You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG BỆNH LÍ HỌC THỰC VẬT

1. Khái niệm:
- Bệnh học TV: là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh trạng của
TV, dựa vào đó để đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
- Bệnh cây: là một động thái phức tạp đặc trưng của một quá trình bệnh lý, do những kí sinh
vật hay do môi trường không thuận lợi gây nên, dẫn đến phá vỡ các chứng năng sinh lý bình
thường, làm biến đổi cấu tạo tế bào và mô thực vật, làm giảm năng suất và phẩm chất cây
trồng, quá trình này phụ thuộc vào bản chất của kí chủ, kí sinh và môi trường.
2. Phân loại:
- Theo nguyên nhân gây bệnh:
+ Bệnh cây không truyền nhiễm: xuất hiện do điều kiện ngoại cảnh: đất đai, độ ẩm, ánh sáng,
nhu cầu dinh dưỡng… không thuận lợi gây ra.
+ Bệnh cây truyền nhiễm: gây nên bởi các sinh vật kí sinh: nấm, vi khuẩn, virus, phytoplasma,

- Theo cách phân loại cây trồng.
+ Bệnh cây công nghiệp.
+ Bệnh cây lâm nghiệp.

- Theo bộ phận cây bị bệnh:
+ Bệnh hại lá.
+ Bệnh hại rễ.

3. Ảnh hưởng của bệnh đến TV.
- Biến đổi cấu tạo, tính chất lí hóa của tế bào.
- Biến đổi cường độ quang hợp.
- Biến đổi cường độ hô hấp.
- Biến đổi quá trình tổng hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Biến đổi chế độ cân bằng nước trong cây.
4. Triệu chứng bệnh.
- Là sự biến đổi của cây bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát và nhận biết được.
- Các triệu chứng của bệnh có thể gây ra bởi: các mô cây bị tổn thương, rối loạn chức năng
sinh lí của cây.
- Một triệu chứng xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
a. Vết đốm: hiện tượng chết từng đám mô thực vật, tạo ra các vết bệnh cục bộ với nhiều hình
dạng và màu sắc khác nhau.
b. Thối hỏng: hiện tượng tế bào, mô thực vật bị phân hủy (đặc biệt là những phần chứa nhiều
nước và chất dự trữ như: quả, củ, rễ), cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn, nát
nhão hoặc khô teo, có màu sắc khác nhau và thường có mùi.
c. Héo rũ: khi các bó mạch dẫn bị phá hủy, rễ bị thối chết, cây không có khả năng hút nước, tế
bào mất sức trương, cành lá héo xanh, vàng và rũ xuống.
d. Chảy gôm: hiện tượng chảy nhựa ở gốc, thân, cành,…
e. Biến dạng: phần bị bệnh trên cây bị dị hình: cây lùn hoặc cao vống, lá nhỏ, xoăn, chun
ngọn,…
f. Biến màu: lá có những vết khảm khác màu.
g. U sưng: thường ở thân rễ, có sự phình to bất thường.
h. Lở loét: những vết loét thường trên bề mặt củ, quả, thường có màu nâu.
i. Lớp phấn mốc: hiện tượng trên bề mặt lá có xuất hiện lớp phấn nhỏ màu trắng, trải toàn bộ
bề mặt.
k. Ổ nấm: các ổ trắng nhỏ li ti trên bề mặt lá, quả,…
5. Sinh thái bệnh hại TV.
a. Nguồn bệnh.
- Là các dạng bảo tồn khác nhau của vi sinh vật gây bệnh ở các thực vật sống hoặc vật liệu
thực vật khi gặp các điều kiện môi trường thay đổi tương đối phù hợp sẽ lây nhiễm để tạo cây
bị bệnh đầu tiên trên đồng ruộng.
- Số lượng các vi sinh vật gây bệnh là rất phong phú và tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau tùy
theo đặc điểm của các nhóm kí sinh.
- Nguồn bệnh có thể được duy trì, tàng trữ ở : hạt giống, cây giống, hom giống, củ giống, cỏ
dại, tàn dư cây bệnh,…
b. Quá trình xâm nhiễm lây bệnh.
- Nguồn bệnh có thể xâm nhập qua : lỗ mở tự nhiên (khí khổng, thủy khổng, bì khổng), nhờ
vector, qua các vết thương hay xâm nhiễm trực tiếp.
- Đa số các trường hợp, nguồn bệnh cần 1 số lượng đủ lớn để quá trình xâm nhiễm lây bệnh có
thể xảy ra (lượng xâm nhiễm).
- Một quá trình xâm nhiễm lây bệnh thường trải qua các giai đoạn chính : giai đoạn tiếp xúc,
giai đoạn nảy mầm, giai đoạn xâm nhập và lây bệnh, giai đoạn tiềm dục và giai đoạn phát
triển bệnh.
c. Điều kiện phát sinh dịch bệnh.
- Cây kí chủ : có số lượng lớn cây kí chủ cảm nhiễm.
- Sinh vật gây bệnh : nguồn bệnh có số lượng lớn, có khả năng sinh sản nhanh và nhiều, có
khả năng truyền lan, có tính gây bệnh và tính độc cao,…
- Ngoại cảnh : thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
d. Đặc tính sinh học của sinh vật gây bệnh.
- Tính kí sinh :
+ Kí sinh chuyên tính :
+ Bán kí sinh :
+ Bán hoại sinh :
+ Hoại sinh :
- Khả năng gây bệnh :
+ Tính xâm lược : là khả năng xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh vào bên trong tế bào
vượt qua được phản ứng kháng của cây trồng.
+ Tính gây bệnh : là khả năng gây ra bệnh trên cây của một tác nhân.
+ Tính độc : là mức độ biểu hiện của tính xâm lược và tính gây bệnh.
- Tính kháng của TV :
+ Phòng thủ thụ động :
+ Phòng thủ chủ động : hình thành các cấu trúc bảo vệ : phòng thủ TBC, vách tế bào,
mô. Hình thành các hợp chất sinh hóa : phytoalexin, phenolic, PR, phản ứng siêu nhạy.
6. Chẩn đoán bệnh cây.
- Là việc xác định rõ trạng thái và tính chất bệnh lý của cây bệnh trên cơ sở khảo sát toàn diện
về các triệu chứng bên ngoài, các biểu hiện bên trong nhằm xác định chính xác về nguyên
nhân gây bệnh để có phương hướng phòng trừ đúng đắn.
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh cây :
+ Phương pháp chẩn đoán theo triệu chứng bên ngoài.
+ Phương pháp kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trên cây bệnh.
+ Phương pháp sinh học.
+ Phương pháp huyết thanh.
7. Quy tắc Koch.
- Mô tả các triệu chứng biểu hiện ở cây trồng bị bệnh.
- Phân lập vi sinh vật có thể là tác nhân gây bệnh – các mẫu cấy giống nhau được phân lập từ
các cây có triệu chứng giống nhau.
- Dùng một mẫu cấy sạch đã được làm thuần để lây lên cây khỏe mạnh.
- Quan sát các triệu chứng biểu hiện ở các cây đã được lây bệnh – các triệu chứng phải giống
như đã quan sát ban đầu trên cây trồng bị bệnh.
- Phân lập lại tác nhân gây bệnh từ các bộ phận cây mới bị bệnh – mẫu cấy phải giống như
mẫu cấy được làm thuần ban đầu.
8. Biện pháp phòng trừ bệnh cây.
- Biện pháp sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh.
- Biện pháp canh tác.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp lý học, cơ học.
- Biện pháp kiểm dịch TV.
- Biện pháp hóa học.
Bệnh nấm: bệnh thán thư trên cây ớt
Bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới. Bệnh gây
hại nặng trên hầu hết các vùng trồng ớt ở nước ta.
a. Triệu chứng bệnh.
- Bệnh hại thân, hại lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu hại trên quả vào giai đoạn chín.
- Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả. Sau 2-3 ngày, kích thước
vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính.
- Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy
dọc theo vết bệnh.
- Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn.
- Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn. Chồi bị hại có màu nâu
đen. Khi phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả nhưng quả ít, chất lượng
kém.
b. Nguyên nhân.
- Bệnh do 2 loại nấm: Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici gây ra song song.
- C.nigrum: đường kính từ 120 – 280 µm có nhiều lông gai đen nhọn ở đỉnh, bào tử phân sinh
hình bầu dục hoặc hình trụ hai đầu tròn, không màu, đơn bào, cành bào tử phân sinh ngắn hình
gậy.
- C.capsici: đường kính từ 70 – 100 µm có nhiều lông gai màu nâu sẫm, đỉnh có màu hơi nhạt
có nhiều ngăn ngang và dài tới 150µm, bào tử phân sinh không màu, đơn bào, hơi cong hình
liềm, có giọt dầu bên trong.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
- Bào tử phân sinh của 2 loại nấm này nảy mầm trong nước sau 4 giờ. Phát tán nhờ gió và côn
trùng. Có sức sống cao, trong điều kiện khô, bị tàn dư vui trong đất vẫn có thể nảy mầm vào
vụ sau.
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh là 28-30oC => bệnh phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ cao, ẩm độ cao và đặc biệt gây thiệt hại lớn trong những năm mưa nhiều.
- Ở nước ta, bệnh phát triển mạnh vào tháng 5-7 khi cây ớt đang ở thời kì thu hoạch quả, ngoài
ra có thể gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
- Ở những ruộng bón đạm nhiều, mật độ trồng cao bệnh có thể phát triển nặng hơn.
- Nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh trên tàn dư cây bệnh.
d. Biện pháp phòng trừ.
- Bp chọn giống: Chọn hạt giống khỏe, sạch bệnh.
- Bp canh tác: Luân canh với cây trồng khác họ, mật độ trồng thích hợp.
- Bp sinh học: Xử lí hạt giống với nước nóng 52oC trong 2 giờ hoặc KMnO4 0,1% từ 1-2 giờ
hoặc với các loại thuốc trừ nấm.
- Bp lý học: Tiêu diệt nguồn bệnh.
- Bp cơ học: Dọn sạch tàn dư cây bệnh.
- Bp hóa học: Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc trừ bệnh: Benlate 50WP 1kg/ha.

BỆNH THỐI ƯỚT CỦ KHOAI TÂY


Đây là loại bệnh phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng đối với khoai tây trong quá trình bảo
quản, cất giữ, chuyên chở và xuất nhập khẩu.
a. Triệu chứng bệnh.
- Ở những củ bị bệnh thối ướt vỏ thường chuyển màu nâu sẫm, củ mềm. Trên bề mặt củ bệnh
có những phần mô bệnh đôi khi xuất hiện các bọt nước màu vàng, mùi thối khó ngửi.
- Cắt ngang củ bệnh sẽ thấy phần thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu.
b. Nguyên nhân.
- Vi khuẩn Erwinia carotovora gây hại có 3 dạng:
+ Erwinia carotovora p.v cardovora.
+ Erwinia carotovora p.v atroseptica.
+ Erwinia carotovora p.v chrysanthemi.
- Là loài đa thực, kí sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Hình dạng: hình gậy, hai đầu hơi tròn, có 2-8 lông roi bao quanh mình.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
- Vi khuẩn phát triển trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, thích hợp nhất từ 27-32oC, nhiệt độ tới
hạn chết là 50oC, phạm vi pH cũng khá rộng từ 5,3 – 9,2 thích hợp nhất là pH = 7,2. Vi khuẩn
có thể chết trong điều kiện khô và dưới ánh nắng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ
cao.
- Xâm nhập qua vết thương, qua mắt củ và lan truyền nhờ dịch củ bệnh trong quá trình bảo
quản, cất trữ.
- Tồn tại trong đất, trong tàn dư củ khoai tây.
- Bệnh có thể phát sinh ngay từ khi khoai tây mới thu hoạch và kéo dài trong thời gian bảo
quản, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và chất
lượng củ giữ vai trò quyết định.
- Nhìn chung, bệnh xuất hiện với tỉ lệ thấp ở tháng 1 đến tháng 3 bởi giai đoạn này nhiệt độ
thấp không thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhiễm. Trong những tháng mùa hè bệnh thối ướt củ
khoai tây phát triển mạnh nhất, cao điểm vào các tháng 6,7,8. Sau đó giảm dần mức độ gây
hại vào các tháng 10-12.
d. Biện pháp phòng trừ.
- Chọn lọc củ đủ tiêu chuẩn, củ khỏe không bị sây sát trước khi bảo quản.
- Giàn nhẹ, hong khô dưới nắng để giảm bớt lượng nước, vỏ củ khô, giảm tối đa khả năng
nhiễm bệnh.
- Nên bảo quản trong kho lạnh, hoặc kho bảo quản phải thoáng mát, thông gió.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sự xuất hiện mầm mống bệnh, loại bỏ củ thối kịp thời.
- Phòng trừ gián, chuột, rệp và các đối tượng gây hại khác để hạn chế con đường lan truyền
qua các vết thương cơ giới.

BỆNH KHẢM THUỐC LÁ


Virus thuốc lá gồm nhiều bệnh do nhiều virus khác nhau gây nên. Các dạng triệu chứng xoăn
lá, khảm lá, cuốn lá, cây lùn thấp,… xuất hiện với tỉ lệ cao trên nhiều ruộng sản xuất thuốc lá
ở Việt Nam.
a. Triệu chứng.
- Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết xanh đậm, nhạt hay vàng xen kẽ nhau, gân lá
nhợt nhạt.
- Lá ngừng phát triển, phiến á nhỏ hẹp, mặt lá gồ ghề.
- Lá có thể cuộn lại thành các đọt lá xoăn.
- Cây nhỏ chỉ bằng ½ đến ¼ lần so với bình thường.
- Cây bệnh sinh trưởng rất kém, năng suất có thể giảm từ 35% - 70%, phẩm chất của thuốc lá
giảm thấp.
b. Nguyên nhân.
- Tobacco mosaic virus: virus khảm thuốc lá.
- Thuộc chi Tobamovirus, có kích thước 300 x 18nm.
- Virus có bộ gen RNA sợi đơn gồm khoảng 6400 nucleotide và 2100 protein có vỏ bọc theo
mô hình xoắn ốc nên virus có hình gậy.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển.
- Là virus thực vật bền nhất, virus tinh chiết bảo quản ở 4oC vẫn duy trì khả năng nhiễm bệnh
sau 50 năm.
- Tồn tại lâu dài trong tàn dư và thuốc lá chế biến. Phổ kí chủ rộng.
- Có khả năng lan truyền cao, dễ dàng lan truyền qua tiếp xúc cơ học (cọ xát lá, cắt tỉa,…).
- Khi TMV xâm nhiễm vào cây, nó đi vào mô lá, lông hút, mạch dẫn và sao chép. Sau khi
nhân lên, nó vào các tế bào lân cận thông qua plasmodesmata (cầu liên bào).
- Bệnh phát triển mạnh vào tháng 1,2,3 (mạnh nhất vào tháng 3).
d. Biện pháp.
- Chọn giống: virus khảm thuốc lá không lây lan qua hạt giống nhưng có thể tồn tại trên bề
mặt hạt giống => cần chọn giống sạch bệnh, giống kháng bệnh như DVD, TL1H,…
- Canh tác: trồng luân canh với cây khác họ, khử trùng dụng cụ bằng formon 4%, rửa tay và
dụng cụ bằng xà phòng,…
- Biện pháp lý, cơ học, kiểm dịch TV: nhổ bỏ cây trồng nhiễm bệnh, dọn sạch tàn dư,…
- Biện pháp sinh học: thuốc sinh học SAT 4SL,…

You might also like