You are on page 1of 2

Khổ cuối của bài thơ thể hiện sự thương nhớ và tâm nguyện của nhà thơ

sau khi viếng Bác và trở về miền Nam để tiếp tục dựng xây, bảo vệ đất
nước, bảo vệ miền Nam kiên cường, máu lửa của tổ quốc.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Câu thơ “Mai về miền Nam dâng trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời
nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh
liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Nhà thơ muốn được
trong nhìn hình dung Bác, hồi tưởng lại biết bao kỉ niệm, tỏ bày biết bao
tình yêu mến. Đó cũng là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng
chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong giây phút
nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác
Khi phải rời miền Bắc, rời lăng Bác nhà thơ đã không thể nào kìm được lòng
mình nữa, tuôn trào nước mắt. Những khổ thơ ở trên đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt
nhưng nhà thơ vẫn cố kìm giữ trong đến khổ thơ cuối thì cảm xúc của nhà thơ đã
tuôn theo dòng nước mắt tuôn rơi.Từ ngữ biểu cảm đã bộc lộ được nỗi xúc
động trào dâng lên tới đỉnh điểm.
Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Tác giả “muốn làm con chim hót” để dâng tiếng hát ru giấc Bác ngủ.
Đó là âm thanh của thiên nhiên, rất đẹp đẽ và trong lành; “muốn làm
đoá hoa” toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ, góp hương
sắc cùng nghìn vạn đóa hoa khác trong vườn hoa đất nước; “muốn
làm cây trẻ trung hiếu” ở bên lăng Bác, trở thành người lính kiên
trung mãi mãi canh giấc bác ngủ.
Điệp từ “muốn làm” được lặp lại nhiều lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
tình cảm lớn lao của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của
dân tộc, thể hiện tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyên chân thành
của tác giả.
Các từ “đâu đây”, “trong lăng”, “chốn này” càng nhấn mạnh thêm cái ước
mơ của tác giả được ở mãi bên Bác, lưu luyến không muốn rời. Sự khát
khao này của nhà thơ cũng là khát khao chung của rất nhiều người, bởi vì:
“Ta bên người, người tỏa sáng bên ta,
Ta bỗng lớn ở bên người một chút”

Viễn Phương cũng cảm nhận được điều đó khi được ở bên Bác Hồ. Ấn
tượng nhất trong khổ cuối là hình ảnh “cây tre trung hiếu”, cây tre này
khiến cho chúng ta nhớ lại hình ảnh “hàng tre” ở đầu bài thơ. Hai hình ảnh
“hàng tre” và “cây tre trung hiếu” đã làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng
rất chặt chẽ.Tác giả nhắc lại một lần nữa hình ảnh “cây tre” để nhấn mạnh
tình cảm gắn bó, trung thành với Bác, nguyện suốt đời thực hiện lý tưởng
của người và đây cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc.
Theo bước chân của nhà thơ Viễn Phương từ khi đến lăng cho tới khi ra về
chúng ta nhận ra được dòng cảm xúc của nhà thơ thể hiện một cách liền
mạch và càng lúc càng phát triển. Nỗi đau cứ được dâng cao và đến khổ
cuối thì dâng lên tới đỉnh điểm, nỗi đau ấy cũng chính là tiếng lòng của tất
cả người dân Việt Nam.
Tác giả chưa bao giờ có ước muốn sẽ làm điều gì đó cao cả, kỳ vĩ mà chỉ
là “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” mà thôi, đó là những hình ảnh vô
cùng nhỏ bé, bình dị nhưng đó là tất cả những gì tác giả muốn, miễn sao
được ở bên Bác.
Với hình ảnh “cây tre” ở khổ 1 là hình ảnh bất khuất, kiên cường thì đến
khổ thơ cuối này hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh nghệ
thuật nhân hóa, đó là tấm lòng thành kính, trung thành của tác giả dâng
lên Bác, hay nói rộng ra đó là tình cảm của toàn dân tộc kính dâng lên
người.
Nếu như ở mấy khổ trên địa từ nhân xưng, chủ thể nói tới là tác giả, là
“con” thì ở khổ cuối chủ thể đó bị ẩn đi, không phải tác giả không nhắc tới
nữa mà lúc này chủ thể là tất cả người con Việt Nam chứ không riêng gì
tác giả nữa. Khổ cuối khép lại đó là cảm giác chia tay, xa cách về không
gian địa lý, thời gian nhưng nó lại gần gũi trong ý chí và tình cảm, lòng
trung hiếu.

BPTT + Điệp ngữ (muốn làm) Tác dụng: nói lên khát khao, tấm lòng
muốn hoá thân thành những thứ đơn giản nhỏ bé mãi mãi bên Bác và
cũng như khẳng định sự gắn bó của con người Việt Nam đối với Bác.

You might also like