You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


SINH VIÊN NĂM 2023

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TS.PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………
MỤC LỤC
I. PHẦN THÔNG TIN ............................................................................................... 4

II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 5

1. Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu ............................................................................. 5

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 6

2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 6

3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 7

3.1. Câu hỏi tổng quát .......................................................................................... 7

3.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể ............................................................................ 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8

4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 8

4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8

5. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ............................. 9

5.1. Tổng quan lý thuyết (Cơ sở lý thuyết) .......................................................... 9

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 24

6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 24

6.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 24

7. Bố cục dự kiến của nghiên cứu ......................................................................... 28

8. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................... 29

9. Kế hoạch triển khai nghiên cứu ......................................................................... 30

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 31


I. PHẦN THÔNG TIN
1. Tên đề tài (Tiếng Việt): CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ
DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG
2. Lĩnh vực nghiên cứu: Thương mại điện tử (E – Commerce)
3. Chủ nhiệm đề tài (Trưởng nhóm): Trần Lê Thùy Minh
4. Giảng viên cố vấn: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh
5. Các sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
Nội dung nghiên cứu
STT Họ và Tên MSSV Lớp Email Chữ ký xác nhận
dự kiến được giao

Tổng quan lý thuyết và


nghiên cứu thuộc lĩnh
vực của đề tài

Trần Lê Thùy Phương pháp nghiên cứu


1 050609210745 L20 050609210745@st.buh.edu.vn
Minh và tài liệu tham khảo

Xây dựng thang đo

Tổng quan lý thuyết và


nghiên cứu thuộc lĩnh
vực của đề tài
Phạm Nguyễn
2 050609210149 L20 Giới thiệu ý tưởng phamnguyenhoangchau.1704@gmail.com
Hoàng Châu
nghiên cứu, tìm hiểu
khái niệm, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết và


nghiên cứu thuộc lĩnh
Nguyễn Hồ vực của đề tài
3 050609211972 L20 2003yahoo.com98@gmail.com
Hưng
Phương pháp nghiên cứu
và tài liệu tham khảo

Giới thiệu ý tưởng


Lữ Nguyễn
4 050609212095 L20 nghiên cứu, tìm hiểu anhnhilu@gmail.com
Anh Nhi
khái niệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu
Theo Alied Market Research, trong giai đoạn từ năm 2020-2027, Việt Nam ta có tên trong danh
sách những quốc gia có mức tăng trưởng về thanh toán điện tử cao nhất thế giới với tỷ lệ đạt tới
30,2% hằng năm. Từ sau khi Việt Nam theo trạng thái “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19
thì bắt đầu phát triển mạnh hơn. Do đó, ngành công nghiệp Fintech cũng không ngoại lệ mà còn
thấy rõ hơn về sự tăng trưởng. Trước và sau đại dịch thì Việt Nam là một thị trường đầy tiềm
năng, trở nên vô cùng béo bở trong mắt các ông lớn của các công ty công nghệ tài chính, theo xu
hướng thị trường, các ông lớn như Momo, ZaloPay, ShopeePay, Moca, eMonkey,.. bắt đầu
nhúng tay vào , cạnh tranh nhau một cách quyết liệt để giành được thị phần cho riêng mình. Hầu
như các thương hiệu kể trên là đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử, hỗ trợ thu hộ và chi hộ hay
chuyển tiền điện tử, được nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng về dịch vụ trung gian thanh
toán từ tháng 12 năm 2019.

Vào năm 2020, Cimigo- công ty nghiên cứu, đã công bố một nghiên cứu về nhận thức và hành
vi của người sử dụng ví điện tử đến từ các thương hiệu uy tín và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Và sau hơn 505 cuộc phỏng vấn đó thì thấy được rằng là những người sống tại TP.HCM và Hà
Nội cũng sử dụng ít nhất là một thương hiệu ví điện tử trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Bên
cạnh đó, có thêm một kết quả sau cuộc phỏng vấn đó chính là Momo, Moca, ZaloPay chiếm hơn
90% tỷ lệ người dùng, trở thành ba ví điện tử lớn nhất và được tin dùng nhất tại hai thành phố
lớn của Việt Nam. Người sử dụng ví điện tử chủ yếu nhằm mục đích chuyển tiền, nạp tiền điện
thoại, thanh toán hóa đơn điện nước và có cả học phí của một số trường trên địa bàn,.. Như vậy,
những tiện ích dễ dàng nhận thấy này cũng là một trong những lý do chính hướng khách hàng có
ý định sử dụng ví điện tử. Đặc biệt, sau những đợt cách ly và giãn cách xã hội trên toàn quốc thì
người dân lại càng thêm quen thuộc với việc thanh toán trực tuyến mà không cần phải dùng tiền
mặt nhiều như trước, từ đó ta cũng thấy được đây cũng là một tiền đề tiềm năng cho sự phát
triển của các thương hiệu ví điện tử.

Phương tiện thanh toán trực tuyến của các ví điện tử dần thay thế cho việc thanh toán truyền
thống của các ngân hàng. Do đó việc nắm được và hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử ngoài việc giành được thị phần, cần phải đặt ra được một chiến lược phù
hợp với thực tế. Gần 10 năm trở lại đây thì có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các
nước phát triển và đang phát triển, hầu hết các nghiên cứu đó đều thừa nhận sự cạnh tranh khốc
liệt và thấy được các mô hình ví điện tử mang lại nhiều lợi ích. Theo dòng xu hướng, ví dụ như
bài nghiên cứu của các tác giả Bob Foster, Ratih Hurriyati, Mahumad Deni Johansyah đó là
“The Effect of Product Knowledge, Perceived Benefits, and Perceptions of Risk on Indonesian
Student Decisions to Use E-Wallets for Warunk Upnormal” hoặc bài nghiên cứu của Deepak
Chawla, Himanshu Joshi là “Consumer attitude and intention to adopt mobile wallet in India –
An empirical study. International Journal of Bank Marketing” cũng chỉ ra được một số yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Song, nhóm nhận thấy các nghiên cứu
trước đó chỉ phân tích đến những lợi ích, những ảnh hưởng của việc sử dụng ví điện tử mà chưa
phân tích sâu đến các rủi ro của việc thanh toán bằng ví điện tử qua các sàn thương mại. Vì vậy,
nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, nhóm tác giả đã đề xuất đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.”. nhằm tìm hiểu về cách
từng yếu tố này tác động và hình thành ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng, đồng thời so
sánh xem yếu tố nào có sự ảnh hưởng cao nhất đến ý định, và từ đó nêu được một số nhận định
về kết quả liên quan đến việc kinh doanh trong ngành công nghiệp ví điện tử.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

 Đo lường mức độ chấp nhận và khả năng sử dụng ví điện tử của khách hàng tại thành phố Hồ
Chí Minh.

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng tại TP.HCM

2.2. Mục tiêu cụ thể

 Phân tích mô tả thực trạng của việc sử dụng ví điện tử tại TP.HCM.
 Khảo sát về sự tiện ích và độ tin cậy: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem khách hàng ở thành phố
Hồ Chí Minh đánh giá như thế nào về tiện ích và độ tin cậy của các dịch vụ ví điện tử, và tác
động của những đánh giá này đến ý định sử dụng của họ.

 Xác định và phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố như tiện lợi, an toàn, đáng tin cậy, chất
lượng dịch vụ và thông tin quảng cáo ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử.

3. Câu hỏi nghiên cứu


3.1. Câu hỏi tổng quát

 Ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố nào?

 Những yếu tố nào có thể tạo động lực để khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ví
điện tử?

 Có những rào cản gì ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở thành phố Hồ
Chí Minh?

3.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

 Tầm quan trọng của tiện ích và tính năng của ví điện tử đối với ý định sử dụng của khách
hàng ở thành phố Hồ Chí Minh?

 Việc nhận dạng mức độ an toàn và bảo mật của ví điện tử có ảnh hưởng đến ý định sử dụng
của khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh không?

 Trải nghiệm người dùng và sự thuận tiện trong việc sử dụng ví điện tử có ảnh hưởng đến ý
định sử dụng của khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh không?

 Các yếu tố về giá trị, ưu đãi và tính tiện lợi của ví điện tử có ảnh hưởng đến ý định sử dụng
của khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong chủ đề "các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của
khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh" là những khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, tập
trung vào việc nghiên cứu các yếu tố mà ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch vụ ví điện tử.
Đối tượng nghiên cứu có thể bao gồm các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đang sử dụng
hoặc có ý định sử dụng ví điện tử như phương tiện thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Nghiên cứu có thể tập trung vào các yếu tố như tính tiện lợi, độ tin cậy, sự an toàn, sự tiếp cận
truyền thông, tính nâng cao của dịch vụ ví điện tử, văn hoá, xã hội và công nghệ đối với ý định
sử dụng của khách hàng. Đối tượng nghiên cứu cũng có thể được phân loại theo độ tuổi, giới
tính, thu nhập và trình độ học vấn, để hiểu rõ hơn về các nhóm khách hàng có ý định sử dụng ví
điện tử ở thành phố Hồ Chí Minh.

→ Qua nghiên cứu này, hi vọng sẽ tìm ra những thông tin giá trị về các yếu tố quan trọng nhất
để khuyến khích việc sử dụng ví điện tử và đồng thời giúp các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử
tại thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở thành phố
Hồ Chí Minh có phạm vi nghiên cứu về cả không gian và thời gian.

4.2.1. Không gian

Về phạm vi không gian, nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát và phân tích các yếu tố tác động
đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng trong thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có thể
bao gồm việc điều tra ý kiến và thái độ của khách hàng với việc sử dụng ví điện tử, trải nghiệm
của họ với các dịch vụ ví điện tử hiện có, việc tiếp thu và sử dụng công nghệ thanh toán không
dùng tiền mặt như ví điện tử, và các yếu tố về thương hiệu và độ tin cậy của các hình thức thanh
toán điện tử.

4.2.2. Thời gian


Về phạm vi thời gian, nghiên cứu sẽ tập trung vào hiện tại và tương lai gần, nhằm cung cấp
thông tin cụ thể về tình hình sử dụng ví điện tử hiện tại trong thành phố Hồ Chí Minh, và dự
đoán xu hướng phát triển của công nghệ trên thị trường trong thời gian tới. Sự phân tích và đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp định hướng và điều
chỉnh chiến lược phát triển ví điện tử để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

5. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
5.1. Tổng quan lý thuyết (Cơ sở lý thuyết)
5.1.1. Các khái niệm
5.1.1.1. Lý thuyết về các mô hình nghiên cứu liên quan:

a. Mô hình chấp nhận Công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)


Mô hình TAM cho rằng ý định sử dụng một công nghệ bắt nguồn từ 2 yếu tố chính: Nhận thức
mức độ có ích và Nhận thức dễ sử dụng. (Davis, 1989a) đã chỉ ra rằng ý định sử dụng ví điện tử
của khách hàng đã bị ảnh hưởng tích cực bởi việc nhận thấy sự hữu ích và dễ sử dụng của công
nghệ ví điện tử.

Nhận thức về lợi ích, sự thuận tiện, niềm tin, sự quen thuộc và rủi ro cùng ảnh hưởng như nhau
đến ý định sử dụng ví điện tử. Nhận thức về lợi ích và tính dễ sử dụng không có tác động đáng
kể đến ý định sử dụng ví điện tử, trong khi nhận thức về rủi ro và thái độ có ảnh hưởng đáng kể
đến ý định sử dụng ví điện tử (Foster et al., 2022)

Việc nghiên cứu các rủi ro sử dụng ví điện tử đã được nhiều tác giả thực hiện dựa trên các mô
hình lý thuyết khác nhau (UTAUT, TRA, C – TAM, TAM,…), trong đó Mô hình chấp nhận
Công nghệ (TAM – Technology Acceptantance Model) được sử dụng mà chấp nhận rộng rãi như
một lý thuyết nền để tiến hành đo lường sự chấp thuận việc tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách
hàng.
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là một mô hình lý thuyết về hành vi sử dụng công nghệ,
được phát triển từ TRA (lý thuyết về hành động hợp lý) bởi Fred Davis vào năm 1986.

Fred Davis phát minh mô hình TAM nhằm giải thích tính hữu ích giữa nhận thức và ý định sử
dụng về ảnh hưởng xã hội, có thể kể đến nhiều loại hệ thống như E – learning, hệ thống quản lý
học tập, … TAM được tạo ra và được áp dụng rất nhiều vời đời sống.

Đây là thời điểm máy tính (công nghệ mới) được đưa vào nơi làm việc và Davis đang tìm cách
dự đoán và giải thích việc sử dụng hệ thống cho cả nhà cung cấp và người quản lý CNTT. Mặc
dù hiện nay có nhiều biến thể của mô hình, Mô hình Chấp nhận Công nghệ ban đầu được thống
nhất như sau:

Hình 5.1.1.1a: Mô hình TAM (Nguồn: Davis 1989)

Theo TAM, hành vi sử dụng công nghệ của người dùng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:

a. Giá trị dự kiến (Perceived usefulness): Đây là mức độ mà người dùng tin
rằng công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho công việc hoặc nhu cầu của họ.
b. Độ dễ dàng sử dụng dự kiến (Perceived ease of use): Đây là mức độ mà
người dùng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ dễ dàng và không phức tạp.

2 yếu tố trên sẽ dẫn đến việc cho thấy thái độ và từ đó sẽ quyết định hành vi của người dùng.
Đặc điểm chính của mô hình này là nhấn mạnh vào nhận thức của người dùng tiềm năng.

Theo TAM, nếu người dùng tin rằng công nghệ sẽ mang lại giá trị cho công việc hoặc nhu cầu
của họ và sử dụng công nghệ là dễ dàng, họ sẽ có xu hướng sử dụng công nghệ đó.

TAM cũng cho thấy rằng các yếu tố bên ngoài như kiến thức trước đó, hỗ trợ từ đồng nghiệp,
tâm lý cá nhân, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân có thể ảnh hưởng đến hành vi sử dụng công
nghệ của người dùng.

Mô hình TAM đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu về sử dụng công nghệ và được coi là
một trong những mô hình lý thuyết hiệu quả để giải thích hành vi sử dụng công nghệ của người
dùng. Nhiều nghiên cứu đã bổ sung và mở rộng mô hình TAM để giải thích các yếu tố khác và
áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

b. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)


Lý thuyết chỉ ra rằng hành vi của cá nhân bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: Thái độ, chuẩn mực
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong bối cảnh sử dụng ví điện tử, ý định sử dụng ví
điện tử của khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ tích cực của họ đối với ví điện tử, các
chuẩn mực chủ quan hoặc ảnh hưởng đến từ xã hội sẽ liên quan đến việc sử dụng ví điện tử và
sự kiểm soát nhận thức của họ đối với việc sử dụng ví điện tử. Theo nghĩa rộng, lý thuyết này
được dựng nên bởi các bằng chứng thực tế. Ý định thực hiện các loại hành vi khác nhau có thể
dự đoán cới độ chính xác cao từ thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm
soát hành vi. Cùng với những ý định này giải thích cho sự khác biệt trong biểu hiện hành vi thực
tế. Nghiên cứu trước đây (Ajzen, 1991) đã cho thấy rằng Lý thuyết về hành vi có kế hoạch là cơ
sở có thể áp dụng cho việc nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử của khách hàng. Tuy nhiên, bản chất chính xác của mối quan hệ này vẫn chưa chắc
chắn, do các công thức giá trị kỳ vọng chỉ thành công một phần trong việc giải quyết các mối
quan hệ này. Việc thay đổi tỷ lệ tối ưu của các phép đo giá trị và kỳ vọng được cung cấp như
một phương tiện để xử lý các giới hạn đo lường. Cuối cùng, việc đưa hành vi trong quá khứ vào
phương trình dự đoán được chứng minh là cung cấp một phương tiện để kiểm tra tính đầy đủ
của lý thuyết cũng là một vấn đề thiếu sót chưa được giải quyết.

5.1.1.2. Lý thuyết nền về các yếu tố tác động lên ý định sử dụng của khách hàng:

a. Niềm tin
Niềm tin đóng vai trò quyết định đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Niềm tin có thể
được định nghĩa như một sự tín nhiêm dành cho nhà cung cấp ví điện tử rằng họ sẽ thực hiện
đúng với lời hứa và bảo vệ tài chính và thông tin cá nhân cho người sử dụng. Niềm tin ảnh
hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng vì nếu khách hàng có niềm tin vào
tính bảo mật và độ tin cậy của dịch vụ ví điện tử, họ sẽ có khả năng sử dụng ví điện tử cao hơn.
(Harrison McKnight et al., 2002) Lý thuyết về niềm tin nghiên cứu phát triển và thử nghiệm một
mô hình niềm tin của người tiêu dung đối với một nhà cung cấp thương mại điện tử. Xây dựng
niềm tin của người tiêu dùng là một chiến lược cơ bản và quan trọng đối với các nhà cung cấp
kinh doanh thông quan MXH vì niềm tin ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định của khách hàng. Sự tin
tưởng đóng vai trò dẫn dắt người tiêu dùng vượt qua nhận thức về rủi ro và sự không chắc chắn,
đồng thời tham gia vào 3 hành vi quan trọng sau đây để thực hiện các mục tiêu chiến lược của
nhà cung cấp: làm theo lời khuyên của nhà cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân với nhà cung cấp
và mua từ sàn thương mại điện tử của nhà cung cấp. Mô hình này được thử nghiệm trong ngữ
cảnh giả định trang web đưa ra lời khuyên pháp lý. Những yếu tố: đảm bảo cấu trúc, nhận thức
về danh tiếng của nhà cung cấp và nhận thức chất lượng nhà cung cấp là đòn vẩy mạnh mẽ mà
các nhà cung cấp có thể sử dụng để xây dựng lòng tin của người tiêu dung, nhằm khắc phụ nhận
thức tiêu cực (rủi ro) mầ mọi người thường có về sự an toàn của môi trường điện tử hiện đại.
Nghiên cứu cũng chứng minh rằng rủi ro mạng được nhận thấy sự ảnh hưởng tiêu cực đến ý
định giao dịch của người tiêu dung với nhà cung cấp. Từ đó hình thành nên giả thiết:
H1: Niềm tin tác động tích cực lên ý định sử dụng

b. Nhận thức rủi ro


Nhận thức rủi ro đề cập đến nhận thức của khách hàng về các kết quả tiêu cực tiềm ẩn hoặc sử
không chắc chắn liên quan đến việc sử dụng ví điện tử,chẳng hạn như lo ngại về quyền riêng tư,
rủi ro bảo mật và rủi ro tài chính. Có nghĩa rằng, ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi những rủi ro mà họ nhận thức được như trên, Khách hàng có nhiều khả
năng chấp nhận ví điện tử hơn nếu họ nhận thấy rủi ro liên quan đến việc sử dụng của họ thấp
hơn. (Davis, 1989a) Nhận thức rủi ro, cùng với Nhận thức dễ sử dụng và nhận thức mức độ có
ích đề giữ vai trò quan trọng trong việc định hình ý định hành vi của người dùng đối với việc áp
dụng công nghệ. Trong trường hợp « Công nghệ » ở đây là ví điện tử, Nhận thức rủi ro, ví dụ
như mối quan tâm về an ninh và sự riêng tư, có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử. Lý
thuyết về nhận thức rủi ro ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng lần đầu
tiên được nhắc đến trong nghiên cứu của Bauer (1960). Ông chỉ ra rằng bởi vì hậu quả của các
quyết định mua hàng không được khách hàng biết đến một cách chắc chắn, nên họ sẽ mặc định
chúng thành vấn đề liên quan đến rủi ro. Từ đó dẫn tới cảm giác khó chịu, xáo trộn suy nghĩ và
dần dần thúc đẩy khách hàng né tránh, tìm phương án khác nhằm giảm mức độ rủi ro, bảo vệ
bản thân. Ở trong trường hợp đối tượng khiến khách hàng nảy sinh ý định sử dụng là ví điện tử,
nhận thức về rủi ro nếu tăng cao, khách hàng có thể từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm này. Từ đó
có thể hình thành nên giả thiết :

H2 : Nhận thức rủi ro tác động tiêu cực lên ý định sử dụng

c. Nhận thức dễ sử dụng


Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng đưa ra khung lý thuyết về Nhận thức dễ sử dụng
trong quá trình nghiên cứu, đây là một yếu tố quan trọng khác, đi đôi với Nhận thức mức độ có
ích ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ của người dùng, Nhận thức dễ sử dụng đề cập đến
mức độ mà các cá nhân tin rằng việc sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ không tốn công sức và dễ
sử dụng. Đề cập tới nhân tố này, có thể hiểu rằng, một khi ví điện tử được coi là dễ dùng, khách
hàng có khả năng cao sẽ cảm thấy chúng hữu ích và dẫn đến ý định sử dụng nhiều hơn (Davis,
1989a). Theo (Pham & Ho, 2015) Nhận thức dễ sử dụng cũng được định nghĩa là quan điểm vận
hành một công nghệ bằng cách sử dụng ít nỗ lực nhất. Sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với
một hệ thống có thể được đo lường bằng sự sự thuận lợi khi sử dụng. (Abrazhevic et al., 2001)
làm rõ rằng hệ thống thanh toán điện tử với một thiết kế hiệu quả sẽ thu hút nhiều người tiêu
dùng hơn và nếu phương thức thanh toán mới dễ hiểu và dễ sử dụng, người tiêu dùng có xu
hướng bị thu hút để chấp nhận và cố gắng sử dụng ví điện tử. Từ đó hình thành nên giả thiết :

H3 : Nhận thức dễ sử dụng tác động tích cực lên ý định sử dụng

d. Nhận thức mức độ có ích


Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cung cấp một khung lý thuyết về Nhận thức mức độ có
ích, đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ của người dùng. Theo TAM,
Nhận thức dễ sử dụng đề cập đến mức độ mà các cá nhân tin rằng việc sử dụng một công nghệ
cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất và năng suất của họ. (Davis, 1989a) đã chứng minh rằng sự hữu ích
rõ ràng này tác động đáng kể đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng. Khách
hàng có khả năng cao sử dụng ví điện tử lâu dài nếu họ nhận thấy nó hữu ích trong việc đạt được
mục tiêu và hiệu quả của người dùng. Do đó, khi khách hàng cảm thấy ví điện tử có công nghệ
tiện lợi, suy nghĩ đó sẽ dẫn dắt họ hình thành nên ý định sử dụng ví điện tử. Bước vào thời đại
công nghệ hiện đại hóa, ví điện tử có thể được coi là một phương thức thanh toán hàng đầu
không ngừng được người tiêu dùng trên toàn thế giới sử dụng. (Malik & Annuar, 2021) .Việc sử
dụng một hệ thống cụ thể có tính năng mới và dễ sử dụng có thể nâng cao hiệu suất công việc
của một người. (Pham & Ho, n.d.). (Venkatesh & Davis, 2000) Như vậy, (Shaw, 2014) Nhận
thức mức độ có ích rõ ràng có ảnh hưởng một cách đáng kể đến ý định sử dụng ví điện tử, các
kết quả đến từ nghiên cứu đi trước đã chứng minh được điều đó, họ làm rõ rằng kỳ vọng vào
một kết quả theo mong muốn sẽ hướng đến việc cá nhân sử dụng chúng. Nên xét đến tính năng
của ví điện tử, tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, bảo mật cao, … sẽ là những tiện ích khiến khách
hàng nảy sinh ý định sử dụng. Từ đó hình thành nên giả thiết :

H4 : Nhận thức mức độ có ích tác động tích cực lên ý định sử dụng

e. Tiếp xúc truyền thông


Tiếp xúc với truyền thông được xem như một nhân tố kích thích ảnh hưởng đến các quá trình
tâm lý bên trong của cá nhân, từ đó dẫn đến phản ứng hành vi. Trong bối cảnh này, việc tiếp xúc
với quảng cáo có thể định hình nhận thức, thái độ và ý định của khách hàng liên quan đến việc
sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu trước đây (Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2017) đã khám phá
tác động của việc hiển thị quảng cáo đối với ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nghiên
cứu này cho thấy rằng việc hiển thị quảng cáo hiệu quả có thể ảnh hưởng tích cực đến nhận thức
của khách hàng về ví điện tử, thái độ của họ đối với việc sử dụng ví điện tử và cuối cùng là ý
định sử dụng ví điện tử như một phương thức thanh toán. Lý thuyết về mức độ hiển thị quảng
cáo (Muhammad Rio Septian et al., 1996) nói rằng nếu người tiêu dùng tiếp xúc với quảng cáo,
họ sẽ dần tiến đến bước mua sản phẩm, thông qua tiếp xúc, quảng cáo tạo ra một số hiệu ứng, cụ
thể là nhận thức, thông tin, cảm xúc sau khi móc nối hợp tác với thương hiệu, hình ảnh thương
hiệu, tạo nên cảm giác an toàn, uy tín (Batra Rajeev et al., 1996) Khách hàng sẽ được tiếp cận
truyền thông cho sản phẩm trên nhiều phương tiện khác nhau, như tạp chí, truyền hình, mạng xã
hội, .. v… v.. (Terence, 2003) Việc tiếp xúc với quảng cáo khiến những người tiếp xúc với quảng
cáo có được ấn tượng hoặc hiểu biết hơn về thông tin sản phẩm được cung cấp trong mục quảng
cáo. Những điều này được hiểu là do ấn tượng của quảng cáo gây ra (Batra Rajeev et al., 1996).

H5: Tiếp xúc truyền thông tác động tích cực lên ý định sử dụng

5.1.2. Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

a. Sự chấp nhận của khách hàng đối với hệ thống thanh toán di động P2P (mạng ngang
hàng): Vai trò của rủi ro nhận thức.
Được thực hiện bởi Daniel Belanche, Miguel Guinaliu, Pablo Albas. Mục tiêu nhằm sử dụng
dữ liệu từ người dùng Bizum thực tế và mô hình phương trình cấu trúc. Nghiên cứu thực
hiện sử dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch và rủi ro nhận thức. Nó được dựa trên UTAUT
để điều tra ý định sử dụng công nghệ thanh toán điện tử cúa khách hàng tại Indonesia.

b. Ảnh hưởng của bảo mật thanh toán điện tử đối với nhận thức của người tiêu dung
thương mại điện tử: Một mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng.
Bài Nghiên cứu được viết bởi các tác giả M. Noor Ardiansah, Anis Chariri, Surya Rahardja,
Udin Udin. Bài nghiên cứu lấy dữ liệu từ sinh viên đại học ở Semarang- Indonesia. Sử dụng
mô hình phương trình cấu trúc(SEM), sử dụng Wrap-PLS để phân tích dữ liệu. Tác động
trung gian tốt hơn của nhận tức về tính hữu ích đối với bảo mật thanh toán điện tử và ý định
mua hàng của khách hàng. Tính dễ sử dụng, hiểu được sử dễ dàng và khả năng sử dụng của
các khía cạnh bảo mật của thanh toán ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng
thương mại điện tử.

c. Kiểm tra việc sử dụng ví điện tử thực tế của người tiêu dùng: Nghiên cứu điển
hình về phân tích dữ liệu lớn
Bài nghiên cứu được viết bởi các tác giả Shasha Teng, Kok Wei Khong. Nghiên cứu sử dụng
18.149 bài đăng của người dùng được trích xuất để phân tích từ các nền tảng truyền thông xã
hội. Dùng phương pháp khai thác văn bản để phân tích hành vi của người dùng ví điện tử.
Thước đo thành công bao gồm giao diện thân thiện với người dùng, các chiến dịch quảng cáo
và dịch vụ khách hàng với khả năng giải quyết vấn đề theo thời gian thực.

d. Thanh toán trực tuyến hay thanh toán khi nhận hàng? Một nghiên cứu về cách phương
thức thanh toán ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến đối với các sản phẩm
tìm kiếm trực tuyến và sản phẩm được trải nghiệm
Được nghiên cứu bởi Haihong Yu, Yongchong Liang, Ailian Wang, Qi Fan, Jia Jin. Nhằm
kết hợp với các tiềm năng liên quan đến sự kiện (ERP), khoa học thần kinh. Với lợi thế đo
lường các biểu hiện tâm lý tiềm ẩn để tiết lộ cơ chế đằng sau các hành vi. Sự phân tích hành
vi được dùng để nghiên cứu những dữ liệu, giúp người bán hành trực tuyến tối ưu hóa dịch
vụ thanh toán lên các sản phẩm cụ thể.

e. Đánh giá hệ thống về các nghiên cứu thanh toán di động từ lăng kính của mô hình
UTAUT
Bài nghiên cứu được viết bởi các tác giả Karrar AI- Saedi, Mostafa AI- Emran. Sử dụng 377
nghiên cứu được thu thập, tổng cộng có 25 bài báo nghiên cứu được tổng hợp và phân tích.
Những phân tích được dựa vào những năm xuất bản, bối cảnh, phương pháp nghiên cứu,
quốc gia hoạt động, cơ sở dữ liệu, các yếu tố và loại của chúng, người tham gia và mục đích
nghiên cứu. Nghiên cứu cung cấp một nguồn bao gồm để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về
thanh toán điện tử.

f. Tích hợp mô hình UTAUT trong việc áp dụng hệ thống thanh toán không dung tiền
mặt ở Thái Lan: Vai trò trung gian của rủi ro nhận thức và niềm tin
Bài nghiên cứu được viết bởi Kanokkarn Snae Namahoot, Viphasiri Jantasri. Nghiên cứu đã
được lấy dữ liệu từ 708 người khác nhau, những người đã có kinh nghiệm với hệ thống thanh
toán không dùng tiền mặt ở Thái Lan. Các tác giả đã dùng phương pháp phân tích mô hình
hóa phương trình cấu trúc, mô hình UTAUT, rủi ro nhận thức và niềm tin đều có ảnh hưởng
đáng kể đến việc các BI sử dụng hệ thống thanh toán không bằng tiền mặt.

g. An toàn là trên hết : Mở rộng mô hình UTAUT để có dự đoán tốt hơn việc áp dụng
thanh toán di động bằng cách kết hợp nhận thức độ bảo mật, nhận thức rủi ro và
niềm tin.
Được thực hiện bởi Hanif Adingugroho Widyanto, Kunthi Afrilinda, Kusumawardani,
Helmy Yohanes. Khảo sát trực tuyến lấy dữ liệu và phân phát bảng câu hỏi trực tuyến cho
người dùng thanh toán di động từ khắp Indonesia để thu thập dữ liệu. Mẫu tron nghiên cứu
này bao gồm 358 người trả lời. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp mô hình hóa
phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai. Việc ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi,
PS, kì vọng hiệu suất và Tr có ảnh hưởng đáng kể đến việc thanh toán di động BIU.

h. Ảnh hưởng của chất lượng thông tin đối với việc tiếp nhận thông tin trên các nền
tảng đánh giá truyền thông xã hội: Vai trò kiểm duyệt của Nhận thức rủi ro.
Nghiên cứu thực hiện bởi các tác giả Guoyin Jiang, Fen Liu, Wenping Liu, Shan Liu, Yufeng
Chen, Dongming Xu. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử làm
dữ liệu nghiên cứu. Phân tích dữ liệu bằng mô hình phương trình cấu trúc và phân tích hồi
quy. Qua đó khám phá tác động kiểm duyệt của rủi ro nhận thức, chẩn đoán nhận thức đối
với chất lượng thông tin.

i. Tác động điều tiết của giới tính đối với việc chấp nhận công nghệ thanh toán điện
tử: Một nghiên cứu về người tiêu dung ở các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Muhammad Turki Alshurideh, Barween AL Kurdi, Ra’ed
Masa’deh, Said A. Salloum. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 850 người thuộc các trường đại
học các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất(UAE) điền vào bảng câu hỏi trực tuyến gồm 22
mục. Sử dụng mô hình sơ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu, cấu trúc đề xuất giả thuyết
nghiên cứu bằng phầm mềm Smart PLS. Xác nhận rằng nhận thức về bảo mật, sự tin cậy và
nhận thức về quyền riêng tư ảnh hưởng đến cả nhận thức về tính hữu dụng và nhận thức về
tính dễ sự dụng.
j. Ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro đối với ý định sử dụng thanh toán di động thiên
niên kỷ để mua sắm trên thiết bị di động tại Bangkok
Được thực hiện bởi Bing Zhu, Wanwisa Charoennan, Henzel Embalzado. Dữ liệu nghiên
cứu được lấy từ 250 người thuộc gen Z ở Bangkok, những người được khảo sát từ tháng 2
đến tháng 5 2019. Sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng
phần( PLS- SEM). Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù Chỉ nhận thức rủi ro thời gian đáng kể
nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của thế hệ gen Z đối với việc sử dụng thanh toán di
động. Hơn nữa, thử nghiệm hòa giải xác nhận rằng mối quan hệ giữa rủi ro thời gian được
nhận thức và ý định sử dụng thanh toán di động được điều hòa bởi thái độ.

k. Xác định các yếu tố trong việc áp dụng và đề xuất dịch vụ ví di động ở Ấn Độ: Phân
tích tác động của tính đổi mới, áp lực sử dụng và ảnh hưởng xã hội.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả Nidhi Singh, Neena Sinha và Francisco J.
Liébana-Cabanillas. Trọng tâm của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng các dịch vụ ví điện tử ở Ấn Độ. Thời gian nghiên cứu từ ngày 15 tháng 10 năm 2018
đến ngày 22 tháng 5 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu bao gồm kiểm tra mối quan hệ giữa
các cấu trúc và sử dụng bảng câu hỏi được phát triển cho mục đích này. Các phát hiện đánh
giá sự chấp nhận của người dùng và sự hài lòng cảm nhận đối với các dịch vụ ví điện tử để
xác định các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao sự hài lòng và nhận thức của người dùng.

l. Ảnh hưởng của các yếu tố Kiến thức sản phẩm, Nhận thức lợi ích và Nhận thức rủi
ro đối với quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên Indonesia đối với Warunk
Upnormal
Các tác giả của nghiên cứu là Bob Foster, Ratih Hurriyati và Mahumad Deni Johansyah. Nghiên
cứu tập trung tìm hiểu tác động của các biến kiến thức sản phẩm, lợi ích cảm nhận và rủi ro cảm
nhận đến quyết định sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 7 tháng 3 năm 2022
đến ngày 16 tháng 5 năm 2022, sử dụng phương pháp định lượng. Phân tích dữ liệu được thực
hiện bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả cho thấy các biến tiềm ẩn về kiến thức
sản phẩm và nhận thức rủi ro có tác động tích cực và đáng kể đến sự hài lòng của người dùng.
Tuy nhiên, biến tiềm ẩn lợi ích cảm nhận không có tác động đáng kể đến quyết định sử dụng ví
điện tử.
m. Thái độ của người tiêu dung và ý định sử dụng ví điện tử ở Ấn Độ - Một nghiên cứu
thực nghiệm.
Các tác giả của nghiên cứu là Deepak Chawla và Himanshu Joshi. Nghiên cứu nhằm mục
đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng ví di động của người tiêu
dùng. Nghiên cứu đã sử dụng một mẫu đại diện của người dùng Ấn Độ và được thực hiện
vào tháng 6 năm 2019. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, một mô hình đa ngành dựa trên
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và Lý thuyết thống nhất về áp dụng và sử dụng công
nghệ (UTAUT) và các nghiên cứu liên quan khác về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
công nghệ được đề xuất. Nghiên cứu kết luận rằng việc xây dựng một cơ sở hạ tầng tích hợp
mạnh mẽ, đáng tin cậy và an toàn là rất quan trọng khi áp dụng và sử dụng ví di động, trong
đó bảo mật và sự tin cậy được coi là những yếu tố chính.

n. Nghiên cứu về sự hiểu biết về sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với ví di động.
Được công bố vào ngày 8 tháng 7 năm 2009, nghiên cứu của tác giả Dong-Hee Shin tập
trung vào mô hình phương trình cấu trúc để dự đoán thái độ và ý định hành vi sử dụng điện
thoại di động. Cách tiếp cận nghiên cứu này mở rộng UTAUT theo kinh nghiệm để giải thích
sự phát triển ý định hành vi của các cá nhân đối với việc sử dụng ví điện tử trên thiết bị di
động hoặc Internet. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng nhận thức sử dụng an toàn và tin
tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán thái độ và ý định hành vi sử dụng điện
thoại di động.

o. Không dùng tiền mặt! Các yếu tố quyết định ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử:
Phương pháp kết hợp sử dụng PLS – SEM và fsQCA. Công nghệ trong xã hội
Được thực hiện bởi Ghazanfar Ali Abbasi, Thiviya Sandran, Yuvaraj Ganesan và Mohammad
Iranmanesh, nghiên cứu đã xem xét tác động của chất lượng và quy mô xác nhận đối với
mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng các ứng dụng ví điện tử của người dùng. Nghiên cứu sẽ
được tiến hành từ ngày 26 tháng 6 năm 2021 đến ngày 13 tháng 2 năm 2022. Các nhà nghiên
cứu đã sử dụng fsQCA với PLS, một phương pháp nhấn mạnh tính đối xứng. Các phát hiện
mang tính kết luận nêu bật vai trò quan trọng của cả ba khía cạnh xác minh (nghĩa là tính
hữu ích, dễ sử dụng và bảo mật) trong việc ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng ví kỹ
thuật số của mọi người.

p. Khám phá tính bảo mật giao dịch dựa trên mức độ sẵn sàng sử dụng thanh toán di
động của người tiêu dùng bằng cách sử dụng mô hình TAM. Đổi mới hệ thống ứng
dụng.
Nghiên cứu này do Shuo-Chang Tsai, Chih-Hsien Chen và Keng-Chang Shih thực hiện nhằm
mục đích điều tra và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng sử dụng thanh toán
di động của người tiêu dùng. Dữ liệu được thu thập từ các công ty từ tháng 11 năm 2022. Sử
dụng phương pháp phương trình cấu trúc, nghiên cứu cho thấy rằng tính dễ sử dụng và tính
hữu ích được cảm nhận có tác động tích cực đáng kể đến mức độ sẵn sàng sử dụng thanh
toán di động của người tiêu dùng. Những kết quả này phù hợp với lý thuyết biện minh cơ
bản của Mô hình chấp nhận công nghệ.

q. Ảnh hưởng trung gian của niềm tin trong việc áp dụng ví di động.
Nghiên cứu của tác giả Norman Shaw tập trung vào ảnh hưởng của niềm tin trong việc sử
dụng ví điện tử trong việc thanh toán thông qua điện thoại di động. Nghiên cứu được thực
hiện trên sinh viên khoa kinh doanh của một trường đại học ở Canada từ tháng 12 năm 2013
đến tháng 3 năm 2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ, cho rằng người
tiêu dùng sẽ chấp nhận ví điện tử khi nhận thấy tính hữu ích. Kết luận của nghiên cứu là điện
thoại thông minh ngày nay đã đủ thông minh để thực hiện thanh toán gần điểm bán hàng nên
khả năng tăng trưởng của tính năng này phụ thuộc vào việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự
chấp nhận của người tiêu dùng.

r. Hệ thống Thanh toán qua Internet và Rủi ro Bảo mattj của chúng
Russel G. Smith đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống thanh toán qua internet và những rủi ro
bảo mật liên quan. Nghiên cứu đã tập trung vào việc xem xét các nguy cơ liên quan đến giao
dịch thương mại trực tuyến sử dụng công nghệ điện tử như internet. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, mặc dù hệ thống thanh toán qua internet có thể tránh được lạm dụng gian lận, nhưng
vẫn tồn tại các vấn đề khác gây lo ngại, như hành vi gây hiểu lầm và lừa đảo. Điều này đặc
biệt lo ngại cho việc bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu không giải quyết được
những vấn đề này.
s. Phát triển mô hình UTAUT mở rộng chung cho việc áp dụng thanh toán M.
Trong nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ và ảnh hưởng đến ý định hành vi của cá nhân,
tác giả Karrar Al-Saedi, Mostafa Al-Emran, T. Ramayah và Eimad Abusham đã sử dụng
phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) và
công cụ SmartPLS để phân tích mô hình khái niệm. Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất mô
hình UTAUT mở rộng chung bằng cách mở rộng mô hình với các yếu tố xác định quan trọng
trong nghiên cứu đã xem xét trước đó. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét bài viết có hệ
thống về việc áp dụng thanh toán mở rộng trong mô hình UTAUT và xác định các yếu tố
thường xuyên nhất có kết quả quan trọng trong các nghiên cứu đã được xem xét.

Với đề tài là “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở Thành
phố Hồ Chí Minh.”, nhóm tiến hành khảo lược 5 nghiên cứu chính đi trước có liên quan như
sau:

Đầu tiên là nghiên cứu “The mediating influence of trust in the adoption of the mobile
wallet” của tác giả Norman Shaw. Nghiên cứu này sử dụng mô hình dựa trên Mô hình Chấp
nhận Công nghệ TAM với hướng nghiên cứu rằng người tiêu dung sẽ chấp nhận và đặt niềm tin
vào ví di động khi họ nhận thấy tính hữu ích. Khách hàng khám phá các tính năng thông qua
cách tiếp nhận thụ động và từ đó hình thành nên sự tin tưởng. Mô hình được mở rộng với các
cấu trúc được nêu trên và được thử nghiệm thực nghiệm với người tiêu dung Canada. Các kết
quả cho thấy Nhận thức mức độ có ích là yếu tố ảnh hưởng chính và chúng có thể dẫn đến sự tin
tưởng bằng cách tiếp nhận thụ động, điều mà rất có giá trị đối với các nhà nghiên cứu. Trước đó,
nghiên cứu “The Consumer Trust Influencing Intention to Use Electronic Wallet in Thailand”
của tác giả Saowakhon Nookhao thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh và Công nghệ Thông tin của
Đại học Công nghệ Rajamangala Tawan-Ok và Singha Chaveesuk thuộc Khoa Quản trị và Quản
lý của viện Công nghệ Ladkrabang của King Mongkut tại Bangkok, Thái Lan đã dựng mô hình
cấu trúc niềm tin của người tiêu dung đến ý định sử dụng ví điện tử, dựa trên Nghiên cứu nền là
“Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin và ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng.” Qua đó,
các tác giả thấy rằng sự tin tưởng của người tiêu dùng vào ví điện tử là do 3 khía cạnh: Chất
lượng thông tin, Chất lượng hệ thống và Chất lượng dịch vụ. Họ cũng nhìn nhận rằng niềm tin
của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu
dùng. Nghiên cứu này đóng góp cho các nhà phát triển hệ thống, các nhà cung cấp dịch vụ cũng
như những người quan tấm đến thanh toán di động như một kim chỉ nam để phát triển hệ thống.
Nghiên cứu của Saowakhon và Chaveesuk là nghiên cứu định lượng được thu thập dữ liệu từ
350 mẫu đã có kinh nghiệm sử dụng ví điện tử. Kết quả nghiên cứu cũng cho tác giả thấy được
chiều sâu hơn về thanh toán di động và ví điện tử, tác giả kết luận rằng, sự tin tưởng của người
dùng ví điện tử là do chất lượng nhận được trên 3 khía cạnh như đã nói trên, và đều có ảnh
hưởng tích cực đến Niềm tin để hình thành ý định sử dụng của khách hàng.

Dựa trên lý thuyết nền là lý thuyết về hành vi có kế hoạch, Yang Tian, Tak Jie Chan, Norazah
Mohd Suki, Mohd Ariff Kasim đã xây dựng mô hình nghiên cứu về “Moderating Role of
Perceived Trust and Perceived Service Quality on Consumers’ Use Behavior of Alipay e-wallet
System: The Perspectives of Technology Acceptance Model and Theory of Planned Behavior”.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm điều tra các yếu tố dự đoán về hành vi sử dụng của người
tiêu dùng đối với hệ thống ví điện tử Alipay tại một thị trường mới nổi và vai trò kiểm duyệt của
nhận thức niềm tin và nhận thức về chất lượng dịch vụ đối với mối quan hệ này. Tại nghiên cứu
này, tác giả đã sử dụng Mô hình Chấp nhận Công nghệ TAM và Lý thuyết về hành vi có kế
hoạch TPB, với dữ liệu thu thập thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến trong số 378 người dùng
Alipay của Malaysia đã được phân tích bằng cách sử dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc
bình phương tối thiểu một phần (PLS – SEM). Kết quả rút ra được rằng tất cả giả thuyết đều có
ý nghĩa đối với ý định sử dụng Alipay của người tiêu dùng tại một thị trường mới nổi ngoại trừ
vai trò kiểm duyệt về nhận thức niềm tin. Điều này còn được dựa trên lý thuyết Nhận thức dễ sử
dụng. Họ nhấn mạnh sự tiện lợi và hiệu quả của Alipay so với các loại ví điện tử khác. Kết quả
trên có thể đóng vai trò là kim chỉ nam cho các nhà cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường việc
người tiêu dùng sử dụng ví điện tử để thanh toán kỹ thuật số bằng công nghệ tài chính. Ngoài ra,
bằng cách thực hiện thống kê với phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản, nghiên cứu “The
effect of advertising exposure of digital bank, user experience on m-banking, and user’s brand
awareness toward the intention to create an account” phân tích tác động của việc tiếp xúc quảng
với quảng cáo của Ngân hàng số, Trải nghiệm người dùng trên M- Banking vầ nhận thức về
thương hiệu ngân hàng số đối với ý định tạo tài khoản của ngân hàng số. Nghiên cứu này được
thực hiện bằng cách thu thập 108 mẫu khảo sát và tham khảo dữ liệu sơ cấp. Kết quả rút ra từ
phép đo thống kê đã kết luận rằng thử nghiệm hồi quy tuyến tính đơn giản về mức độ tiếp xúc
quảng cáo của ngân hàng số đối với ý định tạo tài khoản, cho thấy kết quả có ý nghĩa là 0,621.
Trải nghiệm người dùng của M-banking đối với ý định tạo tài khoản mang lại ý nghĩa kết quả là
0,382 và mức độ nhận biết thương hiệu của ngân hàng số khi có ý định tạo tài khoản, nó trả về
kết quả có ý nghĩa là 0,636. Điều này hàm ý rằng hồi quy tuyến tính đơn giản về trải nghiệm
người dùng trên M-Banking và Mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng số không cho thấy tác
động đáng kể , dẫn đến kết quả thống kê đều trên 0,05.

Cuối cùng, nghiên cứu của Davis Fred (1989) – “Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use,
and User Acceptance of Information Technology” phát triển và xác nhận các thang đo mới cho
hai biến cụ thể: Nhận thức mức độ hữu dụng và Nhận thức dễ sử dụng, được giả thuyết là yếu tố
quyết định cơ bản cho sự chấp nhận của người dung, các định nghĩa cho hai biến này đã được
dung để phát triển các mục thang đo về các kiểm tra trước về tính hợp lệ của chúng và sau đó
được kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ của cấu trúc trong hai nghiên cứu liên quan đến tổng số
152 người dung và bốn chương trình ứng dụng. Các biện pháp đã được tinh chỉnh và sắp xếp
hợp lý, dẫn đến hai thang đo sáu mục với độ tin cậy là 0,98 cho tính hữu dụng và 0,94 cho tính
dễ sử dụng. Các thang đo thể hiện tính hội tụ, phân biệt và có giá trị giai thừa cao. Kết quả cuối
cùng cho thấy, các phân tích hồi quy cho thấy rằng nhận thức tính dễ sử dụng thực sự có khả
năng là tiền đề nhân quả đối với nhận thức tính hữu dụng, khác với nhận định rằng chúng là
quyết định song song, trực tiếp của việc sử dụng hệ thống.

Quy kết lại, qua các nghiên cứu trước đã được khảo lược đều cho thấy sự tương đồng về phương
pháp nghiên cứu và các kết luận, kết quả sau cùng của nghiên cứu. Theo đó là những vấn đề
nghiên cứu khác nhau của từng nghiên cứu, kết hợp với lý thuyết nền liên quan cho thấy được
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh
cùng vài phạm vi quốc tế. Tuy rằng chủ đề nghiên cứu này chưa quá phổ biến ở Việt Nam, chủ
yếu là dựa trên những nguồn dữ liệu nghiên cứu khoa học quốc tế được lấy ra từ khảo lược trên,
nhóm tác giả có thể theo đó tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình với dễ dàng hơn.

6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 6.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả đề tài)
 Biến độc lập: Nhận thức mức độ hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro, Niềm tin,
Tiếp xúc truyền thông.
 Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng ví điện tử của Khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh.

6.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu


6.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu

a. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu


Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp định lượng, phương pháp chọn mẫu là phương pháp
Chọn mẫu xác suất với Chọn mẫu phân tầng.

Về đối tượng dữ liệu, lựa chọn đối tượng trong nhóm đối tượng nghiên cứu nêu trên thông qua
bảng hỏi chi tiết của nhóm đối tượng đang nghiên cứu.Về cỡ mẫu, cần thiết lấy mẫu xác suất, cỡ
mẫu số lượng lớn sẽ cho biết được xác suất lượng đối tượng tham gia khảo sát, giúp tác giả thu
được dữ liệu xác định rõ rang. Từ đó có thể nghiên cứu lập kế hoạch và tạo ra mẫu chính xác.

b. Quy mô mẫu:
Theo nghiên cứu của Hair, mẫu phù hợp cho nghiên cứu có kích thước tối thiểu N ≥ 5*x (x:
tổng số biến quan sát). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố với số biến quan sát
là 25 trong mô hình nghiên cứu chính thức. Do đó cỡ mẫu tối thiểu phải là N = 25*5 = 125. Tuy
nhiên đề tài nghiên cứu yêu cầu phải thu về số lượng mẫu lớn vì không gian ở bộ phận Thành
phố Hồ Chí Minh cũng như đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu dự kiến thu
về 750 mẫu khảo sát (30x = 30*25 = 750) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Dữ liệu sơ cấp là nguồn số liệu chủ yếu của nghiên cứu thông qua việc điều tra online các số
liệu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát để
điều tra thông tin và thu lại sau một khoảng thời gian vừa đủ để đảm bảo dữ liệu chính xác.

c. Đo lường:
Đối với đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM”, tác giả lựa chọn:

• Thang đo Likert:
Là hình thức đo lường phổ biến, người tham gia khảo sát có thể đánh giá mức độ đồng ý hoặc
không đồng ý của họ với các tuyên bố trên một đoạn đánh giá từ 5 – 7 mức độ (“Hoàn toàn đồng
ý” đến “Hoàn toàn không đồng ý”.)

1: Hoàn toàn không đồng ý


2: Không đồng ý
3: Trung lập
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý
Bảng mẫu khảo sát đối với nhóm đối tượng theo thang đo trên:

Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn


hoá

Nhận thức NI1 Sử dụng ví điện tử giúp bạn tiết kiệm thời gian (Davis, 1989b)
mức độ có
NI2 Sử dụng ví điện tử có thể cải thiện khả năng quản
ích
lý tài chính của bạn

NI3 Sử dụng ví điện tử sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống


của bạn

NI4 Sử dụng ví điện tử sẽ dễ dàng trong việc mua sắm

NI5 Sử dụng ví điện tử sẽ giúp tiết kiệm tài chính

NI6 Sử dụng ví điện tử sẽ giúp việc thanh toán linh hoạt


hơn

Nhận thức dễ ND1 Biết cách sử dụng ví điện tử là điều dễ dàng với tôi (Davis, 1989b)
sử dụng
ND2 Việc thao tác với ví điện tử rất rõ rằng và dễ hiểu

ND3 Tôi thấy ví điện tử rất linh hoạt khi thao tác

ND4 Việc sử dụng ví điện tử một cách sành sỏi sẽ rất dễ


dàng với tôi

ND5 Tôi thấy ví điện tử rất dễ sử dụng


Nhận thức CR1 Nhìn chung, bạn cảm thấy ví điện tử đáng đồng tiền (Nazir et al., 2021)
rủi ro bát gạo

CR2 Bạn cảm thấy bị “lung lay” vì nhận xét tiêu cực của
người khác về ví điện tử

CR3 Bạn cảm thấy rằng bạn sẽ không nhận được đủ sự


hài lòng cá nhân từ việc sử dụng ví điện tử

CR4 Bạn nhận thấy nguy cơ bị lừa đảo khi sử dụng ví


điện tử

CR5 Bạn cảm thấy có khả năng bản thân bị cuốn vào kế
hoạch lừa đảo thông qua ví điện tử

CR6 Bạn cảm thấy bất lợi khi sử dụng ví điện tử

Niềm tin NT1 Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử luôn cung cấp (Nookhao &
thông tin hoặc đưa ra lời khuyên dựa trên lợi ích của Chaveesuk, 2019)
người dùng.

NT2 Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử tự nguyện và


sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu hệ thống bị lỗi.

NT3 Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử có danh tiếng


tốt và hình ảnh tốt.

NT4 Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử có thể tuân thủ
các chính sách và thỏa thuận.

Tiếp xúc AT1 Khi sử dụng Internet, bạn có thường xuyên nhìn (Stroup &
truyền thông thấy các quảng cáo hoặc khuyến mại sử dụng ví Branstetter, 2018)
điện tử không?
AT2 Khi bạn đọc báo hoặc tạp chí, bạn có thường thấy
quảng cáo hoặc khuyến mãi cho ví điện tử không?

AT3 Khi đi đến cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trạm xăng,
bạn có thường thấy các quảng cáo hoặc khuyến mãi
về ví điện tử không?

AT4 Khi bạn xem TV hoặc đi xem phim, bạn có thường


thấy quảng cáo hoặc khuyến mãi cho ví điện tử
không?

• Thang đo thái độ đơn giản


Thang đo này yêu cầu người tham gia khảo sát đánh giá thái độ của mình bằng cách chọn 1
trong 2 tùy chọn “tán thành” hoặc “không tán thành” đối với một tuyên bố hoặc câu hỏi. Bằng
cách này, mỗi nhóm tuổi mà tác giả đưa ra sẽ được đo lường thái độ khác nhau.

7. Bố cục dự kiến của nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu


1) Lý do nghiên cứu
2) Mục tiêu nghiên cứu
2.1) Mục tiêu tổng quát
2.2) Mục tiêu cụ thể
3) Câu hỏi nghiên cứu
4) Liệt kê các khái niệm hoạt động .

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan

1) Các khái niệm liên quan


• Nhận thức mức độ hữu ích
• Nhận thức dễ sử dụng
• Nhận thức rủi ro
• Niềm tin
• Tiếp xúc truyền thông

Chương 3: Lý thuyết nền

1) Các lý thuyết nghiên cứu liên quan


2) Khảo lược các nghiên cứu trước
3) Khoảng trống nghiên cứu
4) Phát triển giải thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu

1) Mô tả dữ liệu nghiên cứu


2) Xây dựng thang đo
3) Phương pháp xử lý dữ liệu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và đánh giá

1) Báo cáo kết quả


2) Đánh giá & nhận xét
Chương 6: Khuyến nghị & kết luận

1) Kết luận
2) Hạn chế và đề xuất nghiên cứu tương lai

8. Hạn chế của nghiên cứu


Những nghiên cứu được phát hiện và phát triển chỉ phản ánh các khía cạnh hạn chế của trải
nghiệm người tiêu dùng với ví di động. Do việc thanh toán di động không phải là hình thức
thanh toán duy nhất ở Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ mang tính chất thăm dò. Những trường
hợp dẫn đến khả năng khái quát đang còn nhiều hạn chế. Số lượng người tham gia trả lời câu hỏi
chỉ mang tính đại diện tại TP.HCM nên không thể là đại diện cho toàn bộ những người dùng ví
điện tử. Nghiên cứu chỉ giới hạn trong một nghiên cứu chung, khi đó mà kết quả của việc thanh
toán điện tử có thể sẽ không hiệu quả để giải thích cho các tình huống khác (ví dụ: Cài đặt thanh
toán điện tử ngoại tuyến).
Văn hóa thị trường ở một số địa điểm không phù hợp cho nghiên cứu. Việc có kinh phí ít cũng
ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình thu thập cũng như phát triển nghiên cứu. Thiếu dữ liệu là có
thể xảy ra vì ví điện tử là một hình thức mới, được phổ biến sau dịch Covid-19 nên nhiều người
không quen việc sử dụng loại thanh toán này. Thay đổi công nghệ cũng tạo ra những tính phức
tạp của hệ thống thanh toán gây ra khó khăn cho việc sử dụng.

9. Kế hoạch triển khai nghiên cứu

Nhiệm vụ hoàn thành trong 14 tuần


Nhiệm vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đề xuất nghiên cứu
Xây dựng mô hình
Thu thập dữ liệu
Xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Báo cáo lần đầu
Báo cáo lần cuối
Xuất thành văn bản
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Singh, S., Jain, D., & Singh, R. (2017). Determining factors in the adoption and
recommendation of mobile wallet services in India: Analysis of the effect of innovativeness,
stress to use and social influence. International Journal of Information Management, 37(3), 221-
234. DOI: 10.1016/j.ijinfomgt.2016.12.008

Pertiwi, D. P., Armanu, T., & Rahman, R. A. (2020). The Effect of Product Knowledge,
Perceived Benefits, and Perceptions of Risk on Indonesian Student Decisions to Use E-Wallets
for Warunk Upnormal. (Unpublished master's thesis). Universitas Airlangga.

Sengupta, A., & Chaudhuri, S. (2018). Consumer attitude and intention to adopt mobile wallet in
India – An empirical study. International Journal of Bank Marketing, 36(7), 1313-1332. doi:
10.1108/IJBM-03-2017-0038

Laukkanen, T. (2017). Towards an understanding of the consumer acceptance of mobile wallet.


Computers in Human Behavior, 75, 641-650. doi: 10.1016/j.chb.2017.06.017

Dwivedi, A., Sharma, S., Rai, S., & Kapoor, K. (2020). Go cashless! Determinants of
continuance intention to use E-wallet apps: A hybrid approach using PLS-SEM and fsQCA.
Technology in Society, 62, 101320. doi: 10.1016/j.techsoc.2020.101320

Yaseen, S. G., & Majed, A. (2020). Exploring Transaction Security on Consumers' Willingness
to Use Mobile Payment by Using the Technology Acceptance Model. Applied System
Innovation, 3(4), 34. doi: 10.3390/asi3040034

Lim, Y. M., Osman, A., & Salahuddin, S. N. (2021). The mediating influence of trust in the
adoption of the mobile wallet. Journal of Retailing and Consumer Services, 58, 102375. doi:
10.1016/j.jretconser.2020.102375
Smith, R.G. (1999), "Internet Payment Systems and their Security Risks", Journal of Financial
Crime, Vol. 7 No. 2, pp. 155-160. https://doi.org/10.1108/eb025933

Al-Saedi, K., Al-Emran, M., Ramayah, T., & Abusham, E. (2020). Developing a general
extended UTAUT model for M-payment adoption. Technology in Society, 62, 101293. Doi:
https://doi.org/10.1016/j.techsoc.2020.101293

Belanche, D., Guinalíu, M., & Albás, P. (2022). Customer adoption of p2p mobile payment
systems: The role of perceived risk. Telematics and Informatics, 72, 101851. Doi:
https://doi.org/10.1016/j.tele.2022.101851

Ardiansah, M., Chariri, A., Rahardja, S., & Udin, U. (2020). The effect of electronic payments
security on e-commerce consumer perception: An extended model of technology acceptance.
Management Science Letters, 10(7), 1473-1480. Doi: 10.5267/j.msl.2019.12.020

Teng, S., & Khong, K. W. (2021). Examining actual consumer usage of E-wallet: A case study
of big data analytics. Computers in Human Behavior, 121, 106778. Doi:
https://doi.org/10.1016/j.chb.2021.106778

Yu, H., Liang, Y., Wang, A., Fan, Q., & Jin, J. (2022). Pay online or pay on delivery? An ERP
study of how payment methods affect online purchase decisions for search vs. experience
products. Journal of Economic Psychology, 91, 102526. Doi:
https://doi.org/10.1016/j.joep.2022.102526

Al-Saedi, K., Al-Emran, M. (2021). A Systematic Review of Mobile Payment Studies from the
Lens of the UTAUT Model. In: Al-Emran, M., Shaalan, K. (eds) Recent Advances in
Technology Acceptance Models and Theories. Studies in Systems, Decision and Control, vol
335. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-64987-6_6
Namahoot, K.S. and Jantasri, V. (2023), "Integration of UTAUT model in Thailand cashless
payment system adoption: the mediating role of perceived risk and trust", Journal of Science and
Technology Policy Management, Vol. 14 No. 4, pp. 634-658. https://doi.org/10.1108/JSTPM-07-
2020-0102

Widyanto, H.A., Kusumawardani, K.A. and Yohanes, H. (2022), "Safety first: extending
UTAUT to better predict mobile payment adoption by incorporating perceived security,
perceived risk and trust", Journal of Science and Technology Policy Management, Vol. 13 No. 4,
pp. 952-973. https://doi.org/10.1108/JSTPM-03-2020-0058

Jiang, G., Liu, F., Liu, W., Liu, S., Chen, Y., & Xu, D. (2021). Effects of information quality on
information adoption on social media review platforms: Moderating role of perceived risk. Data
Science and Management, 1(1), 13-22. Doi: https://doi.org/10.1016/j.dsm.2021.02.004

Alshurideh, M.T., Al Kurdi, B., Masa’deh, R. and Salloum, S.A. (2021), "The moderation effect
of gender on accepting electronic payment technology: a study on United Arab Emirates
consumers", Review of International Business and Strategy, Vol. 31 No. 3, pp. 375-396.
https://doi.org/10.1108/RIBS-08-2020-0102

Zhu, B., Charoennan, W. and Embalzado, H. (2022), "The influence of perceived risks on
millennials' intention to use m-payment for mobile shopping in Bangkok", International Journal
of Retail & Distribution Management, Vol. 50 No. 4, pp. 479-497.
https://doi.org/10.1108/IJRDM-05-2020-0174
Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of
Information Technology. MIS Quarterly, 13(3), 319–340. https://doi.org/10.2307/249008

Tian, Y., Chan, T. J., Suki, N. M., & Kasim, M. A. (2023). Moderating role of perceived trust
and perceived service quality on consumers’ use behavior of Alipay e-wallet system: the
perspectives of technology acceptance model and theory of planned behavior. Human Behavior
and Emerging Technologies, 2023. Doi: https://doi.org/10.1155/2023/5276406

S. Nookhao and S. Chaveesuk, "The Consumer Trust Influencing Intention to Use Electronic
Wallet in Thailand," 2019 11th International Conference on Information Technology and
Electrical Engineering (ICITEE), Pattaya, Thailand, 2019, pp. 1-6, doi:
10.1109/ICITEED.2019.8929973.

Rachman, T. F., Pradekso, T., & Luqman, Y. (2022). THE EFFECT OF ADVERTISING
EXPOSURE OF DIGITAL BANK, USER EXPERIENCE ON M-BANKING, AND USER’S
BRAND AWARENESS TOWARD THE INTENTION TO CREATE AN ACCOUNT. Interaksi
Online, 10(3), 546-568. Retrieved from https://ejournal3.undip.ac.id/index.php/interaksi-
online/article/view/34902

Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A theoretical extension of the technology acceptance
model: Four longitudinal field studies. Management science, 46(2), 186-204.
https://doi.org/10.1287/mnsc.46.2.186.11926

Stroup, A. M., & Branstetter, S. A. (2018). Effect of e-cigarette advertisement exposure on


intention to use e-cigarettes in adolescents. Addictive behaviors, 82, 1-6. Doi:
https://doi.org/10.1016/j.addbeh.2018.02.021
Astari, A., Yasa, N., Sukaatmadja, I., & Giantari, I. (2022). Integration of technology acceptance
model (TAM) and theory of planned behavior (TPB): An e-wallet behavior with fear of COVID-
19 as a moderator variable. International Journal of Data and Network Science, 6(4), 1427-1436.
Doi: 10.5267/j.ijdns.2022.5.008

McKnight, D. H., Choudhury, V., & Kacmar, C. (2002). The impact of initial consumer trust on
intentions to transact with a web site: a trust building model. The journal of strategic information
systems, 11(3-4), 297-323. Doi: https://doi.org/10.1016/S0963-8687(02)00020-3
Malik, A.N.A., Annuar, S.N.S. (2021). The Effect of Perceived Usefulness, Perceived Ease of
Use, Reward, and Perceived Risk toward E-Wallet Usage Intention. In: Bilgin, M.H., Danis, H.,
Demir, E. (eds) Eurasian Business and Economics Perspectives. Eurasian Studies in Business
and Economics, vol 17. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-65147-3_8

Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision
processes, 50(2), 179-211. Doi: https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T

Pham, T. T. T., & Ho, J. C. (2015). The effects of product-related, personal-related factors and
attractiveness of alternatives on consumer adoption of NFC-based mobile payments. Technology
in society, 43, 159-172. Doi: https://doi.org/10.1016/j.techsoc.2015.05.00

Universiteiten, S. B. Electronic Payment Systems: Issues of User Acceptance.

You might also like