You are on page 1of 88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH & THIẾT KẾ
HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đề tài: “Hệ thống quản lý tuyển sinh trường chuyên”


Nhóm sinh viên: Nguyễn Văn Kiên - 705105059
Nguyễn Quý Trung - 705105129
Nguyễn Thị Hồng Ngọc - 705105083
Hoàng Trọng Nghĩa - 705105081
Nguyễn Thành Quang - 705105094

Nhóm: Số nhóm: 1
Lớp Tên lớp: sáng thứ 6

Hà Nội, 2023
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Đánh
STT Thành viên Nhiệm vụ
giá

1 Nguyễn Văn Kiên

2 Nguyễn Quý Trung

3 Nguyễn Thị Hồng Ngọc

4 Hoàng Trọng Nghĩa

5 Nguyễn Thành Quang

BẢNG ĐIỂM

STT Họ và tên Mã sinh viên Điểm


1 Nguyễn Văn Kiên 705105059

2 Nguyễn Quý Trung 705105129

3 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 705105083

4 Hoàng Trọng Nghĩa 705105081

5 Nguyễn Thành Quang 705105094


MỤC LỤC
PHẦN I: PHÂN TÍCH..................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU KHẢO SÁT VÀ THU THẬP YÊU CẦU...........................................................2
1. KẾ HOẠ CH KHẢ O SÁ T................................................................................................................................. 2
2. KẾ T QUẢ KHẢ O SÁ T.................................................................................................................................... 4
3. HỒ SƠ DỮ LIỆ U ĐÃ THU THẬ P............................................................................................................. 17
4. DANH SÁ CH CÔ NG VIỆ C & HỒ SƠ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: ĐẶC TẢ YÊU CẦU HỆ THỐNG (SRS)........................................................................... 22
1. GIỚ I THIỆ U................................................................................................................................................... 22
2. Mô tả chung (Overall Description)...................................................................................................... 24
3. Yêu cầ u về giao tiếp................................................................................................................................... 31
4. Yêu cầ u chứ c nă ng..................................................................................................................................... 33
5. Yêu cầ u phi chứ c nă ng.............................................................................................................................. 37
6. Các yêu cầ u khá c......................................................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG........................................................................................... 46
1. Mô hình hó a chứ c nă ng............................................................................................................................ 46
2. Mô hình hó a cấu trú c................................................................................................................................ 51
3. Mô hình hó a hà nh vi.................................................................................................................................. 62
PHẦN II: THIẾT KẾ.................................................................................................................................... 71
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC................................................................................................... 71
4.1. Mô hình kiến trú c đượ c sử dụ ng..................................................................................................... 71
4.2. Biểu đồ gó i (package diagram)........................................................................................................ 72
4.3. Biểu đồ triển khai (deployment diagram)................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ DỮ LIỆU........................................................................................................ 74
5.1. Biểu đồ lớ p mứ c thiết kế.................................................................................................................... 74
5.2. Mô tả chi tiết cho từ ng lớ p trong biểu đồ lớ p.............................................................................74
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ GIAO DIỆN.................................................................................................... 79
PHẦN I: PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU KHẢO SÁT VÀ THU THẬP YÊU CẦU

1. KẾ HOẠCH KHẢO SÁT


Có thể sử dụng phương pháp khảo sát khách hàng, bao gồm:
• Phỏng vấn những người quản lý và nhân viên tuyển sinh của trường chuyên để
hiểu rõ quy trình tuyển sinh hiện tại và các vấn đề gặp phải trong quá trình quản lý
tuyển sinh (có thể khảo sát nhu cầu của học sinh và phụ huynh,...)
• Tổ chức nhóm tập trung để thảo luận và thu thập ý kiến từ các đối tượng sử dụng
phần mềm, bao gồm các thí sinh, phụ huynh và những người đã từng tham gia vào quá
trình tuyển sinh của trường.
• Phát triển phiếu khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến của các đối tượng sử dụng
phần mềm. Phiếu khảo sát có thể tập trung vào các yêu cầu chức năng cần thiết cho
phần mềm quản lý tuyển sinh, trải nghiệm người dùng và sự hài lòng về quá trình tuyển
sinh (có thể sử dụng Google Forms, Typeform, Wufoo, JotForm, Formstack,...)
• Tiến hành hội ý giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra kết quả và chiến lược
sau khi khảo sát.

Bảng kế hoạch:

Kế hoạch phỏng vấn

Người lập: Nhóm 1

Ngày lập: 08/02/2023

Ngày kết
Chủ đề Yêu cầu Ngày bắt đầu
thúc
Cần thu thập nhu
cầu về tìm hiểu
thông tin, mong
1. Phỏng vấn học sinh
muốn của học
có mong muốn tuyển 10/02/2023 15/02/2023
sinh vào trường chuyên sinh khi đã đăng
kí tuyển sinh vào
trường.
Người được hỏi: Em
Nguyễn Minh Thu
Thời gian
+ Đối tượng được hỏi là
hẹn:
người có nguyện vọng Ngày 9
đăng kí xét tuyển vào 1 tháng 2 năm
Người phỏng vấn:
trường chuyên tại Hà 2023
Nội  Nguyễn Thị Địa chỉ:
Hồng Ngọc Thời điểm
+ Cẩn thu thập Cần thu Đức Thượng, Hoài
bắt đầu:
 Nguyễn Đức, Hà Nội
thập nhu cầu về tìm 15h00
Thành Quang
hiểu thông tin, mong
muốn của học sinh khi Thời điểm
kết thúc:
đã đăng kí tuyển sinh
15h30
vào trường.

Cẩn thu thập nhu


cầu sử dụng chức
năng quản lý của
hệ thống, ngoài ra
thu thập một số yêu
2. Phỏng vấn ban quản
cầu phi chức năng
lý tuyển sinh của 1 số 10/02/2023 15/02/2023
để đảm bảo hệ
trường chuyên
thống hoạt động
tốt: Bảo mật, số
người truy cập hệ
thống trong cùng
một thời điểm,....
Người được hỏi: Người Phỏng vấn: Các yêu cầu về chức Thời gian
Nguyễn Thị Thơm Hoàng Trọng năng quản lý của hệ bắt đầu:
Đối tượng được phỏng Nghĩa thống: 15:30
vấn là ban quản lý 12/02/2023
tuyển sinh của 1 số Cần thu thập dữ - Đăng nhập vào hệ
Thời gian
trường chuyên liệu về : nhu cầu sử thống kết thúc:
Cần thoả thuận: dụng chức năng - Quản lí thông tin 16:00
+ Người được phỏng quản lý của hệ tuyển sinh được đăng 12/02/2023
vấn: cam kết trả lời thống, ngoài ra thu tải trên trang
đúng, đầy đủ thông tin thập một số yêu - Giải đáp thắc mắc về
+ Người phỏng vấn: cầu phi chức năng
cung cấp và hỗ trợ để đảm bảo hệ kỳ thi tuyển sinh
thông tin cho người thống hoạt động - Quản lý hồ sơ tuyển
được hỏi tốt: Bảo mật, số sinh
người truy cập hệ - Xem, kiểm tra hồ sơ
thống trong cùng tuyển sinh
một thời điểm,.... - Cập nhật số báo
danh, lịch thi
- Xem báo cáo thống
kê dữ liệu
- Các yêu cầu phi
chức năng của hệ
thống

2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT


2.1. Kết quả khảo sát hình thức trực tuyến (form)
- Biểu mẫu khảo sát tại: https://forms.gle/vpXSwFfkqJTqUK2y8
- Kết quả khảo sát:
1. Em đã có tìm hiểu và dự định đăng kí vào một trường chuyên nào hay chưa?
Trả lời: Một số em dự định đăng ký vào trường chuyên Trường THPT Chuyên Đại học
Sư phạm, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Ngoài
ra, em còn thấy trường THPT chuyên đa số sử dụng phương thức thi thủ công trên giấy tờ, thí
sinh cần nộp hồ sơ đến trường (lệ phí thi có thể chuyển khoản).

2. Bạn đã tìm hiểu những gì về ngôi trường đó? Lí do bạn quyết định lựa chọn đăng
kí vào trường là gì?
Trả lời: Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm là trường trọng điểm về đào tạo giáo
dục, là trường có môi trường dạy và học đứng top đầu cả nước. Thành tích học tập của học sinh
THPT Chuyên Đại Học Sư Phạm cũng rất nổi bật. Mỗi năm, 100% học sinh của trường đều
được nhận vào những trường Đại học danh giá, điểm trung bình đứng top đầu tại Việt Nam. Đây
là ngôi trường mơ ước mà em muốn theo học.

3. Để tìm hiểu thông tin về trường,bạn đã tìm hiểu thông qua phương tiện nào hay đã
từng truy cập vào trang web nào hay chưa?
Trả lời: Em đã tham khảo trên Youtube và Fanpage trường cũng như website của trường:
http://chuyensp.edu.vn/.

4. Bạn thấy việc có thêm một hệ thống xác nhận lại thông tin thí sinh là cần thiết hay
không? Ngoài các chức năng chính như xem lại hồ sơ cá nhân,xem SBD, phòng thi, lịch thi và
cập nhật, kết quả xét tuyển,...em muốn hệ thống tuyển sinh có thêm những thông tin gì?( Giới
thiệu về trường,các phong trào hoạt động,các khối chuyên,chỉ tiêu, hồ sơ bao gồm,....)
Trả lời: Hệ thống xác nhận thông tin thí sinh là hoàn toàn cần thiết, em muốn hệ thống có
một số chức năng như giới thiệu về trường (chỉ tiêu, các câu lạc bộ, giáo viên,...), có mục thông
báo để cung cấp tin tức cho học sinh, ngoài ra có thể hệ thống có thể cung cấp chức năng giải
đáp thắc mắc và tư vấn tuyển sinh cho thí sinh.

5. Em nghĩ hệ thống có nên cần chức năng giải đáp thắc mắc, câu hỏi của học sinh
dành cho ban quản lí tuyển sinh không?Nếu có chức năng đó, em mong muốn sẽ được nhận câu
trả lời theo hình thức nào??
(Gọi điện thoại tư vấn, trả lời qua email hay trả lời trực tiếp trên hệ thống) Trả lời: Có.
Em muốn nhận câu trả lời theo hình thức online để tiện liên lạc và phản hồi dễ dàng hơn.

6. Một vài những thắc mắc về kì thi em nghĩ mình có thể đặt ra là gì??
Trả lời: Kỳ thi sử dụng hệ thống online liệu có đáp ứng nhu cầu của thí sinh không (hệ
thống có đảm bảo phản hồi với số lượng lớn thí sinh không, có thể sửa đổi thông tin sai hay nộp
hồ sơ dự thi online hay không, nếu đã nộp hồ sơ online thì thời hạn nộp hồ sơ trực tiếp là bao
giờ?)
7. Thời gian em mong muốn nhận được giải đáp của ban quản lí tuyển sinh tối đa là
trong vòng bao lâu?
Trả lời: Em muốn nhận được giải đáp ngay lập tức hoặc sau vài tiếng.

8. Theo em, có nên cho thí sinh được cập nhật thay đổi thông tin cá nhân hay chỉ nên
đăng kí và cố định thông tin 1 lần duy nhất? Những thông tin nào có thể hay bị sai sót và thời
gian để hệ thống cập nhật thay đổi tối đa là bao lâu( 1 tuần,2 tuần,…)
Trả lời: Theo em, thí sinh có thể cập nhật và thay đổi thông tin cá nhân sai sót và cần có
ban quản lý kiểm duyệt , đảm bảo thông tin của thí sinh. Thời gian cập nhật thông tin có thể là
ngay lập tức hoặc trong vòng 24h.
9. Em muốn thông tin về điểm thi, thứ hạng của mình và mọi người được public trên
trang hay không chỉ có thể xem điểm theo cá nhân??
Trả lời: Em mong muốn xem điểm theo thông tin của từng cá nhân.

10. Nếu có thắc mắc về kết quả bài dự thi, e muốn liên hệ nhà trường bằng cách nào
để được giải quyết nhanh nhất?
A. Liên hệ qua trang của trường hoặc Hotline
B. Hệ thống có mẫu đơn phúc khảo và nộp trực tuyến
C. Tới trực tiếp
D. Tất cả các phương án trên
11. Theo em có nên xét hạnh kiểm để đánh giá kết quả xét tuyển hay không?
Trả lời: Có, vì hiện tại các trường luôn xét hạnh kiểm của thí sinh, hạnh kiểm là một phần
để các trường có thể đánh giá học sinh.

12. Nếu trúng tuyển nguyện vọng đã đăng ký, việc đầu tiên em sẽ làm là gì?
Trả lời: Em sẽ chuẩn bị hồ sơ nhập học và sẵn sàng học tập, kết bạn tại ngôi trường mà
em mong ước
2.2. Kết quả khảo sát hình thức trực tiếp (phỏng vấn)
- Học sinh có nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào trường chuyên

Phiếu phỏng vấn

Dự án: Xây dựng hệ thống quản lí Tiểu dự án: Thu thập nhu cầu tìm kiếm thông
tuyển sinh trường chuyên tin của người dùng

Người được hỏi: Em Nguyễn Ngày: Ngày 12 tháng 2 năm 2023


Minh Thu Người hỏi: Nguyễn Thành Quang, Nguyễn
Thị Hồng Ngọc

Câu hỏi Ghi chú

1. Em đã có tìm hiểu và dự Trả lời:


định đăng kí vào một Một số em dự định đăng ký vào trường chuyên
trường chuyên nào hay Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Trường
chưa? THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường THPT
Chuyên Ngoại ngữ. Ngoài ra, em còn thấy trường
THPT chuyên đa số sử dụng phương thức thi thủ
công trên giấy tờ, thí sinh cần nộp hồ sơ đến trường
(lệ phí thi có thể chuyển khoản).
2. Bạn đã tìm hiểu những gì Trả lời:
về ngôi trường đó? Lí do Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm là
bạn quyết định lựa chọn trường trọng điểm về đào tạo giáo dục, là trường có
đăng kí vào trường là gì? môi trường dạy và học đứng top đầu cả nước. Thành
tích học tập của học sinh THPT Chuyên Đại Học Sư
Phạm cũng rất nổi bật. Mỗi năm, 100% học sinh của
trường đều được nhận vào những trường Đại học
danh giá, điểm trung bình đứng top đầu tại Việt
Nam. Đây là ngôi trường mơ ước mà em muốn theo
học.

3. Để tìm hiểu thông tin về Trả lời:


trường,bạn đã tìm hiểu Em đã tham khảo trên Youtube và Fanpage
thông qua phương tiện trường cũng như website của trường:
nào hay đã từng truy cập http://chuyensp.edu.vn/.
vào trang web nào hay
chưa?

4. Bạn thấy việc có thêm Trả lời:


một hệ thống xác nhận lại Hệ thống xác nhận thông tin thí sinh là hoàn
thông tin thí sinh là cần toàn cần thiết, em muốn hệ thống có một số chức
thiết hay không?Ngoài năng như giới thiệu về trường (chỉ tiêu, các câu lạc
các chức năng chính như bộ, giáo viên,...), có mục thông báo để cung cấp tin
xem lại hồ sơ cá tức cho học sinh, ngoài ra có thể hệ thống có thể
nhân,xem SBD, phòng cung cấp chức năng giải đáp thắc mắc và tư vấn
thi, lịch thi và cập nhật, tuyển sinh cho thí sinh.
kết quả xét tuyển,...em
muốn hệ thống tuyển sinh
có thêm những thông tin
gì?( Giới thiệu về
trường,các phong trào
hoạt động,các khối
chuyên,chỉ tiêu, hồ sơ bao
gồm,....)

5. Em nghĩ hệ thống có nên Trả lời:


cần chức năng giải đáp Có. Em muốn nhận câu trả lời theo hình thức
thắc mắc, câu hỏi của học online để tiện liên lạc và phản hồi dễ dàng hơn.
sinh dành cho ban quản lí
tuyển sinh không?Nếu có
chức năng đó, em mong
muốn sẽ được nhận câu
trả lời theo hình thức
nào??
(Gọi điện thoại tư vấn, trả
lời qua email hay trả lời
trực tiếp trên hệ thống)

6. Một vài những thắc mắc Trả lời:


về kì thi em nghĩ mình có Kỳ thi sử dụng hệ thống online liệu có đáp ứng
thể đặt ra là gì?? nhu cầu của thí sinh không (hệ thống có đảm bảo
phản hồi với số lượng lớn thí sinh không, có thể sửa
đổi thông tin sai hay nộp hồ sơ dự thi online hay
không, nếu đã nộp hồ sơ online thì thời hạn nộp hồ
sơ trực tiếp là bao giờ?)

7. Thời gian em mong Trả lời:


muốn nhận được
Em muốn nhận được giải đáp ngay lập
giải đáp của ban
tức hoặc sau vài tiếng.
quản lí tuyển sinh
tối đa là trong vòng
bao lâu?

Trả lời:
Theo em, thí sinh có thể cập nhật và
8. Theo em, có nên cho thí thay đổi thông tin cá nhân sai sót và cần có
ban quản lý kiểm duyệt , đảm bảo thông tin
sinh được cập nhật thay
của thí sinh. Thời gian cập nhật thông tin có
đổi thông tin cá nhân hay
thể là ngay lập tức hoặc trong vòng 24h.
chỉ nên đăng kí và cố
định thông tin 1 lần duy
nhất? Những thông tin
nào có thể hay bị sai sót
và thời gian để hệ thống
cập nhật thau đổi tối đa
là bao lâu( 1 tuần,2 tuần,
…)

Trả lời:

9. Em muốn thông tin về Em mong muốn xem điểm theo thông


điểm thi, thứ hạng của tin của từng cá nhân.
mình và mọi người
được public trên trang
hay không chỉ có thể
xem điểm theo cá
nhân??

Trả lời:
0 Em nghĩ có thể kết hợp tất cả các
10. Nếu có thắc mắc về kết phương thức đó.
quả bài dự thi, e muốn
liên hệ nhà trường bằng
cách nào để được giải
quyết nhanh nhất?
A. Liên hệ qua
trang của
trường hoặc
Hotline
B. Hệ thống có
mẫu đơn
phúc khảo
và nộp trực
tuyến
C. Tới trực tiếp
D. Tất cả các
phương án trên

Trả lời:
1
11. Theo em có nên kết Có, vì hiện tại các trường luôn xét hạnh
hợp điểm rèn luyện để kiểm của thí sinh, hạnh kiểm là một phần để
xét đánh giá kết quả các trường có thể đánh giá học sinh.
xét tuyển hay không?

Trả lời:
2
12. Nếu trúng tuyển nguyện Em sẽ chuẩn bị hồ sơ nhập học và sẵn
vọng đã đăng ký, việc sàng học tập, kết bạn tại ngôi trường mà
đầu tiên em sẽ làm là gì? em mong ước.

Đánh giá chung:

- Người hỏi với thái độ vui vẻ, cởi mở.


- Người được hỏi có thái độ rất hợp tác.

- Ban quản lý tuyển sinh trường chuyên

Phiếu phỏng vấn

Dự án: Xây dựng hệ thống quản Tiểu dự án: Thu thập nhu cầu khách
lý tuyển sinh trường chuyên
hàng
Người được hỏi: Chị Nguyễn Thị Ngày: Ngày 14 tháng 2 năm 2023
Thơm
Người hỏi: Nguyễn Quý Trung,Hoàng Trọng
Nghĩa

Câu hỏi Ghi chú

1. Thí sinh muốn xét Trả lời:


tuyển thẳng thì phải Nộp hồ sơ gồm:
làm như nào? Có giới - Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng. - Bản
hạn số môn chuyên phôtô giấy khai sinh (không cần công
muốn xét tuyển chứng)
không? -Bản sao hợp lệ chứng nhận đạt giải Nhất kỳ
thi học sinh giỏi tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương; Giải nhất hội thi tin học trẻ toàn
quốc;
- Bản sao hợp lệ học bạ THCS;
- Thư giới thiệu của giáo viên (nếu có);

- Bản sao hợp lệ chứng nhận các thành tích


thi học sinh giỏi khác (nếu có);
- Lệ phí xét tuyển thẳng (chuyển khoản hoặc
nộp tiền mặt tại nơi nộp hồ sơ)

2. Thời gian thông báo kế Trả lời:


hoạch tuyển sinh trường Chậm nhất 60 (sáu mươi) ngày trước ngày
chuyên trên cổng thông tổ chức thi tuyển, trường chuyên thông báo
tin điện tử của trường là công khai kế hoạch tuyển sinh trên cổng
khi nào? thông tin điện tử của cơ quan quản lý
trường chuyên và của trường chuyên.
3. Thời gian thông báo Trả lời:
kết quả tuyển sinh
trường chuyên trên - Trước ngày 30 tháng 8 hằng năm, trường
cổng thông tin điện tử chuyên gửi báo cáo kết quả tuyển sinh về
của trường là khi nào? cơ quan quản lý trường chuyên.

- Kết quả tuyển sinh được thông báo công


khai trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan quản lý trường chuyên và cổng
thông tin điện tử của trường chuyên chậm
nhất 03 (ba) ngày so với ngày công bố
kết quả trúng tuyển.

4. Tôi có thể đăng ký thi Trả lời:


môn chuyên của nhiều Có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng một
trường khác nhau môn chuyên của hai trường nhưng phải xếp
không? theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1
và trường nguyện vọng 2 kèm theo điều
kiện buổi thi của các môn chuyên đó không
trùng nhau.

5. Chị muốn hệ thống có Trả lời:


giao diện như thế nào?
Trả lời: Giao diện đơn giản, có màu sắc
pastel dịu mắt, ít hiệu ứng.

Trên trang chủ hệ thống có thể thêm những


hình ảnh giới thiệu về trường,các thông tin về
phương thức tuyển sinh hay kết quả tuyển
sinh các năm,có thể là hình ảnh có dấu đỏ để
tăng độ tin cậy của tài liệu
6. Chị có đang sử dụng Trả lời:
những trình duyệt nào Điện thoại thì dùng Safari, máy tính thì
trên điện thoại và máy dùng Coccoc. Tôi muốn hệ thống tương
tính? thích được nhiều với nhiều trình duyệt và hệ
điều hành phố biến hiện nay để đa số người
dùng có thể truy cập được

7. Chị có yêu cầu gì cho Trả lời:


tính bảo mật của hệ Hệ thống yêu cầu thay đổi mật khẩu sau
thống không? mỗi 6 tháng. Mật khẩu phải dài từ 10 kí tự
bao gồm cả chữ số và kí tự in hoa, in
thường.

8. Chị mong muốn hệ Trả lời: Theo tôi, vào những thời điểm
thống của mình chứa thông thường thì hệ thống có thể cho phép
được tối đa bao nhiêu truy cập tối đa tầm 50-60 người cùng một
người trong cùng 1 thời điểm
thời điểm
9. Bạn có muốn tăng giới Trả lời: Tôi thấy đây cũng là một ý tưởng
hạn lượng người truy khá hay, thông thường lượng người truy cập
cập vào khoảng thời và kiểm tra thông tin cũng không quá đông,
gian công bố điểm giảm giới hạn truy cập để tăng khi công bố
chuẩn và sau đó giảm điểm chuẩn vừa đem lại trải nghiệm tốt hơn
giới hạn người truy cho người dùng vừa tiết kiệm chi phí.
cập xuống để tiết kiệm
chi phí không???

Đánh giá chung: Cuộc phỏng vấn diễn ra đúng giờ, đúng theo dự kiến, thuận lợi

thu thập được những nghiệp vụ và quy trình cơ bản hiện tại, những ý kiến, yêu
cầu cơ bản về chức năng, phi chức năng để xây dựng hệ thống.

- Kết luận kết quả khảo sát:


Kết quả khảo sát cho phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên được thu thập thông
qua phương pháp phỏng vấn với cán bộ quản lý và nhân viên tuyển sinh của trường, quan sát
quá trình tuyển sinh và thu thập thông tin từ một số trường chuyên. Chúng tôi nhận thấy rằng hệ
thống quản lý tuyển sinh của trường chuyên hiện nay gặp nhiều vấn đề như:
Quản lý các khối lớp chuyên:
• Hiện tại ít trường có phần mềm quản lý nào hỗ trợ quản lý các khối lớp chuyên, việc
quản lý và theo dõi tình trạng học tập của các học sinh được thực hiện bằng cách thủ công trên
giấy tờ.
• Việc phân lớp và điều chỉnh lớp học chưa được đồng bộ giữa các bộ phận của trường,
gây khó khăn trong quản lý và theo dõi tình trạng học tập của học sinh.
Cho phép thí sinh đăng ký trực tuyến:
• Trường chưa có hệ thống đăng ký trực tuyến, các thí sinh đăng ký bằng hình thức nộp
đơn tay hoặc qua bưu điện, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin và xử lý hồ sơ đăng ký.
Lập số báo danh và phân chia phòng thi:
• Việc lập số báo danh và phân chia phòng thi được thực hiện bằng cách thủ công trên giấy
tờ, gây tốn nhiều thời gian và có thể gây ra sai sót.
• Việc phân chia phòng thi chưa được đồng bộ và có kế hoạch cụ thể, dẫn đến việc sắp xếp
không hợp lý và khó khăn trong việc giám sát kỳ thi.
Cập nhật điểm thi các môn của thí sinh và xét tuyển:
• Việc cập nhật điểm thi và xét tuyển của thí sinh chưa được đồng bộ giữa các bộ phận của
trường, gây khó khăn trong việc quản lý và theo dõi tình trạng tuyển sinh.
• Việc xét tuyển chưa được công bằng và minh bạch, gây ra nhiều tranh cãi và phiền toái
cho thí sinh và phụ huynh.
Báo cáo thống kê:
Trường chuyên cần có các báo cáo thống kê để theo dõi quá trình tuyển sinh của mình. Các
báo cáo thống kê có thể bao gồm:
• Báo cáo số lượng thí sinh đăng ký theo từng khối chuyên
• Báo cáo số lượng thí sinh trúng tuyển theo từng khối chuyên
• Báo cáo số lượng thí sinh trượt tuyển theo từng khối chuyên
• Báo cáo tỷ lệ thí sinh trúng tuyển/trượt tuyển theo từng khối chuyên
• Báo cáo điểm thi trung bình và độ lệch chuẩn của từng môn thi theo từng khối chuyên
• Báo cáo số lượng thí sinh đăng ký và tham gia thi theo từng khu vực (nếu có)
• Báo cáo số lượng thí sinh đăng ký và tham gia thi theo từng đơn vị trường THPT (nếu
có)
Các báo cáo thống kê này sẽ giúp trường chuyên có cái nhìn tổng quan về quá trình tuyển
sinh của mình và đưa ra các quyết định phù hợp để cải thiện quá trình tuyển sinh trong tương lai.
Qua khảo sát, chúng tôi đề xuất giải pháp cho hệ thống như sau:
Thiết kế cơ sở dữ liệu
• Thiết kế cơ sở dữ liệu đơn giản, dễ hiểu, dễ bảo trì
• Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nhằm đảm bảo tính chính xác, bảo mật trong
quá trình quản lý ( MySQL, SQLSever,...)
Quản lý các khối lớp chuyên
• Cho phép quản lý các khối lớp chuyên, bao gồm thông tin về tên khối, số lượng chỉ tiêu,
số lượng thí sinh đã đăng ký và số lượng thí sinh đã trúng tuyển
• Cho phép thêm, sửa, xóa các khối lớp chuyên
Đăng ký trực tuyến
• Thí sinh sẽ nhận được số báo danh sau khi hoàn tất quá trình đăng ký
• Lập số báo danh và phân chia phòng thi
• Tự động sinh số báo danh cho thí sinh đăng ký trực tuyến
• Cho phép quản lý phân chia thí sinh vào các phòng thi dựa trên số báo danh và khối
chuyên đăng ký
• Thí sinh sẽ được thông báo về địa điểm thi trên website của trường hoặc ứng dụng di
động
Cập nhật điểm thi và xét tuyển
• Cho phép quản lý cập nhật điểm thi các môn của thí sinh
• Tự động xét tuyển dựa trên điểm thi và chỉ tiêu của từng khối chuyên
• Hiển thị kết quả xét tuyển của thí sinh trên website của trường hoặc ứng dụng di động
Báo cáo thống kê
• Cho phép quản lý xem báo cáo thống kê về số lượng thí sinh đăng ký, số lượng thí sinh
trúng tuyển, số lượng chỉ tiêu và số lượng thí sinh theo từng khối chuyên
• Cho phép xuất báo cáo thống kê dưới dạng tài liệu Excel, Word hoặc PDF (để dễ dàng sử
dụng và lưu trữ)

3. HỒ SƠ DỮ LIỆU ĐÃ THU THẬP


a) Điều kiện thi vào trường chuyên lớp 10 tại Hà Nội
Tại tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 1117 quy định về điều kiện để được tuyển sinh vào lớp
10 trường chuyên tại Hà Nội như sau:
- Đối với thí sinh có hộ khẩu Hà Nội:
+ Học sinh hoặc bố/mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoặc có Giấy xác nhận thông tin
về cư trú theo mẫu CT07. Trong đó, học sinh hoặc bố/mẹ của học sinh được xác nhận Nơi
thường trú tại Hà Nội.
+ Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp trung học cơ sở từ khá trở lên.
+ Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở từ khá trở lên.
- Đối với thí sinh các tỉnh khác:
Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 trung học
cơ sở xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi
cấp tỉnh thì được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An.
b) Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường chuyên thế nào?
Cũng theo Quyết định 117, mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của
02 trong 04 trường sau:
- Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam;
- Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ;
- Trung học phổ thông Chu Văn An;
- Trung học phổ thông Sơn Tây.
Trong đó, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng một môn chuyên của hai trường
nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 01 và trường nguyện vọng 02.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của 02
trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
Xem thêm: Cách tính điểm thi vào lớp 10 Hà Nội năm học 2022 - 2023
c) Nội dung các vòng thi vào lớp 10 trường chuyên
Về tổ chức tuyển sinh, thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 các trường chuyên sẽ trải qua 02
vòng thi:
- Vòng 01: Sơ tuyển
Theo đó, thí sinh được chọn vào thi tuyển vòng 02 khi đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở
lên. Các tiêu chí tính điểm gồm:
+ Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn
quốc, khu vực và quốc tế.
+ Kết quả xếp loại học lực 04 năm cấp trung học cơ sở
+ Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Vòng 02: Thi tuyển
Các thí sinh được chọn vào vòng 02 sẽ làm 03 bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
THPT công lập không chuyên (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo nguyện
vọng.
Nội dung tham khảo tại trang: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/dieu-kien-thi-vao-
truong-chuyen-lop-10-tai-ha-noi-883-89202-article.html
- Mẫu đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT (mẫu đăng kí chung của Sở)
- Thời gian dự kiến thi năm 2022

4. DANH SÁCH CÔNG VIỆC & HỒ SƠ


4.1. Danh sách công việc
Công việc thu thập thông tin:
• Phỏng vấn nhân viên phụ trách tuyển sinh tại trường chuyên để hiểu rõ quy trình tuyển
sinh hiện tại và các yêu cầu của hệ thống mới.
• Quan sát các hoạt động liên quan đến tuyển sinh tại trường chuyên để đánh giá quy trình
tuyển sinh hiện tại và phát hiện các vấn đề cần giải quyết.
• Thu thập hồ sơ tài liệu liên quan đến tuyển sinh như quyết định của ban giám hiệu về chỉ
tiêu tuyển sinh, bảng điểm các môn học của các khối chuyên, các biểu mẫu đăng ký dự thi và
đơn xin xét tuyển,...
Công việc phát triển phần mềm:
• Phân tích yêu cầu của hệ thống để thiết kế các chức năng phù hợp với quy trình tuyển
sinh tại trường chuyên.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về thí sinh, điểm thi và kết quả xét tuyển.
• Thiết kế giao diện và các chức năng cho phép quản lý các khối lớp chuyên, cho phép thí
sinh đăng ký trực tuyến, lập số báo danh và phân chia phòng thi, cập nhật điểm thi các môn của
thí sinh và xét tuyển.
• Kiểm thử và sửa lỗi phần mềm để đảm bảo tính ổn định và đáp ứng yêu cầu của người
dùng.
Công việc bảo trì và nâng cấp phần mềm:
• Sửa lỗi và cập nhật tính năng mới cho phần mềm.
• Đảm bảo tính bảo mật và ổn định cho phần mềm trong quá trình sử dụng.
• Đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm và hướng dẫn các thí sinh sử dụng hệ thống đăng
ký trực tuyến.
4.2. Hồ sơ
Hồ sơ tài liệu kèm theo ( những hồ sơ tài liệu cần thu thập bao gồm các hồ sơ về quy trình
tuyển sinh của trường, các hồ sơ về kết quả thi của các thí sinh, các hồ sơ về danh sách thí sinh
đăng ký dự thi, các hồ sơ về kết quả xét tuyển của các năm trước)
• Biểu mẫu đăng ký dự thi và đơn xin xét tuyển của thí sinh (https://hcm.edu.vn/thong-
bao/cac-mau-phieu-tuyen-sinh-lop-10-phong-khao-thi-kdclgd/ctmb/39857/62101
& http://chuyensp.edu.vn/thong-bao-phat-hanh-ho-so-tuyen-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2023-
2024_v766.aspx)

• Quyết định của ban giám hiệu về chỉ tiêu tuyển sinh và bảng điểm các môn học của các
khối chuyên (http://thcsnguyenhuytuong.pgd-donganh.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-
chuyen-mon/chi-tieu-tuyen-sinh-lop-10-cac-truong-thpt-chuyen-nam-hoc-2022-2023.html &
http://thcsnguyenhuytuong.pgd-donganh.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-chuyen-mon/chi-tieu-
tuyen-sinh-lop-10-cac-truong-thpt-chuyen-nam-hoc-2022-2023.html )
• Kết quả xét tuyển của các khối chuyên.
(http://hus.vnu.edu.vn/thong-bao/dao-tao-tuyen-sinh/ket-qua-tuyen-sinh-lop-10-thpt-
chuyen-2022-89488.html#.ZBnSqXZBzIU)

(Quy trình khác: https://drive.google.com/drive/folders/1K2wEJadNxTij5khBaK0f5XJi9--


0_kqo)
CHƯƠNG 2: ĐẶC TẢ YÊU CẦU HỆ THỐNG (SRS)

1. GIỚI THIỆU
Tài liệu đặc tả yêu cầu (SRS) này mô tả các yêu cầu của phần mềm quản lý tuyển sinh cho
trường chuyên. Phần mềm sẽ quản lý quá trình đăng ký, thi và xét tuyển cho các khối chuyên
của trường chuyên.
1.1. Mục đích (Purpose)
Tài liệu cung cấp mô tả chi tiết các yêu cầu, chức năng hệ thống quản lý tuyển sinh trường
chuyên . Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết cho việc phát triển hệ thống; các ràng buộc hệ
thống, giao diện người dùng và tương tác với ứng dụng bên ngoài. Là tài liệu tham khảo đầu vào
cho các giai đoạn thiết kế, lập trình, kiểm thử trong quy trình sản xuất phần mềm này.
1.2. Các tiêu chuẩn (Document Conventions)
a. Cú pháp: Trong tài liệu, các từ được viết hoa chữ đầu tiên (ví dụ: Mục đích, Yêu cầu
chức năng,...) đều đề cập đến các thành phần chức năng hoặc danh từ chính của phần mềm.
b. Ký hiệu: Ký hiệu đặc biệt (ví dụ: CSD) sẽ được sử dụng để đánh dấu các yêu cầu chức
năng.
c. Định dạng văn bản:
 Tiêu đề lớn: Chữ viết hoa toàn bộ, in đậm, cỡ chữ 16, kiểu chữ Times News Roman
 Tiêu đề đề mục: Chữ viết hoa đầu dòng, in đậm, cỡ chữ 13, kiểu chữ Time New
Roman
 Nội dung: Chữ viết hoa đầu dòng, cỡ chữ 13, kiểu chữ Time New Roman

d. Chú ý: Các chữ được in đậm là các đề mục quan trọng của bài, người đọc có thể sử dụng
mục lục để dễ dàng tra cứu tiêu đề, nội dung của bài báo cáo.
1.3. Đối tượng độc giả (Intended Audience and Reading Suggestions)
a) Đối tượng độc giả:
 Quản lý tuyển sinh trường chuyên: Trang web này dành cho các quản lý và giáo
viên có trách nhiệm quản lý quá trình tuyển sinh trong trường chuyên. Đối tượng
này bao gồm người phụ trách tuyển sinh, quản lý hồ sơ học sinh, quản lý các biểu
mẫu và các công việc liên quan khác.
 Thí sinh và phụ huynh: Trang web cũng cung cấp cho thí sinh và phụ huynh cơ hội
đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin về quy trình tuyển sinh,...
b) Gợi ý đọc:
 Hướng dẫn sử dụng: Trang web cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng các
tính năng và chức năng của phần mềm quản lý tuyển sinh. Đối tượng độc giả nên
tìm hiểu kỹ các hướng dẫn này để nắm vững cách thao tác và tối ưu hóa việc sử
dụng phần mềm.
 Chính sách và quy định: Trang web cung cấp thông tin về các chính sách và quy
định liên quan đến quá trình tuyển sinh. Đối tượng độc giả nên đọc kỹ và hiểu rõ
các quy định để tuân thủ đúng quy trình và nắm bắt được các yêu cầu và quy định
cần thiết.
 Cập nhật thông tin: Trang web cung cấp thông tin mới nhất về các thay đổi, tin tức
và thông báo liên quan đến quá trình tuyển sinh. Đối tượng độc giả nên thường
xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin mới nhất và không bỏ lỡ bất kỳ thay
đổi hoặc thông báo quan trọng nào.
1.4. Phạm vi dự án (Product Scope)
● Phạm vi nằm trong giới hạn của môn học phân tích thiết kế hệ thống
● Hệ thống cho phép Ban quản lý tuyển sinh của trường đăng các thông tin liên quan
đến điều kiện được đăng kí dự thi, phương thức tuyển sinh,chỉ tiêu đầu vào,..... một cách công
khai và chính xác, giúp kết nối giữa nhà trường và thí sinh. Những người có nhu cầu có thể vào
website để tìm hiểu thông tin tuyển sinh, thí sinh đã đăng kí dự tuyển có thể truy cập vào để
kiểm tra lại hồ sơ, tra cứu thông tin về số báo danh và lịch thi và kết quả xét tuyển… Từ đó việc
quản lí của trường trở nên nhanh chóng, chính xác và dễ dàng thống kê đưa ra những dự đoán về
điểm chuẩn. Là cơ sở giao tiếp của các thành viên, là căn cứ để thiết kế, kiểm thử.
1.5. Tài liệu tham khảo (References)
• Sách "Software Engineering: A Practitioner's Approach" của Roger S. Pressman
• Tài liệu về kỹ thuật phát triển phần mềm của IEEE (Institute of Electrical and Electronics
Engineers)
• Software Requirements Specification for Java Pet Store System( IEEE830_SRS_English
version)
• Tài liệu về quản lý dự án của PMI (Project Management Institute)
• Blog Thinhnotes.com
• Hệ thống quản lý hoạt động Thương mại điện tử (online.gov.vn)
• Slide môn học: “Phân tích thiết kế hệ thống” do giảng viên cung cấp
2. Mô tả chung (Overall Description)
2.1. Tổng quan về sản phẩm (Product Perspective)
• Việc triển khai phần mềm quản lý tuyển sinh hiện được nhiều trung tâm, nhiều trường
học sử dụng. Từ những giá trị và lợi ích mà phần mềm mang lại thì ứng dụng phần mềm tuyển
sinh chuyên nghiệp, chất lượng luôn được đánh giá cao, trở thành sự lựa chọn hoàn hảo đáng để
cân nhắc.
• Ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao được chất lượng quản lý cho mỗi đơn vị, mỗi tổ
chức đã quá quen thuộc. Trong đó, phần mềm quản lý tuyển sinh được phát triển hỗ trợ cho các
trung tâm, các trường học ở mọi cấp học có thể xây dựng quy trình tuyển sinh hiệu quả, chuyên
nghiệp và tiết kiệm thời gian nhất.
• Phần mềm quản lý tuyển sinh là ứng dụng được phát triển cho các trường học, các trung
tâm đào tào. Nhiệm vụ chính của phần mềm là hỗ trợ toàn diện cho công tác tuyển sinh đầu vào
diễn ra thuận lợi, chuyên nghiệp. Sử dụng phần mềm đem tới khả năng khắc phục hoàn toàn
những hạn chế của cách quản lý xét tuyển cũ trước đây.Quản lý thông tin, tiến hành tuyển sinh
diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng với khả năng kiểm soát tốt được hỗ trợ từ phần mềm, tránh
những sai sót có khả năng xảy ra. Quản lý tổng thể từ thông tin bao gồm lúc nộp hồ sơ, tới quá
trình xét tuyển, nhận hồ sơ, hoàn thiện thủ tục nhập học. Quản lý một cách bài bản, chuyên
nghiệp giúp cơ sở giáo dục có thể nhanh chóng đưa ra những thống kê, đánh giá chính xác nhất.
2.2. Các chức năng chính của sản phẩm (Product Functions)
2.2.1 Quản lý khối lớp chuyên
• Hệ thống sẽ cho phép quản trị viên thêm, sửa đổi hoặc xóa các khối chuyên.
• Hệ thống sẽ lưu trữ thông tin chi tiết về mỗi khối chuyên, bao gồm tên, mã số, số lượng
chỉ tiêu tuyển sinh, điểm trung bình của các môn học yêu cầu.
• Hệ thống sẽ cho phép quản trị viên xem danh sách các khối chuyên và thông tin chi tiết
của từng khối.
2.2.2 Đăng ký trực tuyến
• Hệ thống sẽ cung cấp một giao diện cho phép thí sinh đăng ký trực tuyến.
• Thí sinh sẽ cần cung cấp thông tin cá nhân, thông tin về khối chuyên muốn đăng ký, các
thông tin liên quan đến việc xét tuyển.
• Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin và cung cấp số báo danh cho thí sinh sau khi đăng ký.
2.2.3 Lập số báo danh và phân chia phòng thi
• Hệ thống sẽ tự động sinh số báo danh cho thí sinh dựa trên thông tin đăng ký của thí sinh.
• Hệ thống sẽ phân chia các thí sinh vào các phòng thi khác nhau dựa trên số báo danh và
chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối chuyên.
2.2.4 Cập nhật điểm thi và xét tuyển
• Hệ thống sẽ cho phép quản trị viên cập nhật điểm thi các môn của thí sinh và xác định kết
quả xét tuyển (trúng tuyển hoặc trượt).
• Hệ thống sẽ tự động cập nhật số lượng thí sinh trúng tuyển cho từng khối chuyên.
2.2.5 Báo cáo thống kê
• Hệ thống sẽ cung cấp các báo cáo thống kê về kết quả tuyển sinh của từng khối chuyên.
• Báo cáo sẽ bao gồm số lượng thí sinh đăng ký, số lượng thí sinh thi và số lượng thí sinh
trúng tuyển cho từng khối chuyên.
• Báo cáo sẽ cũng bao gồm thống kê điểm trung bình của các môn học yêu cầu cho từng
khối chuyên.
(Các chức năng bao gồm:
• Đăng ký, đăng nhập tài khoản
• Tìm kiếm và xem thông tin liên quan đến kì thi tuyển sinh: điều kiện dự thi, phương thức
xét tuyển, chỉ tiêu các khối chuyên theo năm, tra cứu và so sánh điểm thi các năm,....
• Quản lý thông tin tuyển sinh
• Quản lí hồ sơ thí sinh
• Xem, kiểm tra hồ sơ tuyển sinh
• Giải đáp thắc mắc của học sinh và phụ huynh về kì thi
• Cung cấp số báo danh và phòng thi, lịch thi
• Cập nhật điểm thi các môn thi của thí sinh và kết quả xét tuyển.
• Báo cáo thống kê dữ liệu)
2.3. Phân loại người dùng
- Quản lý tuyển sinh trường chuyên: Người dùng này có quyền truy cập đầy đủ vào hệ
thống quản lý tuyển sinh. Họ có thể quản lý thông tin hồ sơ thí sinh, tạo và quản lý biểu mẫu
tuyển sinh, thực hiện các công việc liên quan đến xử lý hồ sơ và quy trình tuyển sinh.
- Nhân viên tuyển sinh:
 Nhân viên xử lý hồ sơ: Người dùng này có quyền truy cập vào hệ thống để xem và
xử lý hồ sơ tuyển sinh của thí sinh. Họ có thể thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra
và xác minh thông tin hồ sơ, ghi nhận kết quả xét tuyển và cung cấp thông tin liên
quan đến quy trình tuyển sinh.
 Nhân viên hỗ trợ tuyển sinh: Người dùng này có nhiệm vụ hỗ trợ thí sinh và phụ
huynh trong quá trình tuyển sinh. Họ cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, hướng
dẫn về các bước đăng ký và quy trình tuyển sinh.
- Thí sinh và phụ huynh:
 Thí sinh: Người dùng này sử dụng trang web để đăng ký tuyển sinh trực tuyến, điền
thông tin cá nhân, tải lên hồ sơ và theo dõi quá trình tuyển sinh. Họ có thể tra cứu
thông tin về quy trình, yêu cầu và các thông báo liên quan.
 Phụ huynh: Người dùng này đại diện cho các phụ huynh của thí sinh. Họ có quyền
truy cập vào trang web để hỗ trợ thí sinh, cung cấp thông tin và theo dõi tiến trình
tuyển sinh.
(Lưu ý rằng phân loại người dùng cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và
quy định của trường chuyên)
2.4. Môi trường hoạt động
- Người dùng sử dụng trình duyệt trên máy tính hoặc thiết bị di động để truy cập trang web
tuyển sinh (Chrome, Safari, Mozilla, Firefox, Microsoft Edge,....)
- Hạ tầng:
 Máy chủ: Máy chủ cần được cấu hình và quản lý để đảm bảo khả năng chịu tải và
đáng tin cậy. Hệ thống máy chủ phải có khả năng xử lý các yêu cầu từ người dùng,
lưu trữ dữ liệu tuyển sinh và chạy các ứng dụng quản lý tuyển sinh.
 Hệ thống mạng: Mạng cần được thiết lập để kết nối máy chủ và người dùng một
cách ổn định và an toàn. Cần xác định đủ băng thông và cấu hình mạng phù hợp để
đảm bảo truyền thông nhanh chóng và tin cậy giữa các thành phần hệ thống.
- Phần mềm:
 Hệ điều hành: Hệ thống cần chạy trên một hệ điều hành ổn định và tương thích,
chẳng hạn như Windows Server hoặc Linux.
 Cơ sở dữ liệu: Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phải được triển khai để lưu trữ
và quản lý thông tin tuyển sinh. Cơ sở dữ liệu cần được thiết kế chính xác và tối ưu
để đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất.
 Ứng dụng quản lý tuyển sinh: Phần mềm quản lý tuyển sinh phải được phát triển để
đáp ứng các yêu cầu cụ thể của trường chuyên. Ứng dụng này nên cung cấp các
chức năng như đăng ký tuyển sinh, xử lý hồ sơ, ghi nhận kết quả xét tuyển và cung
cấp thông tin liên quan.
 Đăng nhập và quyền truy cập: Hệ thống cần cung cấp cơ chế đăng nhập và kiểm
soát quyền truy cập để chỉ cho phép người dùng có quyền truy cập vào các chức
năng và dữ liệu tương ứng.
2.5. Các ràng buộc thiết kế và cài đặt
2.5.1 Thiết kế giao diện người dùng:
 Giao diện người dùng phải được thiết kế đơn giản, trực quan và dễ sử dụng, giúp
người dùng dễ dàng tương tác và thao tác trên trang web.
 Giao diện cần tương thích với các trình duyệt phổ biến và các thiết bị khác nhau,
bao gồm máy tính để bàn, điện thoại di động và máy tính bảng.
 Đảm bảo khả năng tương thích và đáp ứng (responsive) của giao diện để hiển thị
đúng trên các màn hình khác nhau.
2.5.2 Quản lý đăng nhập và quyền truy cập:
 Hệ thống phải có cơ chế đăng nhập an toàn để xác thực người dùng và kiểm soát
quyền truy cập vào các chức năng và dữ liệu.
 Cần áp dụng các phương pháp bảo mật như mã hóa mật khẩu và sử dụng mã thông
báo phiên (session tokens) để ngăn chặn các cuộc tấn công như tấn công giả mạo
(spoofing) và tấn công từ chối dịch vụ (DoS).
2.5.3 Bảo mật dữ liệu:

 Cần sử dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan
trọng. Điều này bao gồm việc mã hóa dữ liệu khi lưu trữ và truyền tải, sử dụng cơ
chế kiểm soát truy cập và áp dụng các biện pháp bảo vệ chống lại tấn công SQL
injection và cross-site scripting (XSS).
 Thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung như đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu, giám
sát và ghi lại hoạt động của người dùng để phát hiện và ngăn chặn các hành vi
không hợp lệ.
2.5.4 Xử lý dữ liệu đăng ký và hồ sơ:
 Đảm bảo tính toàn vẹn và độ chính xác của dữ liệu đăng ký và hồ sơ. Kiểm tra và xác
minh thông tin đăng ký để đảm bảo rằng dữ liệu được nhập đúng và không có lỗi.
 Áp dụng các biện pháp kiểm soát dữ liệu như kiểm tra định dạng dữ liệu, giới hạn độ dài
và loại dữ liệu đầu vào để ngăn chặn truy cập trái phép từ đối tượng xấu.
2.6. Tài liệu người dùng (User Documentation)
Chào mừng bạn đến với tài liệu người dùng cho phần mềm quản lý tuyển sinh của trường
chuyên. Tài liệu này sẽ hướng dẫn bạn về cách sử dụng phần mềm để thực hiện các chức năng
chính. Hãy cùng khám phá các chức năng và hướng dẫn cụ thể dưới đây:
2.6.1. Giới thiệu về phần mềm quản lý tuyển sinh
 Phần mềm quản lý tuyển sinh được thiết kế để hỗ trợ trường chuyên trong việc tổ
chức quá trình tuyển sinh và xét tuyển cho các khối chuyên khác nhau.
 Phần mềm cho phép thí sinh đăng ký trực tuyến, quản lý thông tin khối lớp chuyên,
lập số báo danh, phân chia phòng thi, cập nhật điểm thi và xét tuyển.
2.6.2 Hướng dẫn sử dụng phần mềm
- Quản lý các khối lớp chuyên
 Trang này cho phép quản lý thông tin về các khối lớp chuyên của trường.
 Bạn có thể thêm, sửa đổi hoặc xóa các khối lớp chuyên hiện có.
- Đăng ký trực tuyến
 Trang này cho phép thí sinh đăng ký dự thi các khối chuyên trực tuyến.
 Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, khối chuyên mong muốn và các
thông tin liên quan khác.
 Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ nhận được thông tin xác nhận và số báo danh.
- Lập số báo danh và phân chia phòng thi
 Trang này cho phép lập số báo danh cho thí sinh đã đăng ký và phân chia phòng thi
dựa trên số báo danh.
 Bạn có thể tạo số báo danh tự động hoặc nhập số báo danh thủ công.
 Hệ thống sẽ tự động phân chia thí sinh vào các phòng thi dựa trên số báo danh.
- Cập nhật điểm thi và xét tuyển
 Trang này cho phép cập nhật điểm thi của thí sinh trong các môn thi.
 Bạn cần nhập điểm thi cho từng môn và hệ thống sẽ tự động xét tuyển thí sinh dựa
trên điểm thi và chỉ tiêu của trường.
 Thông tin về kết quả xét tuyển sẽ được hiển thị sau khi cập nhật
- Báo cáo thống kê
Trang này cung cấp chức năng báo cáo thống kê về quá trình tuyển sinh và xét tuyển. Bạn
có thể truy cập vào trang báo cáo để xem các thông tin quan trọng như số lượng thí sinh đã đăng
ký, số lượng thí sinh trúng tuyển và các thông tin thống kê khác liên quan đến quá trình tuyển
sinh.
- Tài liệu trợ giúp
Để hỗ trợ bạn trong việc sử dụng phần mềm, chúng tôi cung cấp một tài liệu trợ giúp chi
tiết và đầy đủ. Tài liệu này bao gồm hướng dẫn sử dụng từng chức năng, mô tả các bước thực
hiện và cung cấp các lưu ý quan trọng. Bạn có thể truy cập vào phần tài liệu trợ giúp từ giao
diện người dùng để tìm kiếm thông tin chi tiết và giải đáp các câu hỏi liên quan đến việc sử
dụng phần mềm(Hướng dẫn một số chức năng cụ thể:
a. Đăng ký dự thi

(Người dùng: Thí sinh

Mô tả: Thí sinh muốn đăng ký thi vào các khối chuyên của trường chuyên.

1. Truy cập vào website đăng ký trực tuyến của trường chuyên

2. Đăng nhập vào hệ thống (nếu có tài khoản) hoặc tạo tài khoản mới (nếu chưa có)

3. Chọn khối chuyên muốn đăng ký


4. Nhập thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email) theo biểu mẫu
tham khảo sau:

Họ và tên:.......................................................................

Ngày sinh:......................................................................

Địa chỉ:...........................................................................

Số điện thoại:.................................................................

Email:.............................................................................

Khối chuyên đăng ký:....................................................

5. Thực hiện thanh toán phí đăng ký (nếu có)

6. Hoàn thành quá trình đăng ký và đợi thông báo xác nhận từ trường chuyên(Sau khi hoàn
tất đăng ký, hệ thống sẽ cấp số báo danh cho thí sinh).

7. Sau khi được lập số báo danh và phân chia phòng thi, chuẩn bị đi thi và đợi cập nhật kết
quả thi (đỗ/trượt).

b. Lập số báo danh và phân chia phòng thi

Người dùng: Giáo vụ trường chuyên

Mô tả: Giáo vụ trường chuyên cần lập số báo danh cho từng thí sinh đăng ký và phân chia
thí sinh vào các phòng thi.

1. Đăng nhập vào hệ thống do trường cung cấp

2. Truy cập vào chức năng lập số báo danh và phân chia phòng thi

3. Hiển thị danh sách các thí sinh đăng ký

4. Lập số báo danh cho từng thí sinh

5. Phân chia thí sinh vào các phòng thi (có thể sử dụng chức năng tự động phân

chia hoặc thực hiện thủ công)

6. Lưu thông tin và thông báo cho thí sinh về số báo danh và phòng thi

7. Cập nhật điểm thi và xét tuyển để thông báo cho thí sinh.

(Hệ thống sẽ tự động lập số báo danh và phân chia phòng thi cho các thí sinh dự thi.

Thí sinh có thể xem tại mục thông báo).

c. Quản lý tài khoản


 Người dùng đăng nhập vào hệ thống với tài khoản quản trị viên.
 Người dùng chọn chức năng "Quản lý tài khoản".
 Hệ thống hiển thị danh sách các tài khoản người dùng trong hệ thống.
 Người dùng có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa tài khoản người dùng.
 Người dùng có thể thiết lập quyền truy cập cho từng tài khoản người dùng trong hệ
thống.
 Hệ thống sẽ thông báo cho người dùng nếu có thay đổi hoặc cập nhật tài khoản người
dùng.
d. Cập nhật điểm thi và xét tuyển (Sau khi kết thúc kỳ thi, giáo viên sẽ cập nhật điểm thi
của từng thí sinh và hệ thống sẽ tự động xét tuyển, trúng tuyển hoặc trượt)

 Người dùng đăng nhập vào hệ thống với tài khoản giáo viên hoặc quản trị viên của
trường.
 Người dùng chọn khối chuyên cần cập nhật điểm thi và xét tuyển.
 Hệ thống hiển thị danh sách thí sinh đăng ký và thông tin điểm thi các môn của từng thí
sinh.
 Người dùng có thể nhập điểm thi vào cho từng thí sinh.
 Hệ thống sẽ tự động tính điểm trung bình và xét tuyển cho từng thí sinh theo chỉ tiêu và
điểm thi của từng khối chuyên.
 Nếu thí sinh trúng tuyển, hệ thống sẽ thông báo cho người dùng.
 Người dùng có thể xem lại danh sách thí sinh và kết quả xét tuyển sau khi
 cập nhật điểm thi.
e. Báo cáo thống kê

 Người dùng đăng nhập vào hệ thống với tài khoản giáo viên hoặc quản trị viên.
 Người dùng chọn chức năng "Báo cáo thống kê".
 Hệ thống hiển thị các thông tin thống kê như số lượng thí sinh đăng ký, số lượng thí sinh
trúng tuyển, số lượng thí sinh trượt, tỷ lệ trúng tuyển, tỷ lệ trượt, điểm trung bình của các
khối chuyên.
 Người dùng có thể lọc và tìm kiếm thông tin thống kê theo các tiêu chí như khối chuyên,
năm học, địa điểm thi,...
 Người dùng có thể tải xuống báo cáo thống kê dưới dạng tệp tin Excel hoặc PDF để sử
dụng, lưu trữ ).
- Hỗ trợ kỹ thuật
 Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào hoặc cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng
phần mềm, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi. Chúng tôi
sẽ sẵn lòng giúp đỡ và giải quyết các vấn đề mà bạn gặp phải.
 Cảm ơn bạn đã sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên. Chúc bạn
có một trải nghiệm tuyệt vời và thành công trong quá trình tuyển sinh và xét tuyển.
3. Yêu cầu về giao tiếp
3.1. Giao tiếp với người dùng (User Interfaces)
Phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên cung cấp một giao diện người dùng thân
thiện và dễ sử dụng. Dưới đây là mô tả về các thành phần giao diện và cách tương tác với người
dùng:
3.1.1 Trang chủ (Home Page):
 Trang chủ là điểm khởi đầu khi bạn truy cập vào phần mềm quản lý tuyển sinh.
 Trang chủ hiển thị thông tin chính về quá trình tuyển sinh, bao gồm các thông báo
quan trọng và các hoạt động hiện tại.
 Bạn có thể tìm thấy các liên kết nhanh đến các chức năng chính của phần mềm trên
trang chủ.
3.1.2 Quản lý các khối lớp chuyên:
 Trang này cho phép bạn quản lý thông tin về các khối lớp chuyên của trường.
 Bạn có thể thêm, sửa đổi hoặc xóa các khối lớp chuyên hiện có.
 Các khối lớp chuyên sẽ được hiển thị dưới dạng danh sách và bạn có thể tìm kiếm
và sắp xếp chúng.
3.1.3 Đăng ký trực tuyến:
 Trang này cho phép thí sinh đăng ký dự thi các khối chuyên trực tuyến.
 Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, khối chuyên mong muốn và các
thông tin liên quan khác.
 Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ nhận được thông tin xác nhận và số báo danh.
3.1.4 Lập số báo danh và phân chia phòng thi:
 Trang này cho phép lập số báo danh cho thí sinh đã đăng ký và phân chia phòng thi
dựa trên số báo danh.
 Bạn có thể tạo số báo danh tự động hoặc nhập số báo danh thủ công.
 Hệ thống sẽ tự động phân chia thí sinh vào các phòng thi dựa trên số báo danh.
3.1.5 Cập nhật điểm thi và xét tuyển:
 Trang này cho phép cập nhật điểm thi của thí sinh trong các môn thi.
 Bạn cần nhập điểm thi cho từng môn và hệ thống sẽ tự động xét tuyển thí sinh dựa
trên điểm thi và chỉ tiêu của trường.
 Thông tin về kết quả xét tuyển sẽ được hiển thị sau khi cập nhật.
3.1.6 Báo cáo thống kê:
 Trang này cung cấp chức năng hiển thị các báo cáo thống kê liên quan đến quá trình
tuyển sinh.
 Bạn có thể truy cập vào các báo cáo thống kê để xem thông tin tổng quan về số
lượng thí sinh đăng ký, số lượng thí sinh trúng tuyển, và các chỉ số thống kê khác.
 Các báo cáo thống kê thường được hiển thị dưới dạng biểu đồ, đồ thị hoặc bảng số
liệu, giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng và phân tích kết quả tuyển sinh.
- Giao diện người dùng của phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên được thiết kế
để đảm bảo tính trực quan, đơn giản và dễ sử dụng. Bạn sẽ dễ dàng điều hướng giữa các trang
và chức năng thông qua các liên kết và nút điều khiển rõ ràng.
- Các chức năng cần được phân loại rõ ràng để truy cập nhanh chóng từ menu hoặc thanh
công cụ (để đạt được mục tiêu này, cần sử dụng các hình ảnh, icon và màu sắc phù hợp với chủ
đề của trang web và đảm bảo tính tương thích và truy cập dễ dàng trên cả máy tính và thiết bị di
động).
- Ngoài ra, giao diện cũng sẽ cung cấp các thông báo và gợi ý hữu ích để hỗ trợ bạn trong
quá trình sử dụng phần mềm.
3.2. Giao tiếp với phần cứng (Hardware Interfaces)
Hệ thống không yêu cầu cấu hình phần cứng cao, tuy nhiên, đảm bảo hệ thống có đủ tài
nguyên để chạy mượt mà các chức năng của phần mềm. Yêu cầu cụ thể như sau:
• Máy chủ: CPU Intel Core i5 trở lên, RAM 8GB trở lên, ổ cứng 100GB trở lên, card mạng
Ethernet, hệ điều hành Windows Server 2012 trở lên.
• Máy tính cá nhân: CPU Intel Core i3 trở lên, RAM 4GB trở lên, ổ cứng 50GB trở lên,
card mạng Ethernet hoặc Wifi, hệ điều hành Windows 7 trở lên.
• Thiết bị di động: (điện thoại, máy tính bảng) HĐH Android 5.0 trở lên, iOS 12 trở lên.
• Thiết bị đầu vào: bàn phím, chuột, máy quét mã vạch.
• Thiết bị đầu ra: máy in.
• Người dùng sử dụng trình duyệt trên máy tính hoặc thiết bị di động có đường truyền
mạng ổn định để truy cập trang web tuyển sinh (Chrome, Safari, Mozilla, Firefox, Microsoft
Edge,....)
3.3. Giao tiếp với phần mềm (Software Interfaces)
● Website được xây dựng với ngôn ngữ lập trình PHP, HTML, CSS và JavaScript,
sử dụng framework Bootstrap (thường dùng để phát triển website chuẩn responsive).
● Website sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL để lưu trữ thông tin.
● Website phải tương thích với các trình duyệt phổ biến như Google Chrome,
Mozilla Firefox, v.v.
● Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
- Yêu cầu khác:
• Hệ thống phải hỗ trợ đăng nhập và xác thực người dùng.
• Hệ thống phải có khả năng lưu trữ và quản lý thông tin thí sinh.
• Hệ thống phải có khả năng tính toán điểm số và xét tuyển.
• Hệ thống phải có khả năng lập báo cáo thống kê.
• Hệ thống phải hỗ trợ đồng bộ dữ liệu giữa máy chủ và máy tính cá nhân.
3.4. Giao tiếp truyền thông và mạng máy tính (Communications Interfaces)
a. Giao tiếp truyền thông:
 Trang web sử dụng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol) để truyền và
nhận các yêu cầu và phản hồi từ người dùng và máy chủ.
 Giao tiếp truyền thông bao gồm truyền dữ liệu như thông tin đăng ký, điểm thi và
yêu cầu xét tuyển giữa trình duyệt web và máy chủ.
b. Kết nối mạng máy tính:
 Trang web sử dụng kết nối mạng máy tính (Internet) để kết nối với cơ sở dữ liệu và
các dịch vụ khác trên mạng.
 Sử dụng giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) để
truyền và nhận dữ liệu qua mạng.
c. Bảo mật thông tin:
 Trang web cần sử dụng các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo an toàn và bảo
mật dữ liệu truyền qua giao tiếp và kết nối mạng.
 Sử dụng SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security) để mã hóa dữ
liệu và thiết lập kênh truyền an toàn giữa trình duyệt web và máy chủ.
d. Tương thích giao thức:
 Trang web phải hỗ trợ các giao thức truyền thông và mạng phổ biến như HTTP và
TCP/IP để tương tác với các hệ thống khác trong môi trường mạng.
 Đảm bảo tính tương thích với các giao thức truyền thông phổ biến khác như
RESTful API (Representational State Transfer) để trao đổi dữ liệu và thông tin với
các ứng dụng và dịch vụ khác.
(Giao tiếp truyền thông và mạng máy tính trong trang web quản lý tuyển sinh đảm
bảo việc truyền thông dữ liệu hiệu quả và bảo mật thông tin quan trọng giữa người dùng và
hệ thống).

4. Yêu cầu chức năng


4.1 Quản lý thông tin tuyển sinh trên trang
4.1.1 Giới thiệu
Để thí sinh có thể tìm hiểu chính xác nhất về các thông tin liên quan đến vấn đề tuyển
sinh của trường,mà không lo ngại việc truy cập thông tin vào một trang không chính
thống, hệ thống kết hợp đăng tải những thông tin giới thiệu ngoài hệ thống quản lí
tuyển sinh bao gồm: giới thiệu về trường, phương thức tuyển sinh, điều kiện được
đăng kí dự thi xét tuyển, chỉ tiêu đầu vào hằng năm,….Quản trị hệ thống sẽ là người
cập nhật và thay đổi thông tin này.
Bao gồm các chức năng: Thêm, Sửa, Xóa
4.1.2. Quy trình
1. Quản trị hệ thống (QTHT) lựa chọn chức năng Quản lý thông tin tuyển sinh
2. Hệ thống yêu cầu đăng nhập tài khoản
3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập
i. Nếu đúng, Hệ thống cho phép QTHT có
thể thực hiện các thao tác Thêm mới / Cập nhật,sửa / Xóa các thông tin tuyển sinh
(bao gồm:điều kiện dự thi xét tuyển, phương thức tuyển sinh hằng năm,chỉ tiêu từng
khối lớp chuyên,cách tính điểm hay điểm trúng tuyển của các năm gần đây,...)
ii. Nếu sai, Hệ thống yêu cầu đăng nhập lại

4.2 Xem và tìm kiếm thông tin tuyển sinh


4.2.1 Giới thiệu:
Thí sinh hoặc khách vãng lai có thể xem thông tin chi tiết những bài đăng giới thiệu
về trường,cách thức tuyển sinh mà không cần đăng nhập vào hệ thống
4.2.2. Quy trình xử lý:

1. Người dùng truy cập vào website tuyển sinh của trường
2. Người dùng nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
3. Click vào nút tìm kiếm
4. Hệ thống tìm kiếm các thông tin liên quan đến từ khóa
i. Nếu có: Hiển thị thông tin tìm kiếm được
ii. Nếu không: Hệ thống thông báo không
tìm thấy kết quả.

4.3. Quản lý hồ sơ thí sinh


4.3.1 Giới thiệu
Các thí sinh được lưu thông tin sau khi đã đăng ký trực tiếp trên mẫu đăng kí dự
tuyển thi vào 10 THPT của Sở giáo dục và đào tạo, thông tin sẽ được cập nhật trong
“Quản lý hồ sơ”,QTHT có thể thay đổi, chỉnh sửa thông tin của thí sinh khi có thí
sinh có báo cáo bất kì sai sót nào
4.3.2 Quy trình
1. QTHT lựa chọn chức năng Quản lý hồ sơ học sinh
2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản
3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu được cấp
4. Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập
i. Nếu đúng, Hệ thống hiển thị danh sách tài khoản
nhân viên trên hệ thống, QTHT có thể thực hiện các thao tác Thêm Hồ sơ / Sửa / Xóa
hồ sơ học sinh hoặc xử lí sai sót về các thông tin cá nhân,
ii. Nếu sai, Hệ thống yêu cầu đăng nhập lại.

4.4. Xem, kiểm tra hồ sơ thí sinh


4.4.1 Giới thiệu
Thí sinh đã đăng kí dự thi theo mẫu đăng kí của Sở sẽ được cấp thông tin về tài
khoản đăng nhập hệ thống.Thí sinh có thể kiểm tra lại thông tin cá nhân và báo lại sai
sót để QTHT kiểm tra lại và cập nhật lại thông tin chính xác
4.4.2. Quy trình
1. Học sinh(có tài khoản đăng nhập vào hệ thống) lựa chọn chức năng
Xem và kiểm tra hồ sơ tuyển sinh.
2. Hệ thống yêu cầu Học sinh đăng nhập vào hệ thống
3. Học sinh đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản được cấp.
4. Hệ thống kiểm tra thông tin liên quan đến học sinh này.
1. Nếu đúng, học sinh đề nghị các thông tin cá nhân và thông tin về nguyện
vọng đã đăng kí hiện ra.
1. Nếu các thông tin của học sinh đã đúng, học sinh lưu lại thông tin trên hệ
thống
2. Nếu các thông tin trên hệ thống có sai sót, học sinh báo cáo lại sai sót để hệ
thống xử lí. Học sinh bấm chờ duyệt để được QTHT cập nhật lại thông tin và xử lí sai
sót.Học sinh kiểm tra khi thông tin mới được cập nhật
1. Nếu đúng và hợp lệ, học sinh bấm lưu lại thông tin.
2. Nếu sai, học sinh báo lại sai sót để hệ thống tiếp tục kiểm tra và chỉnh sửa.
2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu học sinh nhập lại thông tin.

4.5. Báo cáo thống kê dữ liệu cần lưu


4.5.1 Giới thiệu
Hệ thống quản lý báo cáo và thống kê cho phép người quản lý xem và quản lý các
thống kê về số lượng hồ sơ đầu vào( có thể lọc danh sách theo từng năm,theo từng
khối chuyên) hay thống kê kết quả thi tuyển của thí sinh để có thể đưa ra điểm chuẩn
hay phương thức tuyển sinh, dự đoán về chỉ tiêu sớm nhất cho các năm tiếp theo.
Cung cấp các biểu đồ và bảng thống kê để giúp người quản lý nhanh chóng nhìn thấy
số liệu và phân tích dữ liệu.
4.5.2.Quy trình
1. Quản trị hệ thống lựa chọn mục Thống kê dữ liệu
2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản
3. QTHT đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập tài khoản
1. Nếu đúng, hệ thống sẽ mở trang thống kê dữ liệu cho phép nhân viên có thể
xem các báo cáo thống kê dữ liệu(số lượng hồ sơ đầu vào hàng năm,số lượng hồ sơ
phân theo từng khối chuyên thống kê kết quả từ cao xuống thấp…), hệ thống sẽ hiện
dữ liệu của toàn bộ người dùng lên trên màn hình.Người quản trị có thể lựa chọn
chức năng lọc hồ sơ theo từng năm,từng khối chuyên,....)
2. Nếu sai, hệ thống báo sai thông tin đăng nhập và yêu cầu đăng nhập lại.
4.6. Cập nhật số báo danh, phòng thi và lịch thi cho thí sinh( hoặc cập nhật kết
quả thi)
4.6.1 Giới thiệu
Sau khi người quản trị đẩy hồ sơ thí sinh lên trên hệ thống, hệ thống sẽ thống kê tất
cả hồ sơ và tự động đánh số báo danh theo danh sách tên thí sinh, theo môn thi
chuyên. QTHT dựa vào số báo danh để có thể sắp xếp số lượng thí sinh trong 1
phòng thi, ngày thi cụ thể cho thí sinh. Kết quả thi của từng thí sinh cũng được
QTHT cập nhật dễ dàng hơn sau khi sắp xếp.
4.6.2 Quy trình
5 1. QTHT lựa chọn chức năng cập nhật số báo danh,lịch thi(hoặc cập nhật kết
quả thi)trên hệ thống
6 2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản.
7 3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
8 4. Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập
9 1. Nếu đúng, cho phép QTHT sắp xếp lịch thi, phòng thi theo quy định( số
báo danh đã được hệ thống tự động sắp xếp)(hoặc cập nhật kết quả xét tuyển lên hệ
thống). QTHT có thể thêm,sửa chữa các dữ liệu trên.
10 2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu QTHT nhập lại thông tin.
4.7. Xem số báo danh, phòng thi và lịch thi (hoặc kết quả thi)
4.7.1. Giới thiệu
Hệ thống cho phép thí sinh xem số báo danh và lịch thi( hoặc kết quả xét tuyển)
4.7.2. Quy trình
1. Học sinh lựa chọn chức năng xem số báo danh, phòng thi,lịch thi( hoặc tra
cứu kết quả thi)
2. Hệ thống yêu cầu đăng nhập tài khoản
3. Sinh viên đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập.
1. Nếu đúng, hệ thống sẽ hiện ra các thông tin đầy đủ bao gồm: số báo danh,
phòng thi, ca thi, ngày giờ(hoặc kết quả từng môn thi, thứ hạng trên tổng số lượng
người thi, thông báo đã trúng tuyển hay chưa?)
2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu học sinh nhập lại thông tin.
4.8. Giải đáp thắc mắc về kì thi
4.8.1. Giới thiệu

Ca sử dụng “Nhắn tin giải đáp thắc mắc” là một chức năng trong hệ thống cho phép
thí sinh có thể nhắn tin trao đổi với ban quản lý tuyển sinh về những khúc mắc, thông
qua tin nhắn.
4.8.2. Quy trình

1 Thí sinh lựa chọn chức năng giải đáp thắc mắc về kì thi

2 Hệ thống yêu cầu đăng nhập tài khoản

3 Thí sinh đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp

4 Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập

1. Nếu đúng hệ thống hiển thị một form nhập tin nhắn, kết nối với QTHT để
được giải đáp thắc mắc
1 Thí sinh nhập tin nhắn mới và gửi đi
2 Hệ thống chuyển tiếp tin nhắn đến Quản trị hệ thống
1. Nếu QTHT đang hoạt động, tin nhắn được trả lời và gửi đi
2. Nếu không, tin nhắn sẽ được đưa vào tịn nhắn chờ
3 Hệ thống chuyển tiếp lời giải đáp của QTHT đến thí sinh
2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu nhập lại thông tin người dùng

5. Yêu cầu phi chức năng


5.1. Yêu cầu hiệu năng (Performance Requirements)
- Thời gian phản hồi
• Hệ thống sẽ cung cấp thời gian phản hồi nhanh chóng khi thí sinh và quản trị viên sử
dụng giao diện đăng ký và quản lý.
• Hệ thống sẽ cũng được thiết kế để xử lý đồng thời nhiều yêu cầu đăng ký và cập nhật
thông tin.
- Tốc độ xử lý
• Hệ thống sẽ được thiết kế để xử lý một lượng dữ liệu lớn khi có nhiều thí sinh đăng ký và
cập nhật thông tin cùng lúc.
• Hệ thống sẽ được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo không bị gián đoạn trong
quá trình xử lý dữ liệu.
Ngoài ra trang web cần cung cấp
• Hình ảnh, thông tin trực quan: Cung cấp thông tin, hình ảnh và thông tin một cách rõ
ràng, đặc biệt thông tin tuyển sinh phải có tính chân thực
oHình ảnh trên hệ thống: hình ảnh rõ nét, ấn tượng, tăng sức hút và độc đáo. Có thể cập
nhật thường xuyên để hình ảnh có tính chân thật và chính xác nhất.
oThông tin trực quan: Nội dung trình bày rõ,bố cục dễ nhìn,dễ hiểu, hàm súc nhưng vẫn
đầy đủ các thông tin cần thiết.
- Giới hạn
• Hệ thống sẽ chỉ hỗ trợ đăng ký và xét tuyển cho các khối chuyên của trường chuyên và
không hỗ trợ đăng ký cho các khối của các trường khác.
5.2. Yêu cầu về an toàn (Safety Requirements)
 Bảo mật thông tin: Đảm bảo thông tin của thí sinh và các bên liên quan được bảo vệ
an toàn và không bị lộ ra bên ngoài. Cần có các biện pháp bảo mật đảm bảo tính
toàn vẹn, bảo mật và sự riêng tư của thông tin.
 Đăng nhập và quyền truy cập: Cần cung cấp cơ chế đăng nhập và kiểm soát quyền
truy cập để chỉ cho phép người dùng có quyền truy cập vào các chức năng và dữ
liệu tương ứng. Các tài khoản người dùng cần được quản lý chặt chẽ để tránh việc
lạm dụng và đảm bảo tính bảo mật.
 Bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng: Cần có các biện pháp đảm bảo an toàn mạng
như cập nhật thường xuyên các chương trình và hệ điều hành, cài đặt các phần mềm
bảo mật và giám sát mạng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
 Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Cần có các biện pháp sao lưu dữ liệu thường xuyên và
phục hồi dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc mất dữ liệu.
 Quản lý rủi ro: Cần có kế hoạch quản lý rủi ro để đánh giá và xử lý các vấn đề liên
quan đến an toàn thông tin hoặc các vấn đề liên quan đến luật pháp, quyền sở hữu
trí tuệ,... Các rủi ro tiềm ẩn như tấn công mạng, sự cố hệ thống, lỗi phần mềm, lỗi
người dùng và các nguy cơ khác cần được đánh giá và xử lý một cách nhanh chóng
và hiệu quả.
5.3. Yêu cầu về an ninh bảo mật (Security Requirements)
 Hệ thống sẽ có các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin của thí sinh và
quản trị viên (chỉ người được cấp tài khoản mới có thể đăng nhập)
 Hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập và kiểm tra quyền truy cập để đảm bảo chỉ có người
dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào thông tin của hệ thống.
 Hệ thống phải đảm bảo bảo mật, tránh truy cập trái phép và đáp ứng các yêu cầu
bảo mật cơ bản (như tránh tấn công Ddos, SQL Injection, XSS). Ngoài ra, hệ thống
có thể tích hợp bảo mật khác (như Cloudflare, Imperva Incapsula, AWS,...).
5.4. Các thuộc tính chất lượng phần mềm
 Độ tin cậy (Reliability): Trang web tuyển sinh cần đảm bảo độ tin cậy cao, tức là
hoạt động ổn định và chính xác( tạo cho thí sinh và người dùng khác niềm tin vào
tính đúng đắn của thông tin và chức năng trên trang web).
 Khả năng duy trì (Maintainability): Trang web tuyển sinh cần được thiết kế sao cho
dễ dàng duy trì, nâng cấp và mở rộng trong tương lai. Điều này đảm bảo rằng các
thay đổi và cải tiến có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà
không ảnh hưởng đến hoạt động của trang web.
 Hiệu suất (Performance): Trang web tuyển sinh cần có hiệu suất tốt để đáp ứng yêu
cầu của người dùng. Thời gian tải trang nhanh, thao tác đăng ký và cập nhật thông
tin diễn ra một cách mượt mà và không gây chờ đợi lâu.
 Khả năng bảo mật (Security): Trang web tuyển sinh cần có các biện pháp bảo mật
mạnh mẽ để bảo vệ thông tin cá nhân của thí sinh và người dùng khác. Hệ thống
cần sử dụng các phương pháp mã hóa và xác thực để đảm bảo rằng dữ liệu không bị
đánh cắp hoặc xâm phạm.
 Khả năng tương thích (Compatibility): Trang web tuyển sinh cần tương thích với
các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, và Microsoft
Edge. Điều này đảm bảo rằng người dùng có thể truy cập và sử dụng trang web một
cách thuận tiện và linh hoạt trên các nền tảng khác nhau.
 Giao diện người dùng thân thiện (User-Friendly Interface): Trang web tuyển sinh
cần có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng (người dùng cần dễ dàng tìm
thấy thông tin và các chức năng, và có trải nghiệm sử dụng trang web mượt mà và
dễ dàng).
 Tính mở rộng (Scalability): Trang web tuyển sinh cần có tính mở rộng để có thể xử
lý số lượng lớn người dùng và dữ liệu.
5.5. Các quy tắc nghiệp vụ - Bussiness Rules
BR1: Quản lý khối chuyên
 Hệ thống phải hỗ trợ quản lý các khối chuyên có sẵn trong trường chuyên.
 Mỗi khối chuyên cần được xác định bởi tên và mã định danh duy nhất.
 Thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn cũng phải được quản lý cho mỗi
khối chuyên.
BR2: Đăng ký thí sinh
 Hệ thống phải cung cấp chức năng đăng ký trực tuyến cho thí sinh.
 Thí sinh cần cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại
và email.
 Thí sinh có thể đăng ký dự thi cho nhiều khối chuyên, nhưng không được trùng lặp
trong cùng một năm.
BR3: Lập số báo danh và phân chia phòng thi
 Sau khi thí sinh đăng ký thành công, hệ thống sẽ tự động tạo số báo danh duy nhất
cho mỗi thí sinh.
 Hệ thống cần phân chia thí sinh vào các phòng thi dựa trên số báo danh và quy tắc
phân chia phòng thi được định trước.
 Mỗi phòng thi cần có số lượng thí sinh hợp lệ và không vượt quá sức chứa tối đa.
BR4: Cập nhật điểm thi và xét tuyển
 Giáo viên hoặc nhân viên quản lý cần có quyền cập nhật điểm thi của từng môn học
cho thí sinh.
 Hệ thống sẽ tự động tính tổng điểm và xét tuyển thí sinh dựa trên điểm thi và chỉ
tiêu tuyển sinh của từng khối chuyên.
 Thí sinh sẽ được xác định là trúng tuyển hoặc trượt dựa trên kết quả xét tuyển.
 Kết quả xét tuyển cần được lưu trữ và hiển thị cho thí sinh và nhân viên quản lý.
BR5: Báo cáo thống kê
 Hệ thống cần cung cấp chức năng tạo báo cáo thống kê về số lượng thí sinh đăng
ký, điểm thi, kết quả xét tuyển và các thông tin liên quan khác.
 Báo cáo thống kê giúp quản lý trường chuyên có cái nhìn tổng quan về quá trình
tuyển sinh và hiệu suất của hệ thống.
BR7: Quản lý danh sách và hồ sơ thí sinh
 Hệ thống cần hỗ trợ quản lý danh sách thí sinh đã đăng ký dự thi.
 Thông tin cá nhân, số báo danh, khối chuyên đăng ký, và điểm thi cần được lưu trữ
và cập nhật.
 Hồ sơ thí sinh bao gồm thông tin đăng ký, điểm thi, kết quả xét tuyển, và các tài
liệu liên quan khác.
BR8: Gửi thông báo và thông tin
 Hệ thống cần cung cấp chức năng gửi thông báo và thông tin đến thí sinh, giáo viên,
và nhân viên quản lý.
 Thông báo có thể bao gồm thông tin về đăng ký, điểm thi, kết quả xét tuyển, và các
thông tin quan trọng khác.
 Gửi thông báo có thể thông qua email, tin nhắn, hoặc các kênh thông tin khác.
BR9: Quản lý chỉ tiêu tuyển sinh
 Hệ thống cần hỗ trợ quản lý chỉ tiêu tuyển sinh cho từng khối chuyên.
 Chỉ tiêu tuyển sinh cần được xác định dựa trên quy định của trường và các yêu cầu
tuyển sinh.
 Hệ thống cần kiểm tra và cập nhật tổng số thí sinh đã trúng tuyển và tổng chỉ tiêu
tuyển sinh để đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu quy định.
BR10: Miễn trừ trách nhiệm
 Hệ thống cần hiển thị rõ ràng và yêu cầu người dùng chấp nhận miễn trừ trách
nhiệm trước khi sử dụng phần mềm.
 Miễn trừ trách nhiệm cần bao gồm các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc
sử dụng phần mềm và giới hạn trách nhiệm của nhà cung cấp phần mềm.
 Người dùng cần được thông báo rõ ràng về các rủi ro và hạn chế của phần mềm,
đồng ý chấp nhận và tuân thủ các điều khoản và điều kiện nêu trong miễn trừ trách
nhiệm.
BR11: Bảo mật thông tin và quyền riêng tư
 Hệ thống cần đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân của thí sinh và người dùng khác.
 Thông tin cá nhân, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và các thông tin nhạy cảm
khác, phải được bảo vệ và chỉ được sử dụng cho mục đích tuyển sinh.
 Hệ thống không được phép chia sẻ thông tin cá nhân với bên thứ ba mà không có sự
đồng ý rõ ràng của người dùng.
 Hệ thống cần tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật thông tin và quyền riêng
tư.
BR12: Sử dụng hợp pháp và tuân thủ quy định
 Người dùng phải cam kết sử dụng phần mềm theo cách hợp pháp và tuân thủ các
quy định pháp luật hiện hành.
 Hệ thống không được sử dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc
gây hại cho trường chuyên và người dùng khác.
 Người dùng phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng phần mềm và chấp nhận
hậu quả pháp lý nếu vi phạm các quy định liên quan.
BR13: Chính sách người dùng
- Đăng ký người dùng:
 Người dùng cần đăng ký tài khoản để truy cập và sử dụng phần mềm quản lý tuyển
sinh.
 Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ email và mật khẩu.
 Người dùng phải cung cấp thông tin chính xác và không được chia sẻ tài khoản với
người khác.
- Bảo mật tài khoản:
 Người dùng chịu trách nhiệm bảo mật thông tin đăng nhập và tài khoản cá nhân.
 Khuyến nghị sử dụng mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi mật khẩu để tránh
việc truy cập trái phép vào tài khoản.
- Quyền riêng tư:
 Hệ thống sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và không tiết lộ thông tin cá
nhân cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý.
 Người dùng có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình và có thể yêu cầu chỉnh
sửa hoặc xoá thông tin trong tài khoản.
- Giới hạn trách nhiệm:
 Hệ thống không chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng không đúng cách hoặc vi
phạm quy định của người dùng.
 Người dùng phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng phần mềm và chấp nhận
các hậu quả pháp lý nếu vi phạm các điều khoản và quy định liên quan.
BR14: Điều khoản người dùng
- Sử dụng phần mềm:
 Người dùng có quyền sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh theo mục đích tuyển
sinh và xét tuyển vào trường chuyên.
 Người dùng không được phép sao chép, sửa đổi, phân phối hoặc tiếp thị lại phần
mềm mà không có sự cho phép từ nhà cung cấp.
- Sự chấp nhận điều khoản:
- Người dùng phải đọc và chấp nhận các điều khoản và điều kiện sử dụng phần mềm
trước khi sử dụng.
- Sự tiếp tục sử dụng phần mềm đồng nghĩa với việc người dùng đồng ý tuân thủ các
điều khoản đã được quy định.
- Thay đổi điều khoản:
 Chúng tôi có thể thay đổi bất cứ điều khoản nào mà không cần thông báo trước.
 Chùng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm đối với những người dùng lạm dụng hoặc vi
phạm bất cứ chính sách hoặc điều khoản nào của hệ thống,

6. Các yêu cầu khác


6.1 Khả năng mở rộng
• Hệ thống sẽ được thiết kế để có khả năng mở rộng khi trường chuyên mở rộng các khối
chuyên hoặc số lượng thí sinh tăng lên.

• Hệ thống sẽ cung cấp các API để cho phép tích hợp với các hệ thống khác nếu cần thiết.

6.2 Yêu cầu thiết kế và phân tích


- Yêu cầu về phân tích và thiết kế hệ thống:
• Phân tích yêu cầu: Để hiểu rõ các chức năng và nhu cầu của hệ thống, cần phân tích yêu
cầu từ phía người dùng (các giáo viên, cán bộ tuyển sinh, thí sinh và các đơn vị liên quan). Việc
phân tích yêu cầu cần tập trung vào việc xác định các tính năng chính, quy trình và quy định để
đảm bảo hệ thống có thể hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của người dùng.
• Thiết kế cơ sở dữ liệu: Hệ thống quản lý tuyển sinh cần lưu trữ các thông tin liên quan
đến các khối chuyên, thí sinh, kết quả thi và các báo cáo thống kê. Thiết kế cơ sở dữ liệu cần
đảm bảo tính toàn vẹn, độ tin cậy và khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của hệ
thống.
• Thiết kế giao diện: Giao diện người dùng cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng và trực
quan. Người dùng cần có thể thực hiện các chức năng quản lý khối chuyên, đăng ký dự thi, cập
nhật điểm thi và xem báo cáo thống kê một cách dễ dàng.
• Thiết kế kiến trúc hệ thống: Kiến trúc hệ thống cần đảm bảo tính mở rộng và dễ bảo trì.
Hệ thống cần được thiết kế sao cho có khả năng tích hợp với các hệ thống khác trong trường,
đồng thời đảm bảo bảo mật và hiệu suất.
• Thiết kế và triển khai các chức năng chính: Hệ thống cần được thiết kế và triển khai các
chức năng quản lý khối chuyên, đăng ký dự thi, lập số báo danh và phân chia phòng thi, cập
nhật điểm thi và xét tuyển, và báo cáo thống kê.
• Kiểm thử và đảm bảo chất lượng: Hệ thống cần được kiểm thử để đảm bảo tính ổn định
và độ tin cậy.
- Yêu cầu về kiểm thử
• Phân tích và thiết kế các ca kiểm thử: Cần phân tích và thiết kế các ca kiểm thử phù hợp
để đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu và quy trình đã được thiết kế. Các ca kiểm
thử cần bao gồm các trường hợp bình thường, biên, lỗi và các tình huống đặc biệt.
• Kiểm thử đơn vị: Cần kiểm thử đơn vị cho từng thành phần của phần mềm để đảm bảo
tính độc lập và chức năng hoạt động đúng. Đây là giai đoạn kiểm thử sớm nhất và cần được thực
hiện trước khi hợp nhất các thành phần.
• Kiểm thử tích hợp: Cần kiểm thử tích hợp để đảm bảo tính tương thích và tương tác giữa
các thành phần trong phần mềm. Cần kiểm tra tính đúng đắn và đầy đủ của các giao diện, API
và các kết nối với các hệ thống khác.
• Kiểm thử chức năng: Cần kiểm thử chức năng để đảm bảo tính đầy đủ và đúng đắn của
các tính năng đã được thiết kế. Cần thực hiện kiểm thử cho các chức năng quản lý khối chuyên,
đăng ký dự thi, lập số báo danh và phân chia phòng thi, cập nhật điểm thi và xét tuyển, và báo
cáo thống kê.
• Kiểm thử hiệu suất: Cần kiểm thử hiệu suất để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách ổn
định và đáp ứng được nhu cầu tải. Cần thực hiện kiểm thử cho các tính năng quản lý dữ liệu lớn,
xử lý đồng thời nhiều yêu cầu và xử lý dữ liệu trong thời gian ngắn.
• Kiểm thử bảo mật: Cần kiểm thử bảo mật để đảm bảo tính an toàn của hệ thống và dữ
liệu. Cần thực hiện kiểm thử cho các tính năng quản lý quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, xác
thực...
- Yêu cầu về tài liệu và hướng dẫn
• Tài liệu hướng dẫn sử dụng: Cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người dùng của hệ
thống, bao gồm các hướng dẫn cơ bản về việc sử dụng các chức năng của hệ thống, cách thực
hiện các thao tác trên giao diện, và các lỗi thường gặp và cách xử lý.
• Tài liệu thiết kế và triển khai: Cần có tài liệu thiết kế và triển khai của hệ thống, bao gồm
các tài liệu về kiến trúc hệ thống, cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng, các tính năng chính, và
quy trình thực hiện các chức năng.
• Tài liệu bảo trì và nâng cấp: Cần có tài liệu hướng dẫn cho việc bảo trì và nâng cấp của
hệ thống, bao gồm các thông tin về cách cập nhật và sửa lỗi trên hệ thống, các quy trình thực
hiện các bản cập nhật và nâng cấp, và các hướng dẫn về việc bảo trì và sửa chữa phần cứng.
• Tài liệu kỹ thuật: Cần có tài liệu kỹ thuật về các công nghệ và công cụ được sử dụng
trong việc phát triển hệ thống, bao gồm các thông tin về ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ
thống quản lý phiên bản, và các công cụ hỗ trợ phát triển.
6.3 Yêu cầu về hỗ trợ và bảo trì
• Hỗ trợ kỹ thuật: Đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp phần mềm cần có sẵn để hỗ trợ khi
xảy ra các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý tuyển sinh. Đội ngũ này cần có kiến thức
chuyên sâu về phần mềm và cơ sở dữ liệu để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
• Hỗ trợ người dùng: Người dùng cần được hỗ trợ trong việc sử dụng phần mềm quản lý
tuyển sinh. Nhà cung cấp phần mềm cần cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ trực
tuyến khi người dùng gặp khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm.
• Bảo trì và nâng cấp phần mềm: Hệ thống quản lý tuyển sinh là một hệ thống quan trọng
của trường chuyên. Do đó, nhà cung cấp phần mềm cần đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt và
được cập nhật các phiên bản mới nhất để đáp ứng các yêu cầu mới của người dùng.
• Hỗ trợ dịch vụ: Nhà cung cấp phần mềm cần đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ khác như sao
lưu và khôi phục dữ liệu, bảo vệ bảo mật hệ thống, và các dịch vụ khác liên quan đến hệ thống
quản lý tuyển sinh.
• Hỗ trợ đào tạo: Nhà cung cấp phần mềm cần cung cấp đào tạo cho người dùng về các
tính năng mới của phần mềm và các thay đổi trong phiên bản mới. Điều này giúp người dùng có
thể tận dụng được các tính năng mới và nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tuyển
sinh.
6.4 Yêu cầu về phát triển và triển khai
• Công nghệ phát triển: Cần chọn công nghệ phù hợp để phát triển phần mềm, bao gồm
ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu và framework. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ giúp tăng
tính năng động, tăng hiệu quả và giảm thời gian phát triển.
• Quy trình phát triển: Cần xây dựng một quy trình phát triển phần mềm rõ ràng, bao gồm
các bước phát triển, kiểm thử và triển khai. Việc áp dụng quy trình phát triển phần mềm sẽ giúp
đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển.
• Tài liệu phát triển: Cần tạo ra các tài liệu phát triển chi tiết như mô tả yêu cầu, thiết kế
kiến trúc, thiết kế cơ sở dữ liệu, hướng dẫn phát triển, hướng dẫn sử dụng và bảo trì. Việc tạo ra
các tài liệu phát triển đầy đủ sẽ giúp cho quá trình phát triển và bảo trì trở nên dễ dàng và hiệu
quả hơn.
• Triển khai hệ thống: Cần triển khai hệ thống một cách cẩn thận và đảm bảo tính ổn định
của hệ thống. Việc triển khai hệ thống đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng phần mềm và kỹ năng
quản lý dự án để đảm bảo tính đúng tiến độ và chất lượng của hệ thống.
• Bảo trì và hỗ trợ: Cần cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì để đảm bảo tính ổn định và
độ tin cậy của hệ thống. Việc bảo trì và hỗ trợ cần được thực hiện đầy đủ và nhanh chóng để
đảm bảo sự hài lòng của người dùng.
• Để đảm bảo tính bảo mật và ổn định của hệ thống, phần mềm quản lý tuyển sinh cho
trường chuyên cần được xây dựng với các phương thức bảo mật như mã hóa dữ liệu, đăng nhập
an toàn và kiểm tra lỗi đầu vào. Ngoài ra, cần có chế độ sao lưu và khôi phục dữ liệu để đảm
bảo dữ liệu không bị mất trong trường hợp có sự cố.
• Các thành phần quan trọng của phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên bao gồm
cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng, chức năng xử lý dữ liệu, các tiến trình xử lý, báo cáo và
tính năng tìm kiếm. Các thành phần này cần được thiết kế và phát triển với sự hỗ trợ của các
công nghệ và công cụ phần mềm phù hợp.
• Trong quá trình triển khai, cần phải đảm bảo tính linh hoạt và có thể mở rộng để phục vụ
nhu cầu tương lai của trường chuyên, người sử dụng cũng cần được đào tạo và hướng dẫn để
đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
6.5 Yêu cầu về giấy phép và bản quyền
• Giấy phép sử dụng phần mềm: Cần có giấy phép sử dụng phần mềm để đảm bảo việc sử
dụng phần mềm được pháp luật cho phép và tránh vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.
• Bản quyền phần mềm: Cần đảm bảo rằng phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường
chuyên được bảo vệ bản quyền. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng phần mềm chỉ được sử dụng
theo đúng mục đích và tránh việc sao chép, sửa đổi hoặc phân phối trái phép.
• Đăng ký bản quyền: Nếu có yêu cầu đăng ký bản quyền cho phần mềm, cần thực hiện
đăng ký đầy đủ và đúng thủ tục để đảm bảo quyền lợi cho nhà phát triển và người sử dụng.
• Bảo mật thông tin: Cần đảm bảo tính bảo mật của thông tin được lưu trữ và xử lý trong
phần mềm. Việc này bao gồm việc bảo vệ thông tin khách hàng, thông tin về kết quả thi và
thông tin đăng nhập của người dùng.
6.6 Yêu cầu về hạn chế trách nhiệm
Phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên được thiết kế và triển khai với mục đích
hỗ trợ quản lý và tổ chức thi tuyển, tuy nhiên, những trường hợp sau đây sẽ không được chịu
trách nhiệm:
• Những sự cố xảy ra do nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của phần mềm, chẳng
hạn như mất kết nối mạng, sự cố phần cứng, lỗi hệ thống do người dùng gây ra hoặc tình trạng
bất thường của các phần mềm khác trên máy tính.
• Các lỗi phát sinh do thông tin đăng ký không chính xác, sai hoặc thiếu sót thông tin của
thí sinh, không đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu đăng ký.
• Những lỗi phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu và tính toán điểm thi của thí sinh, do
thông tin nhập sai hoặc các lỗi khác của hệ thống.
• Các sự cố phát sinh trong quá trình quản lý và xử lý thông tin của hệ thống, do tác động
của các yếu tố bên ngoài như virus, tấn công hacker, hoặc các hoạt động giả mạo thông tin.
oTrường chuyên yêu cầu các nhà phát triển phần mềm cung cấp bảo hành và hỗ trợ kỹ
thuật cho phần mềm trong vòng 12 tháng kể từ ngày triển khai. Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật sẽ
chỉ áp dụng đối với các lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng hệ thống.
oTrường chuyên không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại phát sinh trực tiếp hoặc
gián tiếp do việc sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh gây ra, bao gồm nhưng không giới hạn ở
việc mất dữ liệu, thiệt hại về danh tiếng, thiệt hại tài sản hoặc các thiệt hại khác.
oTrường chuyên yêu cầu các nhà phát triển phần mềm phải có chứng chỉ và giấy phép đầy
đủ để phát triển phần mềm, đảm bảo phần mềm được phát triển và triển khai đầy đủ các quy
định của Nhà nước.
Ngoài ra, phần mềm có thể được tích hợp với hệ thống quản lý học sinh và giáo viên của
trường để đảm bảo tính liên kết và tiện lợi trong việc quản lý thông tin, có thể cung cấp tính
năng tìm kiếm và tra cứu thông tin để giúp thí sinh và phụ huynh,... (khách vãng lai) tìm kiếm
thông tin đăng ký và xét tuyển.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG

1. Mô hình hóa chức năng


1.1. Danh sách tác nhân
1.1.1 Ban quản lí tuyển sinh của trường/quản trị hệ thống: là bộ phận chịu trách
nhiệm quản lí hồ sơ học sinh đăng kí xét tuyển vào trường , có chức năng cập nhật các
thông tin tuyển sinh trên hệ thống( Tổng quan về trường, phương thức tuyển sinh, chỉ
tiêu các khối chuyên ngành, điểm trúng tuyển các năm,...), đưa hồ sơ đã đăng kí lên hệ
thống để học sinh có thể kiểm tra thông tin của mình,xử lí sai sót trong hồ sơ, cập nhật
số báo danh, phòng thi, lịch thi và kết quả xét tuyển cho học sinh,xem báo cáo thống kê
từng năm,, giải đáp những thắc mắc của học sinh trong quá trình đăng kí nguyện vọng
xét tuyển,….
1.1.2. Khách vãng lai(không có tài khoản đăng nhập vào hệ thống): là học sinh,
phụ huynh có mong muốn cho con em đăng kí xét tuyển vào trường. Ở đây, học có thể
tìm hiểu về các phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu các khối chuyên ngành hằng năm,…
để có thể cân nhắc đăng kí vào trường.
1.1.3. Học sinh( có tài khoản đăng nhập vào hệ thống): là học sinh đã có dự thi tốt
nghiệp THCS, có đủ điều kiện để đăng kí dự thi tuyển sinh vào trường( VD: có hộ khẩu
thường trú tại địa bàn,xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS
và xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên,…).Ở đây, học sinh có thể kiểm tra lại
thông tin của mình, thay đổi nguyện vọng xét tuyển môn chuyên(có thể chọn 2 môn
chuyên không trùng lịch ), tra cứu số báo danh, lịch thi và kết quả xét tuyển (có thể mở
rộng tác nhân khác như:
• Quản lý hệ thống_admin (Kỹ thuật viên): có nhiệm vụ quản lý hệ thống phần mềm
quản lý tuyển sinh, bao gồm cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống.
• Người quản lý khối chuyên: có nhiệm vụ quản lý các khối chuyên, bao gồm tạo
mới, sửa đổi và xóa khối chuyên.
• Người quản lý thí sinh: có nhiệm vụ quản lý thông tin của thí sinh, bao gồm tạo
mới, sửa đổi và xóa thông tin thí sinh, cũng như duyệt đăng ký và xét tuyển thí sinh.
• Thí sinh: có nhiệm vụ đăng ký dự thi trực tuyến, cập nhật thông tin cá nhân và đợi
kết quả xét tuyển.
• Khách (người lạ có nhu cầu biết về trường, phụ huynh, bạn bè của thí sinh) có thể
theo dõi thông tin về trường.
• Giám thị: có nhiệm vụ lập số báo danh cho thí sinh và phân chia phòng thi, cũng
như giám sát quá trình thi.
• Ban giám khảo (hội đồng thi ): có nhiệm vụ nhập điểm thi của thí sinh và xét
tuyển, thông báo kết quả xét tuyển cho các thí sinh và xuất báo cáo thống kê.
• Hệ thống báo cáo: Tác nhân này có nhiệm vụ tự động tạo ra các báo cáo thống kê
về tình hình đăng ký, số lượng thí sinh thi và kết quả xét tuyển.
Các tác nhân trong phần mềm quản lý tuyển sinh cho trường chuyên phối hợp chặt chẽ,
phù hợp với nhau để thực hiện các chức năng cần thiết để trong quá trình tuyển sinh).

1.2. Biểu đồ usecase tổng quan của hệ thống


1.2.1 Đăng nhập:
1. QTHT truy cập vào website của hệ thống.
2. QTHT chọn vào chức năng đăng nhập của hệ thống
3. Hệ thống hiển thị form đăng nhập, yêu cầu người dùng nhập thông tin.
4. QTHT nhập tên đăng nhập và mật khẩu.
5. QTHT nhấn nút Đăng nhập.
6. Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng.
1. Nếu thông tin đăng nhập hợp lệ, hệ thống đăng nhập và chuyển đến trang
chính của hệ thống.
2. Nếu thông tin đăng nhập không hợp lệ, quay lại yêu cầu đăng nhập lại.

1.2.2 Tìm kiếm,xem thông tin tuyển sinh:


1. Người dùng truy cập vào website tuyển sinh của trường
2. Người dùng nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
3. Click vào nút tìm kiếm
4. Hệ thống tìm kiếm các thông tin liên quan đến từ khóa
1. Nếu có: Hiển thị thông tin tìm kiếm được
2. Nếu không: Hệ thống thông báo không tìm thấy kết quả.
1.2.3 Quản lí thông tin tuyển sinh:
1. Quản trị hệ thống (QTHT) lựa chọn chức năng Quản lý thông tin tuyển sinh
2. Hệ thống yêu cầu  đăng nhập tài khoản 
3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập
1. Nếu đúng, Hệ thống cho phép QTHT có thể thực hiện các thao tác Thêm
mới / Cập nhật,sửa / Xóa các thông tin liên quan đến phương thức tuyển sinh hằng
năm,chỉ tiêu từng khối lớp chuyên,cách tính điểm hay điểm trúng tuyển của các năm gần
đây,...
2. Nếu sai, Hệ thống yêu cầu đăng nhập lại
1.2.4 Quản tài khoản & hồ sơ học sinh
1. QTHT lựa chọn chức năng Quản lý hồ sơ học sinh
2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản 
3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu được cấp
4. Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập
1. Nếu đúng, Hệ thống hiển thị danh sách tài khoản nhân viên trên hệ thống,
QTHT có thể thực hiện các thao tác Thêm Hồ sơ / Sửa / Xóa hồ sơ học sinh hoặc xử lí sai
sót về các thông tin cá nhân, thay đổi về nguyện vọng của học sinh.
2. Nếu sai, Hệ thống yêu cầu đăng nhập lại.
1.2.5 Xem, kiểm tra hồ sơ tuyển sinh:
1. Học sinh(có tài khoản đăng nhập vào hệ thống) lựa chọn chức năng Xem và
kiểm tra hồ sơ tuyển sinh.
2. Hệ thống yêu cầu Học sinh đăng nhập vào hệ thống
3. Học sinh đăng nhập vào hệ thống  bằng tài khoản được cấp.
4. Hệ thống kiểm tra thông tin liên quan đến học sinh này.
1. Nếu đúng, học sinh đề nghị các thông tin cá nhân và thông tin về nguyện
vọng đã đăng kí hiện ra.
1. Nếu các thông tin của học sinh đã đúng, học sinh lưu lại thông tin trên
hệ thống
2. Nếu các thông tin trên hệ thống có sai sót hoặc học sinh có mong
muốn thay đổi nguyện vọng, học sinh báo lại sai sót hoặc chỉnh sửa, thay đổi
nguyện vọng của mình. Học sinh bấm chờ duyệt để được QTHT cập nhật lại thông
tin và xử lí sai sót.Học sinh kiểm tra khi thông tin mới được cập nhật
1. Nếu đúng và hợp lệ, học sinh bấm lưu lại thông tin.
2. Nếu sai, học sinh báo lại sai sót để hệ thống tiếp tục kiểm tra và
chỉnh sửa.
2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu học sinh nhập lại thông tin.
1.2.6 Cập nhật số báo danh, lịch thi( hoặc kết quả thi)
1. QTHT lựa chọn chức năng cập nhật số báo danh,lịch thi(hoặc cập nhật kết
quả thi)trên hệ thống
2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản.
3. QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập
1. Nếu đúng, cho phép QTHT sắp xếp lịch thi, phòng thi theo quy định( số báo
danh đã được hệ thống tự động sắp xếp)(hoặc cập nhật kết quả xét tuyển lên hệ thống).
QTHT có thể thêm,sửa chữa các dữ liệu trên.
2. Nếu  sai, hệ thống yêu cầu QTHT nhập lại thông tin.
1.2.7 Xem số báo danh,lịch thi (hoặc kết quả thi)
1. Học sinh lựa chọn chức năng xem số báo danh, phòng thi,lịch thi( hoặc tra
cứu kết quả thi)
2. Hệ thống yêu cầu đăng nhập tài khoản
3. Sinh viên đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập.
1. Nếu đúng, hệ thống sẽ hiện ra các thông tin đầy đủ bao gồm: số báo danh,
phòng thi, ca thi, ngày giờ(hoặc kết quả từng môn thi, thứ hạng trên tổng số lượng người
thi, thông báo đã trúng tuyển hay chưa?)
2. Nếu sai, hệ thống yêu cầu học sinh nhập lại thông tin.
1.2.8 Xem báo cáo thống kê dữ liệu:
1. Quản trị hệ thống lựa chọn mục Thống kê dữ liệu
2. Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập  tài khoản
3. QTHT đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản được cung cấp
4. Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập tài khoản
1. Nếu đúng, hệ thống sẽ mở trang thống kê dữ liệu cho phép nhân viên có thể
xem các báo cáo thống kê dữ liệu(số lượng hồ sơ đầu vào hàng năm,số lượng hồ sơ phân
theo từng khối chuyên thống kê kết quả từ cao xuống thấp…), hệ thống sẽ hiện dữ liệu
của toàn bộ người dùng lên trên màn hình.Người quản trị có thể lựa chọn chức năng lọc
hồ sơ theo từng năm,từng khối chuyên,....)
2. Nếu sai, hệ thống báo sai thông tin đăng nhập và yêu cầu đăng nhập lại.

2. Mô hình hóa cấu trúc


 CSD Đăng nhập:

Tên Use case Đăng nhập

Tác nhân chính Học sinh có tài khoản, QTHT

Điều kiện Người dùng truy cập vào website tuyển sinh của
trường, có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống

Điều kiện tối thiểu Hệ thống cho phép người dùng đăng nhập lại 3 lần,
sau 3 lần nhập sai phải xác minh tài khoản qua email
Điều kiện sau Người dùng đăng nhập được vào hệ thống

Ngoại lệ:
Chuỗi sự kiện chính: Nếu sai, yêu cầu QTHT nhập lại thông tin đăng
Người dùng truy cập vào nhập, nếu nhập sai quá 3 lần yêu cầu xác nhận qua email.
website của hệ thống.
Người dùng chọn chức năng
đăng nhập
Người dùng nhập vào tài
khoản, mật khẩu của mình
Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ
của tài khoản vừa nhập
Hệ thống hiển thị giao diện
chính tương ứng với từng các tác
nhân

 CSD Tìm kiếm, xem thông tin tuyển sinh:

Tên Use case Tìm kiếm,xem thông tin trên trang chính

Tác nhân chính Khách vãng lai,Học sinh có tài khoản, QTHT

Điều kiện trước Người dùng truy cập vào website tuyển sinh của trường

Điều kiện tối thiểu Hệ thống yêu cầu nhập lại từ khóa khi không tìm thấy.

Điều kiện sau Người dùng tìm kiếm được thông tin mong muốn liên
quan đến phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu các khối chuyên,
tra cứu so sánh điểm chuẩn vài năm gần đây
Ngoại lệ:
Chuỗi sự kiện chính: Hệ thống thông báo không tìm thấy kết quả.
Người dùng truy cập vào
website của hệ thống.
Người dùng nhập từ khóa
vào ô tìm kiếm
Click vào nút tìm kiếm
Hệ thống tìm kiếm các
thông tin liên quan đến từ khóa
Hệ thống hiển thị thông
tin người dùng mong muốn lên
màn hình trang chính.

 CSD Quản lý hồ sơ tuyển sinh:

Tên Use case Đăng nhập

Tác nhân chính QTHT

Điều kiện trước Người dùng truy cập


vào website tuyển sinh của
trường, có tài khoản để đăng
nhập vào hệ thống

Điều kiện tối thiểu Hệ thống cho phép


người dùng Xử lý sai sót
thông tin học sinh và những
thay đổi về nguyện vọng xét
tuyển

Điều kiện sau Người dùng cập nhật


thành công hồ sơ học sinh
Chuỗi sự kiện chính: Ngoại lệ:
·                  Người dùng truy cập vào website của hệ thống. Nếu sai, Hệ thống yêu
·  QTHT lựa chọn chức năng Quản lý hồ sơ học sinh cầu đăng nhập lại.
·  Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản
·  QTHT đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu
được cấp
·  Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập
·  Hệ thống hiển thị danh sách tài khoản nhân viên
trên hệ thống, QTHT có thể thực hiện các thao tác Thêm Hồ sơ /
Sửa / Xóa hồ sơ học sinh hoặc xử lý sai sót về các thông tin cá
nhân, thay đổi về nguyện vọng của học sinh.

 CSD Quản lý thông tin tuyển sinh:

Tên Use case Quản lí thông tin tuyển


sinh trên trang

Tác nhân chính QTHT

Điều kiện trước Người dùng truy cập


vào website tuyển sinh của
trường, có tài khoản đăng
nhập vào hệ thống
Điều kiện tối thiểu Hệ thống cho phép sửa
các thông tin đã đăng tải lên
hệ thống,

Điều kiện sau Người dùng có thể thao


tác thêm/ sửa/ xóa nội dung,
các thông tin hiển thị trên
trang chính liên quan đến kì
thi tuyển sinh

Ngoại lệ:
·      Chuỗi sự kiện chính: Hệ thống yêu cầu đăng
·      Người dùng truy cập vào website của hệ thống. nhập lại khi thông tin tài
·  Quản trị hệ thống (QTHT) lựa chọn chức năng khoản không đúng
Quản lý thông tin tuyển sinh
·  Hệ thống yêu cầu  đăng nhập tài khoản
·  QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp
·  Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập Hệ thống
cho phép QTHT có thể thực hiện các thao tác Thêm mới / Cập
nhật,sửa / Xóa các thông tin liên quan đến phương thức tuyển
sinh hằng năm,chỉ tiêu từng khối lớp chuyên,cách tính điểm hay
điểm trúng tuyển của các năm gần đây,...
·  Hệ thống cập nhật thông tin mới lên trang chính.

 
 
 CSD Xem, kiểm tra hồ sơ tuyển sinh
Tên Use case Xem, kiểm tra hồ sơ
tuyển sinh

Tác nhân chính Học sinh

Điều kiện chính Học sinh (có tài khoản


đăng nhập vào hệ thống) lựa
chọn chức năng Xem và
kiểm tra hồ sơ tuyển sinh.

Điều kiện tối thiểu Học sinh đăng nhập


vào hệ thống

Điều kiện sau Học sinh xem lại được


thông tin đăng ký tuyển
sinh của mình, báo lại sai
sót (nếu có) hoặc có thể
thay đổi nguyện vọng
Chuỗi sự kiện chính: Ngoại lệ : học sinh
 .             Học sinh (có tài khoản đăng nhập vào hệ nhập sai và k đăng nhập vào
thống) lựa chọn chức năng Xem và kiểm tra hồ sơ tuyển sinh. đc hệ thống
2.          Hệ thống yêu cầu Học sinh đăng nhập vào hệ thống
3.          Học sinh đăng nhập vào hệ thống  bằng tài khoản Không có dữ liệu kiểm
được cấp. tra khi học sinh nhập thiếu
4.          Hệ thống kiểm tra thông tin liên quan đến học sinh
này.
1.          Nếu đúng, học sinh đề nghị các thông tin cá nhân và
thông tin về nguyện vọng đã đăng kí hiện ra.
1.          Nếu các thông tin của học sinh đã đúng, học sinh
lưu lại thông tin trên hệ thống
2.          Nếu các thông tin trên hệ thống có sai sót hoặc học
sinh có mong muốn thay đổi nguyện vọng, học sinh báo lại sai sót
hoặc chỉnh sửa, thay đổi nguyện vọng của mình. Học sinh bấm
chờ duyệt để được QTHT cập nhật lại thông tin và xử lý sai sót.
Học sinh kiểm tra khi thông tin mới được cập nhật
1.          Nếu đúng và hợp lệ, học sinh bấm lưu lại thông tin.
2.          Nếu sai, học sinh báo lại sai sót để hệ thống tiếp tục
kiểm tra và chỉnh sửa.
2.          Nếu sai, hệ thống yêu cầu học sinh nhập lại thông
tin.
 CSD Cập nhật số báo danh, lịch thi (hoặc kết quả thi):

Tên Use case cập nhật số báo danh,


lịch thi (kết quả thi)

Tác nhân chính QTHT

Điều kiện trước Người dùng truy cập


vào website tuyển sinh của
trường, có tài khoản để đăng
nhập vào hệ thống

Điều kiện tối thiểu QTHT nhập lại thông tin


đăng nhập vào hệ thống

Điều kiện sau SBD, phòng thi,lịch thi


(Hoặc kết quả xét tuyển) được
cập nhật

Chuỗi sự kiện chính: Ngoại lệ:


 Người dùng truy cập vào website của hệ thống. Nếu  sai, hệ thống yêu
cầu QTHT nhập lại thông tin.
 QTHT lựa chọn chức năng cập nhật số báo danh, lịch thi
(hoặc cập nhật kết quả thi) trên hệ thống

 Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập tài khoản.

 QTHT đăng nhập bằng tài khoản được cung cấp

 Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập

 cho phép QTHT sắp xếp lịch thi, phòng thi theo quy định
(số báo danh đã được hệ thống tự động sắp xếp) (hoặc
cập nhật kết quả xét tuyển lên hệ thống). QTHT có thể
thêm, sửa chữa các dữ liệu trên.

 Hệ thống cập nhật SBD/ phòng thi( hoặc kết quả thi cho
thí sinh)
 CSD Xem số báo danh, lịch thi (hoặc kết quả thi)

Tên Use case CSD xem số báo danh,


lịch thi (hoặc kết quả thi)

Tác nhân chính Học sinh

Điều kiện trước Người dùng truy cập vào


website tuyển sinh của trường,
có tài khoản để đăng nhập vào
hệ thống

Điều kiện tối thiểu Học sinh nhập lại thông


tin đăng nhập vào hệ thống nếu
sai

Điều kiện sau Hệ thống trả ra thông tin


về SBD, lịch thi (hoặc kết thi
tuyển sinh) cho thí sinh

Chuỗi sự kiện chính: Ngoại lệ:


 Học sinh truy cập vào website của hệ thống. Nếu  sai, hệ thống yêu
cầu học sinh nhập lại thông tin
 Học sinh lựa chọn chức năng xem số báo danh, phòng
tài khoản.
thi, lịch thi (hoặc tra cứu kết quả thi)

 Hệ thống yêu cầu học sinh đăng nhập tài khoản.

 Học sinh đăng nhập bằng tài khoản của mình

 Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản đăng nhập

 Hệ thống sẽ hiện ra các thông tin đầy đủ bao gồm: số


báo danh, phòng thi, ca thi, ngày giờ (hoặc kết quả từng
môn thi, thứ hạng trên tổng số lượng người thi, thông
báo đã trúng tuyển hay chưa?)

 CSD Xem báo cáo, thống kê dữ liệu:


Tên Use case Xem báo cáo thống

Tác nhân chính QTHT

Điều kiện trước Người dùng truy cập


vào website tuyển sinh của
trường, có tài khoản để
đăng nhập vào hệ thống

Điều kiện tối thiểu Hệ thống không tìm


thấy thông tin theo yêu
cầu, yêu cầu chọn lại

Điều kiện sau Người dùng xem


được báo cáo thống kê hồ
sơ hoặc thống kê điểm
Ngoại lệ:
Chuỗi sự kiện chính: Hệ thống không tìm
Người dùng truy cập vào website của hệ thống. thấy hồ sơ hoặc điểm theo
Quản trị hệ thống lựa chọn mục Thống kê dữ liệu năm(Hoặc tên, khối
chuyên) mà người dùng
Hệ thống yêu cầu QTHT đăng nhập  tài khoản
yêu cầu.
QTHT đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản được cung cấp
Hệ thống báo sai
Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập tài khoản
thông tin đăng nhập và yêu
Hệ thống sẽ mở trang thống kê dữ liệu cho phép nhân viên có cầu đăng nhập lại.
thể xem các báo cáo thống kê dữ liệu(số lượng hồ sơ đầu vào hàng
năm,số lượng hồ sơ phân theo từng khối chuyên thống kê kết quả
từ cao xuống thấp…), hệ thống sẽ hiện dữ liệu của toàn bộ người
dùng lên trên màn hình.Người quản trị có thể lựa chọn chức năng
lọc hồ sơ theo từng năm,từng khối chuyên,....)
3. Mô hình hóa hành vi
3.1. Biểu đồ tuần tự
 Sơ đồ tuần tự CSD quản lí thông tin tuyển sinh trên trang


 Sơ đồ tuần tự CSD xem, tìm kiếm thông tin tuyển sinh

 Sơ đồ tuần tự CSD đăng nhập

 Sơ đồ tuần tự CSD giải đáp thắc mắc kì tuyển sinh



 Sơ đồ tuần tự CSD kiểm tra thông tin sinh viên


3.2. Biểu đồ trạng thái
- Biểu đồ hoạt động CSD Đăng nhập

- Biểu đồ hoạt động CSD Xem và tìm kiếm thông tin tuyển sinh trên trang
- Biểu đồ hoạt động CSD Quản lý thông tin tuyển sinh

- Biểu đồ hoạt động CSD Quản lý hồ sơ tuyển sinh

65
- Biểu đồ hoạt động CSD Báo cáo thống kê

66
67
- Biểu đồ hoạt động CSD Kiểm tra và cập nhật thông tin sinh viên

- Biểu đồ hoạt động CSD Quản lý thông tin

68
- Biểu đồ hoạt động CSD Giải đáp thắc mắc

69
PHẦN II: THIẾT KẾ
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

4.1. Mô hình kiến trúc được sử dụng


4.1.1 Lớp Giao diện (Presentation Layer):
 Giao diện người dùng (UI): Đảm nhiệm nhiệm vụ hiển thị thông tin và tương
tác với người dùng. Cung cấp các giao diện đăng ký trực tuyến, quản lý khối
lớp chuyên, cập nhật điểm thi và xem báo cáo thống kê.
 Quản lý sự kiện (Event Handling): Xử lý sự kiện từ người dùng và tương tác
với các lớp dưới để truy xuất dữ liệu và thực hiện các chức năng.
4.1.2 Lớp Logic (Business Layer):
 Quản lý dữ liệu (Data Management): Xử lý việc truy xuất và cập nhật dữ
liệu từ cơ sở dữ liệu, bao gồm các chức năng quản lý các khối lớp chuyên,
quản lý thí sinh, điểm thi và kết quả tuyển sinh.
 Xử lý logic (Business Logic): Thực hiện các quy tắc logic liên quan đến
quá trình tuyển sinh, bao gồm đăng ký, xét tuyển và lập báo cáo thống kê.
 Kiểm tra và xác thực dữ liệu (Data Validation and Authentication): Đảm
bảo tính hợp lệ và an toàn của dữ liệu được nhập và xử lý trong hệ thống.
4.1.3 Lớp Dữ liệu (Data Layer):
 Cơ sở dữ liệu (Database): Lưu trữ và quản lý các thông tin liên quan đến
các khối lớp chuyên, thí sinh, điểm thi và kết quả tuyển sinh. Sử dụng các
hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) như
MySQL, PostgreSQL hoặc MongoDB để truy xuất và lưu trữ dữ liệu.
 Mô hình này sẽ tách biệt các tầng chức năng trong hệ thống và giúp tăng
tính mô-đun, sự linh hoạt và khả năng bảo trì của ứng dụng.

70
4.2. Biểu đồ gói (package diagram)

71
4.3. Biểu đồ triển khai (deployment diagram)

- Giải thích biểu đồ:


 Internet: Môi trường mạng ngoại vi, chẳng hạn như Internet, qua đó người
dùng có thể truy cập vào trang web tuyển sinh.
 Thiết bị mạng (router) cho phép kết nối từ Internet đến các máy chủ trong hệ
thống.
 Máy chủ web (web server) được sử dụng để phục vụ các tệp tĩnh như HTML,
CSS, JavaScript và tài nguyên đa phương tiện cho người dùng.
 Máy chủ ứng dụng (application server) chứa ứng dụng web tuyển sinh, xử lý
các yêu cầu từ người dùng và tương tác với cơ sở dữ liệu.
 Máy chủ cơ sở dữ liệu (database server) lưu trữ thông tin về thí sinh, khối
chuyên, kết quả thi, v.v.
 Ứng dụng web (website application) tuyển sinh, giao tiếp với người dùng
thông qua giao diện web, xử lý yêu cầu và hiển thị thông tin tuyển sinh.
 Cơ sở dữ liệu lưu trữ (database) thông tin liên quan đến tuyển sinh như thông
tin thí sinh, khối chuyên, kết quả thi,...

72
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ DỮ LIỆU

5.1. Biểu đồ lớp mức thiết kế

5.2. Mô tả chi tiết cho từng lớp trong biểu đồ lớp


Bảng lớp dữ liệu:
Lớp Diem
Thuộc tính Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
liệu thước liệu mẫu
Ten_mon_thi Tên môn String Trên 1 Toán
hs thi ký tự

73
Diem_so Điểm hs Float 8
Thoi_gian_ba Thời Int 15
i_lam gian làm bài

Lớp Ho_So_Ket_Qua
Thuộc tính Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
liệu thước liệu mẫu
Diem_so Điểm hs Float 4
Diem_cong Điểm Float 2
cộng hs
Diem_tong Điểm Float 6
tổng học sinh
Ket_qua_xet_ Kết quả String Trên 1 Đỗ
tuyen xét tuyển hs ký tự

Lớp Khoi_chuyen
Thuộc tính Kiểu dữ Mô tả Kích VD Dữ
liệu thước liệu mẫu
ID_Khoi_C String Mã khối Ít nhất1 S01
huyen ký tự
Ten_khoi_ch String Tên khối Ít nhất 1 Toan
uyen ký tự
SL_Thi_Sin Int Số thí 2
h_DK sinh

Lớp Thi_Sinh
Thuộc Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ liệu mẫu
tính liệu thước
ID_Thí_ Mã thí String Ít nhất So12
Sinh sinh 1 ký tự
Ten_thi_ Tên thí String Ít nhất Kkien
74
sinh sinh 1 ký tự
Ngay_si Ngày Date/ 10
nh sinh Time
Dia_chi Địa String Ít nhất Ha noi
chỉ 1 ký tự
Email Email String Ít nhất Kn562375@gmai
1 ký tự l.com
CCCD Căn String Ít nhất 09937923693691
cước công 1 ký tự 3
dân
SDT Số String Ít nhất 0986782253
điện thoại 1 ký tự

Lớp Tai_Khoan
Thuộc Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
tính liệu thước liệu mẫu
user_na Tên String Ki3h
me người dùng
Pass_wor Mâtk String Ít nhất 6 Ưed13e2
d khẩu ký tự 3e1

Lớp thông tin tuyển sinh


Thuộc tính Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
liệu thước liệu mẫu
ID_Thong_tin Mã String Ít nhất 1 Tuyen
thông tin ký tự sinh1
Ten_thong_tin Tên String Ít nhất 1 Tuyen
thông tin ký tự sinh sinh vien
Noi_dung_tho Nội String Ít nhất 1 Tuyên

75
ng_tin dung thông ký tự sinh hoc sinh
tin

Lớp Hồ sơ tuyển sinh


Thuộc Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
tính liệu thước liệu mẫu
SBD Số báo String Ít nhất 1 122a
danh ký tự
Phong_T Phòng thi String Ít nhất 1 13c
hi ký tự
Ngay_thi Ngày thi DATE/ 12
TIME
Khoi_ch Khối String Ít nhất 1 Toán
uyen chuyên ký tự
DTB_mo Điểm tb Float 8,2
n môn

Lớp QTHT
Thuộc Mô tả Kiểu dữ Kích VD Dữ
tính liệu thước liệu mẫu

76
(1. Lớp Người dùng (User): đại diện cho các tài khoản người dùng trong hệ
thống. Lớp này có thể được chia thành các lớp con như Học sinh (Student), Khách
vãng lai, Quản trị viên.
• Phương thức:
• Đăng nhập: cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống bằng tên đăng nhập
và mật khẩu.
• Đăng xuất: cho phép người dùng đăng xuất khỏi hệ thống.
• Quên mật khẩu: cho phép người dùng lấy lại mật khẩu khi quên
• Đổi mật khẩu: cho phép người dùng thay đổi thông tin mật khẩu để đảm bảo
tính an toàn,dễ nhớ, dễ sử dụng.
2. Lớp thông tin tuyển sinh: đại diện cho các thông tin được đăng tải trên
trang chính của hệ thống bao gồm các thuộc tính như ID_Thông tin,Tên thông tin, Nội
dung thông tin,...
Thêm thông tin trên trang: Cho phép QTHT thêm các thông tin về phương thức
tuyển sinh trên trang để người dùng có thể tham khảo.
Sửa thông tin trên trang: Cho phép QTHT sửa các thông tin về phương thức
tuyển sinh đã đăng tải trên trang để người dùng có thể cập nhật tin tức gần nhất và
đúng nhất.
Xóa thông tin trên trang: Cho phép QTHT xóa các thông tin đã cũ về phương
thức tuyển sinh.....
3. Lớp Hồ sơ tuyển sinh (AdmissionProfile): đại diện cho hồ sơ tuyển sinh
của các ứng viên. Lớp này có thể chứa các thuộc tính như Họ tên, Địa chỉ,SBD, Điểm
số v.v.
• Phương thức:
• Tạo hồ sơ tuyển sinh: cho phép QTHT tạo hồ sơ tuyển sinh mới.
• Xem hồ sơ tuyển sinh: cho phép thí sinh xem thông tin của mình trong hồ sơ
tuyển sinh.
• Sửa hồ sơ tuyển sinh: cho phép thí sinh sửa đổi thông tin của mình trong hồ sơ
tuyển sinh.
4. Lớp khối chuyên ngành: Bao gồm các khối chuyên của trường và số
lượng thí sinh theo từng khối chuyên bao gồm các thuộc tính ID_Ngành, Tên ngành,
SL thí sinh đăng kí,......
5. Lớp Điểm thi (TestScore): đại diện cho điểm số của mỗi ứng viên trong
từng bài kiểm tra. Lớp này có thể chứa các thuộc tính như Tên môn thi, Điểm số, Thời
gian nộp bài v.v
77
• Phương thức:
• Tạo điểm thi: cho phép quản trị viên nhập điểm số của một ứng viên cho một
bài kiểm tra cụ thể.
• Xem điểm thi: cho phép người dùng xem điểm số
6. Lớp Hồ sơ kết quả (ResultProfile): đại diện cho hồ sơ kết quả của các
ứng viên sau khi hoàn thành quá trình tuyển sinh. Lớp này có thể chứa các thuộc tính
như Kết quả trúng tuyển, Điểm số tổng kết v.v.
7. Lớp Quản trị hệ thống(Management): đại diện cho các chức năng quản lí
trong hệ thống. Lớp này có thể chứa các phương thức như Thêm người dùng, Xóa
người dùng,tạo và sửa hồ sơ tuyển sinh v.v.)

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ GIAO DIỆN


- Giao diện trang chủ: (header đầu trang)

- Landing page (5 lý do nên chọn trường):

78
79
80
- Giao diện biểu mẫu thông tin tuyển sinh

81
- Giao diện đăng ký

- Giao diện đăng nhập

82
- Giao diện quản lý tuyển sinh:

83
84
- Giao diện footer chân trang:

85

You might also like