tàu theo đk tàu chợ, mà ở đây người đại lý được yêu cầu tìm
hiểu giá bốc xếp.
 Thân chủ không lộ diện: Thân chủ không lộ diện là thân chủ mà người thứ ba không
biết hoặc không được chỉ ra tại thời điểm giao dịch. Thân chủ không lộ diện không
bị ràng buột bởi các văn bản đàm phán do đại lý ký. Người đại lý có trách nhiệm với
người thứ ba về sự thực thi điều kiện theo hợp đồng.
Câu 4: Trình bày các loại phí và lệ phí hàng hải.
 Phí trọng tải (tính cho một lượt ra hoặc vào)
Ctt = GT * gl (tính cho một lượt ra hay vào)
Trong đó:
 gl : là đơn vị: USD/1GT
 GT : là tổng tấn dung tích toàn bộ của con tàu.
 Phí đảm bảo hàng hải (tính cho một lượt ra vào)
Cđbhh= GT *g2 (tính cho một lược ra/ vào)
Trong đó: g2 – là đơn vị: USD/1GT. Đơn vị này được xây dựng cho từng khu vực cảng
biển.
 Phí hoa tiêu (tính cho một lượt ra hoặc vào)
Cht = GT*HL*g3 (tính cho một lược ra hoặc vào)
Trong đó :
 HL là cự ly hoa tiêu tính bằng hải lý.
 g3 là đơn giá : USD/1GT – hl. Đơn giá này được xây dựng cho từng cự ly hoa
tiêu.
 Phí dịch vụ tài lai hỗ trợ (áp dụng cho từng nhóm tàu lai)
Ctl = HP*G*g4
Trong đó :
 HP là công suất tàu lai (horse power)
 G là số giờ hỗ trợ
 g4 là đơn giá USD/ lhp-h. Đơn giá này được xây dựng cho từng nhóm tàu lai có
công suất khác nhau.
 Phí buộc cởi dây (tính cho một lần buộc và cởi)
Cbd được tính cho một lần buộc và cởi. nếu tính riêng buộc hoặc cởi thì tính ½ đơn giá.
Đơn giá là USD/ lần được xây dựng cho từng nhóm tấn dung tích tàu và tại cầu hoặc tại
phao.
 Phí neo đậu tại vũng,vịnh (Cnd)
Cnd = GT*H*g5
Trong đó :
 H là số giờ neo đậu.
 g5 là đơn giá : USD /lGT – h.
 Phí sử dụng cầu, bến phao neo thuộc khu vực cảng biển (Ccb)
- Đối với phương tiện:
Ccb = GT*H*g6
Trong đó: g6 là đơn giá đậu bến : USD/GT-h
- Đối với hàng hóa:
Ccb = Q*g7
Trong đó :
 Q là số lượng hàng qua cầu bến (đơn vị tính là: tấn hàng; số container; số phương
tiện).
 g7 là đơn giá : USD/T : USD/cont. đơn giá này xây dựng riêng cho làm hàng tại
cầu và tại phao.
 Phí dịch vụ đóng mở nắp hầm hàng
Cdm = n * g9
Trong đó :
 n : là số hầm đóng mở
 g9 : USD/lần-hầm. đơn giá này được xây dựng cho từng nhóm tấn dung tích tàu
và theo nơi đặt là bong tàu hay trên bờ.
 Phí dịch vụ đổ rác (Cdr)
- Tàu hàng :
Cdr = g10h
Trong đó: g10h là đơn giá dịch vụ đổ rác :USD/ lần – tàu, được xây dựng cho trường
hợp tàu đậu tại cầu và tại phao, qui định mức thu tối thiểu.
- Tàu khách :
Cdr = n *g10k
Trong đó: g10k là đơn giá dịch vụ đổ rác cho tàu khách : USD/người.
 Phí dịch vụ bốc xếp hàng hoá (Cxd)
Cxd= Qh * gll
Trong đó:
 Qh Là số lượng hàng hoá được tác nghiệp theo một quá trình nào đó (Hầm tàu,
sàn lan – Kho bãi cảng ...).
 gll là đơn giá bốc xếp theo từng quá trình nêu trên và theo từng nhóm hàng và
theo sử dụng cần trục tàu hay cần trục bờ hay cần trục nổi và bốc xếp ở phao hay
cầu tàu.
 Phí lưu kho, bãi cảng (Clk)
Clk = Qlk*Tng*gl2
Trong đó:
 Qlk là khối lượng hàng lưu kho, bãi của cảng.
 g12 là đơn giá lưu kho, bãi : USD/tấn –ngày. Đơn giá theo hàng lưu ở kho, hay
bãi
 Tng là thời gian lưu kho, bãi.
 Phí tác nghiệp đối với container
- Giá bốc xếp container (Cbxc)
Cbxc = Qc *g13
Trong đó :
 Qc là số container được bốc xếp.
 g13 là đơn giá bốc xếp container. Đơn giá này xây dựng theo các khu vực (1;2;3)
theo container có hàng và không có hàng; theo quá trình tác nghiệp (Hầm tàu-
toa xe, ô tô, salan ; Hầm tàu, sàlan-kho bãi); theo sử dụng cẩu tàu, cần trục cảng,
cần trục nổi; theo bốc xếp ở phao hay ở cầu; và cho hàng siêu trường siêu trọng.
 Phí lưu kho, bãi của cảng (Clkc)
Clkc = Qclk * Tclk * g14
Trong đó:
 Qclk là số container lưu kho bãi của cảng.
 Tclk là thời gian lưu kho, bãi của cảng.
 g14 là đơn giá lưu kho bãi của container : USD/ cont – ngày. Đơn giá này xây
dựng cho các loại container (20’, 40’ 45’) và cont lạnh (20’, 40’).
 Lệ phí ra vào cảng (Crv)
Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục pháp lý nhà nước theo
qui định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau.
Crv = g15
Trong đó : g15 là mức đóng lệ phí cho một chuyến (ra và vào). Mức này theo loại tàu
có tấn dung tích khác nhau ((≤500GT;500- 1.000GT;≥1.000GT).
 Lệ phí chứng thức (kháng nghị hàng hải) (Cct)
Cct = Nct* g16
Trong đó: Nct là số lần chứng thực g16 là mức phí một lần chứng thực : USD/lần.
CHƯƠNG 2: ĐẠI LÝ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
Bậc 1:
Câu 1: Liệt kê các bên liên quan trong giao nhận hàng hoá.
Người giao hàng:
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu, nếu được uỷ thác.
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo
vệ quyền lợi của các chủ hàng.
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng nước
ngoài (hãng tàu – người vận tải).
- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình
giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có
biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
Các chủ hàng (người xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người được họ ủy thác):
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Tiến hành giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng hoá không qua cảng
hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng
qua cảng.
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu.
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có
liên quan.
- Thanh toán các chi phí cho cảng.
Hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối
với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam
qua cảng biển.
Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều cơ quan tham gia như:
Đại lý tàu biển, chủ hàng nội địa, Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho
Chính phủ như: Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm
dịch, y tế,…người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể là chủ tàu,
người môi giới, ngân hàng, người bảo hiểm.…
Câu 2: các nguồn luật liên quan đến giao nhận hàng hoá
Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như:
- Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại
Brussels ngày 25/08/1924.
- Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn
đường biển (Nghị định thư Visby 1968).
- Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978.
Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:
- Bộ luật hàng hải 1990.
- Luật Hải quan.
- Luật thương mại năm 2005.
- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại
về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Câu 3: Letter of credit
Câu 4: Sale contract
https://docs.google.com/document/d/1M3cMrXRfh5OP1alm2pAlKn279TGkreu2
aasnlQOQFv4/edit
Bậc 2:
Câu 1: Bạn cho biết lô hàng trên L/C (cuốn chứng từ) yêu cầu về bộ chứng từ thanh
toán như thế nào?
Yêu cầu về bộ chứng từ thành toán sẽ nằm ở mục: 46A: Document required
Thường bao gồm: 1/ Bill of lading (mấy bản – quan trọng nhất)
2/ Commecial invoice
3/ Packing list
4/ Certifcate of Original
5/ Insurance policy/ Certificate of Insurance
6/ C/Q: Certificate of Quality and Quantity
7/ Beneficiary’s certificate: giấy chứng nhận của người hưởng lợi
Câu 2: Bạn cho biết lô hàng trên L/C (cuốn chứng từ) yêu cầu về tổ chức vận tải
như thế nào?
Yêu cầu về tổ chức vận tải sẽ nằm ở mục :
:43P : Điều kiện giao hàng từng phần: Partial shipment: Allowed/Not llowed
:43T : Điều kiện chuyển tải: transshipment: Allowed/Not llowed
:44C:Ngày giao hàng chậm nhất: latest shipment date/ latest date of shipment…

CHƯƠNG 3: CÁC CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG GIAO NHẬN, VẬN


CHUYỂN HÀNG HÓA XNK
Bậc 1
Câu 1: Bạn hãy gọi tên các chứng từ trong bộ chứng từ hàng hóa
- Xác nhận đặt chỗ trên các phương tiện vận tải (Booking confirmation)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bảng kê hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng hàng hóa (Certificate of
quality, quantity)
- Giấy kiểm định hoặc hun trùng Certificate of Fumigation (nếu có)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) (nếu có)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate) (nếu có)
- Giấy phép xuất khẩu
- Tờ khai hải quan xuất khẩu
- Hối phiếu (Bill of exchange)
Câu 2: Bạn hãy trình bày chức năng của Notice of arrival
Notice of arrival là giấy thông báo chỉ được phát hành khi hàng hóa được nhập.
Có nghĩa là với hàng hoá xuất khẩu thì sẽ không có chứng từ này.
Là chứng từ để bạn biết chi tiết lô hàng và tới cảng để lấy hàng, và cũng là căn
cứ để bạn lấy lệnh giao hàng D/O.
Giấy Arrival Notice được hãng tàu hoặc các đại lý, công ty vận tải phát hành gửi
cho khách hàng mua hàng, nhận hàng tại đầu nhập.
Nội dung của giấy thông báo hướng đến mục đích báo tính trạng hàng hoá, số
lượng, mức phí vận tải,… mà người nhận cần phải biết để thuận tiện khi kiểm tra, thanh
toán.
Dựa vào giấy thông báo, người nhận hàng sẽ lấy đó làm cơ sở để kiểm tra hàng
hoá thừa thiếu hay đủ, thời gian nhận hàng dự kiến có sự thay đổi hay không, lịch trình
hàng hoá đang ở tại vị trí nào?
Bản chất của thông báo hàng đến là chứng từ căn cứ để thực hiện tờ khai hải
quan, thanh toán các chi phí và đưa hàng về kho.
Bậc 4
Câu 1:Tại sao nói vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hóa
Vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hóa. Đây là chức năng quan trọng
nhất của vận đơn. “Chứng từ sở hữu” là chứng từ cho phép người chủ hợp lệ có quyền
sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký
hậu vận đơn
Câu 2: Tại sao nói vận đơn đường biển có chức năng như một biên lai nhận hàng
của người chuyên chở
Vận đơn đường biển có chức năng như một biên lai nhận hàng của người chuyên chở.
Vận đơn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải kí. Đây là chức
năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa
của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phuuwong thức mặt đối mặt. vào thời đó,
không cần đến vận đơn. Tuy nhiên, khi thwuowng mại phát triển, và các thương gia có
thể gửi hàng cho các đại lí của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được
xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng
đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng
tại cảng dỡ. Tức là khi đã phát hành vận đơn, người chuyên chở có trách nhiệm đối với
hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi đến cảng đích.
CHƯƠNG 4: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Bậc 1
Câu 1:Trình bày quy trình giao nhận hàng xuất khẩu tại cảng biển
a. Đối với hàng hóa không lưu kho bãi tại cảng.
1. Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành
2. Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu
3. Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ
4. Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch...
5. Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu
6. Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
7. Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải
theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu
và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)
8. Lập biên lai thuyền phó trong đó ghi số lượng, tình trạng của hàng hóa xếp lên
tàu làm cơ sở để cấp vận đơn. Người vận chuyển cấp vận đơn. Lập bộ chứng từ
thanh toán theo hợp đồng hoặc L/C
9. Thông báo cho người mua biết việc hàng đã được giao
10. Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng (nếu có)
b. Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng.
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho cảng:
Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản
hàng hoá với cảng
- Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ:
+ Danh mục hàng hoá XK (cargo list)
+ Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp (shipping order) nếu cần
+ Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
Bước 2: Cảng giao hàng cho tàu:
Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải:
- Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch…
- Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR
- Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
Tổ chức xếp hàng cho tàu:
- Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng,
ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần
- Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng
làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình
giao hàng, nhân viên kiểm đếm (Tally man) của cảng sẽ ghi số lượng hàng giao vào bản
Tally report (Bảng kiểm đếm), cuối ngày sẽ ghi vào Daily report (Bảng kiểm đếm hàng
ngày) và khi một tàu sẽ ghi vào Final report (Bảng kiểm đếm sau cùng). Phía tàu cũng
có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally sheet
- Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó
(Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó giao cho người xuất khẩu tiến hành lập vận đơn (B/L)
- Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, - Thông báo
cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần)
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lưu kho....
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có
Câu 2: Trình bày quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại cảng biển
a. Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng.
Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải
trao cho cảng một số chứng từ:
- Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
- Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
- Chi tiết hầm hàng (2 bản)
- Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu
Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng
như:
- Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng)
- Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
- Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
- Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)
- Biên bản giám định
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý lập)
- ...........
Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm
hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
Làm thủ tục hải quan
Chuyên chở về kho hoặc về nơi phân phối hàng hoá
b. Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng.
Bước 1: Cảng nhận hàng từ tàu:
- Chủ hàng ký hợp đồng giao nhận, xếp dỡ, lưu kho với cảng
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng
hóa (Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương
tiện dỡ hàng.
- Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu.
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu đưa về kho bãi(do cảng làm). Trong quá trình chở
hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận của cảng kiểm đếm, phân loại hàng hóa, kiểm
tra tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally sheet (Bảng kiểm đếm)
- Cuối mỗi ca và khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng
hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally sheet
- Cảng và tàu ký vào Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) xác nhận số lượng
hàng hóa thực giao so với Manifest và B/L
- Lập các giấy tờ cần thiết hoặc biên bản trong quá trình giao nhận như:
+ Biên bản đổ vỡ hàng (COR) nếu hàng bị hỏng
+ Xác nhận hàng thiếu (CSC) nếu tàu giao thiếu
Bước 2: cảng giao hàng cho người nhập khẩu:
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O)
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản
D/O
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
- Người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:
• Tờ khai hàng NK
• Giấy phép nhập khẩu
• Bản kê chi tiết
• Lệnh giao hàng của người vận tải
• Hợp đồng mua bán ngoại thương
• Một bản chính và một bản sao vận đơn
• Giấy chứng nhận xuất xứ
• Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
• Hoá đơn thương mại
……
+ Hải quan kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra hàng hoá
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30
ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
+ Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể
mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
Bậc 2
Câu 1: Tóm tắt chức năng của Hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam
qua cảng biển
Câu 2: Phân biệt phương án giao nhận hàng trực tiếp với tàu và phương án giao
nhận có cảng làm trung gian giao nhận.
Phương án giao nhận hàng trực Phương án giao nhận có cảng làm
tiếp với tàu trung gian giao nhận
Giao Hàng hóa được để tại các kho riêng Trình tự gồm có 2 bước: Người xuất
hàng của người xuất khẩu, được chuyển đến khẩu giao hàng cho cảng và sau đó Cảng
xuất cảng giao hàng cho tàu không qua các tổ chức xếp và giao hàng cho tàu
khẩu kho của cảng Hàng hóa được chủ hàng giao cho
Các bước tiến hành giống giao hàng cảng để lưu kho bãi.
qua cảng nhưng không phải ký hợp Người xuất khẩu phải liên hệ phòng
đồng thuê kho bãi của cảng thương vụ để ký hợp đồng lưu kho,bốc
xếp hàng hóa với cảng. Lấy lệnh nhập
kho và báo với hải quan và kho hàng.
Nhận Khi người nhập khẩu có khối lượng Trình tự gồm có 2 bước: Cảng nhận
hàng hàng lớn, chiếm toàn bộ hầm tàu hoặc hàng từ tàu và sau đó cảng giao hàng
nhập hàng rời, người nhập khẩu có thể giao cho người nhập khẩu.
khẩu nhận trực tiếp với tàu Người giao nhận trực tiếp với tàu là
Hàng được chuyên chở về kho cảng. Hàng hóa sẽ được chủ hàng giao
hoặc về nơi phân phối hàng hoá cho cảng để lưu kho bãi.
Sau khi đối chiếu Manifest cảng sẽ
lên hóa đơn cước phí dỡ hàng và cấp
lệnh giao thẳng để chủ hàng trình cho
cán bộ giao nhận tại tàu để nhận hàng.
CHƯƠNG 5: GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG
CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
Bậc 1
Câu 1: Liệt kê các loại container.
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:
1. Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container
khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
2. Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót
từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh
(discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container
bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
Hình bên thể hiện container hàng rời với miệng xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng
(bên cạnh) đang mở.
3. Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống...
- Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách
với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo
chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến)
- Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt
trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi
dọn vệ sinh.
4. Container bảo ôn (Thermal container)
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong
container ở mức nhất định.
Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc
chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng
trống không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp
container lạnh (refer container)
5. Container hở mái (Open-top container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua
mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này
dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
6. Container mặt bằng (Platform container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên
dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố
định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
7. Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng
để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn
(manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng
của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
Câu 2: Trình bày các thuật ngữ FCL, LCL, CFS, CY, ICD.
 Thuật ngữ FCL:
FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” được sử dụng trong ngành công
nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.
Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết
kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa mà một nước xuất khẩu, hoặc nhập khẩu sử
dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container
20ft hoặc 40ft).
 Thuật ngữ LCL:
LCL viết tắt của cụm từ “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ
một container.
Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để
đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với những lô hàng của các chủ hàng
khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp,
phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng
đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
 Thuật ngữ CFS:
CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station.
Tại Việt Nam, CFS được hiểu một cách đơn giản là điểm giao hàng lẻ. Hiểu một cách
thông dụng, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng
lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load). Tại kho này dùng chứa hàng lẻ
sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS.
 Thuật ngữ CY:
CY là tên viết tắt của từ Container Yard, nghĩa là bãi Container. Đây là điểm tập kết của
các container hàng trong hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Đây là khu vực
nằm trong các bảng biển hoặc cảng cạn nội địa.
 Thuật ngữ ICD:
ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot.
Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức
vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không
quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.
Bậc 3
Câu 1: Giải thích tại sao gom hàng là một tất yếu trong vận tải container.
Gom hàng (Consolidation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng
một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng
một nơi đến.
Gom hàng là một tất yếu trong vận tải container vì:
Hiện nay việc vận chuyển hàng hóa bằng container rất phổ biển. Đối với những cá nhân
hoặc doanh nghiệp nhỏ khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ, không
đủ đóng đầy trong 1 container, thì để tiết kiệm chi phí vận chuyển buộc những chủ hàng
này sẽ chọn hình thức vận chuyển LCL. Với hình thức LCL, chủ hàng sẽ kết hợp đóng
ghép hàng với nhiều chủ hàng khác chung trong 1 container. Lúc này chủ hàng có thể
tự mình hoặc thông qua công ty Freight Forwarder tiến hành gom hàng từ các chủ hàng
khác.
Bên cạnh đó, đối với người chuyên chở, việc gom hàng sẽ giúp tiết kiệm được giấy tờ,
chi phí và thời gian do không phải giải quyết các lô hàng lẻ, tận dụng hết khả năng
chuyên chở vì người gom hàng đã đóng đầy các container
Vì thế gom hàng là hoạt động quan trọng và tất yếu xảy ra trong vận tải container.
Câu 2: Lập Master B/L, House B/L.
https://drive.google.com/drive/folders/1vgBzHWZ1D7RdHlcgiCfOgWcK00sWVEnI?
usp=sharing

CHƯƠNG 6: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Bậc 2
Câu 1: Giải thích các hoạt động của ICAO
ICAO là tổ chức hàng không dân dụng quốc tế được thành lập thông qua 1944 tại
Chicago, là cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc quản lý mối quan hệ hàng không trong
các nước hội viên. Thành viên của ICAO bao gồm 191 thành viên, trong đó có Việt
Nam.
Mục tiêu chính của ICAO:
 Bảo đảm an toàn và phát triển có trật tự ngành hàng không dân dụng quốc tế.
 Khuyến khích các kỹ thuật thiết kế và khai thác tàu bay nhằm mục đích hòa bình.
 Khuyến khích phát triển đường hàng không, cảng hàng không và các phương tiện
đảm bảo không lưu.
 Đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng không một cách an toàn, hiệu quả.
 Tránh sự phân biệt đối xử.
 Đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành hàng không quốc tế về mọi mặt.
Câu 2: Giải thích các hoạt động của IATA
IATA là hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, là một tổ chức phi chính phủ của các hãng
hàng không thành lập năm 1945.
Mục tiêu chính của IATA:
 Đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn, phát triển kinh doanh hàng không
và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không.
 Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
 Cung cấp các phương tiện phối hợp hoạt động giữa các cảng hàng không.
IATA hoạt động bao gồm những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính của
vận chuyển hàng không. Hoạt động quan trọng nhất của IATA là điều chỉnh giá vé và
giá cước của các nước hội viên về việc vận chuyển những mặt hàng hạn chế, chứng từ
tiêu chuẩn và xử lý thủ tục.
Đại lý hàng hóa hàng không IATA( Air Cargo Agency)
Đại lý IATA là một đại lý giao nhận hoạt động như đại diện của các hãng hàng không
IATA.
Cơ quan này có 2 loại:
 IATA Cargo Agent là một đại lý giao nhận thuộc một hãng hàng không không
thuộc IATA chấp nhận phù hợp với tiêu chuẩn của IATA.
 Air Freight Forwarder là đại lý giao nhận hàng không: là đại lý hàng hóa của
IATA hoặc không. Đại lý này thường cung cấp dịch vụ gom hàng.
Bậc 3
Một thùng carton đựng hàng có trọng lượng cân được là 100kgs và có kích thước
dài, rộng, cao là 60x90x120 cm. Giá cước vận chuyển là 2USD/kg. Xác định cước
của lô hàng trên.
Actual weight (trọng lượng thực tế) = 100 kgs
60 ×90 ×120
Volume weight (trọng lượng thể tích) = = 108 kgs
6000
Chargeble weight (trọng lượng tính cước) = Max( Actual weight; Volume weight)
= 108 kgs
Cước phí lô hàng = 108 x 2 = 216 USD

CHƯƠNG 7: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK THƯƠNG
MẠI
Bậc 3
Câu 1: Hãy xác định mã HS cho các mặt hàng sau:
- Breeding pig from USA, 49kg/each : 01031000
- Meat of pig in half carases, chilled : 02031100
- Ham of pig, frozen: 02032200
- Hearts of goats, frozen: 02062900
- mixture of dried apricots, prunes: 08135090
- dried lychees, packed in plastic bag: 08029000
- Duck in can: 02074400
- Sardines in can: 16041311
- Boiled shells: 84029010
- Soya bean powder for infant, packed in 200g/can: 19011030
- Soya bean powder for infant, packed in 50kg/plastic bag: 19019019
- Korean instant noodles, in plastic bag: 19023040
- Lipstick, “Revlon” brand: 33041000
- “head and shoulder” shampoo, 150ml/ plastic bottle: 33051090
- Au de toilette “CK”, 100ml/bottle: 33030000
- Tissue, coated with perfume: 33079030
- Poly ethylene, in granules, cable grade: 39151090
- Polymers of propylene, in granules, used for making kitchenware such as basket:
39021040
- Used plastic bottles (bottles made from polymers of polyethylene): 39029090
- Plastic bottle, used for packing milk: 39269099
- Car, Ford Ranger, 2000cc diesel engine: 87032362
- Car, Refrigerated van, diesel engine, g.v.w not exceeding 5 tons: 87042121
- Car, Fire-fighting vehicles: 87053000
Câu 2: Nhập khẩu 2000 chiếc mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy từ Pháp về
Việt Nam với giá CIF là 20 USD/chiếc. Hãy tính thuế phải nộp của lô hàng.
( Mọi người coi đỡ bài này của thầy chứ bài này thầy không cho thuế suất)
Bậc 4
Câu 1: Tại sao lại cần quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK là vấn đề được Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo nhằm tháo gỡ những vấn đề
vướng mắc, bất cập, tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn có các biện pháp quản
lý nhằm không để DN lợi dụng chính sách, NK hàng hóa sử dụng không đúng mục đích.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu theo
hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp,
giảm chi phí cho ngân sách nhà nước;
Giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK ngang bằng với các nước ASEAN.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của Chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu
Giấy chứng nhận C/O là tài liệu cực kỳ quan trọng giúp xác định xuất xứ hàng
hóa và xác định được hàng hóa có nhận được ưu đãi thuế quan hay không.
Chứng từ C/O chỉ được xem là chính thức khi nó do người xuất khẩu cấp. Đối
với hàng hóa nhập khẩu về nước, phía hải quan sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình
giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia xuất khẩu đã cấp. Đa
phần, việc xuất trình C/O sẽ là bắt buộc, chẳng hạn với hoạt động vận tải hàng hóa theo
Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ hay các đơn vị nhập khẩu muốn được hưởng ưu
đãi thuế quan từ nước nhập khẩu về các mặt hàng sản xuất, chế biến từ quốc gia kém
phát triển đến nước kém phát triển (mẫu C/O sử dụng sẽ là mẫu hay GSP form A).
Chứng nhận C/O đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa sẽ do hải quan
nước nhập khẩu quy định. Vì thế, về thuế nhập khẩu cũng do hải quan của nước này quy
định. C/O cũng rất quan trọng cho việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê, nhất
là với mặt hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, C/O cũng có vai trò quan trọng trong các quy
định về an toàn thực phẩm.
Trước khi kết thúc giao dịch hợp đồng, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên thống
nhất việc có sử dụng mẫu C/O hay không. Nếu sử dụng sẽ dùng mẫu C/O nào và nội
dung trong mẫu C/O để cập đến sẽ là gì.
C/O ưu đãi là chứng từ xác nhận trong một lô hàng cụ thể có xuất xứ theo Hiệp
định thương mại tự do song phương hay đa phương. Chứng nhận này sẽ do phía hải
quan của nước nhập khẩu sử dụng để quyết định lô hàng này có được hưởng ưu đãi thuế
quan hay không. Ưu đãi này có thể theo các khu vực thương mại hoặc liên đoàn hải quan
EU hay NAFTA hay trước khi các biện pháp chống thuế phá giá được áp dụng.
Thực tế, khái niệm “nước xuất xứ” và “xuất xứ ưu đãi” sẽ có nội dung khác nhau.
Và Liên minh Châu Âu thường xác định nước xuất xứ không được ưu đãi thông qua địa
điểm nơi có giai đoạn sản xuất lớn diễn ra trong quá trình sản xuất.
Một sản phẩm có xuất xứ ưu đãi hay không sẽ phụ thuộc vào quy định mà Hiệp
ước thương mại tự do cụ thể sẽ áp dụng. Các quy định này có thể dựa theo giá trị, mức
thuế và được gọi là “Quy định về xuất xứ”. Quy định về xuất xứ trong Hiệp ước Thương
mại Tự do sẽ quyết định quy tắc cho mỗi sản phẩm được sản xuất dựa theo mã xác định
danh mục thuế chung. Bên cạnh đó, mỗi quy tắc sẽ cung cấp nhiều lựa chọn để xác định
liệu sản phẩm này có xuất xứ ưu đãi hay không. Ngoài ra, mỗi quy tắc cũng sẽ đi kèm
theo quy tắc loại trừ trong đó cũng sẽ xác định trường hợp sản phẩm không được hưởng
bất cứ ưu đãi nào.

You might also like