You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PPNCKH

Hình thức trắc nghiệm


(Nội dung ôn thi bao gồm lý thuyết các chương 1-5 và các kiến thức bổ sung từ bài giảng
của thầy/cô)

Câu 1. Khoa học là hệ thống các tri thức về:


A. Tư duy, tự nhiên, xã hội
B. Tự nhiên
C. Xã hội, tự nhiên
D. Con người, tư duy, tự nhiên
Câu 2. Một người thợ sửa xe làm nghề 30 năm thì có khả năng sửa xe nhanh chóng chính
xác, … Đó là tri thức gì?
A. Tri thức thông thường
B. Tri thức khoa học
C. Tri thức khoa học và tri thức thông thường
D. Không là tri thức
Câu 3. Kinh nghiệm là tri thức gì?
A. Tri thức thông thường
B. Tri thức khoa học
C. Tri thức khoa học và tri thức thông thường
D. Không là tri thức
Câu 4. UNESCO đã phân loại khoa học thành mấy lĩnh vực?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 7
Câu 5. Xét trên quan điểm của quá trình tích luỹ tri thức thì khoa học là
A. một hệ thống tri thức về thế giới khách quan.
B. một hình thái ý thức xã hội.
C. một quá trình phát triển nhận thức.
D. một quá trình tích luỹ kiến thức của nhân loại.
Câu 6. Lĩnh vực nào không có trong phân loại khoa học của UNESCO
A. Khoa học về giáo dục.
B. Khoa học về nông nghiệp.
C. Khoa học về sức khoẻ.
D. Khoa học về tự nhiên và khoa học chính xác.
Câu 7. Bản chất của phân loại khoa học là
A. sắp xếp các ngành khoa học theo hệ thống thức bậc trên cơ sở các đặc trưng riêng
của chúng.
B. phân định rõ từng lĩnh vực khoa học.
C. chia nhóm các ngành có phương pháp nghiên cứu tương đồng nhau.
D. chia nhóm các ngành có đối tượng nghiên cứu tương đồng nhau.
Câu 8. Quá trình tư duy được tiến hành với các hình thức:
A. khái niệm, suy luận, phán đoán.
B. suy luận, phán đoán.
C. mô tả, khái niệm, suy luận, phán đoán.
D. nhận thức, suy luận, phán đoán.
Câu 9. Khoa học qua mấy giai đoạn phát triển?
A. 6
B. 5
C. 8
D. 9
Câu 10. Người đặt nền móng đầu tiên cho khoa học là:
A. Aristotle
B. G.Galilee
C. I.Newton
D. N.Copernicus.

Câu 11. Thuyết Địa tâm của Ptoleme ra đời trong giai đoạn phát triển nào của khoa học?
A. Thế kỉ XV – XVII.
B. Thời trung cổ.
C. Thế kỉ XVIII – XIX.
D. Thời cổ đại.
Câu 12. Ngày nay khoa học được phân ra trên 2000 bộ môn là minh chứng cho quy luật
nào của sự phát triển khoa học ?
A. Quy luật phát triển phân hóa của khoa học.
B. Quy luật phát triển có gia tốc tất cả các lĩnh vực khoa học.
C. Quy luật tích hợp các lĩnh vực khoa học.
D. Quy luật ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học.
Câu 13. Sản phẩm hàng hóa thường xuyên cải tiến mẫu mã và chất lượng ngày một nâng
cao là minh chứng cho quy luật nào của sự phát triển khoa học ?
A. Quy luật ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học.
B. Quy luật phát triển có gia tốc tất cả các lĩnh vực khoa học.
C. Quy luật phát triển phân hóa của khoa học.
D. Quy luật tích hợp các lĩnh vực khoa học.
Câu 14. Giai đoạn cuối thế kỉ XX, một nửa kiến thức về công nghệ bị lỗi thời trong vòng
5 năm là minh chứng cho quy luật nào của sự phát triển khoa học ?
A. Quy luật phát triển có gia tốc tất cả các lĩnh vực khoa học.
B. Quy luật phát triển phân hóa của khoa học.
C. Quy luật tích hợp các lĩnh vực khoa học.
D. Quy luật ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học.
Câu 15. Từ thời kì Phục hưng, bắt đầu từ các môn khoa học tự nhiên sau đó đến các môn
khoa học xã hội tách khỏi triết học và trở thành những bộ môn khoa học độc lập thể hiện
qui luật gì của phát triển khoa học
A. Quy luật phát triển có gia tốc tất cả các lĩnh vực khoa học.
B. Quy luật phát triển phân hóa của khoa học.
C. Quy luật tích hợp các lĩnh vực khoa học.
D. Quy luật ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học.
Câu 16. Khoa học mô tả dừng lại ở mức độ nhận thức thực tiễn và kinh nghiệm bởi vì:
A. Mô tả chưa đạt tới trình độ thiết lập được các mối quan hệ có tính qui luật, bản
chất bên trong của đối tượng.
B. Mô tả chỉ cho ta hình ảnh về hiện thực.
C. Mô tả chỉ có tính định tính.
D. Mô tả chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh hiện tượng.
Câu 17. Trong mọi trường hợp, sản phẩm của nghiên cứu khoa học là
A. Thông tin.
B. Của cải vật chất.
C. Văn hoá nghệ thuật.
D. Giá trị tinh thần.
Câu 18. Kết luận của giáo sư Tôn Thất Tùng: “Nguyên nhân gây bệnh viêm phù tuỵ cấp
ở xứ Đông Dương là do con giun” phát biểu này là kết quả nghiên cứu ở mức độ nào?
A. Mức độ phát hiện.
B. Mức độ mô tả.
C. Mức độ giải thích.
D. Mức độ nhận thức.
Câu 19. Vật lý học là khoa học gì?
A. Khoa học tự cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học tự nhiên
B. Khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản và khoa học xã hội
C. Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng và khoa học xã hội
D. Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học xã hội

Câu 20. Nghiên cứu Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton thuộc loại hình nghiên cứu
nào?
A. Nghiên cứu cơ bản
B. Nghiên cứu ứng dụng
C. Nghiên cứu triển khai
D. Nghiên cứu dự báo
Câu 21. Thời gian nghiên cứu dự báo cấp 3 dự báo cho mấy năm?
A. 40-50 năm
B. 15-20 năm
C. dự báo cho 1 thế kỷ
D. 50-65 năm
Câu 22. Dựa vào loại hình cơ sở nào để phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa
học?
A. Mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu được.
B. Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
C. Đối tượng và sản phẩm thu được.
D. Mức độ nghiên cứu và giá trị tri thức.
Câu 23. “Tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có trước như
một yếu tố tất yếu”. Nguyên tắc phân loại khoa học như vậy được gọi là
A. nguyên tắc phối thuộc.
B. nguyên tắc phối hợp.
C. nguyên tắc khách quan.
D. nguyên tắc bao hàm.
Câu 24. Các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khoa học nhân loại như N.
Copernicus, G. Galile, I. Newton ra đời trong giai đoạn phát triển nào của khoa học?
A. Thế kỉ XV – XVII (thời kì phục hưng)
B. Thời trung cổ
C. Thế kỉ XVIII - XIX
D. Thế kỉ XX – XXI
Câu 25. Giai đoạn nào trong quá trình phát triển, Khoa học có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự phát triển của xã hội, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hoá trên qui mô toàn cầu?
A. Thế kỉ XV – XVII (thời kì phục hưng)
B. Thế kỉ XVIII - XIX
C. Thế kỉ XIX - XX
D. Thế kỉ XX – XXI
Câu 26. Sự thay đổi những tiêu chí nào trong sản xuất thể hiện được qui luật ứng dụng
nhanh các thành tựu của khoa học vào sản xuất
A. Rút ngắn thời gian đổi mới công nghệ sản xuất.
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Sản phẩm có sự giao nhau giữa nhiều ngành khoa học.
D. Tay nghề của độ ngũ công nhân đạt tiêu chuẩn cao.
Câu 27. Nội dung nào sau đây chưa đúng về chuyển giao công nghệ?
A. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao thiết bị kỹ thuật và kiến thức về qui trình
sản suất.
B. Chuyển giao công nghệ là sự gặp gỡ giữa khoa học và thị trường.
C. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
D. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao thiết bị kỹ thuật, kiến thức về qui trình sản
suất, kinh nghiệm tổ chức quản lý và hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sản xuất.
Câu 28. Nội dung nào chưa đúng khi so sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệ
A. Sản phẩm nghiên cứu khoa học được định hình trước, sản phẩm công nghệ mang
tính thị trường.
B. Quá trình nghiên cứu khoa học mang tính xác xuất, quá trình điều hành công nghệ
mang tính xác định.
C. Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian, sáng chế công nghệ tồn tại hoặc tiêu
vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật.
D. Sản phẩm nghiên cứu khoa học mang đặc trưng thông tin, sản phẩm công nghệ có
đặc trưng tuỳ theo đầu vào.
Câu 29. Phát biểu nào thuộc nội dung cơ bản của nghiên cứu khoa học
A. Phát hiện quy luật vận động của thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội và con
người).
B. Là quá trình tìm kiếm và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu đáp ứng yêu cầu
của từng giai đoạn phát triển.
C. Tìm kiếm nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu thực hiện các đề tài nghiên cứu.
D. Xây dựng các cơ sở lý thuyết khoa học mới, bác bỏ các lý thuyết cũ không còn
phù hợp.
Câu 30. Nội dung nào không đúng về tri thức thông thường
A. Là hệ thống tri thức khái quát về vác sự vật hiện tượng của thế giới và về các qui
luật vận động của chúng.
B. Được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt cho nhau, mỗi ngày đều
được bổ sung, hoàn thiện.
C. Được tạo ra từ phép quy nạp đơn giản, không có mô hình lý thuyết.
D. Chưa chỉ ra được bản chất, chưa phát hiện được các qui luật của sự vật và chưa
hình thành một hệ thống vững chắc.
Câu 31. Hoạt động nghiên cứu bao gồm các nhân tố:
A. Chủ thể nghiên cứu; Mục đích nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Sản phẩm
nghiên cứu; Giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu.
B. Chủ thể nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Người nghiện
cứu; Thời gian nghiên cứu.
C. Đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả
nghiên cứu.
D. Mục tiên nghiên cứu; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Thời gian
nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu.
Câu 32. “Khái niệm” là
A. hình thức của tư duy, một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu thuộc tính chung, bản
chất của một lớp đối tượng, là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ
những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan.
B. hình thức của tư duy, một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu thuộc tính chung, bản
chất của một lớp đối tượng,là tập hợp các đối tượng có các dấu hiệu được nêu trong nội
hàm của khái niệm ấy, nhằm trả lời câu hỏi “có các đối tượng nào?”.
C. quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng
những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan, là tập hợp các dấu hiệu thuộc
tính chung, bản chất (cơ bản) của một lớp đối tượng nhằm trả lời câu hỏi “khái niệm đó
là gì?”.
D. một quá trình khám phá bản chất các sự vật hiện tượng để tìm ra những tri thức
mới, sáng tạo ra các giải pháp tác động lên đối tượng, biến đổi nó theo mục đích sử dụng.

Câu 33. Việc xác định đề tài có thể xem xét dựa vào căn cứ nào sau đây:
A. Quan điểm cá nhân
B. Thời gian rảnh
C. Nhu cầu của người khác
D. Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không
Câu 34. Phân tích lịch sử vấn đề nghiên cứu thuộc phần nào trong đề cương nghiên cứu?
A. Lý do chọn đề tài.
B. Mục tiêu nghiên cứu.
C. Đối tượng nghiên cứu.
D. Phương pháp nghiên cứu.
Câu 35. Phần nào trong đề cương nghiên cứu trả lời cho câu hỏi “Đề tài nghiên cứu gì?”
A. Đối tượng nghiên cứu.
B. Lý do chọn đề tài.
C. Mục tiêu nghiên cứu.
D. Phương pháp nghiên cứu.
Câu 36. Đặc điểm để đánh giá một đề tài tốt:
A. Có tính mới và độc đáo
B. Có phạm vi giới hạn và xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn
C. Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu
D. Bao gồm tất cả các đặc điểm trên
Câu 37. Đề cương chi tiết của đề tài gồm mấy phần cơ bản?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 38. Khi thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART, chữ cái S có nghĩa là gì?
A. Supportive - Hỗ trợ
B. Specific – Cụ thể, rõ ràng
C. Strong - Mạnh mẽ
D. Safe - An toàn
Câu 39. Đối tượng của khoa học cụ thể là
A. Thế giới khách quan đang vận động và phương pháp nhận thức thế giới khách
quan đó.
B. Thế giới khách quan đang vận động và phát triển.
C. Cách thức để tác động vào tự nhiên mạng lại sản phẩm cho con người.
D. Tự nhiên và xã hội.
Câu 40. Nhận định nào dưới đây KHÔNG phải là một tiêu chuẩn của một đề tài nghiên
cứu
a. Có cơ sở lý thuyết và khoa học
b. Mục tiêu được xác lập là đóng góp mới về tri thức
c. Được thể hiện một cách rõ nghĩa và cụ thể về mối quan hệ giữa các yếu tố
d. Có tính lịch sử, tính thực tiễn
Câu 41. Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn
a. Đầy đủ một luận điểm
b. Một phần nội dung
c. Toàn vẹn một khái niệm
d. Toàn vẹn đầy đủ về một nội dung.
Câu 42. Theo Vũ Cao Đàm, quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học gồm mấy bước?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 43. Tiêu chuẩn đánh giá đề cương nghiên cứu "khách quan" có ý nghĩa gì?
A. Đảm bảo rằng đề cương không có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.
B. Đảm bảo rằng đề cương được viết bằng cách sử dụng các từ ngữ chính xác và thuyết
phục.
C. Đảm bảo rằng đề cương không bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của người viết,
tránh giả định, tránh những câu văn không có chứng cứ
D. Đảm bảo rằng đề cương được tổ chức và trình bày một cách logic và rõ ràng.
Câu 44. Các trang sau đây trong luận văn được đánh chữ số la mã thường:
A. Các trang tựa đề, lời nói đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu
B. Trang bìa, mục lục, bảng biểu, lời nói đầu, lời cảm ơn, lời giới thiệu
C. Trang bìa trong, mục lục, bảng biểu, lời nói đầu, lời cảm ơn, lời giới thiệu
D. Tất cả các trang bìa, mục lục, bảng biểu, lời nói đầu, lời cảm ơn, lời giới thiệu
Câu 45. Tiêu chuẩn để một chủ đề dự kiến có thể phát triển thành một đề tài nghiên cứu
a. Chủ đề và ý tưởng nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm cá nhân về các vấn đề thực tiễn
được báo chí đăng tải
b. Chủ đề nghiên cứu có cơ sở lý thuyết, khoa học về một vấn đề chưa biết, cần được biết
và có tính khả thi
c. Chủ đề nghiên cứu được thể hiện tường minh mục tiêu nghiên cứu
d. Chủ đề nghiên cứu có tính khả thi
Câu 46. Nhận định nào dưới đây là một tiêu chuẩn của một đề tài nghiên cứu:
a. Có cơ sở lý thuyết và khoa học
b. Mục tiêu được xác lập là đóng góp mới về tri thức
c. Được thể hiện một cách rõ nghĩa và cụ thể về mối quan hệ giữa các yếu tố
d. Bao gồm các nhận định trên.
Câu 47. Chọn phát biểu đúng
A. Các tài liệu trích dẫn không cần thể hiện trong danh mục tài liệu tham khảo.
B. Để tránh lãng phí và tạo khoảng trống trong văn bản, người viết báo cáo nghiên cứu
hoặc luận văn cần đặt tiêu đề của một luận văn ngay cuối trang và phần nội dung ứng với
tiêu đề này được bắt đầu ở trang kế tiếp?
C. Khi viết báo cáo khoa học, luận văn, bài báo khoa học, cần sử dụng cùng lúc bảng số
liệu và biểu đồ minh họa cùng một vấn đề nhằm rõ nội dung cần viết?
D. Nếu xuất hiện các cụm từ viết tắt trong luận văn, tác giả bắt buộc phải cung cấp danh
mục từ viết tắt?
Câu 48. Chọn phát biểu sai
A. Tài liệu được trích dẫn trong nghiên cứu tổng quan nên là tài liệu tiếng Việt mà thôi.
B. Thông tin về học hàm, học vị, địa vị xã hội không ghi trong nội dung trích dẫn.
C. Cách ghi trích dẫn cần được thống nhất cho toàn bộ văn bản.
D. Nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo là chỉ trích dẫn những tài liệu đã đọc.
Câu 49. Giá trị của 1 bài báo khoa học thể hiện:
a. Khi có kết luận hợp lý dựa trên các dữ liệu và kết quả đạt được
b. Bởi sự nhìn nhận cần thêm nghiên cứu bổ sung
c. Khi tác giả xác nhận rằng cần phải có thêm nhiên cứu hoàn chỉnh
d. Khi bài báo được xuất bản trong một tạp chí phổ biến.
Câu 50. (CLO1.5) Mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN là mã số gán cho một xuất bản phẩm
nhiều kỳ hay cho một quyển sách?
A. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ
B. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho một quyển sách được xuất bản
C. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho một luận án tiến sĩ
D. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho một bài báo khoa học
Câu 51. (CLO1.5) Tính mới trong một công trình nghiên cứu khoa học là:
A. thuộc tính quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học
B. thuộc tính tất yếu của nghiên cứu khoa học
C. thuộc tính quy định của nghiên cứu khoa học
D. thuộc tính bắt buộc của nghiên cứu khoa học.
Câu 52. (CLO1.5) Chỉ số H-index của một nhà khoa học là?
A. chỉ số đo lường cả năng suất (số lượng) và tác động trích dẫn các ấn phẩm của nhà
khoa học.
B. chỉ số đo lường năng suất (số lượng) các ấn phẩm của nhà khoa học.
C. chỉ số đo lường tác động trích dẫn các ấn phẩm của nhà khoa học.
D. chỉ số đo lường tác động trích dẫn các ấn phẩm thuộc danh mục ISI của nhà khoa
học.
Câu 53. (CLO1.5) Tạp chí AHCI (Arts & Humanities Citation Index) thuộc danh mục ISI
chuyên về lĩnh vực nào?
A. Khoa học tự nhiên
B. Khoa học xã hội
C. Nghệ thuật và nhân văn
D. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Câu 54. Hệ thống tạp chí ISI đã nhóm các tạp chí, bao gồm:
A. Science Citation Index Expanded (SCIE) và Emerging Sources Citation Index (ESCI)
B. Social Sciences Citation Index (SSCI) và Emerging Sources Citation Index (ESCI)
C. Arts & Humanities Citation Index (AHCI) và Emerging Sources Citation Index (ESCI)
D. Science Citation Index Expanded, Social Sciences Citation Index và Arts &
Humanities Citation Index.

Câu 55. Quá trình xây dựng luận điểm khoa học xuất phát từ
A. Quan sát nắm bắt sự kiện khoa học.
B. Phát hiện các mâu thuẫn trong các bài báo khoa học.
C. Việc tự đặt các giả thiết phù hợp.
D. Việc đề ra các giả thuyết khoa học.
Câu 56. Lựa chọn tài liệu tổng quan tài liệu nghiên cứu là việc:
a. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu
b.Phát hiện những sai sót để kiến nghị thay đổi những nghiên cứu.
c. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu của một vấn đề khác
d. Liệt kê các kết quả nghiên cứu liên quan trước đó
Câu 57. Thuộc tính nào không phải là thuộc tính của giả thuyết khoa học ?
A. Tính chính xác.
B. Tính dị biến.
C. Tính giả định.
D. Tính đa phương án.
Câu 58. Các số liệu minh chứng trong nghiên cứu là bộ phận nào trong cấu trúc một
chứng minh?
A. Luận cứ.
B. Luận chứng.
C. Phương pháp.
D. Luận điểm.
Câu 59. Trình tự các bước trong quy trình diễn dịch gồm:
a. Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được tổng hợp thành các lý thuyết
b. Thông qua các quan sát (dữ liệu thu thập được) tổng hợp mô tả các hiện tượng để xây
dựng các lý thuyết
c.Dựa trên các lý thuyết đã có đưa ra các giả thuyết sau đó kiểm định các giả thuyết thông
qua các dữ liệu thu thập được để đưa ra các kết luận
d. Căn cứ vào các lý thuyết đã có, lập luận và đưa ra kết luận
Câu 60. Một giả thuyết nghiên cứu cần thỏa mãn các yêu cầu sau, loại trừ?
a. Có khảo lược tài liệu tổng quan tài liệu (Literature Review), thu thập thông tin
b. Có thể thực nghiệm (test) để kiểm chứng
c. Có mối quan hệ nhân - quả (Cause - effect)
d. Có thể suy đoán theo cảm tính
Câu 61. Quy mô mẫu nghiên cứu trong phân tích định lượng
a. Không cần quá nhiều mẫu trong nghiên cứu
b. Càng lớn càng tốt trên cơ sở thu thập mẫu tùy tiện
c. Thường là nhỏ, nhưng đảm bảo các thông tin thu thập được đến mức bão hòa
d. Cần đủ lớn để thực hiện phân tích tương quan và hồi quy
Câu 62. Cách lấy mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu đều có xác suất được chọn như nhau

A. Chọn mẫu ngẫu nhiên.
B. Chọn mẫu hệ thống.
C. Chọn mẫu phân tầng.
D. Chọn mẫu từng cụm.
Câu 63. Người khảo sát khảo sát các ngôi nhà có số: 13, 18, 23, 28, 33, 38, …. Đây là
cách chọn mẫu
A. Chọn mẫu hệ thống.
B. Chọn mẫu ngẫu nhiên.
C. Chọn mẫu phân tầng.
D. Chọn mẫu từng cụm.
Câu 64. Làm sao có thể giảm thiểu các tác động xấu của dịch Covid 19 tới hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Đây là:
a. Câu hỏi quản lý nhằm giải quyết vấn đề tồn tại
b. Câu hỏi nghiên cứu
c. Mục tiêu nghiên cứu
d. Câu hỏi đo lường
Câu 65. Sử dụng các bài báo đã tổng quan cùng chủ đề nghiên cứu sẽ giúp:
a. Thay đổi hoàn toàn kết quả nghiên cứu.
b. Nâng cao khả năng tổng quan và tiết kiệm thời gian của nhà nghiên cứu.
c. Giảm khả năng kết luận của nghiên cứu
d. Không có ý nào ở trên là hợp lý.
Câu 66. Một tác giả viết như sau: "Caves (1971) lý giải động cơ của đầu tư FDI theo
chiều ngang và chiều dọc. FDI theo chiều ngang là loại hình đầu tư nhằm mục đích tìm
kiếm thị trường. FDI theo chiều dọc là loại hình đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm tài
nguyên". Đoạn viết trên đề cập đến nội dung gì trong nghiên cưu?
a. Tổng quan nghiên cứu
b. Tổng quan nghiên cứu và khung khái niệm
c. Phương pháp nghiên cứu.
d. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 67. Chọn phát biểu sai
A. Khung phân tích cố định thường được dùng trong nghiên cứu định tính.
B. Khung phân tích sơ đồ hóa tất cả các quan hệ các biến số nghiên cứu theo bản chất và
trình tự của chúng.
C. Khung phân tích cố định thường áp dụng trong nghiên cứu định lượng, thông qua
kiểm định hay chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết thống kê.
D. Khung phân tích cố định thường áp dụng trong nghiên cứu định lượng, thông qua
kiểm định hay chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết thống kê.

Câu 68. Chức năng quan trọng nhất của phương pháp quan sát khoa học là
A. Thu thập thông tin thực tiễn
B. Kiểm chứng các giả thuyết đã có
C. Kiểm chứng các lý thuyết đã có
D. Đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn
Câu 69. Phương pháp nghiên cứu khoa học không bao gồm
A. Phương pháp nhận biết sự kiện khoa học.
B. Phương pháp luận.
C. Phương pháp hệ.
D. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Câu 70. Thao tác tìm quá trình hình thành phát triển của đối tượng là thao tác thuộc về
phương pháp nào?
A. Phương pháp lịch sử.
B. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.
C. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
D. Phương pháp giả thuyết.
Câu 71. Phương pháp nghiên cứu khoa học được hiểu trên phương diện thông tin như thế
nào ?
A. Là cách thức, con đường, phương tiện thu thập và xử lý thông tin.
B. Là cách thức chứng minh luận điểm từ các thông tin đã có.
C. Là hoạt động có chủ thể, sử dụng các thao tác tác động để khám phá đối tượng.
D. Là con đường nghiên cứu khoa học.
Câu 72. Phương pháp xây dựng gần giống với đối tượng nghiên cứu là
A. Phương pháp mô hình hóa.
B. Phương pháp thí nghiệm
C. Phương pháp chuyên gia
D. Phương pháp quan sát.
Câu 73. Hạn chế cơ bản của phương pháp quan sát là
A. Các quan sát đều do con người thực hiện.
B. Máy móc thiết bị có khi còn thô sơ lạc hậu.
C. Thiết bị hiện đại quá khó để sử dụng.
D. Vật chất luôn vận động phát triển.
Câu 74. “Anh chị hãy nêu ý kiến về nền giáo dục nước ta. ………………..”. Loại câu
hỏi trên là loại câu hỏi
A. Câu hỏi mở.
B. Câu hỏi đóng.
C. Câu hỏi kết hợp.
D. Câu hỏi định lượng
Câu 75: Chọn câu đúng:
A. An-két đóng là hình thức người điều tra đưa ra câu hỏi cùng với đó là các phương
án trả lời.
B. Có 2 loại an-két: đóng và mở.
C. Phương pháp điều tra bằng an-két chỉ được thực hiện trên một phạm vi hẹp.
D. An-két mở là loại câu hỏi mà người trả lời chọn một hay nhiều phương án thích
hợp với ý kiến của mình từ các phương án có sẵn.
Câu 76. Thao tác nghiên cứu tài liệu và sắp xếp thành một hệ thống logic là thao tác của
phương pháp nào ?
A. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
B. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.
C. Phương pháp giả thuyết.
D. Phương pháp lịch sử.
Câu 77. Nội dung nào sau đây là nhận định SAI khi hiện nội dung phỏng vấn sâu
A. Cần phải xin phép và được sự đồng ý khi sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình trong
quá trình phỏng vấn.
B. Không nên gợi mở định hướng trả lời cho đối tượng được phỏng vấn
C. Không được thay đổi thứ tự các câu hỏi đã được chuẩn bị
D. Các câu hỏi nên là các câu hỏi mở
Câu 78. Căn cứ vào đâu để chia phương pháp tổng quát thành các phương pháp như:
phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, logic, lịch sử, hệ thống-cấu trúc, ...
A. Mức độ cụ thể của phương pháp.
B. Đặc điểm của quá trình tư duy.
C. Công cụ hỗ trợ của phương pháp.
D. Mục đích của phương pháp.
Câu 79. Chọn phát biểu sai
A. Khung lý thuyết chính là quy trình tiến hành nghiên cứu.
B. Xây dựng khung lý thuyết là bước vận dụng các khái niệm, định nghĩa, lý thuyết, quan
điểm để luận giải vấn đề nghiên cứu.
C. Một vai trò của khung khái niệm là giúp hình thành ý tưởng về thiết kế nghiên cứu.
D. Khung khái niệm được xây dựng trên nền tảng khung lý thuyết.
Câu 80. Chọn phát biểu sai
A. Tổng quan tài liệu là việc liệt kê các kết quả nghiên cứu trước đó theo trình tự nhất
định.
B. Mục đích của phương pháp diễn dịch là đi đến kết luận, tuy nhiên kết luận không nhất
thiết phải đi theo các lý do cho trước.
C. Phương pháp nghiên cứu thay đổi có thể cải thiện hoặc nâng cao khả năng luận giải
cho nghiên cứu.
D. Thiết kế nghiên cứu là việc xác định những bằng chứng cần thiết và cách thức thu thập
bằng chứng nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách thuyết phục nhất.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án


1 A 21 C 41 D 61 D
2 A 22 A 42 B 62 A
3 A 23 A 43 C 63 A
4 A 24 A 44 A 64 A
5 A 25 C 45 B 65 B
6 A 26 A 46 D 66 B
7 A 27 A 47 D 67 A
8 A 28 A 48 A 68 A
9 A 29 A 49 A 69 A
10 A 30 A 50 ÂA 70 A
11 D 31 A 51 A 71 A
12 A 32 A 52 A 72 A
13 A 33 D 53 C 73 A
14 A 34 A 54 D 74 A
15 B 35 A 55 A 75 A
16 A 36 D 56 A 76 A
17 A 37 D 57 A 77 C
18 C 38 B 58 A 78 A
19 A 39 A 59 C 79 A
20 A 40 D 60 D 80 A

You might also like