You are on page 1of 32

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

MÀU SẮC
TRONG THIẾT KẾ LOGO
CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH MÀU SẮC THƯƠNG HIỆU

3
Bước 1:
Trước tiên cần phải tìm ra những nét tính cách đặc trưng,
nổi bật nhất của thương hiệu

Bước 2:
Với 3 - 5 tính từ mô tả tính cách thương hiệu trong tay, hãy
tiến hành lựa chọn 1 màu chủ đạo nhất đại diện cho cá
tính thương hiệu, hoặc cho những cảm xúc và trải nghiệm
nó muốn mang lại cho khách hàng

Bước 3:
Lựa chọn các màu đi kèm với màu chủ đạo của thương
hiệu theo 1 trong 5 cách phối màu phổ biến

4
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu đỏ:
Màu đỏ là lửa, là năng lượng, niềm đam mê và quyền lực,
kích thích sự thèm ăn. Nó bắt mắt và khiến người nhìn khó có
thể bỏ qua, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho
thiết kế logo. Màu đỏ thường có thể được nhìn thấy trong một
số ngành công nghiệp như ngành giải trí (trong các logo của
ban nhạc) và cả trong các logo thời trang.

5
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu cam:
Màu cam mang biểu tượng của sự sôi nổi, trẻ trung, nhiệt
huyết. Màu cam cũng là màu của sự sáng tạo, nghệ thuật và
tràn đầy năng lượng. Màu cam thường thấy trong các logo
ngành công nghệ , logo thực phẩm và logo thể thao.

6
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu vàng:
Gần gũi, rực rỡ và tạo cảm hứng nâng cao tinh thần, là màu
biểu trưng phổ biến cho các ngành muốn thể hiện sự hạnh
phúc và vui vẻ. Đồng thời, màu vàng rất dễ gây chú ý và khó
bị bỏ qua ,vì vậy nó có thể là một lựa chọn tốt để nổi bật trong
đám đông.

7
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu xanh lá:
Đại diện cho thiên nhiên, môi trường, sự sạch sẽ, trong lành,
khỏe mạnh, đổi mới, sảng khoái, hòa bình. Nhìn chung thì
màu xanh lá đại diện cho những yếu tố về thiên nhiên, cây
xanh, môi trường, năng lượng sạch và sức khỏe. Phổ biến
trong các thương hiệu thực phẩm và đồ uống, các công ty
công nghệ và truyền thông cũng như ngành dược phẩm.

8
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu xanh biển:
Màu xanh biển tạo nên phong cách chuyên nghiệp, mới mẻ,
trẻ trung.Gam màu biểu thị cho sự trung thành, tin cậy, cảm
giác an toàn, thanh bình, cảm giác tươi mát, sạch sẽ. Màu
sắc của công nghệ, kỹ thuật hiện đại mới. Thường được các
thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ, ngân hàng, tài chính,
dược phẩm sử dụng.

9
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu hồng:
Màu hồng nhạt trẻ trung, mơ mộng, mềm mại, dễ thương tạo
cảm giác nhẹ nhàng. Màu hồng đậm mang sinh lực, sự trẻ
trung, vui nhộn và sôi nổi. Màu hồng có thể được nhìn thấy
trong ngành công nghiệp thời trang, cũng như thực phẩm và
đồ uống, công nghệ và mỹ phẩm.

10
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu nâu:
Màu nâu là màu đất mạnh mẽ, nam tính. Nó gợi lên sự đáng
tin cậy và cảm giác lành mạnh. Thường được sử dụng cho
các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, màu này là màu hữu cơ và
trung thực. Màu nâu cũng là màu của cà phê, sô cô la, bia và
phổ biến trong các ngành công nghiệp này, điều này gợi lên
sự thoải mái của các sản phẩm này.

11
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu tím:
Hoàng gia và sang trọng, màu tím thường được gắn với sự
giàu có và trí tuệ. Nó cũng là một màu sắc vui tươi và cuốn
hút . Màu tím có thể được nhìn thấy trong vô số ngành công
nghiệp nhưng phổ biến ở các thương hiệu mỹ phẩm, thời
trang và các thương hiệu lấy trẻ em làm trung tâm.

12
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu xám:
Được làm từ màu đen và trắng, màu xám là trung tính và êm
dịu. Màu xám toát lên sự chuyên nghiệp, tinh tế và hiện đại.
Nó cũng kết hợp tốt với hầu hết mọi màu sắc, làm cho nó trở
nên linh hoạt và được sử dụng trong nhiều ngành công
nghiệp và thiết kế logo.

13
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Màu trắng & đen:
Màu đen-trắng đem đến cho thương hiệu một phong cách thể
thao, chuyên nghiệp. Cùng với đó là sự cổ điển, giản lược,
tinh tế, sang trọng.

14
TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC
Nhiều màu:
Mặc dù quy tắc chung là chỉ sử dụng tối đa ba màu logo,
nhưng rõ ràng là có những trường hợp vi phạm các quy tắc
có lợi cho nó. Thường được sử dụng bởi các thương hiệu
sáng tạo, đa ngành hoặc lấy trẻ em làm trung tâm, các logo
nhiều màu sẽ in đậm, thu hút sự chú ý và khó quên.

15
CÁC LOẠI MÀU SẮC

16
NHIỆT ĐỘ MÀU

17
MÀU TRUNG TÍNH

18
THUỘC TÍNH MÀU

Hue – Tông màu: Là tổ hợp 12 màu đậm nhạt khác nhau trên
bánh xe màu sắc (color wheel).
Intensity – Cường độ: Nó phản ánh độ bão hòa của màu sắc.
Value – Giá trị: Nó đề cập đến độ sáng hay tối của màu đó.

19
20
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Màu đơn sắc (Monochromatic)
Để tạo ra phối màu đơn sắc, chọn 1 điểm trên bánh xe màu
sắc rồi thay đổi saturation và value để tạo ra các biến thể.

21
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

22
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Màu bổ túc (Complementary)
Là những màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc, ví dụ
xanh lam và cam, hoặc đỏ tươi và xanh lá.

23
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

24
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Màu tương đồng (Analogous)
Là sử dụng những màu cạnh nhau trên bánh xe màu sắc,
như đỏ và cam; xanh lam và xanh lá.

25
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

26
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Màu tam giác cân (Split-Complementary)
Là sử dụng 2 màu kế bên của màu tương phản.

27
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

28
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Kiểu bộ ba (Triadic)
Là sử dụng ba màu cách đều nhau, tạo thành 1 tam giác đều
trên bánh xe màu sắc.

29
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

30
CÁC CÁCH PHỐI MÀU
Hình chữ nhật (Tetradic)
Kiểu kết hợp này tạo thành hình chữ nhật trên bánh xe màu
sắc, dùng không chỉ 1 mà là 2 cặp màu tương phản. Công
thức này hiệu quả nhất khi chọn 1 màu chủ đạo trong khi các
màu khác đóng vai trò phụ trợ.

31
CÁC CÁCH PHỐI MÀU

32

You might also like