You are on page 1of 2

2.

Đặc điểm dịch tễ học:


Sự sống, phát triển và phân bố của giun ký sinh đường ruột chịu ảnh hưởng của
các yếu tố: thời tiết khí hậu, môi trường, thức ăn, tác nhân sinh học, thổ nhưỡng,
hành vi và tập quán của con người…
2.1. Nguồn bệnh
- Qua đường ăn uống: do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm
thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên giun kim còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược
dòng: Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp rãnh hậu môn và nở
thành ấu trùng. Những ấu trùng này chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên
manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành. Kiểu chu kỳ này hiếm gặp.
-Theo Vise, Rodenwaldt, Rocke Mann, có thể do ảnh hưởng của men tiêu hoá,
do hàm lượng oxy trong ống tiêu hoá, giun kim có thể đẻ ở ruột, ấu trùng có thể
phát triển thành giun trưởng thành ngay tại ruột.
- Những mầm bệnh này tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hay dài tùy thuộc
vào vị trí/nơi chứa, điều kiện môi trường và tùy từng loại giun kí sinh đường
ruột. Nhìn chung ký sinh trùng trong cơ thể sinh vật thì tồn tại lâu hơn ở ngoại
cảnh/môi trường.
2.2. Khối cảm thụ
- Tuổi: nói chung mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, giun kim thì
trẻ em mắc nhiều hơn.
- Giới: không có sự khác nhau về giới trong nhiễm giun đường ruột.
- Nghề nghiệp: do đặc điểm ký sinh trùng liên quan đến sinh địa cảnh, tập quán
canh tác…nên trong bệnh giun ký sinh trùng đường ruột thì tính chất nghề
nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh. Như nữ nhiễm bệnh nhiều hơn nam và thành thị
có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nông thôn.

- Khả năng miễn dịch: Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh, tỉ lệ nhiễm cao
nhất ở trẻ em trước tuổi đi học và học sinh. Bệnh có tính chất gia đình và cộng
đồng nhà trẻ, cơ quan… Mật độ dân đông đúc là yếu tố quan trọng trong truyền
bệnh và tái nhiễm bệnh.

- Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm giun kim chung gặp từ 18,5 - 47%. Tỉ lệ trẻ em ở
thành phố mắc bệnh cao hơn ở nông thôn, nữ cao hơn nam (nam 40,89%, nữ
45,48%). Mật độ nhiễm tăng nhanh từ 1 - 5 tuổi và sau đó giảm dần (trẻ em
dưới 1 tuổi: 1,88%, từ 1 - 5 tuổi: 51,16%). Trẻ em sống tập thể có tỉ lệ nhiễm
cao hơn trẻ em sống ở gia đình. Điều tra một vườn trẻ thấy 62% móng tay trẻ
em có trứng giun kim, 12% sách vở có trứng giun kim. Số lượng trứng phát tán
rất cao, ở một chiếc chiếu đã tìm được tới 257 trứng giun.

2.3. Môi trường

- Môi trường ( đất nước, thổ nhưỡng, khu hệ động vật, khu hệ thực vật, không
khí,..) đều ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của giun kí sinh đường ruột
và bệnh giun ký sinh đường ruột. Nhìn chung, khung cảnh địa lý và thổ nhưỡng
phong phú, khu hệ động-thực vật phát triển thì khu hệ ký sinh trùng cũng phát
triển.

- Ngoài môi trường tự nhiên thì môi trường do con người tạo ra như bản làng,
đô thị, giao thông, công trình thủy lợi, rác và phế thải, khu công nghiệp…cũng
có ảnh hưởng rất lớn tới mật độ và phân bố của giun ký sinh đường ruột.

 Trứng giun kim không bị hỏng bởi hoá chất như sublime 0,1%, formalin
10%, xà phòng 2% và bị chết trong trong cresyl 10% sau 5 phút, trong
cồn sau 1 giờ 40 phút.

2.4. Thời tiết khí hậu

- Là những sinh vật, lại có thể có những giai đoạn sống và phát triển ở ngoại
cảnh hoặc sống tự do ở ngoại cảnh nên giun ký sinh đường ruột chịu tác động
rất lớn của thời tiết khí hậu. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới, nóng
ẩm, mưa nhiều thì khu hệ ký sinh trùng phong phú, bệnh giun ký sinh đường
ruột phổ biến.

 Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: trứng giun kim phải có thời
gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng lây nhiễm. Ở nhiệt độ môi
trường 300C, độ ẩm trên 70% và oxy thì sau 6 - 8 giờ trứng đã phát triển
thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm. Trứng giun kim
không phát triển được ở nhiệt độ dưới 200C và trên 400C, ở nhiệt độ 600C
trứng giun kim hỏng trong vài phút. Trong nước, trứng giun kim chết sau
vài tuần.

You might also like