You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Họ và tên: Trần Thoại Nhi


MSSV: 2056060048
Môn học: Nhân học Đô thị
GV hướng dẫn: ThS. Phạm Thanh Thôi

1
A. PHẦN LÍ THUYẾT

Câu 2: Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Chính, “Bản chất văn hóa Hà Nội là đa
dạng, đa chiều và đa nguyên”. Dựa vào các nội dung nghiên cứu trong bài
viết của tác giả, Anh Chị hãy làm sáng tỏ cho nhận định trên?
Câu trả lời:
Nói đa nguyên vì khái niệm Hà Nội không phải để chỉ riêng khu vực đô thị.
Hà Nội như một không gian địa - văn hóa luôn luôn bao gồm cả khu vực nông
thôn và lối sống nông dân. Trong lịch sử, Hà Nội chưa bao giờ đứng riêng với
tư cách là một thành phố độc lập như ta vẫn thấy ở các thành thị phương Tây.
Là một thành phố đô thị hóa chưa triệt để, còn nhiều mối liên hệ chặt chẽ với
khu vực nông thôn, quá trình đô thị hóa từ trước đến nay vẫn đang thiên về biện
pháp hành chính có tính cưỡng bức hơn là quá trình phát triển tự thân nên trong
đời sống văn hóa của Hà Nội, yếu tố nông dân và nông thôn luôn hiển hiện như
một bộ phận hợp thành của cấu trúc văn hóa đô thị.
Trong không gian của “thành phố” luôn có một phần thuộc khu vực nông thôn
và phần này lúc nào cũng ở vị thế lấn át so với phần thành thị. Điều này có
nghĩa là không gian địa – văn hóa của Hà Nội luôn hàm chứa hai nhóm văn hóa
và lối sống khác nhau song hành tồn tại. Đó là văn hóa của thị dân và văn hóa
nông dân.
Trong lịch sử và thậm chí là mới gần đây thôi, số lượng thị dân sống trong các
khu phố luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với những người nông dân sống
trong các làng xã truyền thống của Hà Nội. Bộ phận nhỏ thị dân này cũng
không đồng nhất, bên cạnh tầng lớp quý tộc và quan chức thuộc tầng lớp cai trị
là những trí thức, thương nhân, công chức, thợ thủ công và người buôn bán nhỏ.
Phần còn lại là những người nhập cư, làm các công việc tạp dịch và lao động
chân tay. Họ có mối liên hệ chặt chẽ với khu vực nông thôn ở nhiều làng quê
thuộc các vùng miền khác nhau, và có xu hướng lưu giữ lối sống nông dân của
mình ngay trong lòng thành phố. Vậy là ngay trong bộ phận thị dân nhỏ bé ấy
vẫn có sự hiện diện của văn hóa và lối sống nông dân đối lập với văn hóa thị
dân. Hà Nội như một thực thể văn hóa có bản sắc riêng, một Hà Nội-nhà quê và
một Hà Nội-kẻ chợ. Hai bộ phận cư dân này tuy tồn tại trong một khung của cơ
cấu hành chính chung nhưng có văn hóa và lối sống khác nhau.

Tính đa chiều của văn hóa Hà Nội thể hiện ở sự phân bố không gian cư trú
với các nhóm xã hội khác nhau và lối sống khác nhau. Văn hóa Hà Nội luôn
được bồi đắp và biến đổi do tính năng động dân số học của các lớp người di cư
đến thành phố. Di dân nông thôn – đô thị là quy luật, nhưng cũng là sức sống
2
của Hà Nội và văn hóa Hà Nội. Thành phố sẽ chỉ còn là một cơ thể đang ngủ
yên nếu không có dòng di chuyển dân số này.
Cũng giống như nhiều đô thành trên thế giới, Thăng Long – Hà Nội luôn luôn
là một điểm đến hấp dẫn của nhiều luồng di cư.
Luồng thứ nhất bao gồm những thành phần tinh hoa của đất nước. Họ là những
người có tài năng, học vấn và vốn liếng, được tuyển dụng hoặc tự tìm đến chốn
kinh kỳ để phát triển và thi thố với đời.
Luồng thứ hai là những người dân cùng khổ từ các vùng nông thôn, do lao dịch,
thuế má, thất bát, dịch bệnh và bóc lột, bị đẩy đến tình trạng bần cùng. Họ đổ về
Thăng Long tìm cơ hội thay đổi cuộc đời và tạo nên những khu cư trú tồi tàn
của người lao động vùng ngoại ô.
Luồng di cư thứ ba là sự hiện diện của những người nước ngoài đủ mọi thành
phần sắc tộc và chủng tộc, từ những thương nhân, nhà truyền giáo, nhà ngoại
giao cho đến những người lao động nghèo hèn. Họ di chuyển vào các thành phố
lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là để tìm kế sinh
nhai”.
Hơn thế nữa, Hà Nội là một thành phố đa sắc tộc và đa chúng tộc. Người
Việt, người Hoa, người Pháp và nhiều sắc tộc khác từng và vẫn đang góp phần
vào diện mạo thành phố này. Dấu ấn văn hóa của họ không hề bị hòa tan hay
biến mất mà ngược lại, vẫn đang hiện diện trong mọi phương diện vật chất, tinh
thần của người Hà Nội.
Người Hoa – Hán và các sắc tộc Trung Hoa khác đến Việt Nam từ rất sớm,
bằng nhiều con đường khác nhau, và phần lớn những người trong làn sóng di cư
đầu tiên từ phương Bắc tới với mục đích định cư đều đã địa phương hóa để trở
thành người Việt.
Mặc dù thời kỳ đô hộ trực tiếp của nhà Hán ở Việt Nam đã từ lâu chấm dứt,
nhưng dòng người di cư từ các địa phương thuộc vùng Quảng Đông như Triều
Châu, Phúc Kiến vẫn tiếp tục đổ về phía Nam.
Về phương diện tôn giáo, sự hiện diện của đạo Lão, đạo Nho và đạo Phật đã trở
thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Hà Nội.
Về phương diện ẩm thực, các món ăn dân dã như lạc rang húng lìu, vịt quay hay
món xì-dầu cũng thấy hiện diện phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Hà
Nội.
Về phương diện y thuật, ngoài y lý cổ truyền của người Hoa được tin dùng, Hà
Nội trở thành một trung tâm bán buôn và phân phối mặt hàng này trên khắp
châu thổ sông Hồng.
Về phương diện kiến trúc, có thể nhận thấy các đền miếu và hội quán của người
Hoa đã mang lại một sắc thái rất riêng cho Hà Nội.
Về phương diện văn hóa thượng tầng, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy trong
lối giáo dục khoa cử, các hình thức tổ chức nhà nước, hệ thống đạo đức và pháp
3
luật của Việt Nam những yếu tố vay mượn hoặc chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa mà họ nhìn nhận như là “mô hình Trung Hoa” trong văn hóa chính
trị ở nước Việt Nam trước thời thực dân. Đó cũng là lý do tại sao các nhà
nghiên cứu phải đi tìm bản sắc Việt ở trong mạch nguồn văn hóa dân gian nơi
làng quê và gọi đó là “linh hồn” của văn hóa dân tộc.

Nhưng Hà Nội không chỉ có dấu ấn văn hóa của người Hoa. Một phần
không thể thiếu của văn hóa Hà Nội là dấu ấn Âu Tây mà người Pháp đã mang
đến. Chính những dấu ấn này đã làm nên một thành phố phương Đông mang
đậm sắc thái kiểu châu Âu khiến nhiều du khách ngỡ ngàng như đang khám phá
một “Hà Nội– Paris của Việt Nam”.
Người Pháp đã mang đến Hà Nội một bộ mặt khác trong khi không làm mất đi
cái dáng vẻ xưa cũ tấp nập của 36 phố phường. Đó là các con phố có đường trải
nhựa rộng cả chục mét, với nhà hàng, quán bar và café, dinh thự, công sở,
khách sạn, các công trình công cộng như nhà thờ, công viên, nhà hát, và cả
những cơ sở công nghiệp như cơ khí và in ấn,…
Tuy nhiên, dấu ấn văn hóa Âu Tây ở Hà Nội không chỉ là những dãy phố. Bằng
việc tạo ra một hệ thống giáo dục kiểu mới nhằm đào tạo những công chức và
trí thức kiểu châu Âu phục vụ nhà nước thực dân, dù người Pháp không muốn,
cũng đã thổi vào đời sống của người Hà Nội một luồng gió mới, xua đi cái ngột
ngạt của hệ thống giáo dục kiểu Tầu dựa trên các tôn ty trật tự chuyên chế
phương Đông vốn đã ngự trị nhiều thế kỷ ở chốn kinh kỳ.
Bên cạnh những yếu tố văn hóa Đông – Tây vẫn còn hiển hiện cả trong đời
sống vật chất và tinh thần của Hà Nội, chúng ta cũng thấy sự tham góp của
nhiều nhóm sắc tộc thiểu số bản xứ khác vào trong kho tàng văn hóa đa dạng và
giàu có của thành phố.

Hà Nội cũng là một thành phố của sự tương phản trong văn hóa và lối sống.
Đó là sự khác biệt giữa lối sống nông dân và thị dân, giữa cái cũ và cái mới,
giữa tính năng động và sự trì trệ, giữa cao sang và thấp hèn, giữa tinh hoa và
bình dân, giữa quyền lực và bất lực. Vì vậy, bản chất của cấu trúc văn hóa Hà
Nội là đa nguyên. Các yếu tố đa dạng, đa chiều và tương phản trong lối sống
luôn hiển hiện trong đời sống hàng ngày của thành phố nhưng chúng không hòa
tan vào nhau, không làm cho cái bản ngã của mỗi nhóm bị mất đi, ngược lại,
chúng tạo nên những gam màu đa sắc diện, cùng tồn tại trong một không gian
văn hóa chung của thành phố. Nhận xét này gợi lên ý tưởng rằng bảo tồn các
giá trị văn hóa của thành phố không có nghĩa là bảo tồn những giá trị chung
chung và trừu tượng mà chính là giữ gìn những yếu tố vật chất và tinh thần của
từng bộ phận đã tham góp vào quá trình hình thành và phát triển diện mạo văn
hóa chung của thủ đô. Sự mai một của các yếu tố này cũng có nghĩa sẽ làm mất
4
đi một phần bản sắc văn hóa của thành phố. Việc khái quát bản sắc thành những
đặc tính chung như thường được nói đến do đó sẽ không mang lại những ngụ ý
cho các giải pháp mang tính thực tiễn.

B. PHẦN THỰC HÀNH

Chủ đề: Chủ đề: Đời sống lao động, điều kiện nhà ở và mạng lưới xã hội của công
nhân nhập cư trong đại dịch covid-19 ở TP.HCM

- Địa điểm khảo sát quan sát và phỏng vấn:


Tại nhà riêng của anh K (629/18B Cách Mạng Tháng 8 phường 15 quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh).
Phòng trọ của chị T (hẻm 409 Trường Chinh, phường 12, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh).
- Thời gian: Lần 1: 19h - 19h45 ngày 23/3/2022
Lần 2: 13h – 14h ngày 01/04/2022
- Thông tin cá nhân người trả lời/thông tín viên:
Thông tin thông tín viên thứ 1:
Họ và tên: Nguyễn Kim Khôi
Sinh năm: 1976
Quê quán: Củ Chi
Dân tộc: Kinh
Công việc hiện tại: Hiện tại đang là công nhân ở công ty In tem Bưu điện
TPHCM.

Thông tin thông tín viên thứ 2:


Họ và tên: Trần Huỳnh Kim Thi
Giới tính: Nữ
Sinh năm: 2000
Quê quán: Đồng Tháp
Dân tộc: Kinh
Công việc hiện tại: Hiện tại đang làm công nhân ở xí nghiệp may xuât khẩu
Nam Tiến.

Nội dung khảo sát: Cuộc khảo sát nói về công việc, chỗ ở, mối quan hệ xã hội
cũng như tình hình hiện tại trong đại dịch covid – 19 tại thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời cuộc khảo sát làm rõ được việc dân nhập cư có cảm thấy quá
áp lực khi phải đối mặt với những vấn đề phát sinh trong đại dịch đặc biệt là
vấn đề kinh tế cũng như mối quan hệ xã hội.

I. Quan sát tham dự


5
Nơi ở của thông tín viên thứ 1: Nhà của anh K nằm trong một con hẻm khá
nhỏ, xung quanh nơi ở của anh là hàng loạt những căn nhà, phòng trọ cho
thuê với giá rẻ và có cả những hàng bán thức ăn của các công nhân nơi đây.
Vì hẻm khá nhỏ cũng như các dãy nhà trọ cho thuê thấp và chen chút nhau
nên tạo cảm giác khá ngột ngạt khi đến đây; nơi anh K ở có hai tầng và anh
cùng với gia đình mình ở tầng 2. Chỗ ở cũng khá đầy đủ tiện nghi, có nhà
tắm, một góc bếp và 1 phòng ngủ.

Nơi ở của thông tín viên thứ 2: Nhà chị T nằm trong một con rộng rãi, nơi
này có vẻ mới được xây dựng lại nên thấy những dãy nhà trọ khá mới. Chị T
ở trong một tòa nhà giống như kí túc xá, có rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng
có thể 2-3 người ở. Đa số những người sống ở khu vực này đều là sinh viên
và công nhân. Trong phòng thì nhà tắm và không gian bếp ở dưới còn phía
trên có một gác lửng nhỏ để ngủ. Không gian bên ngoài tòa nhà khá thoáng
mát, có nhiều cửa hàng tạp hóa, hẻm cũng khá rộng nên tạo cảm giác dễ
chịu; nhưng trong tòa nhà của chị T thì khá ngột ngạt có lẽ vì quá nhiều
phòng 1 lầu. Trong phòng không có của sổ nên vào những mùa nóng như
hiện tại thì rất là oi bức.

II. Phỏng vấn sâu/trao đổi.

Thông tín viên thứ 1

SV: Dạ cho con hỏi chú làm công việc được khoảng bao lâu rồi ạ?

TTV: Chú thì làm công việc này được khoảng 15 năm đổ lại đây, cỡ năm
2007 lúc con gái chú sinh.

SV: Dạ vậy chú có thể cho biết thu nhập hiện tại của mình là bao nhiêu
không ạ?

TTV: Ừ thì cũng không cao lắm đâu con, cỡ 8 đến 9 triệu thôi còn tùy vào
nguồn hàng, thưởng, rồi nhiều khi tăng ca nữa. Nhiều lúc chú không có việc,
ở nhà suốt cả tuần lương chỉ còn khoảng 7 triệu.

SV: Vậy mức thu nhập trước và sau tháng dịch cỡ tháng 5 năm 2021 của
chú có sự thay đổi nhiều hay không?

TTV: Theo chú nhớ thì nó thay đổi nhiều lắm, lúc có dịch xong rồi gần nhà
chú có mấy ca F0 nên cả xóm bị phong tỏa, chú cũng không được ra công ty
thêm vợ chú nữa cùng làm chung công ty nên cả tháng đó chỉ nhận được
tiền trợ cấp của công ty cỡ 3 triệu.

6
SV: Vậy thu nhập hiện tại của chú so với mức lương trước dịch có chênh
nhau nhiều không ạ?

TTV: Không con, công việc của chú không bị ảnh hưởng nhiều từ covid vì
tem không giống đồ ăn hay xăng dầu nên nó cũng không khác lắm. Nhưng
mà trước dịch do có nhiều hàng nên chú phải tăng ca, lương cũng có thể lên
đến 9 triệu. Còn bây giờ không có nhiều hàng để tăng ca nữa nên cũng có
chút khó khăn, lương tháng 2 chỉ có 5 triệu hơn.

SV: Trong mùa dịch này chú có vay mượn để trang trải cuộc sống không?

TTV: Không có, cũng là vợ chồng chú được nhận tiền hỗ trợ với mấy thực
phẩm nên cũng không cần đi mua. Nhà chú hên cũng có một phần tiền tiết
kiệm trong mấy năm qua dùng để mua thiết bị mới trong nhà nên là gặp dịch
khó khăn vậy lấy ra dùng. Thêm cái nữa là chú cũng được nhận 3 triệu từ
công ty nên gia đình cũng không khó khăn lắm.

SV: Hiện tại thì chú có gặp khó khăn gì trong việc chi tiêu hay sinh hoạt hay
không?

TTV: Do từ mùa dịch tới giờ gia đình chú cũng tiết kiệm nên giờ tôi cũng
không lo gì mấy.

SV: Hiện tại chỗ chú ở là nhà thuê hay nhà riêng vậy ạ?

TTV: Nhà thuê thôi con, nhà 2 tầng, gia đình chú ở trên còn tầng dưới thì
gia đình khác.

SV: Không biết nhà chú có bao nhiêu người? Lý do gì mà chú quyết định
thuê ở đây? Chú có cảm thấy thoải mái với nơi ở hiện tại không?

TTV: Nhà chú thì có 4 người, tôi vợ với 2 con. Chú ở đây do là họ hàng chỉ,
giá thuê oke nên chú quyết định ở. Nhà nhà vừa đủ gồm 2 phòng ngủ nên
chú và con trai 1 phòng, vợ tôi với con gái 1 phòng nên chú thấy ổn.

SV: Chú cho con hỏi tiền thuê của mình là bao nhiêu không ạ?

TTV: Giá thuê thì 5 triệu rưỡi 1 tháng do người quen giới thiệu nên mới
được giá mềm vậy, chưa bao gồm tiền điện nước. Còn nếu tính luôn cả điện
nước thì cũng khoảng 5 triệu 800.

SV: Tiền thuê nhà hiện tại có quá mức với gia đình chú không ạ?

TTV: Lương vợ với chú gộp lại 19 triệu trừ đi 6 triệu tiền nhà của thì vẫn
còn dư để tiết kiệm.

7
SV: Chú với gia đình thuê ở dưới là gì v ạ?

TTV: Hai vợ chồng chú làm chung công ty với hai vợ chồng nhà dưới nên
cũng thân, đợt dịch vừa rồi vợ chồng người ta anh chị giúp đỡ nhà chú nhiều
lắm.

SV: Vậy gia đình chú có mối quan hệ như thế nào với các gia đình trong
cùng khu nhà ở?

TTV: Vì nhà chú thuê được gần với chỗ chú làm việc nên hầu như các hộ
gia đình trong xóm đều làm chung một công ty, một số ít nhà sẽ buôn bán
nhỏ tại nhà. Nên chú cũng hay thường nói chuyện, đi ăn nhậu với nhau. Dù
là công nhân không mấy khá giả nhưng mà mọi người rất biết san sẻ cùng
nhau con ạ.

SV: Chú cảm thấy như thế nào về nơi ở hiện tại?

TTV: Chú thấy cũng ổn, nhà cửa, đồ đạc cũng đầy đủ, có chỗ để xe. Có chỗ
để ở là mừng lắm rồi con, chú cũng không có cần gì nhiều.

SV: Vậy chú có ý định chuyển sang chỗ mới hay có ý định mua nhà không
ạ?

TTV: Ai mà không muốn có nhà riêng để ở chứ nhưng mà hiện tại thì chú
vẫn chưa có ý định chuyển sang nơi khác ở. Mỗi lần kiếm chỗ ở mới là mệt
lắm con mà chú cũng muốn sống ổn định không có di chuyển lung tung.
Còn nhà riêng hả chắc để tới đời con rồi nó kiếm tiền mua nhà.

Thông tín viên thứ 2

SV: Chị cho em hỏi, chị làm công việc này được khoảng bao lâu rồi ạ?

TTV: Chị làm công việc này được 2 năm rồi em.

SV: Dạ vậy chị có thể cho em biết thu nhập hiện tại của mình là bao nhiêu
không ạ?

TTV: Lương của chị cũng không cao lắm, đủ ăn thôi em. Còn tùy vào tháng
tăng ca nhiều hay ít nữa, tầm 5 triệu hơn tí.

SV: Vậy mức thu nhập trước và sau tháng dịch covid cỡ tháng 5 năm 2021
của chị có sự thay đổi nhiều hay không?

8
TTV: Lúc mới bắt đầu dịch thì cũng không thay đổi nhiều, nhưng mà dịch
bắt đầu lan nhanh thì lúc đó chỗ chị cũng có làm, chị thì cũng đi về quê để
tránh dịch luôn.

SV: Vậy mức thu nhập hiện tại của chị so với mức lương trước dịch có
chênh nhau nhiều không ạ?

TTV: Hiện tại mới hết giãn cách xã hội nên nguồn hàng may cũng không
nhiều nên lương hiện tại của chị khoảng 4 triệu mấy thôi em.

SV: Trong mùa dịch này chị có vay mượn để trang trải cuộc sống không?

TTV: Không em, dịch này chị về quê với gia đình, nhà chị dưới quê bán tạp
hóa, rồi trồng rau củ quả nên cũng có tiền, đồ ăn sống qua dịch, với chị được
trợ cấp 2 triệu 500 của công ty nữa.

SV: Hiện tại thì chị có gặp khó khăn gì trong việc chi tiêu hay sinh hoạt hay
không?

TTV: Chị thấy cũng không khó khăn gì mấy, chị cũng không đi chơi nhiều
nên tiền lương của chị đủ trả tiền phòng với tiền ăn uống đi lại. Còn dư ra
chút đỉnh để gửi về nhà nữa.

SV: Vậy chị cho em hỏi phòng mình ở đây giá thuê như thế nào vậy ạ?

TTV: Ở đây cho sinh viên với công nhân thuê nhiều nên giá cả hợp lý lắm,
chỗ chị ở thì 3 triệu 1 tháng chưa tính tiền điện nước, mà phòng chị có 3
người ở nên chia nhau ra mỗi người 1triệu tiền nhà, rồi tiền giữ xe thì 100
ngàn/ tháng. Nói chung chị thấy ở đây tiện với được phòng tốt giá lại oke.

SV: Hai người cùng phòng với chị là gì với chị ạ?

TTV: Hai chị đó cũng làm chung công ty với chị nè, rồi rủ nhau thuê phòng
ở chung.

SV: Ngoài ra chị còn có giao lưu với mọi người phòng xung quanh không ạ?

TTV: Không em, tính chị ít nói nên cũng không làm quen nhiều với lại ở
đây phòng ai người đó ở à em, cũng không có nói chuyện với nhau nhiều.
Chị thì chỉ có hai chị cùng phòng, rồi lên chỗ làm cũng có một vài bạn nữa
thôi.

SV: Chị cảm thấy như thế nào vói nơi ở hiện tại của mình?

TTV: Chị nói rồi đó, ở đây tiện, với giá thuê nhà rẻ, chị chỉ cần chỗ để ở
thôi tại cũng đi làm cả ngày nên chị thấy đây cũng thoải mái lắm.
9
SV: Chị có dự định chuyển sang chỗ khác ở không ạ?

TTV: Không em ơi, chị thích ở cố định một chỗ hơn, gần chỗ làm của chị
nữa.

III. Phụ lục hình ảnh, bản vẻ, biểu đồ

Nơi ở của thông tín viên 1

Nơi ở của thông tín viên 2

IV.Tài liệu tham khảo

Cấu trúc và giải cấu trúc văn học – Nguyễn Văn Chính

10
11

You might also like