You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT KẾ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Bài tập cá nhân:


Các yếu tố, tính chất, vai trò của màu sắc trong thiết kế và nghệ thuật thị giác. 
Phân tích qua các ví dụ áp dụng trong các lĩnh vực thiết kế ứng dụng khác nhau. 

Họ và Tên: Vũ hoàng Bách


MSSV: 20204262
Mã học phần: ME3123
Mã lớp học: 137660

Hà nội, 03,2023
Bài tập cá nhân:
Các yếu tố, tính chất, vai trò của màu sắc trong thiết kế và nghệ thuật thị giác.
Phân tích qua các ví dụ áp dụng trong các lĩnh vực thiết kế ứng dụng khác nhau.
Tổng quan
Nhiều người cho rằng, màu sắc sử dụng trong việc thiết kế sản phẩm là hoàn toàn ngẫu nhiên,
sắp xếp thế nào cũng được miễn sao sao cho bắt mắt. Thực tế, chúng lại luôn tuân theo 1 số quy
tắc nhất định, thay vì chỉ thuần tính nghệ thuật. Việc nắm rõ các yếu tố, tính chất, vai trò của màu
sắc trong thiết kế, ngoài việc giúp hình thức trở nên bắt mắt mà còn giúp sản phẩm dễ dàng thể
hiện được rõ ràng thông điệp hơn. Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu các ý nghĩa của từng màu sắc,
các thuật ngữ cơ bản, các nguyên tắc phối màu và các ví dụ giải thích.
1. Ý nghĩa của từng màu sắc
1.1. Màu đỏ
Màu đỏ liên kết với hình ảnh của lửa, bạo lực và chiến tranh. Nó cũng được gắn liền
với sự đam mê mãnh liệt và tình yêu. Ví dụ như hình trái tim sẽ thường được gắn với
màu đỏ, hay ngày lễ Valantine cũng sẽ có các món quà có tông màu đỏ. Ngoài ra
màu sắc này còn được dùng để chỉ sự nguy hiểm, giống như trong giao thông sẽ có
các biển báo cấm màu đỏ, đèn đỏ, bình cứu hỏa màu đỏ,... Không chỉ vậy, màu đỏ
cũng thể hiện sự hạnh phúc và may mắn. Giống như ngày lễ Tết tại Việt Nam, màu
đỏ xuất hiện trong mọi mặt như trang trí, bao lì xì,…
Trong thiết kế, màu đỏ có thể tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ cho thiết kế của bạn, Tuy
nhiên, đừng nên sử dụng màu đỏ với tông quá sáng bởi có thể làm thiết kế quá chói
và khó nhìn cho người xem. Đây là sẽ là màu sắc phù hợp nếu bạn cần truyền tải một
năng lượng mạnh mẽ hoặc sự bùng cháy trong thiết kế của mình.

Với ví dụ trên, màu đỏ chói của sản phẩm hòa với nền tạo ra một cá tính mạnh mẽ
cho bản thiết kế. Với sự pha lẫn của tông trắng, màu đỏ càng thêm nổi bật và mang
tới cảm giác tràn đầy năng lượng và vô cùng sống động. 
Còn trong thiết kế của trang web TailorMade, Màu đỏ đậm chủ đạo mang lại không
khí ấm áp và dễ chịu, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn cho người xem.

Vì là tông màu nóng, màu đỏ sẽ luôn tạo được điểm nhấn rất rõ ràng trong thiết kế.
Ví dụ như trang web cung cấp việc làm HireLevel.com sử dụng tông đỏ để thu hút sự
chú ý của người xem vào mục quan trọng nhất "Looking for a job" (Tìm việc). Đây
là cách sử dụng màu sắc thông minh nếu bạn muốn nhấn mạnh một yếu tố cụ thể
trong thiết kế của mình.

1.2. Màu vàng 


Màu vàng là màu sáng nhất trong các màu nóng. Nó gợi liên tưởng tới hạnh phúc,
ánh nắng và tích cực. Giống như hai màu đỏ thì màu vàng cũng là màu sắc thu hút
thị giác người xem rất tốt. Màu vàng cũng thể hiện sự thận trọng như trong các biển
báo và đèn tín hiệu.
Trong thiết kế, màu vàng sẽ mang tới nét hạnh phúc, vui tươi và tích cực. Ngoài ra,
màu vàng cũng thường được dùng cho các thiết kế mang yếu tố sáng tạo hoặc có nội
dung liên quan đến sáng tạo. Trong thiết kế thì chúng ta thường thấy việc sử dụng
màu vàng kết hợp với màu đen để tạo sự nổi bật và đặc sắc cho thiết kế của mình.

Hoặc sử dụng tông màu xanh kết hợp với vàng như trang web Packwire.com để tạo
ra độ tương phản thu hút người xem và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ chỉ với cái nhìn lướt
qua.

1.3. Màu cam 


Màu cam là sự pha trộn giữa cái ấm áp của màu đỏ và vui tươi của màu vàng. Nó
cũng có thế dùng để thu hút sự chú ý dù không mạnh mẽ như màu đỏ. Màu cam gợi
tới loài hoa quả cùng tên cũng như Vitamin C, vì lẽ đó mà nó mang ý nghĩa về sức
khỏe và sức sống. Hơn nữa, màu cam còn khá phù hợp với khán giả là giới trẻ bởi sự
năng động mà nó mang lại, vì vậy mà thông điệp thiết kế bạn nên hướng tới khi sử
dụng sắc cam đó là sự vui vẻ, sống động của tuổi trẻ. 
Ví dụ như trang web Applify.co đã tận dụng rất tốt màu sắc cam sáng để tạo năng
lượng tích cực và tinh thần vui tươi tới người dùng. Không chỉ vậy Typography dùng
tông trắng còn đem đến nét tối giản và thân thiện cho thiết kế.

Bên cạnh đó Radioking.com cũng sử dụng nền cam như một cách để truyền tải sự
năng động, đột phá, bùng nổ cho thiết kế chung.

1.4. Màu xanh lục 


Màu xanh lá cây ngoài sự liên kết chặt chẽ với hình ảnh thiên nhiên (cỏ, cây, lá..),
còn mang ý nghĩa cho sự đổi mới hoặc phát triển. Vì gắn liền với cây cỏ nên màu
xanh lá đại diện cho sự thân thiện với môi trường. Đó là lí do vì sao các thương hiệu
bán sản phẩm hữu cơ được làm từ tinh chất thiên nhiên sẽ thường có màu chủ đạo là
xanh lá cây. Không chỉ vậy, màu xanh lá cũng thể hiện sự giàu sang, phồn thịnh hay
sung túc. Trong thiết kế, màu xanh lá tông sáng sẽ tạo cảm giác an toàn gần gũi với
thiên nhiên hơn, trong khi đó màu xanh đậm đem tới liên tưởng về tiền bạc hoặc
thịnh vượng

Các mẫu thiết kế có màu xanh lá giúp sản phẩm đem lại sự tươi mới đúng chất thiên nhiên, tự
nhiên, lành mạnh.
1.5. Màu xanh lam
Xanh lam là màu sắc được sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ họa. Ý nghĩa của màu
xanh lam sẽ khác nhau tùy theo sắc độ mà bạn lựa chọn. Với màu xanh lam nhạt sẽ
thường mang tới sự yên bình, thư giãn. Xanh lam sáng sẽ có hơi hướng năng động và
sảng khoái. Còn xanh lam đậm là lựa chọn thích hợp cho trang web công ty hoặc
những thiết kế mà độ tin cậy và tinh chuyên nghiệp được đặt lên hàng đầu. Không
chỉ vậy, xanh lam đôi khi cũng truyền tải nét đượm buồn và sầu lắng.
Bộ sách chỉ dẫn với sắc xanh lam chủ đạo nhằm tạo cảm giác tin cậy và chuyên
nghiệp
1.6. Màu tím 
Màu tím là sự hòa quyện đặc biệt giữa hai màu đỏ và xanh lam. Nó mang cả sự bùng
nổ, mạnh liệt của sắc đỏ và sự yên bình, nhẹ nhàng của sắc xanh. Màu tím còn có
lịch sử gắn liền với giới quý tốc giàu có, vì vậy nó được gắn lên mình nét sang trọng
và phú quý. Không chỉ vậy, màu tím còn gợi lên hình ảnh về sự sáng tạo hoặc thơ
mộng.
Trong thiết kế, màu tím đậm có thể mang lại cảm giác giàu có và sang trọng. Còn
màu tím nhạt sẽ dịu dàng hơn và gắn liền với hình ảnh mùa xuân hoặc sự lãng mạn.
1.7. Màu xám
Màu xám là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét tinh tế, bí ẩn của tông đen và sự đơn giản,
thuần khiết của tông trắng. Mặc dù thường được gắn với ý nghĩa của sự u sầu và
phiền muộn, màu xám trong thiết kế có nhiều tầng thông điệp hơn vậy. Màu xám
đem tới nét hiện đại, trang trọng cho thiết kế và thường được sử dụng làm nền và
màu font chữ. Các thiết kế của công ty hoặc tập đoàn sẽ thường xuất hiện màu xám,
nơi mà sự chuyên nghiệp và trang nhã được đề cao. Màu xám còn có thể được sử
dụng để thay thế cho hai màu trung tính trên, với màu xám nhạt thay cho tông trắng
và xám đậm thay cho tông đen.

.
Một sự kết hợp giữa màu trắng, đen và xám dễ dàng đem lại cảm giác buồn cho bức
ảnh.

1.8. Màu đen


Màu đen có lẽ là màu có sắc độ mạnh nhất trong các màu trung tính. Ở nghĩa tích
cực, màu đen có mối liên hệ với sức mạnh, sự tinh tế và trang trọng. Ngược lại, nghĩa
tiêu cực gợi đến sự xấu xa, đen tối và bí ẩn. Trong các nền văn hóa, màu đen thường
gắn liền với hình ảnh mất mát hoặc chết chóc như trong đám ma, đám tang. Hay
ngày lễ hội ma quỷ Halloween phổ biến trên toàn thế giới cũng mang màu chủ đạo là
đen.

Màu đen có thể mang tới nét cả nét hiện đại lẫn truyền thống, tinh tế và bí ẩn, tùy
theo màu sắc mà nó kết hợp cùng. Trong thiết kế, màu đen thường được sử dụng cho
font chữ hoặc các yếu tố phụ họa đằng sau. Nếu bạn mong muốn có được nét tinh tế
hoặc huyền bí cho thiết kế của mình, hãy áp dụng thử màu đen nhé!

Trang web Martinehrlich.com cho thấy cách sử dụng đơn giản nhất là pha giữa
hai tông đen trắng cũng có thể mang tới sự tối giản mà vẫn độc đáo.

Sử dụng màu đen làm nền nếu bạn muốn làm nổi bật các đối tượng chính, ví dụ
như cách Camille-pawlak.com áp dụng cho trang web của mình.
Ngoài ra bạn cũng có thể màu đen cũng có thể sử dụng làm màu font chữ để đem tới
sự tinh tế, hiện đại và mạnh mẽ giống như trang web nuro.co

1.9. Màu trắng


Màu trắng thường gắn liền với sự tinh khiết, tốt lành, trong sạch và biểu tượng của
thiên thần. Nó đặc biệt là tượng trưng của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, các
bác sĩ, y tá. Giống màu đen, màu trắng thường được coi là phông nền, giúp làm nổi
bật các màu khác trong thiết kế. Tuy nhiên, nó có thể giúp bản thiết kế truyền tải sự
đơn giản, tinh tế và sạch sẽ theo một cách tối giản nhất.

2. Các thuật ngữ cơ bản về màu sắc


- Hue: thuật ngữ chỉ màu sắc hay biểu thị màu sắc của một đối tượng. Hue đơn giản chỉ là
phần màu sắc bạn sử dụng trong sản phẩm thiết kế của mình.
- Chroma (sắc độ) là thuật ngữ đề cập đến sự tinh khiết của một màu sắc. Nó có thể được
hiểu là độ sáng của một màu so với màu trắng.
Đây là 5 sắc độ của màu tím, đều là màu tím, nhưng nó độ đậm nhạt khác nhau
- Saturation (độ bão hòa): là thuật ngữ đề cập đến cách một màu sắc biến đổi dưới các
điều kiện ánh sáng cụ thể. 
- Value (giá trị màu): là thuật ngữ đề cập đến độ sáng hay tối của một màu. Màu sáng hơn
có giá trị cao hơn. Ngược lại màu đen có giá trị thấp nhất
- Shades (sắc thái): là thuật ngữ mô tả một màu sắc được thêm vào màu đen để tạo ra một
màu tối hơn. Đôi khi nó giúp thay thế màu nền cho màu đen.
Giá trị màu khác nhau trong bức ảnh giúp tạo ra độ tương phản tốt hơn cho thiết kế.
- Tints (tông màu): tương tự đây là màu được hình thành khi màu trắng được thêm vào
một màu sắc, làm sáng hơn. Những màu sắc này thường được sử dụng để tạo ra các thiết
kế nhẹ nhàng, nữ tính.

Màu hồng nhẹ nhàng được tints từ màu cánh sen


3. Các nguyên tắc phối màu
Sự cân bằng màu sắc là cực kỳ quan trọng trong thiết kế. Với một sản phẩm, ấn tượng
đầu tiên của người dùng sẽ rất sâu đậm, và màu sắc có ảnh hưởng lớn tới việc đó. Các
nhà thiết kế thường phân biệt rõ ràng các cách phối màu căn bản, hay còn gọi là sự hoà
hợp màu sắc.
3.1. Phối màu không sắc (Achromatic)
Phối màu không sắc là cách phối màu trong thiết kế chỉ sử dụng 1 trong 3 màu sắc bao
gồm trắng, đen và xám để hoàn thiện tác phẩm của mình.

Cách phối màu này đem lại vẻ đẹp tối giản cho sản phẩm thiết kế.
3.2. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Đây là bạn phối màu dựa trên một đơn sắc cụ thể. Điểm đặc biệt là bạn sẽ kết hợp những
màu sắc có sắc độ khác khau từ duy nhất màu đơn sắc đó. 
Tuy đơn sắc nhưng đem lại một cảm giác rất chân thực cho bức ảnh
3.3. Phối màu trung tính (Neutral)
Đây là cách phối màu lựa chọn một màu trung tính rồi phối nó với các màu sáng hơn
hoặc sẫm hơn. 

Việc lựa chọn cách phối màu trung tính sẽ đem đến cho tác phẩm của bạn một sự hài hòa
3.4. Phối màu tương đồng (Analogous)
Phối màu tương đồng là cách sử dụng từ 2-3 màu sắc vị trí cạnh nhau trên bánh xe màu.
Vì thế sản phẩm được tạo ra cũng không quá phức tạp, mà dễ dàng tạo cảm giác hài hòa
cho sản phẩm thiết kế

Đây chính là cách bạn sẽ chọn màu cho cách phối màu Analogous
3.5. Phối màu căn bản (Primary)
Được coi là cách phối màu đa sắc cơ bản nhất, nguyên tắc này là sự kết hợp của 3 màu
chính: Đỏ, Xanh lam và Vàng.

Nguyên tắc phối màu cơ bản đem lại cho sản phẩm thiết kế một sự đa dạng và trọn vẹn về mặt
màu sắc.
3.6. Phối màu bổ sung (Complementary)
Đây là cách phối màu được tạo ra bằng cách kết hợp 1 cặp màu đối xứng nhau trên bánh
xe màu sắc. Việc sử dụng các màu sắc đối lập sẽ giúp bạn dễ dàng tạo điểm nhấn hơn cho
sản phẩm thiết kế.

Đây chính là cách mà bạn xác định các cặp màu được sử dụng theo nguyên tắc phối màu
bổ sung.
3.7. Phối màu chỏi (Clash)
Nguyên tắc phối màu này chỉ cách sử dụng kết hợp 1 màu bất kỳ cùng với màu bên trái
hoặc bên phải của màu bổ sung trên vòng tròn màu. Hai màu này chính là màu chỏi.

Màu chỏi của màu xanh lam chính là màu cam.


3.8. Phối màu bổ sung thứ cấp 2 (Secondary)
Đây là cách phối màu được kết hợp từ 3 màu sắc khác nhau trên bánh xe màu sắc, sao
cho chúng tạo thành 1 tam giác đều. Cụ thể hơn nó là sự kết hợp giữa 1 màu chính và 2
màu bổ sung cấp 2.

Cách lấy màu theo nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba.
4. Tổng kết
Tổng quan có thể thấy rằng, những nguyên lý cơ bản về màu sắc, nguyên tắc phối màu
đều rất phức tạp. Vì thế, để hiểu đúng và ứng dụng thành thạo sẽ cần đầu tư rất nhiều thời
gian và kiến thức. Để được định hướng đúng đắn, bạn nên lựa chọn cho mình một môi
trường đào tạo những kiến thức nền tảng về kiến thức về đồ họa nói chung và màu sắc
nói riêng.

You might also like